Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Trao đổi thư giữa nghị sỹ quốc hội Peru và tổng giám đốc của Microsoft Peru (Phần 2)

Lời người dịch: Bạn hãy xem thư trả lời của Tổng giám đốc Microsoft Peru cho nghị sỹ quốc hội Peru Edgar Villanueva Núñez về chính sách phần mềm tự do nguồn mở của Peru năm 2001, và bạn sẽ thấy sao mà những lý lẽ này nó giống lý lẽ của IIPA về chính sách phần mềm nguồn mở ở Việt Nam quá. Hóa ra là, IIPA cũng được học để nói y hệt như Microsoft Peru gần 10 năm về trước về phần mềm tự do nguồn mở, mà quên mất rằng thời thế nay đã đổi thay nhiều mất rồi.

Với việc giới thiệu cả 2 bức thư, đặc biệt là bức thư trả lời của nghị sỹ quốc hội Peru Villanueva đáp trả từng luận điểm của tổng giám đốc Microsoft Peru sẽ cho chúng ta những cách lập luận với những luận điểm thường thấy của hãng độc quyền này cũng như những bậc “đàn em” của hãng và cách trả lời của nghị sỹ quốc hội Peru khi luôn luôn hướng về những nguyên tắc cơ bản mà Nhà nước phải đảm bảo đối với các dữ liệu của công dân nước mình.

B. Trả lời từ nghị sỹ quốc hội Villanueva

Trước hết, tôi cảm ơn ngài về bức thư của ngài ngày 25/03/2002 trong đó ngài nói thay mặt vị trí chính thức của Microsoft liên quan tới Dự luật số 1609, PMTD trong Hành chính Nhà nước, mà được truyền cảm hứng một cách rõ ràng bởi ước muốn cho Peru để tìm ra một chỗ thích hợp trong ngữ cảnh của công nghệ toàn cầu. Theo cùng tinh thần này, và được thuyết phục rằng chúng tôi sẽ tìm thấy những giải pháp tốt nhất thông qua một sự trao đổi những ý tưởng rõ ràng và mở, tôi sẽ tận dụng cơ hội này để trả lời cho những bình luận được đưa vào trong bức thư của ngài.

Trong khi nhận thức được rằng những ý kiến như của ngài là một đóng góp đáng kể, thì vẫn đáng bỏ thời gian hơn đối với tôi nếu, thay vì việc tạo nên những phản đối của một sự tự nhiên chung (mà tôi sẽ phân tích chi tiết sau) thì ngài đã tập hợp được những lý lẽ cứng rắn cho những ưu điểm mà phần mềm sở hữu độc quyền (PMSHĐQ) có thể đem lại cho Nhà nước Peru, và cho các công dân của nó nói chung, vì điều này có thể đã cho phép việc làm sáng tỏ hơn sự trao đổi về từng vấn đề trong những quan điểm của chúng tôi.

Với mục đích tạo ra một cuộc tranh luận có trật tự, chúng tôi sẽ giả thiết rằng ngài gọi PMNM là những gì dự luật xác định như là PMTD, vì tồn tại những phần mềm mà đối với chúng thì mã nguồn được phân phối cùng với chương trình, nhưng chúng không nằm trong định nghĩa được thiết lập bởi dự luật này; và rằng những gì ngài gọi là phần mềm thương mại là những gì dự luật này định nghĩa như là sở hữu độc quyền hoặc không tự do, biết rằng tồn tại PMTD mà được bán trên thị trường với một giá thành giống như bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào khác.

Cũng cần thiết để làm rõ rằng mục tiêu của dự luật mà chúng tôi đang thảo luận không trực tiếp liên quan tới số lượng tiền tiết kiệm được một cách trực tiếp mà có thể được thực hiện bằng việc sử dụng PMTD trong các cơ quan nhà nước. Trong mọi trường hợp đó là một giá trị tổng hợp, nhưng không có cách nào nó là trọng tâm chính của dự luật này. Những nguyên tắc cơ bản mà chúng truyền cảm hứng cho dự luật này được liên kết tới những đảm bảo cơ bản của một nhà nước pháp quyền, như là:

  • Sự tự do truy cập tới các thông tin nhà nước của người dân,

  • Sự vĩnh cửu của các dữ liệu nhà nước,

  • An ninh của dữ liệu của Nhà nước.

Để đảm bảo sự truy cập tự do của công dân tới các thông tin nhà nước, điều cơ bản là mã của dữ liệu không được trói vào chỉ một nhà cung cấp. Việc sử dụng chuẩn và các định dạng mở trao cho một đảm bảo về sự truy cập tự do này, nếu cần thông qua sự tạo ra của PMTD tương thích.

Để đảm bảo sự vĩnh cửu của các dữ liệu nhà nước, cần thiết là tính có thể sử dụng được và sự duy trì các phần mềm không được phụ thuộc vào thiện chí của các nhà cung cấp, hoặc vào những điều kiện độc quyền áp đặt ra bởi chúng. Vì lý do này Nhà nước cần các hệ thống mà sự phát triển của nó có thể được đảm bảo nhờ tính sẵn sàng của mã nguồn.

Để đảm bảo cho an ninh quốc gia hoặc an ninh của Nhà nước, nhất thiết phải có khả năng dựa vào các hệ thống mà không có những yếu tố cho phép kiểm soát từ xa hoặc truyền dẫn không mong muốn các thông tin cho các bên thứ 3. Vì thế, các hệ thống với mã nguồn tự do truy cập được đối với công chúng sẽ được yêu cầu để cho phép sự thanh tra chúng bởi bản thân Nhà nước, bởi các công dân, và bởi số lượng lớn các chuyên gia độc lập trên khắp thế giới. Đề xuất của chúng tôi mang lại sự an ninh xa hơn, vì sự hiểu biết về mã nguồn sẽ hạn chế được số lượng ngày một gia tăng các chương trình với mã nguồn gián điệp.

Theo cùng cách này, đề xuất của chúng tôi tăng cường an ninh của các công dân, cả trong vai trò của họ như là những người chủ sở hữu hợp pháp của các thông tin được quản lý bởi Nhà nước, và cả trong vai trò của họ như là những người tiêu dùng, trong trường hợp thứ 2, bằng việc cho phép sự gia tăng của tính sẵn sàng rộng khắp của PMTD không chứa mã nguồn gián điệp có khả năng đặt ra rủi ro cho những quyền tự do riêng tư và cá nhân.

Theo nghĩa này, dự luật này được giới hạn cho việc thiết lập những điều kiện theo đó các cơ quan Nhà nước sẽ có được các phần mềm trong tương lai, nghĩa là, theo một cách tương thích được với những nguyên tắc cơ bản này.

Từ việc đọc dự luật này sẽ là rõ ràng rằng một khi nó được thông qua thì:

  • Luật không cấm sản xuất các PMSHĐQ

  • Luật không cấm bán các PMSHĐQ

  • Luật không chỉ định phần mềm cụ thể nào phải sử dụng

  • Luật không áp đặt nhà cung cấp nào mà từ họ phần mềm sẽ được bán

  • Luật không hạn chế những điều khoản theo đó một sản phẩm phần mềm có thể được cấp phép.

Những gì dự luật này thể hiện một cách rõ ràng, là việc, đối với phần mềm sẽ được chấp nhận cho Nhà nước là không đủ rằng nó có khả năng về mặt công nghệ để thỏa mãn một nhiệm vụ, mà rằng xa hơn những điều kiện hợp đồng phải thỏa mãn một loạt các yêu cầu liên quan tới giấy phép, mà không có chúng thì Nhà nước không thể đảm bảo được cho người dân việc xử lý thích đáng các dữ liệu của mình, dõi qua tính toàn vẹn, tính bí mật, và tính có thể truy cập được theo thời gian của nó, khi mà chúng là những khía cạnh rất sống còn cho việc hoạt động bình thường của Nhà nước.

Chúng tôi đồng ý, ngài González, rằng công nghệ thông tin và truyền thông có một ảnh hưởng đáng kể lên chất lượng cuộc sống của các công dân (bất kể nó là tích cực hay tiêu cực). Chúng tôi cũng chắc chắn đồng ý rằng những giá trị cơ bản mà tôi đã chỉ ra ở trên là cơ bản trong một nhà nước dân chủ như Peru. Vì thế chúng tôi rất quan tâm để biết về bất kỳ cách nào khác để đảm bảo những nguyên tắc này, khác với việc thông qua sử dụng các PMTD về những khái niệm được xác định bởi dự luật này. Như với những quan sát mà ngài đã làm, chúng tôi bây giờ sẽ đi tới phân tích chúng một cách chi tiết:

1) Trước hết, ngài chỉ ra rằng: 1. “Đề xuất của ngài yêu cầu rằng mọi tổ chức nhà nước tuyệt đối chỉ sử dụng PMTD, được biết như là PMNM. Điều này là thứ gì đó mà nó vượt quá các nguyên tắc của tính bình đẳng trước pháp luật, về sự không phân biệt đối xử, của sáng kiến tự do cá nhân, và sự tự do của nền công nghiệp và việc hợp đồng, mà nó được bảo vệ bởi Hiến pháp”.

Hiểu như thế này là sai. Dự luật không theo cách nào ảnh hưởng tới các quyền ngài liệt kê; nó tự bản thân giới hạn toàn bộ đối với việc thiết lập những điều kiện để sử dụng phần mềm ở phần của các cơ quan nhà nước, mà không có theo bất kỳ cách gì can thiệp vào những giao dịch của khu vực tư nhân. Đây là một nguyên tắc được thiết lập tốt mà Nhà nước không có được giải tần rộng về sự tự do bằng hợp đồng như của khu vực tư nhân, vì nó bị hạn chế trong những hành động của mình một cách chính xác theo yêu cầu về sự minh bạch đối với các hành động của nhà nước; và theo nghĩa này, sự giữ gìn lợi ích chung lớn hơn phải thắng thế khi làm luật về vấn đề này.

Dự luật này bảo vệ sự bình đẳng theo pháp luật, vì không có thực thể pháp lý hoặc tự nhiên nào được loại trừ khỏi quyền đưa ra những hàng hóa cho Nhà nước theo những điều kiện được xác định trong dự luật và không có những hạn chế nào hơn những thứ được thiết lập bởi Luật về các Hợp đồng và Mua sắm của Nhà nước (TUO bởi Sắc lệnh Tối cao số 012-2001-PCM).

Dự luật không đưa ra bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, vì nó chỉ thiết lập cách mà hàng hóa phải được cung cấp (mà nó là sức mạnh của Nhà nước) và không chỉ ra ai phải cung cấp chúng (mà nó có thể sẽ là sự phân biệt đối xử một cách có hiệu quả, nếu những hạn chế dựa trên nguồn gốc dân tộc, tôn giáo chủng tộc, tư tưởng, ưu thế giới tính... được áp đặt). Ngược lại, dự luật quả quyết chống lại sự phân biệt đối xử. Điều này là như vậy vì bằng việc định nghĩa không có chỗ cho sự nghi ngờ những điều kiện cho sự cung cấp phần mềm, nó ngăn ngừa các cơ quan Nhà nước khỏi việc sử dụng phần mềm mà nó có một giấy phép đưa vào những điều kiện phân biệt đối xử.

Rõ ràng từ 2 đoạn ở trên rằng dự luật không làm hại cho doanh nghiệp tư nhân tự do, vì cái sau có thể lựa chọn theo những điều kiện nào mà nó sẽ sản xuất phần mềm; một số công ty đó sẽ là chấp nhận được đối với Nhà nước, còn những hãng khác sẽ không vì họ phản đối sự đảm bảo những nguyên lý cơ bản được liệt kê ở trên. Sáng kiến tự do này tất nhiên là tương thích với sự tự do của nền công nghiệp và sự tự do của hợp đồng (ở dạng được hạn chế trong đó Nhà nước có thể thực thi sau này). Bất kỳ đối tượng tư nhân nào cũng có thể sản xuất ra phần mềm theo những điều kiện mà Nhà nước yêu cầu, hoặc có thể kìm lại từ việc làm thế. Không ai bị ép buộc phải làm theo một mô hình sản xuất, mà nếu họ mong muốn cung cấp phần mềm cho Nhà nước, thì họ phải cung cấp theo các cơ chế mà chúng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản này, và chúng là những thứ được mô tả trong dự luật.

Bằng cách của một ví dụ: không gì trong văn bản của dự luật có thể ngăn cản công ty của ngài đưa ra cho các cơ quan Nhà nước một bộ phần mềm văn phòng, theo những điều kiện được xác định trong dự luật và thiết lập cái giá mà ngài coi là thỏa mãn. Nếu ngài không đưa ra được, thì nó không phải là do những hạn chế được đặt ra bởi luật này, mà bởi những quyết định của doanh nghiệp có liên quan tới phương pháp thương mại hóa các sản phẩm của ngài, các quyết định mà với nó Nhà nước không có liên quan.

2) Để tiếp tục, ngài lưu ý rằng: 2. “Đề xuất của Ngài, bằng việc bắt buộc sử dụng PMNM, thiết lập sự phân biệt đối xử và đối xử không cạnh tranh trong việc hợp đồng và mua sắm của các tổ chức nhà nước...”.

Tuyên bố này chỉ là một sự lặp lại của tuyên bố trước, và vì thế câu trả lời có thể thấy ở trên. Tuy nhiên, hãy để tự bản thân chúng tôi quan tâm về một điểm với bình luận của ngài về “những thực tế không mang tính cạnh tranh”.

Tất nhiên, trong việc xác định bất kỳ dạng mua sắm nào, người mua thiết lập các điều kiện mà liên quan tới sự sử dụng được đề xuất của hàng hóa và dịch vụ. Từ đầu, điều này loại trừ những nhà sản xuất nhất định nào đó khỏi khả năng về cạnh tranh, nhưng không loại trừ họ từ trước, mà là dựa vào một loạt các nguyên tắc được xác định bởi ý chí tự chủ của người mua, và vì thế quá trình này diễn ra phù hợp với luật pháp. Và trong dự luật được thiết lập rằng không ai bị loại trừ khỏi việc cạnh tranh cho tới khi anh ta đảm bảo sự thỏa mãn cho những nguyên tắc cơ bản.

Hơn nữa, dự luật khuyến khích sự cạnh tranh, vì nó có xu hướng để tạo ra một sự cung cấp phần mềm với những điều kiện tốt hơn về tính có thể sử dụng được, và cho công việc hiện tại tốt hơn, theo một mô hình được cải tiến liên tục.

Mặt khác, khía cạnh trung tâm của sự cạnh tranh là cơ hội để cung cấp những sự lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng. Bây giờ, không thể bỏ qua thực tế là việc marketing không đóng một vai trò trung lập khi sản phẩm được chào trên thị trường (vì việc chấp nhận thứ ngược lại có thể dẫn một người tới giả thiết rằng những chi phí của hãng trong việc marketing thiếu mọi ý nghĩa), và rằng vì thế một chi phí đáng kể theo đề mục này có thể ảnh hưởng tới các quyết định của người mua. Sự ảnh hưởng này của việc marketing là theo phạm vi rộng bị suy giảm bởi dự luật mà chúng tôi đang ủng hộ, vì sự lựa chọn trong khung công việc được đề xuất này dựa vào những giá trị kỹ thuật của sản phẩm và không vào nỗ lực được đặt vào sự thương mại hóa bởi nhà sản xuất, theo nghĩa này, sự cạnh tranh được gia tăng, vì nhà sản xuất phần mềm nhỏ nhất có thể cạnh tranh trên những điều khoản bình đẳng với hầu hết các tập đoàn hùng mạnh.

Cần thiết phải nhấn mạnh rằng không có chỗ cho sự phản cạnh tranh nào hơn là những nhà sản xuất phần mềm lớn, mà họ thường xuyên lạm dụng vị thế độc quyền của họ, vì trong vô số các trường hợp mà không thể đếm được họ đề xuất như một giải pháp cho những vấn đề được phát sinh bởi người sử dụng: “hãy cập nhật phần mềm của các anh sang phiên bản mới” (với chi phí của người sử dụng, một cách đương nhiên); hơn nữa, điều này là thông thường để thấy sự ngưng trệ độc đoán của trợ giúp kỹ thuật cho các sản phẩm, mà, chỉ theo phán xử của nhà cung cấp, là cũ rồi; và vì thế, để nhận được bất kỳ dạng hỗ trợ kỹ thuật nào, người sử dụng tự tìm thấy mình bị ép phải chuyển đổi sang các phiên bản mới (với những giá thành không bình thường, đặc biệt như những thay đổi trong nền tảng phần cứng thường có liên quan) và vì toàn bộ hạ tầng là dựa vào các định dạng dữ liệu sở hữu độc quyền, người sử dụng bị mắc bẫy trong nhu cầu phải tiếp tục sử dụng các sản phẩm từ cùng một nhà cung cấp, hoặc phải thực hiện nỗ lực khổng lồ để thay đổi sang môi trường khác (có lẽ cũng là sở hữu độc quyền).

3) Ngài bổ sung: 3. “Bằng việc ép Nhà nước có lợi cho một mô hình kinh doanh hỗ trợ chỉ PMNM, đề xuất của ngài sẽ không khuyến khích các nhà sản xuất phần mềm bản địa và quốc tế mà họ tiến hành những đầu tư thực sự và quan trọng tại quốc gia này, tạo ra một số lượng đáng kể các công việc trực tiếp và gián tiếp, và vì thế đóng góp cho thu nhập quốc gia. Ngược lại, sự phát triển của PMNM luôn có một lợi ích nhỏ bé hơn đối với nền kinh tế, vì nó chủ yếu tạo ra công ăn việc làm trong khu vực dịch vụ”.

Tôi không đồng ý với tuyên bố của ngài. Một phần vì những gì bản thân ngài chỉ ra trong đoạn 6 bức thư của ngài, về sức nặng tương đối của các dịch vụ trong ngữ cảnh sử dụng phần mềm. Chỉ riêng sự mâu thuẫn này cũng vô hiệu hóa được quan điểm của ngài. Mô hình dịch vụ, được áp dụng bởi số lượng lớn các công ty trong nền công nghiệp phần mềm, là lớn hơn nhiều theo những khái niệm về kinh tế, và với một xu thế sẽ gia tăng, hơn là việc cấp phép của các chương trình.

Mặt khác, khu vực tư nhân của nền kinh tế có sự tự do rộng lớn nhất có thể để chọn mô hình kinh tế mà phù hợp tốt nhất cho những lợi ích của nó, ngay cả nếu sự tự do lựa chọn này thường tối mù dưới ngưỡng bởi những phí tổn thiếu cân xứng về marketing của những nhà sản xuất PMSHĐQ.

Bổ sung thêm, đọc ý kiến của ngài có thể dẫn tới kết luận rằng thị trường Nhà nước là sống còn và cơ bản cho nền công nghiệp PMSHĐQ, tới mức mà sự lựa chọn được thực hiện bởi Nhà nước trong dự luật này có thể hoàn toàn hạn chế thị trường cho những hãng này. Nếu điều đó là đúng, thì chúng tôi có thể suy diễn rằng Nhà nước phải bao cấp cho nền công nghiệp PMSHĐQ. Trong sự kiện không chắc có thực mà điều này mà đúng, thì Nhà nước có thể có quyền áp dụng những bao cấp trong những lĩnh vực mà Nhà nước coi là có giá trị xã hội lớn nhất; điều này là không thể chối cãi được, theo giả thiết không chắc có thực này, rằng nếu Nhà nước quyết định bao cấp cho phần mềm, thì có thể phải chọn tự do hơn là sở hữu độc quyền, xét tới ảnh hưởng xã hội của nó và sự sử dụng hợp lý tiền của những người đóng thuế.

Về các công ăn việc làm được tạo ra bởi PMSHĐQ tại các quốc gia như của chúng tôi, thì chủ yếu liên quan tới những nhiệm vụ kỹ thuật của giá trị nhỏ tập hợp lại; ở mức độ bản địa, các kỹ thuật viên mà cung cấp sự hỗ trợ cho PMSHĐQ được sản xuất bởi các công ty đa quốc gia không có khả năng sửa các lỗi, không nhất thiết vì thiếu khả năng kỹ thuật hoặc tài năng, mà vì họ không truy cập được tới mã nguồn để sửa nó. Với PMTD một khi tạo ra được nhiều công ăn việc làm đủ khả năng về mặt kỹ thuật và một khung công việc về năng lực tự do nơi mà thành công chỉ liên quan tới khả năng đưa ra sự hỗ trợ kỹ thuật và chất lượng dịch vụ tốt, một khi khuyến khích được thị trường, và một khi gia tăng được quỹ tri thức chia sẻ, sẽ mở ra những giải pháp thay thế để sinh ra những dịch vụ có tổng giá trị lớn hơn và mức độ chất lượng cao hơn, cho lợi ích của tất cả các bên liên quan: các nhà sản xuất, các tổ chức dịch vụ, và những người tiêu dùng.

Một hiện tượng phổ biến trong các quốc gia đang phát triển là các ngành công nghiệp phần mềm bản địa giành được chủ yếu đối với việc họ nắm lấy khu vực dịch vụ, hoặc sáng tạo ra những phần mềm đặc biệt. Vì thế, bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào mà việc áp dụng dự luật này có thể có trong khu vực này sẽ còn hơn là được bù đắp bởi một sự tăng trưởng theo yêu cầu đối với các dịch vụ (miễn là những dịch vụ này sẽ được triển khai đối với các chuẩn chất lượng cao). Nếu các công ty phần mềm chuyển đổi quyết định không cạnh trạnh theo những qui định mới này của cuộc chơi, thì có thể là họ sẽ chịu một số suy giảm trong việc kiếm được tiền thanh toán cho các giấy phép; tuy nhiên, xét rằng những hãng này tiếp tục viện lý rằng nhiều phần mềm được sử dụng bởi Nhà nước từng được sao chép bất hợp pháp, thì có thể thấy rằng ảnh hưởng này sẽ không là rất nghiêm trọng. Chắc chắn, trong mọi trường hợp số phận của họ sẽ được xác định bởi các qui luật của thị trường, những thay đổi trong đó không thể tránh được; nhiều hãng về truyền thống có liên quan tới PMSHĐQ đã chuyển hướng theo con đường (được sự ủng hộ bởi chi phí hậu hĩ) cung cấp các dịch vụ có liên quan tới PMTD, mà nó chỉ ra rằng những mô hình này sẽ không triệt tiêu lẫn nhau.

Với dự luật này Nhà nước đang quyết định rằng nó cần phải gìn giữ những giá trị cơ bản nhất định. Và nó đang quyết định điều này dựa trên sức mạnh chủ quyền của nó, mà không gây ảnh hưởng tới bất kỳ sự đảm bảo nào của hiến pháp. Nếu những giá trị này có thể được đảm bảo mà không phải lựa chọn một mô hình kinh tế đặc biệt nào, thì những hiệu quả của luật này có thể còn lợi ích nhiều hơn nữa. Trong mọi trường hợp, phải rõ ràng là Nhà nước không chọn một mô hình kinh tế; nếu xảy ra rằng chỉ tồn tại duy nhất một mô hình kinh tế có khả năng cung cấp phần mềm mà nó đưa ra được sự đảm bảo cơ bản của những nguyên tắc này, thì điều này là vì những hoàn cảnh lịch sử, chứ không phải vì một sự lựa chọn tùy ý của một mô hình được đưa ra.

4) Bức thư của ngài tiếp tục: 4. “Đề xuất của ngài đặt việc sử dụng PMNM mà không xem xét tới những rủi ro mà điều này mang tới cho an ninh, sự đảm bảo, và có thể sự vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ của các bên thứ 3.”

Việc bóng gió theo một cách trừu tượng về “những rủi ro mà điều này mang”, mà không nhắc tới một trong những mối duy nhất được cho là nguy hiểm, chỉ ra ít nhất sự thiếu kiến thức về chủ đề này. Vì thế, cho phép tôi làm sáng tỏ cho ngài về những điểm này.

Về an ninh:

An ninh quốc gia đã được nhắc tới theo những khái niệm chung trong thảo luận ban đầu của những nguyên tắc cơ bản của dự luật này. Theo những khái niệm cụ thể hơn, có liên quan tới an ninh của bản thân phần mềm, được biết rõ cho tất cả các phần mềm (dù là sở hữu độc quyền hay tự do) đều có chứa những lỗi hoặc bọ (theo ngôn ngữ của các lập trình viên). Nhưng nó cũng nổi tiếng rằng những lỗi trong PMTD là ít hơn, và được sửa nhanh hơn nhiều, so với trong PMSHĐQ. Không phải vô ích rằng một loạt các cơ quan nhà nước có trách nhiệm về an ninh công nghệ thông tin các hệ thống của Nhà nước tại các quốc gia phát triển yêu cầu sử dụng PMTD cho những điều kiện an ninh và hiệu suất y hệt.

Những gì không thể chứng minh được là việc PMSHĐQ là an ninh hơn so với PMTD, không có sự thanh tra công khai và mở của cộng đồng khoa học và người sử dụng nói chung. Sự trình diễn này là không thể vì mô hình của PMSHĐQ bản thân nó ngăn cản phân tích này, vì thế bất kỳ sự đảm bảo về an ninh nào cũng chỉ dựa vào những lời hứa của những ý định tốt (có thành kiến, bởi bất kỳ sự tính toán nào) được thực hiện bởi bản thân nhà sản xuất, hoặc các nhà thầu khoán của mình.

Phải được nhắc tới rằng trong nhiều trường hợp, những điều kiện cấp phép đưa vào những mệnh đề không được tiết lộ mà nó ngăn cản người sử dụng khỏi việc phát hiện một cách công khai những thiếu sót về an ninh được thấy trong sản phẩm sở hữu độc quyền được cấp phép.

Về sự đảm bảo:

Như ngài biết rõ tuyệt vời, hoặc có thể tìm ra bằng việc đọc Thỏa thuận Giấy phép của Người sử dụng Đầu cuối (EULA) của những sản phẩm mà ngài cấp phép, trong đa số lớn các trường hợp những đảm bảo bị hạn chế tới sự thay thế phương tiện lưu trữ trong trường hợp có những khiếm khuyết, mà không trong trường hợp nào sự bồi thường được đưa ra cho những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp, mất lợi nhuận, … Nếu như là một kết quả của một lỗi về an ninh trong một trong những sản phẩm của ngài, không được sửa đúng lúc bởi chính các ngài, mà một kẻ tấn công định gây tổn thương cho các hệ thống mang tính sống còn của Nhà nước, thì những đảm bảo nào, sửa chữa nào, bồi thường nào công ty của ngài sẽ tiến hành phù hợp với những điều kiện cấp phép của các ngài đây? Những đảm bảo của PMSHĐQ, bởi vì như những chương trình được phân phối như thế, là thế, ở tình trạng mà trong đó chúng là, mà không có trách nhiệm bổ sung nào cả đối với nhà cung cấp về chức năng, không gì khác từ những thứ thông thường với PMTD.

Về sở hữu trí tuệ:

Những câu hỏi về sở hữu trí tuệ nằm ngoài phạm vi của dự luật này, vì chúng được bao trùm bởi những luật cụ thể khác. Mô hình của PMTD không có cách nào ngụ ý bỏ qua được các luật này, và trong thực tế đa số lớn các PMTD được bao trùm bởi bản quyền. Trong thực tế, sự đưa vào câu hỏi này trong những quan sát của ngài chỉ ra sự lúng túng của ngài về khung pháp lý trong đó PMTD được phát triển. Việc đưa vào sở hữu trí tuệ của những người khác trong các công việc được kêu như của riêng mình không phải là một thực tiễn được lưu ý trong cộng đồng PMTD; trong khi, đáng tiếc, nó hiện diện trong lĩnh vực của PMSHĐQ. Như một ví dụ, sự kết án của Tòa án Thương mại của Nanterre, Pháp, ngày 27/09/2001 đối với hãng Microsoft cho một khoản phạt 3 triệu francs vì gây thiệt hại về lợi nhuận, vì sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (ăn cướp, sử dụng một cách đáng tiếc khái niệm mà rằng hãng của ngài thường sử dụng trong sự quảng cáo của mình).

- Còn nữa -

- Bấm tới phần 13 -

Nguồn: “Giới thiệu phần mềm tự do” do Viện Hàn lâm Công nghệ Tự do phát hành vào tháng 09/2009.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.