Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở

Bên dưới là các thông tin liên quan tới giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Education Resource), hệ thống giấy phép Creative Commons cho các tư liệu mở. Các thông tin này được sắp xếp theo thời gian được đưa lên Blog theo cách sắp xếp tin ra sau đứng trên. Các thông tin sẽ được cập nhật theo thời gian.
A. Thông tin liên quan tới giáo dục mở trên Blog
  1. Tuyên ngôn Leiden về các thước đo nghiên cứu’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  2. Tuyên bố San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu- bản dịch sang tiếng Việt *****
  3. Báo cáo chính sách Mở Toàn cầu 2016’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  4. Chỉ dẫn tùy biến thích nghi’ (sách giáo khoa mở) - bản dịch sang tiếng Việt *****
  5. Tài nguyên Giáo dục Mở - Kiểm tra thực tế’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  6. Tuyên bố Paris 2012 về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER)’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  7. Các câu hỏi đáp thường gặp về OER so với MOOC’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  8. Khung năng lực CNTT-TT cho giảng viên của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  9. Các kỹ năng vì một thế giới kết nối’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  10. Quản lý các kỹ năng vào thời điểm phân cách’ - bản dịch sang tiếng Việt ***
  11. Tóm tắt các con đường dẫn tới Truy cập Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  12. Tuyên bố về các Quyền và Nguyên tắc Biến đổi Truyền thông Hàn lâm’ của Đại học California, Mỹ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  13. Sứ mệnh Quốc gia về Giáo dục thông qua CNTT-TT- bản dịch sang tiếng Việt ***
  14. Tọa đàm ‘Truy cập dữ liệu mở trong kỷ nguyên thông tin’ tại Học viện Quản lý Giáo dục nhân Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5
  15. Sổ tay chính sách bang về OER’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  16. Chỉ dẫn xây dựng luật các bang về OER’ - bản dịch sang tiếng Việt *****
  17. Giáo dục Mở (theo Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC) *****
  18. #GoOpen gói khởi xướng của khu trường’ - bản dịch sang tiếng Việt
  19. Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) và một kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam-Phiên bản toàn phần: Phần 1; Phần 2; Phần 3.
  20. Các tài liệu dịch sang tiếng Việt cho tới hết năm 2015. Nhiều tài liệu dành cho giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở, sách giáo khoa mở.
  21. Tọa đàm: 'Giới thiệu tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources)', phiên bản tháng 12/2015. Là bài trình bày tại trường Cao đẳng Nghề Hoa Sen, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03/12/2015 với sự tham gia của một số trường đại học và cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh. Phiên bản tài liệu tháng 12/2015 được bổ sung các thông tin cập nhật nhất cho tới hết tháng 11/2015. Bạn có thể xem và tải về bài trình bày với phiên bản tháng 12/2015 tại địa chỉ: http://www.slideshare.net/lnghia/oer-basicsdec2015.
  22. Nhân hội thảo và tập huấn phần mềm nguồn mở và tài nguyên giáo dục mở cho thư viện đại học và nghiên cứu, do Liên hiệp hội thư viện đại học khu vực phía Bắc (NALA) và trường Đại học An Giang tổ chức, với sự tài trợ của công ty D&L, sáng 16/11/2015, các đại diện các thư viện của khoảng gần 40 trường đại học khu vực phía Nam và gần 10 trường đại học khu vực phía Bắc đã nghe trình bày bài 'Giới thiệu tài nguyên giáo dục mở', phiên bản B tháng 11/2015 với những thông tin cập nhật nhất cho tới giữa tháng 11/2015.
  23. Giáo dục mở (trên website của Bộ Giáo dục Mỹ), 03/11/2015
  24. Bài trình bày 'Giới thiệu về OER' (có sửa đổi bổ sung so với bài trước đó) tại: (1) Đại học Dân lập Hải Phòng, Hải Phòng ngày 06/10/2015; (2) Liên chi hội thư viện đại học phía Bắc, tổ chức tại Đại học Thủy lợi, Hà Nội, ngày 14/10/2015.
  25. Bài trình bày giới thiệu về OER tại: (1) Đại học Thăng Long, Hà Nội ngày 24/09/2015; (2) Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 29/09/2015;


B. Các tài liệu dịch liên quan tới giáo dục mở
  1. Chỉ dẫn xây dựng luật các bang về OER’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Creative Commons Mỹ (Creative Commons USA) xuất bản tháng 01/2018. Tài liệu trình bày các dự luật và/hoặc các luật đã được thông qua ở 7 trong số hơn một tá các bang của nước Mỹ có các chính sách và các sáng kiến về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) và phân tích - so sánh những điểm mạnh – yếu cũng những khác biệt của các dự luật/luật được ban hành đó. Bản dịch sang tiếng Việt có 49 trang. Tải về:
  1. #GoOpen gói khởi xướng của khu trường’ - bản dịch sang tiếng Việt, Là tài liệu của Văn phòng Công nghệ Giáo dục, Bộ Giáo dục Mỹ, phiên bản v1.3, xuất bản tháng 03/2017. Tài liệu cung cấp các câu hỏi chỉ dẫn đặc thù, các thực hành tốt nhất, các ví dụ của các khu trường của các trường phổ thông trong hệ thống K-12 ở khắp nước Mỹ, và các bước thực hành để nắm lấy #GoOpen. Tải về bản dịch sang tiếng Việt có 61 trang tại:
  1. Nguồn mở trong thư viện: Chỉ dẫn cho những người yêu sách với tư duy mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Opensource.com xuất bản năm 2014 với nhiều bài viết dành riêng cho thư viện. Tải về bản dịch sang tiếng Việt có 22 trang tại:
  1. 'Các khía cạnh khác nhau của môn học về OER đang nổi lên' - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Martin Weller nói về ít nhất 10 lĩnh vực khác nhau có liên quan tới tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) kể từ khi OER xuất hiện vào năm 2001. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 13 trang tại địa chỉ:
  1. 'Tài nguyên Giáo dục Mở: Chính sách, các chi phí và sự biến đổi', là tài liệu của các tác giả Fengchun Miao, Sanjaya Mishra và Rory McGreal, do UNESCO và COL cùng xuất bản năm 2016. Cuốn sách có 15 trường hợp điển hình về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) ở 15 quốc gia, cả phát triển lẫn đang phát triển, xoay quanh các vấn đề về chính sách, chi phí và sự biến đổi của OER. Cuốn sách là những gợi ý tuyệt vời cho các quốc gia đi sau muốn hướng tới việc phát triển OER như Việt Nam. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 260 trang tại địa chỉ:
  1. 'Lời kêu gọi hành động của Amsterdam về Khoa học Mở'. Lời kêu gọi Hành động này là kết quả chính của hội nghị Amsterdam về 'Khoa học Mở - Từ Tầm nhìn tới Hành động' được chức chủ tịch EU của Hà Lan tổ chức vào các ngày 4 và 5/04/2016. Lời kêu gọi đi với 2 mục tiêu liên châu Âu cùng với 2 chính sách và 12 mục hành động với các hành động cụ thể sẽ được thực hiện trong thời gian tới để hướng tới Khoa học Mở. Bạn có thể tải về tài liệu dịch sang tiếng Việt có 36 trang tại địa chỉ:
  1. 'Rà soát lại hiện trạng các vấn đề chất lượng có liên quan tới Tài nguyên Giáo dục Mở (OER)', là tài liệu của các tác giả Anthony F. Camilleri, Ulf Daniel Ehlers và Jan Pawlowski, do Trung tâm Nghiên cứu Chung - JRC (Joint Research Centre), Ủy ban châu Âu, xuất bản năm 2014. Tài liệu rà soát lại vấn đề chất lượng của OER, đưa ra các khuyến cáo và cả các mô hình trung gian, từ mô hình kiểm tra chất lượng tài nguyên giáo dục theo truyền thống cho tới mô hình quá độ với 'hỗ trợ ngang hàng' và 'đánh giá xếp hạng xã hội'... Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 74 trang tại địa chỉ:
  1. 'Tài nguyên Giáo dục Mở trong các ngôn ngữ ít được sử dụng: báo cáo hiện trạng', là tài liệu của các tác giả Linda Bradley, Sylvi Vigmo, do dự án LangOER của châu Âu xuất bản năm 2014. Tài liệu 'đề cập tới vai trò của OER trong các ngôn ngữ ít được sử dụng của châu Âu, các ngôn ngữ có rủi ro bị bỏ ra ngoài lề về ngôn ngữ và văn hóa' trong thế giới số phát triển nhanh. Bạn có thể tải về bản dịch tài liệu sang tiếng Việt có 14 trang tại địa chỉ:
  1. 'Các chiều cộng đồng của các kho đối tượng học tập', là tài liệu của các tác giả Anoush Margaryan, Colin Milligan và Peter Douglas, chỉ dẫn cho bạn cách xây dựng kho các đối tượng học tập với các tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) để chia sẻ, tái sử dụng và tái mục đích và những điều phải tính tới khi thiết kế và lên kế hoạch xây dựng kho đó, như 7 chiều của cộng đồng và 6 chiều của kho. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 24 trang tại địa chỉ:
  1. 'Đi với Mở với LangOER', là tài liệu của các tác giả MAŁGORZATA KUREK và ANNA SKOWRON, do LangOER xuất bản. Tài liệu được tài trợ từ chương trình Học tập Suốt đời của Ủy ban châu Âu (EC). Tài liệu gồm 4 module sử dụng để đào tạo, huấn luyện cho các giáo viên làm quen với những điều cơ bản của OER trong các năm 2014-2016: (1) Những điều cơ bản về OER; (2) Tính mở với OER; (3) Ghi công cho tác phẩm được cấp phép mở; (4) Pha trộn các OER và ghi công cho tác phẩm OER phái sinh. Nó có thể là rất hữu dụng cho bất kỳ ai làm quen với OER. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 29 trang tại địa chỉ:
  1. 'Sổ tay Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) cho các nhà giáo dục', là tài liệu do nhiều người cùng tạo ra, mang giấy phép Creative Commons Ghi công - Chia sẻ Tương tự (CC BY-SA) phiên bản 3.0. Cuốn số tay này được thiết kế để giúp cho các nhà giáo dục tìm kiếm, sử dụng, phát triển và chia sẻ OER để cải thiện tính hiệu quả của họ trên trực tuyến và trong lớp học. Bạn có thể xem và tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 8 trang này tại địa chỉ:
  1. 'Tài nguyên giáo dục mở và những lựa chọn sách giáo khoa trong các trường đại học: rà soát lại nghiên cứu về tính hiệu quả và nhận thức', tài liệu của tác giả John Hilton, do Spinger xuất bản, 19/02/2016. Là bài báo tổng hợp 16 nghiên cứu nhằm vào tính hiệu quả và nhận thức của sinh viên và giáo viên về OER rồi đưa ra các kết luận ngắn gọn nhưng rất tích cực. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 22 trang tại địa chỉ:
  1. 'Các thủ thư, năng lực thông tin và tài nguyên giáo dục mở: Báo cáo khảo sát', là tài liệu khảo sát của các tác giả Nancy Graham và Jane Secker với sự hỗ trợ của Nhóm về Năng lực Thông tin CILIP, Vương quốc Anh, xuất bản năm 2012. Tài liệu chỉ ra các cách thức để nâng cao các kỹ năng của các thủ thư về năng lực thông tin để phục vụ cho các sáng kiến tài nguyên giáo dục mở, nhất là trong giáo dục đại học. Bạn có thể tải về bản dịch có 25 trang của tài liệu này tại địa chỉ:
  1. 'Vai trò của các thư viện và những người chuyên nghiệp về thông tin trong các sáng kiến Tài nguyên Giáo dục Mở (OER)', là tài liệu của các tác giả Gema Bueno-de-la-Fuente. Bạn có thể tài về tài liệu dịch có 52 ở địa chỉ:
  1. 'Dữ liệu mở như là Tài nguyên Giáo dục Mở: Các trường hợp điển hình thực hành đang nổi lên', là tài liệu của các tác giả Atenas, J., & Havemann, L. (Eds.). (2015). Dữ liệu mở như là Tài nguyên Giáo dục Mở: Các trường hợp điển hình thực hành đang nổi lên. Luân Đôn: Tri thức Mở, Nhóm Làm việc về Giáo dục Mở. http://dx.doi.org/10.6084/m9.figshare.1590031. Tài liệu nêu các vấn đề có liên quan tới dữ liệu mở (Open Data) và 5 trường hợp điển hình sử dụng dữ liệu mở trong giáo dục để phát triển các năng lực dữ liệu cho sinh viên với các dữ liệu có thật trong thực tế cuộc sống. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 77 trang tại địa chỉ:
  1. 'Sổ tay Giáo dục Mở', là tài liệu của nhiều tác giả cộng tác cùng viết ra, do dự án LinkedUp và Quỹ Tri thức Mở (Open Knowledge Foundation) xuất bản ngày 24/10/2014. Tài liệu là rất hữu ích cho bất kỳ ai có quan tâm tới các vấn đề liên quan tới Giáo dục Mở với nhiều định nghĩa - khái niệm, nhiều vấn đề có liên quan, nhiều tham chiếu tới các tài liệu, kho tài nguyên mở cũng như các thực tiễn triển khai trên thế giới, là khởi nguồn cho các sáng tạo với các nội dung - dữ liệu mở, gồm cả các dự án khởi nghiệp. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 128 trang tại địa chỉ:
  1. 'Chính sách Tài nguyên Giáo dục Mở', Đại học Edinburgh xuất bản ngày 28/01/2016, nói về Chính sách Tài nguyên Giáo dục Mở của Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh. Nó đưa ra những điều khoản đơn giản, dễ hiểu cho chính sách xúc tác cho ứng dụng và phát triển OER của một trường đại học có mong muốn đi theo con đường giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở, có thể là hữu ích để các trường đại học của Việt Nam tham khảo. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang theo địa chỉ:
  1. 'Tài nguyên giáo dục mở: Triển vọng của châu Á', là tài liệu của các tác giả: Gajaraj Dhanarajan & David Porter, do Khối Thịnh vượng chung về Học tập - COL (Commonwealth of Learning) và OER Asia xuất bản, 2013. Tài liệu nói về triển vọng của châu Á trong ứng dụng và phát triển OER, thông qua cuộc khảo sát do OER Asia tiến hành cùng với các trường hợp điển hình ở 10 quốc gia châu Á về ứng dụng và phát triển OER. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 286 trang theo địa chỉ:
  1. 'Hãy làm cho sách giáo khoa có khả năng kham được', là tờ rơi với các thông tin rất cô đọng về sách giáo khoa mở và lời kêu gọi các giáo viên ký tuyên bố đi theo con đường sách giáo khoa mở trong dạy và học để giúp thị trường tạo ra các sách giáo khoa tốt hơn với giá thành thấp hơn. Bản dịch sang tiếng Việt có thể tải về tại địa chỉ:
  1. 'Các công nghệ trong giáo dục đại học: Lập bản đồ địa hình', của tác giả Neil Butcher. Viện UNESCO về Công nghệ Thông tin trong Giáo dục xuất bản năm 2014. Tài liệu đưa ra tổng quan mức độ phạm vi các vấn đề được đề cập tới trong một loạt các bản Tóm tắt (tổng cộng 28 bản) và nhấn mạnh một ít các vấn đề chính sách chủ chốt mà các bản Tóm tắt đó đã đặt ra. Bản dịch sang tiếng Việt có 21 trang. Tải về:
  1. 'Đa phương tiện trong giáo dục - Chương trình giảng dạy', tài liệu của Bent B. Andresen và Katja van den Brink, Viện UNESCO về CNTT trong Giáo dục, UNESCO, xuất bản năm 2013. Tài liệu được sử dụng làm chương trình giảng dạy đa phương tiện trong giáo dục với 6 bài và 4 kịch bản cơ bản, bao gồm cả Kịch bản 4, nơi mà người học là nhà sáng tạo ra các sản phẩm đa phương tiện mới, chứ không đơn thuần là những người sử dụng thụ động. Tài liệu cũng gợi ý hàng loạt các công cụ được sử dụng để tạo đa phương tiện trong giáo dục. Tài liệu dịch sang tiếng Việt có 144 trang. Tải về:
  1. 'Tóm tắt chính sách - Tính mở ảnh hưởng tới giáo dục đại học như thế nào' là tài liệu của các tác giả Neil Butcher và Sarah Hoosen thuộc Viện UNESCO về Công nghệ Thông tin trong Giáo dục (UNESCO IITE) xuất bản năm 2014. Tài liệu này mô tả vài cách thức phổ biến khi đề cập tới khái niệm 'mở'; xem xét các thực hành mở ảnh hưởng như thế nào tới việc dạy và học cũng như nghiên cứu trong giáo dục đại học, nhấn mạnh tầm quan trọng đối với các nhà cung cấp giáo dục đại học phải vật lộn với những thách thức và các cơ hội được tính mở cung cấp để làm cho chúng thích hợp hơn cho xã hội ngày nay. Tài liệu cũng xem xét những phát triển tiến hóa nhanh như thế nào trong tính mở ảnh hưởng lên chính sách giáo dục đại học, và cung cấp vài cân nhắc chính sách có thể là hữu dụng để suy tính. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 14 trang tại địa chỉ:
  1. 'Tóm tắt chính sách - Tài nguyên Giáo dục Mở trong ngôn ngữ của riêng bạn, theo cách của bạn' là tài liệu của các tác giả Udnaes, M., Titlestad, G., Johannessen, Ø, Nhóm LangOER (http://langoer.eun.org/) xuất bản ngày 07/01/2015. Tài liệu khuyến cáo các chính sách và gợi ý cách làm chính sách của các chính phủ về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources), dựa vào một số chính sách và thực tiễn triển khai OER tại một số nước châu Âu. Tài liệu dịch sang tiếng Việt có 18 trang. Tải về:
  1. 'Hứa hẹn năm 2012 về sách giáo khoa truy cập mở: Mô hình để thành công', của các tác giả Robin Donaldson & David Nelson, 2012, đưa ra mô hình phát triển và mô hình kinh doanh sách giáo khoa mở có khả năng trụ vững được với sự tham gia đóng góp của tất cả các bên liên quan, như nhà trường (giáo viên và sinh viên), nhà xuất bản, nhà in và các kho tài nguyên sách giáo khoa truy cập mở khác. Tài liệu dịch sang tiếng Việt có 81 trang. Tải về:
  1. 'Bộ Giáo dục Mỹ Phát động Chiến dịch khuyến khích các trường học Đi với Mở (#GoOpen) bằng các Tài nguyên Giáo dục', Thông cáo báo chí của Văn phòng Truyền thông & Tiếp cận cộng đồng, Văn phòng Báo chí của Bộ Giáo dục Mỹ, xuất bản ngày 29/10/2015. Với chính sách mới này, Bộ Giáo dục Mỹ đề xuất quy định yêu cầu các tư liệu giáo dục được tạo ra bằng tiền trợ cấp của liên bang sẽ phải được cấp phép mở sao cho bất kỳ trường nào cũng truy cập được. Bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang. Tải về:
  1. 'Kết hợp các tài nguyên được cấp phép mở', video clip của Robin Ronalson et al. (2010), Florida Virtual Campus. Video dạy cách pha trộn các tài nguyên giáo dục mở (OER) khác nhau với các giấy phép tư liệu mở khác nhau để tạo thành một OER mới và cấp phép đúng cho OER mới đó. Tải về:
  1. 'Giáo dục mở và tương lai', video clip bài trình bày của David Wiley ngày 06/03/2010 tại sự kiện hội nghị thường niên TED. Bài nói về triết lý giáo dục mở và tương lai của nó. Tải về:
  1. 'Vai trò của bản địa hóa OER trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác tri thức vì sự phát triển: So sánh các dự án cho các giáo viên TESSA và TESS-India', của các tác giả: Alison Buckler et al., 2014, viết về những vấn đề mới nảy sinh trong việc bản địa hóa các tài nguyên giáo dục mở (OER) và cách giải quyết các vấn đề đó bằng bộ công cụ cho những người phát triển OER để chuyển các sáng kiến theo tính liên tục nhằm đảm bảo cho sự phát triển và sử dụng OER công bằng và bền vững hơn, từ những bài học thực tế bản địa hóa trong 2 dự án do Đại học Mở của Vương quốc Anh tiến hành: (1) Chương trình Giáo dục Giáo viên ở Hạ - Saharan Africa - TESSA (TeacherEducation in Sub-Saharan Africa) và (2) Dự án Giáo dục Giáo viên thông qua sự Hỗ trợ dựa vào Trường học ở Ấn Độ - TESS-India (Teacher Education through School-based Support in India). Tài liệu có 5 trang. Tải về:
  1. 'Học từ tiếp cận của TESS-India về bản địa hóa OER xuyên khắp các bang của Ấn Độ', của các tác giả Perryman et al. (2014), được xuất bản trên Tạp chí các Phương tiện Tương tác trong Giáo dục, 2(7) ngày 23/12/2014. Tài liệu đề cập tới khía cạnh bản địa hóa OER. Nó có lẽ rất cần cho người Việt Nam tham khảo, khi mà hầu hết các OER là có sẵn bằng tiếng Anh với chất lượng cao, có khả năng được tùy biến sang tiếng Việt mà không có bất kỳ trở ngại nào về pháp lý, về việc vi phạm bản quyền. Tài liệu có 23 trang. Tải về:
  1. 'Ảnh hưởng của sử dụng OER lên việc dạy và học: dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu OER (2013-2014)' của các tác giả Pitt, Rebecca; de los Arcos, Beatriz; Perryman, Leigh-Anne; Weller, Martin và McAndrew, Patrick của Trung tâm Nghiên cứu OER (OER Research Hub) đăng trên Tạp chí Công nghệ Giáo dục Anh, số 46 (5), các trang 972-976. Bài báo tóm tắt ngắn gọn các nội dung nghiên cứu trong dự án của Trung tâm về ảnh hưởng của việc sử dụng OER lên việc dạy và học, đề cập tới 11 giả thuyết, bộ các số liệu thống kê, các kết luận được rút ra từ dự án ... Bản dịch sang tiếng Việt có 41 trang. Tải về:
  1. 'Báo cáo bằng chứng OER 2013-2014. Xây dựng sự hiểu biết về giáo dục mở', Là báo cáo của các tác giả de los Arcos, B., Farrow, R., Perryman, L.-A., Pitt, R. & Weller, M. (http://oerresearchhub.org/about-2/reports/) của Trung tâm Nghiên cứu OER (OER Research Hub) xuất bản năm 2014. Báo cáo là một rà soát lại tạm thời các bằng chứng được ghi lại đối với 11 giả thuyết chính tập trung vào nghiên cứu của dự án của Trung tâm Nghiên cứu OER. Các phát hiện của báo cáo là rất đáng quan tâm về sự phát triển nhanh chóng của OER trên thế giới, có lợi cho cả các cơ sở giáo dục, các giáo viên và các sinh viên, cả chính quy và phi chính quy. Bản dịch sang tiếng Việt có 41 trang. Tải về:
  1. 'Sửa thị trường sách giáo khoa bị đổ vỡ - Sinh viên phản ứng thế nào đối với sách giáo khoa giá thành cao và đòi hỏi các lựa chọn thay thế', là tài liệu của tác giả Ethan Senack, Quỹ Giáo dục PIRG & Student PIRG Mỹ xuất bản năm 2014. Cuốn sách nói về những phản ứng của sinh viên đối với giá thành cao quá mức của các sách giáo khoa đại học được các giáo sư ấn định mà sinh phải mua cho việc học tập của họ ở trường đại học ở nước Mỹ; cũng như các giải pháp để vượt qua được tình trạng khó khăn đó, mà tốt nhất là tiến tới sử dụng các sách giáo khoa mở, vừa có khả năng truy cập tự do qua Internet, vừa có khả năng in ra giấy được. Đây chính là cách tốt thức nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của các sinh viên đại học, vừa giữ lại được quyền ấn định các tài liệu học tập cần thiết mà các giáo sư thực hiện cho các sinh viên của mình. Bản dịch sang tiếng Việt có 24 trang. Tải về:
  1. 'Mở sách giáo khoa ra - Các cơ hội mới cho các thư viện và nhà xuất bản?', là tác phẩm của tác giả Nancy L. Maron của ITHAKA S + R xuất bản năm 2014, nói về xu thế dịch chuyển sang các dạng sách giáo khoa mở và khả năng mang lại các cơ hội mới, đặc biệt cho các thư viện của các trường đại học, điều có tác động chắc chắn tới các nhà xuất bản chuyên nghiệp và/hoặc các nhà in tại các trường đại học. Kết luận của nó: “Chỉ một điều chắc chắn là những gì chúng ta nghĩ về các cuốn sách giáo khoa ngày nay có lẽ không giống với thứ y hệt đó 10 hoặc thậm chí 5 năm từ nay trở đi”. Bản dịch sang tiếng Việt có 17 trang. Tải về:
  1. 'Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở (OER)', của UNESCO và Khối thịnh vượng chung về học tập (COL) xuất bản năm 2015. Chỉ dẫn này gồm 3 phần. Phần đầu - tóm tắt các vấn đề chính - được trình bày ở dạng một tập hợp 'Các câu hỏi thường gặp'. Phần 2 là phân tích toàn diện hơn các vấn đề đó, được trình bày ở dạng tài liệu nghiên cứu truyền thống. Phần 3 là tập hợp các phụ lục, gồm thông tin chi tiết hơn về các lĩnh vực đặc thù thích hợp với OER. Bản dịch sang tiếng Việt có 129 trang. Tải về:
  1. 'Các chỉ dẫn về tài nguyên giáo dục mở (OER) trong giáo dục đại học', của UNESCO và Khối thịnh vượng chung về học tập (COL) xuất bản năm 2015. Tài liệu đưa ra các chỉ dẫn chiến lược về OER cho các đối tượng: (1) Các chính phủ; (2) Các cơ sở giáo dục đại học; (3) Đội ngũ nghiên cứu hàn lâm - các giáo viên; (4) Các cơ sở sinh viên và (5) Các cơ sở đảm bảo/công nhận chất lượng và các cơ sở thừa nhận hàn lâm. Bản dịch sang tiếng Việt có 26 trang. Tải về:
  1. 'Rà soát lại mới nhất các vấn đề chất lượng có liên quan tới tài nguyên giáo dục mở (OER)', các tác giả: Anthony F. Camilleri, Ulf Daniel Ehlers, Jan Pawlowski nói về chất lượng và các biện pháp, công cụ để đảm bảo chất lượng của các tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Education Resources) và các thực hành giáo dục mở - OEP (Open Education Practices), bước triển khai tiếp sau của OER, trên thế giới. Bản dịch sang tiếng Việt có 72 trang. Tải về:
  1. 'Dạy học trong kỷ nguyên số', của Anthony Williams (Tony) Bates, một cuốn sách giáo khoa mở đúng nghĩa của nó, được xuất bản lần đầu vào ngày 15/04/2015. Bản dịch sang tiếng Việt có 603 trang. Tải về:
  1. 'Chiến lược Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) 2014-2016' - là tài liệu nói về chiến lược OER của Đại học Nam Phi, do Đại học Nam Phi xuất bản ngày 26/03/2014, 21 trang. Tải về:
  1. 'Tài nguyên giáo dục mở và các thực tiễn sư phạm trong giáo dục đại học của châu Phi: Triển vọng từ dự án ROER4D' - là tài liệu của dự án 'Nghiên cứu Tài nguyên Giáo dụ Mở vì sự Phát triển' của tác giả Cheryl Hodgkinson-Williams xuất bản ngày 07/04/2015, 13 trang. Tài liệu cho biết các công việc cần phải làm để phát triển OER. Tải về:
  1. 'Làm thế nào để tăng cường tài nguyên giáo dục mở - bản dịch sang tiếng Việt' - Là tài liệu quan điểm của Liên minh Giáo dục Tự do (Free Education Alliance), xuất bản tháng 02/2015. Tài liệu đưa ra quan điểm của Liên minh, cũng như các khuyến cáo cho cho Chính phủ Liên bang và các bang của Đức nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các tài nguyên giáo dục mở trong tất cả các cơ sở giáo dục của nước Đức. Tài liệu 12 trang. Tải về:
  1. Triển vọng về chính sách và các thực tiễn của châu Á - Bản dịch sang tiếng Việt. Kỷ yếu của hội thảo chuyên đề về tài nguyên giáo dục mở do tổ chức Tài nguyên Giáo dục Mở châu Á (Open Education Resources Asia) tổ chức trong các ngày 19-21/09/2012. Nội dung chính của tài liệu này nêu các tiêu chí để lựa chọn ra một nền tảng OER phù hợp để tạo và sử dụng các OER từ các kinh nghiệp thực tiễn các nơi trên thế giới. Tài liệu 8 trang. Tải về:
  1. Các khía cạnh pháp lý của xã hội thông tin. FTA, xuất bản năm 2010. 314 trang. Tải về:
  1. Triển khai các hệ thống phần mềm tự do. FTA, xuất bản năm 2010. 177 trang. Tải về:
  1. Các khía cạnh kinh tế và các mô hình kinh doanh của phần mềm tự do. FTA, xuất bản năm 2010. 228 trang. Tải về:
  1. Chỉ dẫn về tài nguyên giáo dục mở (OER) trong giáo dục đại học. UNESCO - Khối thịnh vượng chung về học tập. Năm 2011. 24 trang. Tải về:
  1. Chỉ dẫn cơ bản về các tài nguyên giáo dục mở (OER). Neil Butcher chuẩn bị cho Khối Thịnh vượng chung về Học tập & UNESCO; Asha Kanwar (COL) và Stamenka Uvalić-Trumbić (UNESCO) biên tập. Năm 2011. 106 trang. Tải về:
  1. Chính sách phát triển và sử dụng các tư liệu giáo dục mở Ghana, Đại học Khoa học và Công nghệ Kwame Nkrumah (KNUST), Kumasi, Ghana xuất bản tháng 08/2010, 18 trang. Tải về:
  1. Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh. Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng tạo và Đổi mới thông qua Creative Commons Úc và Nhóm Cố vấn Bản quyền của Hội đồng cấp Bộ các Công tác Giáo dục, Việc làm, Huấn luyện và Thanh niên, xuất bản, 5 trang. Tải về:
  1. Làm thế nào để tìm kiếm các tư liệu có giấy phép Creative Commons cho các giáo viên và học sinh. Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng tạo và Đổi mới thông qua Creative Commons Úc và Nhóm Cố vấn Bản quyền của Hội đồng cấp Bộ các Công tác Giáo dục, Việc làm, Huấn luyện và Thanh niên xuất bản, xuất bản, 2 trang. Tải về:
  1. Làm thế nào để tìm kiếm các tư liệu Creative Commons bằng việc sử dụng Cổng tìm kiếm Creative Commons. Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng tạo và Đổi mới thông qua Creative Commons Úc và Nhóm Cố vấn Bản quyền của Hội đồng cấp Bộ các Công tác Giáo dục, Việc làm, Huấn luyện và Thanh niên, xuất bản, 5 trang. Tải về:
  1. Cách ghi nhận công các tư liệu có giấy phép Creative Commons cho các giáo viên và học sinh. Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng tạo và Đổi mới thông qua Creative Commons Úc và Nhóm Cố vấn Bản quyền của Hội đồng cấp Bộ các Công tác Giáo dục, Việc làm, Huấn luyện và Thanh niên, xuất bản, 7 trang. Tải về:


C. Các bài báo trên tạp chí 'Tin học và Đời sống' và 'Thế giới số' liên quan tới giáo dục mở


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.