Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Khóa Thực hành khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở - phần lý thuyết, tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành


Nhằm triển khai thực hiện Quyết định 1117/QĐ-TTg ngày 25/09/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức loạt các lớp Thực hành khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) trong tháng 5 tới, trong đó phần lý thuyết cho tất cả các giảng viên tham gia các lớp đó được thực hiện trên trực tuyến trong ngày 26/04/2024.


Tự do tải về bài trình chiếu cho khóa học tại địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.10851272

X(Tweet): https://twitter.com/nghiafoss/status/1783719393589154000

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.comp

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

Vài gợi ý nhanh về khai thác kiến thức khoa học mở cho việc dạy, học và nghiên cứu


Ngày 24/04/2024, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia phối hợp với Nhà xuất bản ProQuest và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức Hội thảo tập huấn: “Khai thác nguồn tin KH&CN hỗ trợ hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học”.

Hội thảo đã nghe trình bày 5 báo cáo và phiên thảo luận sau đó.

Một trong các ý kiến được chia sẻ trong phần thảo luận là ‘Vài gợi ý nhanh về khai thác kiến thức khoa học mở cho việc dạy, học và nghiên cứu’, có thể tự do tải xuống từ địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/hl7vxbg3kjnp3od1x900b/Exploit_OS_Knowledge_Express.pdf?rlkey=aamnt5xkwxmazns1g5i3aif16&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

5.1 OER, sách giáo khoa mở, và các khóa học mở


5.1 OER, Open Textbooks, and Open Courses

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/6-1-oer-open-textbooks-open-courses/

Giáo dục mở là một ý tưởng, cũng như một tập hợp nội dung, các thực hành, chính sách, và cộng đồng mà, được tận dụng đúng cách, có thể giúp bất kỳ ai trên thế giới truy cập miễn phí, hiệu quả, các tư liệu học tập mở với chi phí cận biên bằng 0. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà giáo dục khắp trên thế giới có thể tạo lập, mở, và chia sẻ các tư liệu học tập hiệu quả, chất lượng cao với bất kỳ ai muốn học. Chìa khóa cho sự chuyển đổi này trong học tập là Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources). OER là các tư liệu giáo dục được chia sẻ miễn phí với các quyền hợp pháp cho công chúng để miễn phí sử dụng, chia sẻ, và xây dựng dựa trên nội dung đó.

OER là có khả năng vì:

  1. tài nguyên giáo dục (hầu hết) là bẩm sinh kỹ thuật số (born digital)[1] và các tài nguyên số có thể được lưu trữ, sao chép, và phân phối với chi phí gần bằng 0;

  2. Internet đơn giản hóa cho công chúng để chia sẻ nội dung số; và

  3. Các giấy phép Creative Commons làm cho đơn giản và hợp pháp giữ lại bản quyền và chia sẻ hợp pháp các tài nguyên giáo dục với thế giới.

Vì chúng ta có thể chia sẻ các tư liệu giáo dục hiệu quả với thế giới với chi phí gần bằng 0, nhiều người lập luận rằng các nhà giáo dục và các chính phủ nào hỗ trợ cho giáo dục công cộng có nghĩa vụ luân lý và đạo đức để làm thế. Lập luận này bắt nguồn từ tiền đề rằng giáo dục về cơ bản là chia sẻ kiến thức và ý tưởng. Creative Commons tin rằng OER sẽ thay thế phần lớn nội dung độc quyền, đắt tiền được sử dụng trong các khóa học hàn lâm. Việc chuyển sang mô hình này sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh tế và lợi ích xã hội công bằng hơn trên toàn cầu mà không làm giảm chất lượng nội dung giáo dục.

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Có vẻ hợp lý khi giáo dục trong kỷ nguyên Internet phải đắt hơn và kém linh hoạt hơn so với các thế hệ trước? Khi con người và kiến thức ngày càng được kết nối mạng và có sẵn trên trực tuyến, nó sẽ có ý nghĩa gì đối với việc học tập, công việc và xã hội?

Khi các nền kinh tế ngày càng trở nên toàn cầu hóa và kết nối mạng, các kỹ năng và kiến thức cần thiết để có được và giữ được việc làm tốt thành công đòi hỏi phải có giáo dục đại học. Tất cả chính phủ các quốc gia đều đầu tư và đặt ra các mục tiêu chiến lược về cách làm thế nào để hệ thống giáo dục công của họ có thể hỗ trợ cho các cá nhân, gia đình và xã hội rộng lớn hơn.

Trong khi nhiều thí nghiệm thú vị và hữu ích đang diễn ra bên ngoài giáo dục chính quy, thì bằng cấp, chứng chỉ và các bằng cấp khác do các tổ chức chính quy cấp vẫn cực kỳ quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của nhiều người trên thế giới.


Tài nguyên Giáo dục Mở: Hệ sinh thái Giáo dục đến với cuộc sống theo cách của nguồn mở, CC BY-SA 2.0

Như đã lưu ý, giáo dục chính quy, ngay cả trong kỷ nguyên Internet, có thể đắt hơn và kém linh hoạt hơn bao giờ hết. Ở nhiều nước, các nhà xuất bản tài liệu giáo dục tính giá quá cao cho sách giáo khoa và các tài nguyên khác. Như một phần của quá trình chuyển đổi từ bản in sang bản kỹ thuật số, các công ty này phần lớn đã chuyển từ mô hình nơi người học mua và sở hữu sách sang mô hình “trực tuyến” nơi họ có quyền truy cập trong một thời gian giới hạn.

Hơn nữa, các nhà xuất bản không ngừng phát triển các công nghệ hạn chế nhằm hạn chế những gì người học và giảng viên có thể làm với các tài nguyên mà họ có quyền truy cập tạm thời, bao gồm việc phát minh ra những cách mới để cấm in, ngăn chặn việc cắt và dán cũng như hạn chế việc chia sẻ tài liệu giữa bạn bè.

Kết quả học tập

  • Định nghĩa “mở” trong bối cảnh tài nguyên giáo dục mở (OER)

  • Phân biệt giữa OER, sách giáo khoa mở, khóa học mở và các khóa học trực tuyến mở đại chúng – MOOCs (Massive Open Online Courses)

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Việc chi phí tăng cao và tính linh hoạt giảm sút của tài liệu giáo dục có tác động gì đến bạn và những người bạn biết? Bạn tưởng tượng vai trò của luật bản quyền và các luật liên quan giữ lại tất cả các quyền trong việc tăng chi phí và giảm tính linh hoạt cho người học và giáo viên là gì?

Có được kiến thức cơ bản

OER và Sách giáo khoa Mở

Để bắt đầu, hãy xem video này: Vì sao OER? (thời lượng 03:48)

Video: Vì sao OER? https://www.youtube.com/watch?v=qc2ovlU9Ndk

Hội đồng Giám đốc Trường học của Bang, CC BY 4.0. Âm nhạc của The Zeppelin by Blue Dot Sessions, CC BY NC 4.0.

Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu, hoặc (a) thuộc phạm vi công cộng hoặc (b) được cấp phép theo cách cung cấp cho mọi người quyền miễn phí và vĩnh viễn để tham gia vào các hoạt động 5R (giữ lại, sử dụng lại, sửa lại, phối lại, phân phối lại).[2]

Hoặc bạn có thể sử dụng định nghĩa ít kỹ thuật hơn này để mô tả OER cho vài người:

OER là các tư liệu giáo dục có thể được miễn phí để tải về, sửa đổi, và chia sẻ để phục vụ tốt hơn cho tất cả các sinh viên.[3]

Tương phản với các tư liệu giáo dục truyền thống luôn trở nên đắt giá hơn và ít linh hoạt hơn, OER cung cấp cho bất kỳ ai, ở bất cứ đâu, sự cho phép miễn phí để tải xuống, sửa, và chia sẻ chúng với những người khác. David Wiley cung cấp một định nghĩa phổ biến khác, nêu rằng chỉ các tư liệu giáo dục được cấp phép theo cách thức cung cấp cho công chúng quyền để tham gia vào các hoạt động 5R mới có thể được coi là OER.

5R bao gồm:

  1. Retain - Giữ lại: quyền để tạo lập, sở hữu, và kiểm soát các bản sao nội dung (ví dụ, tải xuống, đúp bản, lưu trữ, và quản lý)

  2. Reuse - Sử dụng lại: quyền để sử dụng nội dung theo một loạt cách thức (ví dụ, trong lớp học, trong nhóm học tập, trên một website, trong một video)

  3. Revise - Sửa lại: quyền để tùy chỉnh, tinh chỉnh, sửa đổi, hoặc điều chỉnh bản thân nội dung đó (ví dụ, dịch nội dung sang một ngôn ngữ khác)

  4. Remix - Phối lại: quyền để kết hợp nội dung gốc hoặc được sửa đổi với một tư liệu khác để tạo ra thứ gì đó mới (ví dụ, kết hợp nội dung trong một bản kết hợp)

  5. Redistribute - Phân phối lại: quyền để chia sẻ các bản sao nội dung gốc, các bản sửa lại của bạn, hoặc các bản phối lại của bạn với những người khác (ví dụ, gửi một bản sao cho bạn)

Cách dễ nhất để khẳng định rằng một tài nguyên giáo dục là tài nguyên giáo dục *mở* và cung cấp cho bạn với sự cho phép 5R là xác định rằng tài nguyên đó hoặc nằm trong phạm vi công cộng hoặc đã được cấp phép theo một giấy phép hoặc công cụ Creative Commons cho phép tạo ra các tác phẩm phái sinh – CC0, – CC BY, CC BY-SA, CC BY-NC, hoặc CC BY-NC-SA. Chúng tôi đã không đưa Dấu Phạm vi Công cộng (Public Domain Mark) vào danh sách này, chỉ vì một tài nguyên được gắn nhãn như vậy ở quốc gia này có thể không thuộc về phạm vi công cộng ở quốc gia khác. Như được mô tả trong Bài 3, Dấu Phạm vi Công cộng không có hiệu ứng pháp lý. Ngoài ra, chúng tôi không đưa 2 giấy phép với các hạn chế ND vào, vì chúng không cho phép phối lại.

OER có đủ hình dạng và kích cỡ. Một ví dụ về OER có thể nhỏ như một video hoặc mô phỏng đơn lẻ và có thể lớn như toàn bộ chương trình cấp bằng. Có thể khó khăn, hoặc ít nhất tốn thời gian cho các giáo viên để tập hợp OER thành một bộ sưu tập đủ toàn diện để thay thế một sách giáo khoa theo bản quyền tất cả các quyền được giữ lại (All Rights Reserved). Vì lý do này, OER thường được thu thập và trình bày theo cách giống với sách giáo khoa truyền thống để làm cho chúng dễ dàng hơn cho các giảng viên hiểu và áp dụng.

Thuật ngữ “sách giáo khoa mở” đơn giản có nghĩa là một bộ sưu tập OER đã được tổ chức trông giống như sách giáo khoa truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng.[4] Để xem các ví dụ về sách giáo khoa mở trong một số ngành, hãy truy cập OpenStax, Thư viện Sách giáo khoa Mở (Open Textbook Library) hoặc Giáo dục Mở BCcampus (BCcampus Open Education).

Những lúc khác, OER được tổng hợp và trình bày dưới dạng các chương trình học kỹ thuật số (digital courseware). Để xem các ví dụ về chương trình học mở, hãy truy cập Hội đoàn Giáo dục Mở (Open Education Consortium), ProEVA tại Đại học Cộng hòa Uruguay (UDELAR), hoặc MIT OCW.

Ngoài việc chứng minh rằng người học tiết kiệm tiền khi giáo viên của họ áp dụng OER, nghiên cứu chỉ ra rằng người học có thể đạt được kết quả tốt hơn khi giáo viên của họ chọn OER thay vì các tài liệu giáo dục có sẵn theo bản quyền tất cả các quyền được giữ lại (All Rights Reserved).

Ý tưởng về OER được ủng hộ mạnh mẽ bởi nhiều cá nhân, tổ chức và chính phủ, được chứng minh bằng các tài liệu như Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town (2007) và Cape Town +10 (2017), Tuyên bố Paris OER của UNESCO (2012) , Kế hoạch hành động OER Ljubljana của UNESCO (2017) và Khuyến nghị OER của UNESCO (2019).

OER so với Tài nguyên thư viện miễn phí (Free Library Resources)

Các giáo viên và giáo sư thường sử dụng sự kết hợp nội dung thương mại tất cả các quyền được giữ lại (All Rights Reserved), tài nguyên thư viện miễn phí và OER trong các khóa học của họ. Mặc dù tài nguyên thư viện là “miễn phí” đối với người học và giảng viên tại cơ sở đó, nhưng chúng (a) không “miễn phí” vì thư viện của cơ sở phải trả tiền để mua hoặc đăng ký thuê bao để sử dụng chúng, và (b) không được cung cấp cho công chúng nói chung. Biểu đồ này mô tả chi phí đối với người học và các quyền hợp pháp sẵn có dành cho giáo viên và người học đối với từng loại tài nguyên giáo dục này.


David Wiley
. Slide. CC BY 4.0

OER ở trường Tiểu học/Trung học (K-12) so với sau Trung học (Giáo dục Đại học)

OER được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, cách OER được sản xuất và áp dụng thường khác nhau tùy thuộc vào trình độ học vấn nơi bạn làm việc.

Nói chung, giảng viên đại học (giáo dục đại học) có khả năng nhiều hơn để:

  • có thời gian, nguồn lực và hỗ trợ để sản xuất và sửa đổi tài nguyên giáo dục,

  • sở hữu bản quyền đối với nội dung họ tạo ra (mặc dù điều đó phụ thuộc vào hợp đồng của họ với trường cao đẳng/đại học) và

  • đưa ra các quyết định đơn phương (xem quyền tự do học thuật) về nội dung nào được sử dụng trong các khóa học của họ.

Như vậy, các giảng viên sau trung học (giáo dục đại học) thường là các nhà sản xuất OER và có thể quyết định có áp dụng OER trong các khóa học của họ hay không. Việc áp dụng OER ở bậc sau trung học (giáo dục đại học) có xu hướng xảy ra với một giảng viên tại một thời điểm. Với cơ hội này, điều quan trọng là các giảng viên phải được cung cấp thời gian, nguồn lực và hỗ trợ cho việc sáng tạo và áp dụng nội dung giáo dục mở và chuyển sang phương pháp sư phạm/thực hành giáo dục mở. Ví dụ: Các giảng viên British Columbia đã viết Sách giáo khoa mở

Nhìn chung, giáo viên tiểu học/trung học (K-12) có khả năng ít hơn để:

  • có thời gian, nguồn lực và hỗ trợ để sản xuất và sửa đổi tài nguyên giáo dục,

  • sở hữu bản quyền đối với nội dung họ tạo ra (mặc dù điều đó phụ thuộc vào hợp đồng của họ với trường học/khu trường học) và

  • đưa ra quyết định đơn phương về nội dung nào được sử dụng trong chương trình giảng dạy của họ.

Như vậy, việc áp dụng OER ở các trường tiểu học và trung học (K-12) có xu hướng xảy ra ở khu trường hoặc trường học, hơn là ở cấp độ cá nhân giáo viên. Ví dụ: Chính sách mở trong các trường học ở New Zealand

Tài nguyên Giáo dục Mở (rất ngắn gọn theo dòng thời gian)

Mặc dù không có đủ chỗ trong Chứng chỉ này nhưng nó đưa ra một cái nhìn tổng quan toàn diện về “Lịch sử Giáo dục Mở”, dưới đây là một số sự kiện có tính bước ngoặt đã góp phần vào sự phát triển của phong trào giáo dục mở. (Nếu bạn biết thêm các sự kiện quan trọng cần đưa vào, vui lòng cho chúng tôi biết và chúng tôi sẽ cập nhật dòng thời gian. Cảm ơn!)

Các lưu ý cuối cùng

OER, dù được tổ chức dưới dạng sách giáo khoa mở hay chương trình học mở, đều cung cấp cho giáo viên, người học và những người khác phạm vi quyền rộng rãi giúp giáo dục có giá cả phải chăng hơn và linh hoạt hơn. Những quyền này cũng cho phép thử nghiệm và đổi mới nhanh chóng, chi phí thấp khi các nhà giáo dục tìm cách tối đa hóa quyền tiếp cận các tài nguyên giáo dục hiệu quả cho tất cả mọi người.

-----------------------------------------------------------------------

  1. Hầu hết OER đều là “bẩm sinh” kỹ thuật số, mặc dù OER có thể được cung cấp cho người học ở cả định dạng kỹ thuật số và in ấn. Tất nhiên, OER kỹ thuật số dễ chia sẻ, sửa đổi và phân phối lại hơn, nhưng tính kỹ thuật số không phải là điều tạo nên thứ gì đó có là OER hay không.

  2. Xem trang Giáo dục Mở của CC.

  3. Được soạn thảo bởi OER Communications: một liên minh những người ủng hộ giáo dục mở ở Bắc Mỹ làm việc về truyền thông OER: oer-comms@googlegroups.com

  4. Lưu ý: sách giáo khoa mở có thể được cấp phép với hạn chế ND, nhưng trong những trường hợp đó, chúng không được sửa đổi hoặc phối lại mà không có sự cho phép của chủ sở hữu về sở hữu trí tuệ. Đây không phải là OER.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc


Open education is an idea, as well as a set of content, practices, policy, and community which, properly leveraged, can help everyone in the world access free, effective, open learning materials for the marginal cost of zero. For the first time in history, educators around the world can create, open, and share high quality, effective learning materials with everyone who wants to learn. The key to this transformational shift in learning is Open Educational Resources (OER). OER are education materials that are shared at no cost with legal permissions for the public to freely use, share, and build upon the content.

OER are possible because:

  1. education resources are (mostly) born digital[1] and digital resources can be stored, copied, and distributed for near zero cost;

  2. the internet makes it simple for the public to share digital content; and

  3. Creative Commons licenses make it simple and legal to retain copyright and legally share education resources with the world.

Because we can share effective education materials with the world for near zero cost, many people argue that educators and governments who support public education have a moral and ethical obligation to do so. This argument roots in the premise that education is fundamentally about sharing knowledge and ideas. Creative Commons believes OER will replace much of the expensive, proprietary content used in academic courses. Shifting to this model will generate more equitable economic opportunities and social benefits globally without sacrificing quality of education content.

Big Question / Why It Matters

Does it seem reasonable that education in the age of the internet should be more expensive and less flexible than it was in previous generations? As people and knowledge are increasingly networked and available online, what will it mean for learning, work, and society?

As economies become increasingly global and networked, the skills and knowledge required to successfully acquire and keep good jobs require a higher education. All national governments invest in and have strategic goals for how their public education systems can support individuals, families, and the broader society.

While many interesting and useful experiments are occurring outside formal education, the degrees, certificates, and other credentials awarded by formal institutions are still critically important to the quality of life of many people around the world.

Open Educational Resources: The Education Ecosystem Comes to Life by opensourceway CC BY-SA 2.0

As noted, formal education, even in the age of the internet, can be more expensive and less flexible than ever. In many countries, publishers of education materials overcharge for textbooks and other resources. As part of their transition from print to digital, these same companies have largely moved away from a model where learners purchase and own books to a “streaming” model where they have access for a limited time.

Further, publishers are constantly developing restrictive technologies that limit what learners and faculty can do with the resources they have temporary access to, including inventing novel ways to prohibit printing, prevent cutting and pasting, and restrict the sharing of materials between friends.

Learning Outcomes

  • Define “open” in the context of open educational resources (OER)

  • Differentiate between OER, open textbooks, open courses, and MOOCs

Personal Reflection / Why it Matters To You

What impacts have the rising costs and decreased flexibility of education materials had on you and those you know? What role do you imagine all-rights-reserved copyright and related laws have played in driving up costs and driving down flexibility for learners and teachers?

Acquiring Essential Knowledge

OER and Open Textbooks

To begin, watch this video Why OER? (time 03:48)

Video: Why OER? https://www.youtube.com/watch?v=qc2ovlU9Ndk

The Council of Chief State School Officers, CC BY 4.0. Music by The Zeppelin by Blue Dot Sessions, CC BY NC 4.0.

Open Educational Resources (OER) are teaching, learning, and research materials that are either (a) in the public domain or (b) licensed in a manner that provides everyone with free and perpetual permission to engage in the 5R activities (retain, reuse, revise, remix, redistribute).[2]

Or you could use this less technical definition to describe OER to someone:

OER are education materials that can be freely downloaded, edited, and shared to better serve all students.[3]

In contrast to traditional education materials, which are constantly becoming more expensive and less flexible, OER provide everyone, everywhere, free permission to download, edit, and share them with others. David Wiley provides another popular definition, stating that only education materials licensed in a manner that provide the public with permission to engage in the 5R activities can be considered OER.

The 5Rs include:

  1. Retain – permission to make, own, and control copies of the content (e.g., download, duplicate, store, and manage)

  2. Reuse – permission to use the content in a wide range of ways (e.g., in a class, in a study group, on a website, in a video)

  3. Revise – permission to adapt, adjust, modify, or alter the content itself (e.g., translate the content into another language)

  4. Remix – permission to combine the original or revised content with other material to create something new (e.g., incorporate the content into a mashup)

  5. Redistribute – permission to share copies of the original content, your revisions, or your remixes with others (e.g., give a copy of to a friend)

The easiest way to confirm that an educational resource is an *open* educational resource that provides you with the 5R permissions is to determine that the resource is either in the public domain or has been licensed under a Creative Commons license or tool that permits the creation of derivative works – CC0, – CC BY, CC BY-SA, CC BY-NC, or CC BY-NC-SA. We did not include the Public Domain Mark in this list, only because a resource labeled as such in one country may not be in the public domain in another country. As described in Unit 3, the Public Domain Mark does not have legal effect. Also, we do not include the two licenses with ND restrictions, because they do not allow for remix.

OER come in all shapes and sizes. An example of OER can be as small as a single video or simulation, and can be as large as an entire degree program. It can be difficult, or at least time consuming for teachers to assemble OER into a collection comprehensive enough to replace an all rights reserved copyright textbook. For this reason, OER are often collected and presented in ways that resemble a traditional textbook in order to make them easier for instructors to understand and adopt.

The term “open textbook” simply means a collection of OER that have been organized to look like a traditional textbook in order to ease the adoption process.[4] To see examples of open textbooks in a number of disciplines, visit OpenStax, the Open Textbook Library or BCcampus Open Education.

Other times, OER are aggregated and presented as digital courseware. To see examples of open courseware, visit the Open Education Consortium, the ProEVA at the University of the Republic of Uruguay (UDELAR), or MIT OCW.

In addition to demonstrating that learners save money when their teachers adopt OER, research shows that learners can have better outcomes when their teachers choose OER instead of education materials available under all rights reserved copyright.

The idea of OER is strongly advocated by a broad range of individuals, organizations, and governments, as evidenced by documents like the Cape Town Open Education Declaration (2007) and Cape Town +10 (2017), the UNESCO Paris OER Declaration (2012), UNESCO Ljubljana OER Action Plan (2017), and the UNESCO OER Recommendation (2019).

OER vs. Free Library Resources

Teachers and professors typically use a mix of all-rights-reserved commercial content, free library resources, and OER in their courses. While the library resources are “free” to the learners and faculty at that institution, they are (a) not “free” as the institution library has to pay to purchase or subscribe to them, and (b) not available to the general public. This chart describes the cost to learners and the legal permissions available to teachers and learners for each of these types of educational resources.

David Wiley. Slide. CC BY 4.0

OER in Primary / Secondary (K-12) vs. Tertiary (Higher Education)

OER is used in all sectors of education. How OER is produced and adopted, however, is often different depending on the level of education in which you work.

In general, tertiary (higher education) faculty are more likely to:

  • have time, resources and support to produce and revise educational resources,

  • own the copyright to content they create (though it depends on their contract with the college / university), and

  • make unilateral decisions (see academic freedom) regarding what content is used in their courses.

As such, tertiary (higher education) faculty are often OER producers and can decide whether or not to adopt OER in their courses. OER adoption in tertiary (higher education) tends to occur one faculty member at a time. Given this opportunity, it is critical faculty be given time, resources and support for the creation and adoption of open education content and a shift to open education practices / pedagogy. Example: British Columbia Faculty wrote an Open Textbook

In general, primary / secondary (K-12) teachers are less likely to:

  • have time, resources and support to produce and revise educational resources,

  • own the copyright to content they create (though it depends on their contract with the school / district), and

  • make unilateral decisions regarding what content is used in their curriculum.

As such, OER adoption in primary and secondary (K-12) schools tends to occur at the district or school, rather than the individual teacher level. Example: Open policies in New Zealand schools

Open Educational Resources (a very brief timeline)

While there isn’t enough space in this Certificate give a comprehensive overview of the “History of Open Education,” here are several of the pivotal events that contributed to the growth of the open education movement. (If you know of additional critical events to include, please tell us and we will update the timeline. Thanks!)

Final remarks

OER, whether organized as open textbooks or open courseware, provide teachers, learners, and others with a broad range of permissions that make education more affordable and more flexible. These permissions also enable rapid, low-cost experimentation and innovation, as educators seek to maximize access to effective educational resources for all.

  1. Most OER are “born” digital, though OER can be made available to learners in both digital and printed formats. Of course, digital OER are easier to share, modify, and redistribute, but being digital is not what makes something an OER or not.

  2. See CC’s Open Education page.

  3. Drafted by OER Communications: a coalition of North American open education advocates working on OER communication: oer-comms@googlegroups.com

  4. Note: open textbooks might be licensed with the ND restriction, but in those cases, they may not be revised or remixed without permission from the IP owners. These are not OER.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

5. CC cho các nhà giáo dục


5. CC for Educators

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/6-cc-for-educators/

Creative Commons trang bị cho phong trào giáo dục mở các công cụ giúp tạo lập các tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources), các thực hành, và các chính sách tốt hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn.

Các giấy phép Creative Commons là các giấy phép mở phổ biến nhất trong các dự án giáo dục khắp trên thế giới. Bài này sẽ giới thiệu cho bạn các chi tiết cụ thể của việc sử dụng các giấy phép CC và nội dung được cấp phép CC cho các mục đích giáo dục.

Bài này có 5 phần:

5.1 OER, Sách giáo khoa Mở, và các Khóa học Mở

5.2 Tìm kiếm, Đánh giá, và Tùy chỉnh các Tài nguyên

5.3 Tạo lập và Chia sẻ OER

5.4 Sư phạm /Thực hành Mở

5.5 Mở cơ sở của bạn ra

Cũng có các tài nguyên bổ sung nếu bạn có quan tâm học hỏi thêm nhiều hơn về bất kỳ chủ đề nào được bài này đề cập đến. Tương tự, bạn có thể có quan tâm trong việc đọc 5.1 (LIB): Truy cập Mở tới Uyên thâm, một tiểu chương có trong Chứng chỉ CC cho các Khóa học dành cho các Thủ thư.

Bạn cũng có thể muốn cân nhắc tham gia Nền tảng Giáo dục Mở của Creative Commons. Đầu vào của bạn có thể giúp chúng tôi xác định, lập kế hoạch, và phối hợp nội dung, thực hành, và các dự án chính sách mở đa quốc gia để cùng giải quyết các thách thức về giáo dục khắp trên thế giới. Hãy nhớ cho chúng tôi biết ngắn gọn (a) lý do bạn muốn tham gia và (b) bạn là ai – điều này giúp CC tránh chấp nhận những kẻ gửi thư rác.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc


Creative Commons powers the open education movement with tools that help create better, more flexible and sustainable open educational resources (OER), practices, and policies.

Creative Commons licenses are the most popular open licenses among education projects around the world. This unit will introduce you to the specifics of using CC licenses and CC licensed content for education purposes.

This unit has five sections:

5.1 OER, Open Textbooks, and Open Courses

5.2 Finding, Evaluating, and Adapting Resources

5.3 Creating and Sharing OER

5.4 Open Pedagogy / Practices

5.5 Opening Up Your Institution

There are also Additional Resources if you are interested in learning more about any of the topics covered in this unit. Likewise, you may be interested in reading 5.1 (LIB): Open Access to Scholarship, a subchapter included in the CC Certificate for Librarians Course.

You also may wish to consider joining the Creative Commons Open Education Platform. Your input can help us identify, plan, and coordinate multi-national open education content, practices, and policy projects to collaboratively solve education challenges around the world. Be sure to briefly tell us (a) why you’d like to join and (b) who you are – this helps CC avoid accepting spammers.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

Các tài nguyên bổ sung thêm (cho Bài 4 - Sử dụng các giấy phép CC và các tác phẩm được cấp phép CC)


Additional Resources

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/additional-resources-4/

Các chi tiết bổ sung về các vụ kiện tại tòa trong phần 4.2

Trong vụ kiện của Văn phòng FedEx, quyết định này đã được Tòa phúc thẩm khu vực 2 của nước Mỹ xác nhận, trong đó tuyên bố: “Tóm lại, các điều khoản rõ ràng của Giấy phép cho phép FedEx sao chép Tài liệu thay mặt cho một khu trường học thực hiện các quyền theo Giấy phép và tính phí đối với khu trường đó cho việc sao chép đó với mức giá cao hơn chi phí của FedEx, trong trường hợp không có bất kỳ khiếu nại nào rằng khu trường đó đang sử dụng Tài liệu cho mục đích khác ngoài 'mục đích phi thương mại'. Đề nghị bác bỏ được chấp thuận.”

Với vụ Office Depot, Great Minds khẳng định cửa hàng sao chép đã vi phạm giấy phép BY-NC-SA 4.0 vì những lý do tương tự mà FedEx Office đã làm; tuy nhiên, Great Minds cũng tuyên bố rằng vì Office Depot đã liên hệ với các khu trường học để xin lệnh sao chép, nên việc gạ gẫm đó là bằng chứng bổ sung về việc vi phạm giấy phép. Điểm khác biệt khác với trường hợp của FedEx Office là Great Minds và Office Depot đã ký kết một hợp đồng chỉ định Office Depot có thể sao chép cùng các tài liệu giáo dục được nhà nước cấp vốn cho các khu trường học và sẽ trả tiền bản quyền cho Great Minds.[1]

Tòa án Quận của Mỹ cho Quận Trung tâm của California đã đồng ý với Office Depot, tuyên bố rằng “kết luận rằng Giấy phép Công cộng Creative Commons rõ ràng cấp cho các trường học và khu trường học quyền “để sao chép và chia sẻ Tài liệu được cấp phép, toàn bộ hoặc một phần, chỉ dành cho mục đích Phi thương mại” và không cấm các trường học và khu trường học thuê các bên thứ ba, chẳng hạn như Office Depot, để sao chép Tài liệu. . . . Bởi vì các trường học và các khu trường học là những thực thể thực hiện các quyền được cấp theo Giấy phép Công cộng Creative Commons, nên việc Office Depot có thể thu được lợi nhuận từ việc tạo các bản sao cho các trường học và khu trường học là không liên quan.”

Hơn nữa, tòa án quận tuyên bố: “Giấy phép Công cộng Creative Commons đang được đề cập cho phép các trường: (1) sao chép và sử dụng Tài liệu cho mục đích Phi thương mại, (2) cho phép rõ ràng các trường cung cấp các Tài liệu đó cho công chúng 'bằng bất kỳ phương tiện hoặc quy trình nào', và (3) không cấm các trường thuê bên ngoài sao chép cho các nhà cung cấp bên thứ ba. Bởi vì người được cấp phép có thể sử dụng hợp pháp đại lý hoặc nhà thầu bên thứ ba để hỗ trợ họ thực hiện các quyền được cấp phép của mình, không có điều khoản hợp đồng cấm hoạt động đó, Great Minds đã không cáo buộc rằng hành vi của Office Depot nằm ngoài phạm vi của giấy phép và do đó, Great Minds đã không thể cáo buộc rằng hành vi của Office Depot nằm ngoài phạm vi của giấy phép, và vì thế, khiếu nại của Minds về vi phạm bản quyền đối với Office Depot không thành công.” Tòa án cũng giải quyết cáo buộc Office Depot mời chào hoạt động kinh doanh tái sản xuất của các khu trường học.

Tòa án không nhận thấy sự khác biệt mà Great Minds đưa ra có tính thuyết phục hay điều đó có thể thay đổi được kết quả. Vụ kiện Great Minds vs. Office Depot đã được chuyển đến Tòa phúc thẩm của nước Mỹ Khu vực 9, nơi khẳng định quyết định của tòa án cấp dưới.

Thông tin thêm về sửa đổi giấy phép

Các câu hỏi thường gặp được chọn lọc bởi Creative Commons. CC BY 4.0

Sửa đổi Giấy phép CC bởi Creative Commons. CC BY 4.0

  • Điều này cung cấp hướng dẫn chính sách Creative Commons để sửa đổi các giấy phép CC.

Thông tin thêm về việc đánh dấu các tác phẩm được cấp phép

Đánh dấu/Người sáng tạo/Đánh dấu nội dung của bên thứ ba bằng Creative Commons. CC BY 4.0

  • Wiki này cung cấp các phương pháp hay nhất và thông tin chi tiết về việc đánh dấu nội dung của bên thứ ba.

Thêm thông tin về tính tương thích của giấy phép

Compatible Licenses by Creative Commons. CC BY 4.0

  • Trang có thông tin về các giấy phép tương thích, cách hoạt động của tính tương thích và nơi có thể không nhất thiết phải có sự tương thích giữa các giấy phép.

Wiki/CC License Compatibility by Creative Commons. CC BY 4.0

  • Thông tin thêm về biểu đồ tính tương thích của các giấy phép CC.

License Compatibility. CC BY-SA 3.0

  • Bài viết trên Wikipedia về tính tương thích của các giấy phép, bao gồm các giấy phép mở không phải là các giấy phép Creative Commons.

New Charts for Adaptation and Remix by Jonathan Poritz. CC BY SA 4.0

  • Các phiên bản sửa đổi của Biểu đồ Bộ điều hợp Giấy phép và Biểu đồ tính Tương thích Giấy phép, được thiết kế để dễ truy cập hơn và rõ ràng hơn. Các biểu đồ này chưa được CC kiểm duyệt chính thức, nhưng chúng tôi đưa chúng vào đây đề phòng trường hợp chúng có thể hữu ích hơn cho một số người dùng.

Thông thái hơn về các giấy phép CC

Creative Commons Licenses Legal Pitfalls: Incompatibilities and Solutions by Melanie Dulong de Rosnay at the Institute for Information Law at the University of Amsterdam & Creative Commons Netherlands. CC BY 3.0 NL

  • Một báo cáo chi tiết về các khía cạnh pháp lý và sắc thái hơn của sự không tương thích được áp dụng trong nhiều ứng dụng quốc tế.

User Related Drawbacks of Open Content Licensing by Till Kreutzer in Open Content Licensing: From Theory to Practice, edited by Lucie Guibault and Christina Angelopoulos. CC BY NC 3.0

  • Chương sách về một số vấn đề phức tạp liên quan đến người sử dụng các tài liệu được cấp phép mở (bao gồm các giấy phép CC).

-----------------------------------------------------------------------

  1. Theo đơn khiếu nại, hợp đồng này được ký kết trong thời gian FedEx Office đang chờ xử lý. Tuy nhiên, sau khi tòa án quận đưa ra kiến nghị bác bỏ ủng hộ FedEx Office, Office Depot đã chấm dứt hợp đồng với Great Minds ngay trước khi hợp đồng hết hạn và, dựa vào quyết định của FedEx Office, tiếp tục sao chép các tài liệu của Great Minds cho các khu trường học mà không trả tiền bản quyền cho Great Minds.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc


Additional details on the court cases in section 4.2

In the FedEx Office case, the decision was affirmed by the U.S. 2nd Circuit Court of Appeals, which stated: “In sum, the unambiguous terms of License permit FedEx to copy the Materials on behalf of a school district exercising rights under the License and charge that district for that copying at a rate more than FedEx’s cost, in the absence of any claim that the school district is using the Materials for other than a ‘noncommercial purpose.’ The motion to dismiss is granted.”

With the Office Depot case, Great Minds claimed the copy store violated the BY-NC-SA 4.0 license for the same reasons FedEx Office did; however, Great Minds also claimed that because Office Depot reached out to school districts to solicit reproduction orders, that the solicitation is additional evidence of a license violation. The other difference with the FedEx Office case was that Great Minds and Office Depot had entered into a contract specifying Office Depot could reproduce the same publicly-funded educational materials for school districts and would pay royalties to Great Minds.[1]

The U.S. District Court for the Central District of California agreed with Office Depot, stating it “concludes that the Creative Commons Public License unambiguously grants the licensee schools and school districts the right “to reproduce and Share the Licensed Material, in whole or in part, for NonCommercial purposes only,” and does not prohibit the schools and school districts from employing third parties, such as Office Depot, to make copies of the Materials. . . . Because the schools and school districts are the entities exercising the rights granted under the Creative Commons Public License, it is irrelevant that Office Depot may have profited from making copies for schools and school districts.”

Furthermore, the district court stated: “The Creative Commons Public License at issue authorizes schools to: (1) reproduce and use the Materials for NonCommercial purposes, (2) expressly permits the schools to provide those Materials to the public ‘by any means or process,’ and (3) does not prohibit the schools from outsourcing the copying to third party vendors. Because a licensee may lawfully use a third party agent or contractor to assist it in exercising its licensed rights, absent contractual provisions prohibiting such activity, Great Minds has failed to allege that Office Depot’s conduct was outside the scope of the license and, thus, Great Minds’ claim for copyright infringement against Office Depot fails.” The court also addressed Office Depot’s alleged solicitation of school districts’ reproduction business.

The court did not find the difference urged by Great Minds persuasive or that it should change the outcome. The Great Minds vs. Office Depot case went to the U.S. Court of Appeals for the 9th Circuit, which affirmed the lower court decision.

More information about modifying the licenses

Selected Frequently Asked Questions by Creative Commons. CC BY 4.0

Modifying the CC Licenses by Creative Commons. CC BY 4.0

  • This provides Creative Commons policy guidance for modifying the CC licenses.

More information about marking licensed works

Marking/Creators/Marking Third Party Content by Creative Commons. CC BY 4.0

  • This wiki provides best practices and nuanced information on the marking of third-party content.

More information about license compatibility

Compatible Licenses by Creative Commons. CC BY 4.0

  • A page with information on which licenses are compatible, how compatibility works, and where there may not necessarily be compatibility between licenses.

Wiki/CC License Compatibility by Creative Commons. CC BY 4.0

  • More information on the CC license compatibility chart.

License Compatibility. CC BY-SA 3.0

  • Wikipedia article on license compatibility including open licenses that are not CC licenses.

New Charts for Adaptation and Remix by Jonathan Poritz. CC BY SA 4.0

  • Revised versions of the License Adaptor’s Chart and the License Compatibility Chart, designed to be more accessible and more clear. These charts have not been officially vetted by CC, but we include them here in case they may be more helpful for some users.

More scholarship about CC licenses

Creative Commons Licenses Legal Pitfalls: Incompatibilities and Solutions by Melanie Dulong de Rosnay at the Institute for Information Law at the University of Amsterdam & Creative Commons Netherlands. CC BY 3.0 NL

  • A detailed report on more nuanced and legal aspects of incompatibilities that applies in a variety of international applications.

User Related Drawbacks of Open Content Licensing by Till Kreutzer in Open Content Licensing: From Theory to Practice, edited by Lucie Guibault and Christina Angelopoulos. CC BY NC 3.0

  • Book chapter about some complicated issues that pertain to users of openly licensed materials (including CC licenses).

  1. According to the complaint, this contract was entered into while FedEx Office was pending. However, once the district court granted the motion to dismiss in favor of FedEx Office, Office Depot terminated its contract with Great Minds shortly before it expired and, in reliance on the FedEx Office decision, continued to reproduce Great Minds’ materials for school districts without paying royalties to Great Minds.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

4.4 Phối lại tác phẩm được cấp phép CC


4.4 Remixing CC-Licensed Work

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/4-4-remixing-cc-licensed-work/

Việc kết hợp và tùy chỉnh/chuyển thể các tác phẩm được cấp phép CC là nơi mà mọi thứ có thể gặp chút khó khăn. Bài này sẽ cung cấp cho bạn những công cụ bạn cần.


“Kết hợp các loại ớt” của
City Foodsters, được cấp phép mở CC BY 2.0

Kết quả học tập

  • Mô tả những điều cơ bản của những gì có nghĩa là tạo ra sự tùy chỉnh

  • Giải thích mức độ phạm vi của mệnh đề Chia sẻ Tương tự (ShareAlike)

  • Giải thích mức độ phạm vi của mệnh đề Không có Phái inh (NoDerivatives)

  • Xác định tính tương thích nào của giấy phép có nghĩa và làm thế nào để xác định liệu các giấy phép là tương thích

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Lời hứa tuyệt vời của việc cấp phép Creative Commons là nó làm tăng nguồn nội dung mà từ đó chúng ta có thể rút ra để tạo ra các tác phẩm mới. Để tận dụng được tiềm năng này, bạn phải hiểu khi nào và bằng cách nào bạn có thể kết hợp và tùy chỉnh các tác phẩm được cấp phép CC. Điều này đòi hỏi sự chú ý cẩn thận đến các giấy phép CC cụ thể được áp dụng, cũng như sự hiểu biết thực tế khái niệm pháp lý về các tùy chỉnh như vấn đề về bản quyền.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào để sử dụng tác phẩm được cấp phép CC do người khác tạo ra vào thứ gì đó mà bạn đang tạo ra chưa? Bạn đã bao giờ gặp tác phẩm được cấp phép CC mà bạn muốn sử dụng lại nhưng không chắc chắn liệu làm như vậy có yêu cầu bạn áp dụng giấy phép Chia sẻ Tương tự (ShareAlike) cho những gì bạn đã tạo ra hay không?

Có được kiến thức cơ bản

Việc sao chép một tác phẩm được cấp phép CC và chia sẻ nó khá đơn giản. Chỉ cần đảm bảo đưa ra sự thừa nhận ghi công và không sử dụng nó cho các mục đích thương mại nếu nó được cấp phép với một trong các giấy phép Phi thương mại (NonCommercial).

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang thay đổi một tác phẩm được cấp phép CC hoặc kết hợp nó vào một tác phẩm mới? Đầu tiên, hãy nhớ rằng nếu việc bạn sử dụng tác phẩm được cấp phép CC của người khác rơi vào trường hợp ngoại lệ hoặc giới hạn về bản quyền (như sử dụng hợp lý hoặc làm việc hợp lý), thì bạn không có nghĩa vụ nào theo giấy phép CC. Nếu không đúng như vậy, bạn cần phải dựa vào giấy phép CC để được phép tùy chỉnh tác phẩm đó. Sau đó, câu hỏi về ngưỡng sẽ xuất hiện, liệu những gì bạn đang làm có tạo ra sự tùy chỉnh hay không?

Bản tùy chỉnh/bản chuyển thể (Adaptation) (hoặc tác phẩm phái sinh, như cách gọi ở một số nơi trên thế giới) là một thuật ngữ nghệ thuật trong luật bản quyền. [1] Nó có nghĩa là việc tạo ra một cái gì đó mới từ một tác phẩm có bản quyền và đủ nguyên bản để bản thân nó được bản quyền bảo vệ. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định, mặc dù vẫn tồn tại một số ví dụ rõ ràng. Đọc phần giải thích này trên trang CC về những gì tạo nên một bản tùy chỉnh/bản chuyển thể. Một số ví dụ về bản tùy chỉnh/bản chuyển thể bao gồm phim dựa trên tiểu thuyết hoặc bản dịch sách từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Hãy nhớ rằng không phải tất cả các thay đổi đối với tác phẩm đều dẫn đến việc tạo ra bản chuyển thể, chẳng hạn như sửa lỗi chính tả. Cũng nên nhớ rằng để cấu thành một bản chuyển thể, bản thân tác phẩm tạo ra phải được xem xét dựa trên hoặc bắt nguồn từ bản gốc. Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng một vài dòng trong một bài thơ để minh họa kỹ thuật làm thơ trong bài viết bạn đang viết thì bài viết của bạn không phải là một bản chuyển thể vì bài viết của bạn không bắt nguồn từ hoặc dựa trên bài thơ mà bạn đã lấy vài dòng . Tuy nhiên, nếu bạn sắp xếp lại các khổ thơ trong bài thơ và thêm dòng mới thì hầu như tác phẩm thu được sẽ được coi là bản chuyển thể.

Dưới đây là một số cách sử dụng cụ thể cần xem xét (một số cách sử dụng có thể quen thuộc trong các bài học trước!):

Nguyên tắc cơ bản: Kể từ Phiên bản 4.0, tất cả các giấy phép CC, thậm chí cả các giấy phép NoDerivatives, cho phép bất kỳ ai thực hiện chuyển thể/tùy chỉnh tác phẩm được cấp phép CC. Sự khác biệt giữa giấy phép ND và các giấy phép khác là nếu bản chuyển thể của tác phẩm được cấp phép ND đã được tạo ra thì nó không thể được chia sẻ với người khác. Ví dụ: điều này cho phép một người dùng cá nhân tạo các bản chuyển thể của tác phẩm được cấp phép ND. Nhưng ND không cho phép cá nhân chia sẻ các bản chuyển thể với công chúng.

Nếu bạn sử dụng lại tác phẩm được cấp phép CC không tạo ra sự chuyển thể, thì…

  1. bạn không bắt buộc phải áp dụng giấy phép Chia sẻ Tương tự (ShareAlike) cho toàn bộ tác phẩm của mình nếu bạn đang sử dụng một tác phẩm được cấp phép SA trong nó;

  2. hạn chế ND không ngăn cản bạn sử dụng tác phẩm được cấp phép ND; và

  3. bạn có thể kết hợp tài liệu được cấp phép CC đó với tác phẩm khác miễn là bạn thừa nhận ghi côngtuân thủ hạn chế Phi thương mại (NonCommercial) nếu nó được áp dụng.

Nếu việc sử dụng lại tác phẩm được cấp phép CC của bạn tạo ra một bản chuyển thể, thì sẽ có những giới hạn về việc liệu bạn có thể chia sẻ tác phẩm được chuyển thể đó hay không và bằng cách nào. Chúng ta sẽ xem xét những điều đó tiếp theo. Nhưng trước tiên, hãy lưu ý về việc sưu tập tài liệu.

Phân biệt bản chuyển thể/bản phối lại với bộ sưu tập

Ghi chú giới thiệu: Trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như sử dụng lại ảnh trong bản trình bày slide, rõ ràng là không có sự tùy chỉnh nào được tạo ra. Tuy nhiên, việc xác định có thể khó khăn hơn khi gộp nhiều tác phẩm lại thành một tác phẩm lớn hơn. Sự khác biệt giữa chuyển thể và tuyển tập là một trong những khái niệm phức tạp nhất trong luật bản quyền. Nó cũng thay đổi tùy theo quyền tài phán và ngay cả trong một quyền tài phán nhất định, quyết định của thẩm phán giữa hai bên có thể mang tính chủ quan vì có rất ít quy tắc dứt khoát để dựa vào.

Ngược lại với việc chuyển thể hoặc phối lại tác phẩm của người khác, một bộ sưu tập bao gồm việc tập hợp các tác phẩm sáng tạo riêng biệt và độc lập thành một tổng thể chung. Một bộ sưu tập không phải là một bản chuyển thể. Một thành viên cộng đồng đã ví sự khác biệt giữa các tác phẩm chuyển thể và bộ sưu tập tương ứng với nước sinh tố và bữa tối trên TV.

  1. Giống như một ly sinh tố, một bản chuyển thể/bản phối lại trộn lẫn các chất liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một sáng tạo hoàn toàn mới:



Ghi công: “
CC Smoothie” của Nate Angell. CC BY. Dẫn xuất từ “Strawberry Smoothie On Glass Jar” by Element5 thuộc về phạm vi công cộng, và các biểu tượng giấy phép Creative Commons khác nhau của Creative Commons được sử dụng theo CC BY.

Trong một “ly sinh tố” hoặc bản chuyển thể/phối lại, bạn thường không thể biết tác phẩm mở này kết thúc ở đâu và tác phẩm khác bắt đầu ở đâu. Mặc dù tính linh hoạt này hữu ích cho người sáng tạo mới nhưng điều quan trọng vẫn là đưa ra việc đưa ra sự ghi công tác giả cho từng phần riêng lẻ có trong việc tạo thành bản chuyển thể đó.

Một ví dụ về bản chuyển thể là một chương của sách giáo khoa mở kết hợp nhiều tài nguyên giáo dục mở lại với nhau theo cách mà người đọc không thể biết được tài nguyên nào đã được sử dụng trên trang nào. Điều đó có nghĩa là các chú thích cuối chương của cuốn sách vẫn phải đưa ra thừa nhận ghi công cho tất cả các nguồn đã được phối lại trong chương sách đó.

  1. Giống như một bữa tối xem TV, một bộ sưu tập tập hợp các tác phẩm khác nhau lại với nhau trong khi vẫn sắp xếp chúng thành những đối tượng riêng biệt. Ví dụ về một bộ sưu tập sẽ là một cuốn sách biên soạn các bài tiểu luận được cấp phép mở từ các nguồn khác nhau.


Ghi công: “
CC TV Dinner” của Nate Angell. CC BY. Dẫn xuất từ “tv dinner 1″ by adrigu được sử dụng theo CC BY, và các biểu tượng giấy phép Creative Commons khác nhau của Creative Commons được sử dụng theo CC BY.

Khi tạo ra một bộ sưu tập, bạn phải đưa ra sự thừa nhận ghi công và thông tin cấp phép về từng tác phẩm trong bộ sưu tập của mình. Điều này cung cấp cho công chúng thông tin họ cần để hiểu ai đã tạo ra nội dung gì và điều khoản cấp phép nào áp dụng cho nội dung cụ thể nào. Hãy xem Phần 4.1 về việc chọn giấy phép để tìm hiểu cách chỉ ra đúng tình trạng bản quyền của tác phẩm của bên thứ ba mà bạn kết hợp vào tác phẩm mới của mình.

Khi bạn kết hợp tài liệu vào một bộ sưu tập, bạn có thể có bản quyền riêng của mình mà bạn có thể cấp phép. Tuy nhiên, bản quyền của bạn chỉ mở rộng cho những đóng góp mới mà bạn đã thực hiện đối với tác phẩm đó. Trong một bộ sưu tập, đó là sự lựa chọn và sắp xếp các tác phẩm khác nhau trong bộ sưu tập chứ không phải bản thân từng tác phẩm riêng lẻ. Ví dụ: bạn có thể chọn và sắp xếp các bài thơ có sẵn do người khác xuất bản thành tuyển tập, viết lời giới thiệu và thiết kế bìa cho tuyển tập, nhưng bản quyền của bạn và bản quyền duy nhất bạn có thể cấp phép mở rộng cho việc sắp xếp các bài thơ của bạn (không phải chính những bài thơ), cũng như bìa và phần giới thiệu ban đầu của bạn. Những bài thơ không phải là của bạn để cấp phép.

Điều gì xảy ra khi bạn tạo một bản chuyển thể của một hoặc nhiều tác phẩm được cấp phép CC?

Quy tắc chung:

  • Nếu tác phẩm cơ bản được cấp phép theo giấy phép NoDerivatives, bạn có thể thực hiện và sử dụng các thay đổi một cách riêng tư nhưng bạn không thể chia sẻ bản chuyển thể của mình với người khác, như đã thảo luận ở trên.

  • Nếu tác phẩm cơ bản được cấp phép theo giấy phép Chia sẻ Tương tự (ShareAlike) thì ShareAlike sẽ áp dụng cho bản chuyển thể của bạn và bạn phải cấp phép cho nó theo giấy phép tương tự hoặc giấy phép tương thích. Thêm về điều này dưới đây.

  • Bạn cần xem xét khả năng tương thích của giấy phép. Khả năng tương thích của giấy phép là thuật ngữ được sử dụng để giải quyết vấn đề các loại tác phẩm được cấp phép nào có thể được chuyển thể thành tác phẩm mới.

  • Trong mọi trường hợp, bạn phải thừa nhận ghi công cho tác phẩm gốc khi tạo bản chuyển thể.

Các kịch bản:

Khi tạo một bản chuyển thể của một tác phẩm được cấp phép CC, kịch bản đơn giản nhất là khi bạn lấy một tác phẩm được cấp phép CC và tùy chỉnh nó.

Kịch bản phức tạp hơn là khi bạn chuyển thể hai hoặc nhiều tác phẩm được cấp phép CC thành một tác phẩm mới.

Trong cả hai tình huống, bạn cần cân nhắc xem bạn có những lựa chọn nào để cấp phép cho bản quyền mà bạn có trong bản chuyển thể của mình; đây được gọi là Giấy phép của Bộ điều hợp (Adapter License). Hãy nhớ rằng quyền của bạn trong bản chuyển thể chỉ áp dụng cho những đóng góp của chính bạn. Giấy phép gốc ban đầu tiếp tục quản lý việc sử dụng lại các thành phần từ tác phẩm gốc mà bạn đã sử dụng khi tạo bản chuyển thể của mình. Biểu đồ Giấy phép của Bộ điều hợp (Adapter License Chart) này có thể là một hướng dẫn hữu ích. Khi tạo một bản chuyển thể của tài liệu theo giấy phép được xác định ở cột bên trái, bạn có thể cấp phép cho những đóng góp của mình cho bản chuyển thể đó theo một trong các giấy phép được nêu ở hàng trên cùng nếu ô tương ứng có màu xanh lá cây. CC không khuyến nghị sử dụng giấy phép nếu ô tương ứng có màu vàng, mặc dù việc làm như vậy được cho phép về mặt kỹ thuật theo các điều khoản của giấy phép. Nếu làm vậy, bạn nên cẩn thận hơn để đánh dấu bản chuyển thể có liên quan đến nhiều bản quyền theo các điều khoản khác nhau để người dùng tiếp theo nhận thức được nghĩa vụ của họ trong việc tuân thủ các giấy phép từ tất cả các chủ sở hữu bản quyền. Các hộp màu xám đậm là những giấy phép mà bạn không được sử dụng làm giấy phép cho bộ điều hợp của mình.


Biểu đồ Giấy phép của Bộ điều hợp CC /
CC BY 4.0

Cách để chọn Giấy phép cho Bộ điều hợp của bạn

  • Nếu tác phẩm cơ bản được cấp phép BY hoặc BY-NC, chúng tôi khuyên giấy phép cho bộ điều hợp của bạn ít nhất bao gồm các yếu tố giấy phép giống hệt như giấy phép áp dụng cho bản gốc. Ví dụ: nếu một người tùy chỉnh tác phẩm BY-NC, họ sẽ áp dụng BY-NC cho bản chuyển thể của mình. Nếu một người tùy chỉnh tác phẩm BY, họ có thể áp dụng BY hoặc BY-NC cho bản chuyển thể của mình.

  • Nếu tác phẩm cơ bản được cấp phép BY-SA hoặc BY-NC-SA thì giấy phép bộ điều hợp của bạn phải là giấy phép tương tự được áp dụng cho giấy phép gốc hoặc giấy phép được chỉ định là tương thích với giấy phép gốc. Chúng tôi sẽ thảo luận về khả năng tương thích giấy phép chi tiết hơn bên dưới.

  • Hãy nhớ rằng, nếu tác phẩm cơ bản được cấp phép BY-ND hoặc BY-NC-ND, bạn không thể phân phối các bản chuyển thể nên bạn không cần phải lo lắng về việc áp dụng giấy phép của bộ điều hợp nào.

Hiểu về tính tương thích của giấy phép

Khi mọi người nói về tính “tương thích” của các giấy phép, họ có thể đề cập đến một số tình huống khác nhau.

Một sự cân nhắc liên quan đến tính tương thích đối với các phiên bản trước đó của các giấy phép cụ thể. Ví dụ: tất cả các giấy phép SA sau phiên bản 1.0 đều cho phép bạn sử dụng phiên bản mới hơn của cùng một giấy phép trên bản chuyển thể của mình. Ví dụ: nếu bạn phối lại tác phẩm BY-SA 2.0, bạn có thể và nên áp dụng BY-SA 4.0 cho bản chuyển thể của mình. Ngoài ra còn có một số lượng nhỏ các giấy phép không phải CC đã được chỉ định là Giấy phép Tương thích CC cho các mục đích Chia sẻ Tương tự (ShareAlike). Bạn có thể đọc thêm về điều đó trên trang các Giấy phép Tương thích CC và wiki các Phiên bản Giấy phép CC.

Một loại khả năng tương thích giấy phép khác liên quan đến những giấy phép nào tương thích khi tùy chỉnh (thường được gọi là "phối lại" trong ngữ cảnh này) nhiều hơn một tác phẩm có sẵn. Bảng phối lại dưới đây có thể là hướng dẫn hữu ích trong những trường hợp này. Để sử dụng biểu đồ, hãy tìm giấy phép áp dụng cho một trong các tác phẩm ở cột bên trái và giấy phép áp dụng cho tác phẩm khác ở hàng trên cùng bên phải. Nếu có dấu kiểm trong ô nơi hàng và cột đó giao nhau thì tác phẩm theo hai giấy phép đó có thể được phối lại với nhau. Nếu có dấu “X” trong ô thì các tác phẩm đó không được phép phối lại với nhau trừ khi áp dụng ngoại lệ hoặc giới hạn.


Biểu đồ tính Tương thích các Giấy phép CC /
CC BY 4.0

Khi sử dụng biểu đồ, bạn có thể xác định giấy phép nào sẽ được sử dụng cho bản chuyển thể của mình bằng cách chọn giấy phép hạn chế hơn trong hai giấy phép trên các tác phẩm bạn đang kết hợp. Mặc dù về mặt kỹ thuật, đó không phải là lựa chọn duy nhất cho giấy phép bộ điều hợp của bạn, nhưng đây là cách tốt nhất vì nó giúp người dùng hạ nguồn dễ dàng sử dụng lại.

Các lưu ý cuối cùng

Việc tiếp cận các bản phối lại có thể là đáng sợ. Trong bài này, hy vọng bạn đã có được một số công cụ để tiếp cận nhiệm vụ đó. Việc xác định liệu một bản chuyển thể có đủ tính độc đáo để đảm bảo bản quyền của chính nó (và do đó là giấy phép CC) hay không có thể khá chủ quan. Nếu bạn tạo một bản chuyển thể đủ nguyên bản thì bạn có thể xác định (1) giấy phép CC để áp dụng dựa trên biểu đồ các bộ điều hợp, và (2) liệu bạn có muốn kết hợp các tác phẩm được cấp phép CC khác vào tác phẩm của mình hay không. Nếu bạn kết hợp các tác phẩm được cấp phép CC khác, bạn nên xác nhận tính tương thích của các tác phẩm được cấp phép bằng biểu đồ về Tính tương thích.

Bất kể bạn đang thực hiện một bản chuyển thể (bản phối lại) hay sử dụng lại tác phẩm ở dạng chưa chuyển thể (bộ sưu tập), điều cần cân nhắc chính là thực hành thừa nhận ghi công tốt.

-----------------------------------------------------------------------

  1. Bạn đã tìm hiểu về các thuật ngữ “tùy chỉnh” và “tác phẩm phái sinh” trong Bài 2 và cách để các giấy phép CC sử dụng các thuật ngữ đó. Để xem lại thông tin đó, hãy xem Bài 2.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc


Combining and adapting CC-licensed works is where things can get a little tricky. This lesson will give you the tools you need.

“Combination of chilies” by City Foodsters is licensed under CC BY 2.0

Learning Outcomes

  • Describe the basics of what it means to create an adaptation

  • Explain the scope of the ShareAlike clause

  • Explain the scope of the NoDerivatives clause

  • Identify what license compatibility means and how to determine whether licenses are compatible

Big Question / Why It Matters

The great promise of Creative Commons licensing is that it increases the pool of content from which we can draw to create new works. To take advantage of this potential, you have to understand when and how you can incorporate and adapt CC licensed works. This requires careful attention to the particular CC licenses that apply, as well as a working understanding of the legal concept of adaptations as a matter of copyright.

Personal Reflection / Why it Matters To You

Have you ever wondered how to use CC licensed work created by someone else in something you are creating? Have you ever come across CC licensed work you wanted to reuse but were unsure about whether doing so would require you to apply a ShareAlike license to what you created?

Acquiring Essential Knowledge

Copying a CC licensed work and sharing it is pretty simple. Just make sure to provide attribution and refrain from using it for commercial purposes if it is licensed with one of the NonCommercial licenses.

But what if you are changing a CC licensed work or incorporating it into a new work? First, remember that if your use of someone else’s CC licensed work falls under an exception or limitation to copyright (like fair use or fair dealing), then you have no obligations under the CC license. If that is not the case, you need to rely on the CC license for permission to adapt the work. The threshold question then becomes, is what you are doing creating an adaptation?

Adaptation (or derivative work, as it is called in some parts of the world) is a term of art in copyright law. [1] It means creating something new from a copyrighted work that is sufficiently original to itself be protected by copyright. This is not always easy to determine, though some definitive examples do exist. Read this explanation on the CC site about what constitutes an adaptation. Some examples of adaptations include a film based on a novel or a translation of a book from one language into another.

Keep in mind that not all changes to a work result in the creation of an adaptation, such as spelling corrections. Also remember that to constitute an adaptation, the resulting work itself must be considered based on or derived from the original. This means that if you use a few lines from a poem to illustrate a poetry technique in an article you’re writing, your article is not an adaptation because your article is not derived from or based on the poem from which you took a few lines. However, if you rearranged the stanzas in the poem and added new lines, then almost always the resulting work would be considered an adaptation.

Here are some particular types of uses to consider (some of them should be familiar from earlier lessons!):

  • Taking excerpts of a larger work. Read the relevant FAQ.

  • Using a work in a different format. Read the relevant FAQ.

  • Modifying a work. Read the relevant FAQ.

Fundamental principle: As of Version 4.0, all CC licenses, even the NoDerivatives licenses, allow anyone to make an adaptation of a CC licensed work. The difference between the ND licenses and the other licenses is that if an adaptation of an ND-licensed work has been created, it cannot be shared with others. This allows, for example, an individual user to create adaptations of an ND licensed work. But ND does not allow the individual to share adaptations with the public.

If your reuse of a CC licensed work does not create an adaptation, then…

  1. you are not required to apply a ShareAlike-license to your overall work if you are using an SA-licensed work within it;

  2. the ND restriction does not prevent you from using an ND-licensed work; and

  3. you can combine that CC-licensed material with other work as long as you attribute and comply with the NonCommercial restriction if it applies.

If your reuse of a CC licensed work does create an adaptation, then there are limits on whether and how you may share the adapted work. We will look at those next. But first, a note about collections of materials.

Distinguishing Adaptations / Remixes vs. Collections

Introductory note: In many situations, such as reuse of a photo in a slide presentation, it is obvious that no adaptation has been created. However, the determination can be more difficult when bringing together multiple works into one larger work. This distinction between adaptations and collections is one of the trickiest concepts in copyright law. It also varies by jurisdiction and, even within a given jurisdiction, a judge’s determination between the two can be subjective, since there are few definitive rules on which to rely.

In contrast to an adaptation or remix of others’ work, a collection involves the assembly of separate and independent creative works into a collective whole. A collection is not an adaptation. One community member likened the difference between adaptations and collections to smoothies and TV dinners, respectively.

  1. Like a smoothie, an adaptation / remix mixes material from different sources to create a wholly new creation:

Attributions: “CC Smoothie” by Nate Angell. CC BY. Derivative of “Strawberry Smoothie On Glass Jar” by Element5 in the public domain, and various Creative Commons license icons by Creative Commons used under CC BY.

In a “smoothie” or adaptation / remix, you often cannot tell where one open work ends and another one begins. While this flexibility is useful for the new creator, it is still important to provide attribution to the individual parts that went into making the adaptation.

One example of an adaptation would be an open textbook chapter that weaves together multiple open educational resources in such a way that the reader can’t tell which resource was used on which page. That said, the endnotes of the book chapter should still provide attribution to all of the sources that were remixed in the chapter.

  1. Like a TV dinner, a collection compiles different works together while keeping them organized as distinct separate objects. An example of a collection would be a book that compiles openly-licensed essays from different sources.

Attributions: “CC TV Dinner” by Nate Angell. CC BY. Derivative of “tv dinner 1″ by adrigu used under CC BY, and various Creative Commons license icons by Creative Commons used under CC BY.

When you create a collection, you must provide attribution and licensing information about the individual works in your collection. This gives the public the information they need to understand who created what and which license terms apply to specific content. Revisit Section 4.1 on choosing a license to learn how to properly indicate the copyright status of third party works that you incorporate into your new work.

When you combine material into a collection, you may have a separate copyright of your own that you may license. However, your copyright only extends to the new contributions you made to the work. In a collection, that is the selection and arrangement of the various works in the collection, and not the individual works themselves. For example, you can select and arrange pre-existing poems published by others into an anthology, write an introduction, and design a cover for the collection, but your copyright and the only copyright you can license extends to your arrangement of the poems (not the poems themselves), and your original introduction and cover. The poems are not yours to license.

What happens when you create an adaptation of a CC licensed work or works?

General rules:

  • If the underlying work is licensed under a NoDerivatives license, you can make and use changes privately but you cannot share your adaptation with others, as discussed above.

  • If the underlying work is licensed under a ShareAlike license, then ShareAlike applies to your adaptation and you must license it under the same or a compatible license. More on this below.

  • You need to consider license compatibility. License compatibility is the term used to address the issue of which types of licensed works can be adapted into a new work.

  • In all cases, you have to attribute the original work when you create an adaptation.

Scenarios:

When creating an adaptation of a CC licensed work, the simplest scenario is when you take a single CC licensed work and adapt it.

The more complicated scenario is when you are adapting two or more CC licensed works into a new work.

In both situations, you need to consider what options you have for licensing the copyright you have in your adaptation; this is called the Adapter’s License. Remember that your rights in your adaptation only apply to your own contributions. The original license continues to govern reuse of the elements from the original work that you used when creating your adaptation. This Adapters License Chart chart may be a helpful guide. When creating an adaptation of material under the license identified in the left hand column, you may license your contributions to the adaptation under one of the licenses indicated on the top row if the corresponding box is green. CC does not recommend using a license if the corresponding box is yellow, although doing so is technically permitted by the terms of the license. If you do, you should take additional care to mark the adaptation as involving multiple copyrights under different terms so that downstream users are aware of their obligations to comply with the licenses from all rights holders. Dark gray boxes indicate those licenses that you may not use as your adapter’s license.

CC Adapters License Chart / CC BY 4.0

How to pick your Adapter’s License

  • If the underlying work is licensed with BY or BY-NC, we recommend your adapter’s license include at least the same license elements as the license applied to the original. For example, if one adapts a BY-NC work, they will apply BY-NC to their adaptation. If one adapts a BY work, they could apply either BY or BY-NC to their adaptation.

  • If the underlying work is licensed with BY-SA or BY-NC-SA, your adapter’s license must be the same license applied to the original or a license that is designated as compatible with the original license. We’ll discuss license compatibility in more detail below.

  • Remember, if the underlying work is licensed with BY-ND or BY-NC-ND, you cannot distribute adaptations so you don’t need to be concerned about what adapter’s license to apply.

Understanding license compatibility

When people talk about licenses being “compatible,” they can be referring to several different situations.

One consideration relates to compatibility for previous versions of specific licenses. For example, all SA licenses after version 1.0 allow you to use a later version of the same license on your adaptation. For example, if you remix a BY-SA 2.0 work, you can, and should, apply BY-SA 4.0 to your adaptation. There are also a small number of non-CC licenses that have been designated as CC Compatible Licenses for ShareAlike purposes. You can read more about that on the CC Compatible Licenses page and the CC License Versions wiki.

Another type of license compatibility relates to what licenses are compatible when adapting (more commonly referred to as “remixing” in this context) more than one pre-existing work. The remix chart below may be a helpful guide in these circumstances. To use the chart, find a license that applies to one of the works on the left column and the license that applies to the other work on the top right row. If there is a check mark in the box where that row and column intersect, then the works under those two licenses can be remixed. If there is an “X” in the box, then the works may not be remixed unless an exception or limitation applies.

CC License Compatibility Chart / CC BY 4.0

When using the chart, you can determine which license to use for your adaptation by choosing the more restrictive of the two licenses on the works you are combining. While that technically isn’t your only option for your adapter’s license, it is best practice because it eases reuse for downstream users.

Final remarks

It can be intimidating to approach remixes. In this lesson, hopefully you gained some tools for how to approach the task. Determining whether an adaptation has enough originality to warrant its own copyright (and therefore CC license) can be quite subjective. If you create an adaptation that is sufficiently original, then you can determine (1) the CC license to apply based on the adaptors chart, and (2) if you would like to incorporate other CC licensed works into yours. If you incorporate other CC licensed works, you should confirm the licensed work’s compatibility using the Compatibility chart.

Regardless of whether you are making an adaptation (remix) or reusing a work in unadapted form (collection), the primary consideration is to practice good attribution.

  1. You learned about the terms “adaptation” and “derivative work” in Unit 2, and how CC licenses use those terms. To revisit that information, see Unit 2.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com