Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

ORCID - Quy trình làm việc: Các máy chủ preprint

Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207

Preprint Servers

Theo: https://info.orcid.org/documentation/workflows/preprint-workflow/

Trước khi xuất bản chính thức trên một tạp chí, các bài báo theo truyền thống được bình duyệt ngang hàng. Thường thì tạp chí sẽ chỉ xuất bản bài báo một khi các biên tập viên hài lòng là các tác giả đã giải quyết bất kỳ lo ngại nào có thể phát sinh từ quy trình bình duyệt đó.

Chúng tôi biết rằng quy trình này có thể mất vài thời gian, và rằng không phải tất cả các ngành đều xuất bản tất cả các kết quả đầu ra lên các tạp chí. May thay, các nhà nghiên cứu có khả năng làm cho các kết quả đầu ra của họ sẵn sàng bằng việc tải lên một máy chủ preprint, tới lượt nó có thể cập nhật hồ sơ ORCID của họ nếu máy chủ preprint đó là một thành viên của ORCID. Quy trình cơ bản là như sau:

  • Tác giả gửi đệ trình bài báo tới máy chủ preprint

  • Dịch vụ của máy chủ preprint thu thập ORCID id của tác giả được xác thực và yêu cầu sự cho phép để tương tác với hồ sơ của họ, và lưu trữ sự cho phép đó.

  • Khi bản preprint đó được chấp nhận đối với máy chủ đó thì nhà cung cấp:

    • Đưa ORCID iD vào siêu dữ liệu của riêng nó, và bất kỳ siêu dữ liệu DOI nào.

    • Thêm bản preprint vào hồ sơ ORCID của tác giả, bao gồm cả ID của preprint đó (ví dụ, một DOI) và sử dụng dạng tác phẩm preprint với mối quan hệ “Self” (Bản thân). Điều này sẽ kết nối người đó với preprint đó.

    • Hiển thị logo iD xác thực cùng với tên tác giả của preprint đó và liên kết nó với hồ sơ ORCID của họ.

    • Dịch vụ đó cũng cho phép thu thập các iD xác thực cho bất kỳ đồng tác giả nào bằng việc gửi thư điện tử cho họ và yêu cầu họ xác thực và khẳng định đóng góp của họ.

Nếu bài báo đó được chấp nhận xuất bản trên một tạp chí được bình duyệt ngang hàng sau đó, thì nhà xuất bản có thể thêm bài báo trên tạp chí được bình duyệt ngang hàng vào hồ sơ ORCID, và đưa 2 mã nhận diện: một DOI cho bài báo trên tạp chí với quan hệ ‘Self’ và một DOI hoặc mã nhận diện của bản preprint gốc với quan hệ ‘Version of’ (Phiên bản của) nếu họ biết điều đó. Điều này sẽ nhóm các phiên bản lại cùng nhau trong hồ sơ ORCID, điều là hữu ích cho nhà nghiên cứu và những người xem hồ sơ đó.

Ví dụ

Ảnh

Liên kết bản preprint với các phiên bản được bình duyệt ngang hàng hoặc khác

ORCID hỗ trợ nhiều dạng quan hệ mã nhận diện bên ngoài:

  • Self - Tự bản thân: mã nhận diện tham chiếu chỉ tới tác phẩm đó và có thể được nhóm với các tác phẩm khác có cùng mã nhận diện. Ví dụ là một DOI

  • Part of - Phần của: tác phẩm là một phần của mã nhận diện này và không thể được nhóm với các tác phẩm khác. Ví dụ là một ISSN

  • Version of - Phiên bản của: các mã nhận diện áp dụng cho các phiên bản lựa chọn thay thế của tác phẩm và có thể được nhóm với self và version của các mã nhận diện. Được sử dụng để liên kết nhiều phiên bản của một tập hợp dữ liệu cùng nhau, hoặc để nhóm các preprint với phiên bản tài liệu được xuất bản.

  • Funded by - Được cấp vốn bởi: Các mã nhận diện này được sử dụng để liên kết việc cấp vốn với kết quả đầu ra nghiên cứu. Các mã nhận diện đó không được sử dụng trong việc tạo nhóm.

Các dạng mối quan hệ được sử dụng cho việc tạo nhóm các tác phẩm trong các hồ sơ ORCID của người sử dụng. Một tác phẩm y hệt có thể được thêm vào hồ sơ ORCID từ các nguồn khác nhau: nhiều kết nối đó làm cho thông tin về hồ sơ ORICD xác thực hơn. Ở những nơi các tác phẩm đó có một mã nhận diện chung (như một DOI, ISBN, .v.v.), chúng tự động được nhóm lại cùng nhau vì chúng đại diện cho một hạng mục y hệt. Lưu ý là vài mã nhận diện là phân biệt chữ hoa chữ thường và những gì xuất hiện sẽ là 2 phiên bản của cùng một mã nhận diện (ví dụ, “11abC” và “11ABC”) sẽ không nhóm được, trong khi vài mã nhận diện không phân biệt chữ hoa chữ thường và sẽ vẫn nhóm được ngay cả nếu các trường hợp đó là khác nhau (ví dụ, “10.125/1xyZ” và “10.125/1XYZ”). Nếu một tác phẩm không có mã nhận diện, nó không thể được nhóm.

Các lợi ích

Mọi thứ thường không đơn giản như vậy. Các iD và quyền ORCID có khả năng sẽ cần phải được chuyển từ hệ thống đệ trình sang hệ thống sản xuất và thậm chí có thể không có hệ thống để tác giả tương tác.

Chúng tôi vẫn nghĩ điều đó đáng làm. ORCID có thể giúp hợp lý hóa quy trình xuất bản, cải thiện quản lý tác giả và các cơ sở dữ liệu của người bình duyệt, và cải thiện độ chính xác tìm kiếm các kho dựa vào tên.

Các nhà xuất bản sử dụng ORCID để liên kết rõ ràng các tác giả và những người bình duyệt - và tất cả các phương án tên của họ - với tác phẩm nghiên cứu của họ, bằng việc nhúng các ORCID iD vào siêu dữ liệu ấn phẩm của họ và hiển thị chúng khi xuất bản hoàn thành. Bằng việc đưa các iD xác thực vào siêu dữ liệu của bạn, bạn có thể giải phóng các nhà nghiên cứu khỏi việc phải cập nhật thủ công hồ sơ ORCID của họ, giúp tăng tốc truyền thông các tác phẩm nghiên cứu, và giảm thiểu rủi ro các lỗi. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ hồ sơ ORCID như tên các nhà nghiên cứu, lịch sử giáo dục, và các cơ sở liên kết hiện hành để nhập liệu cho các hồ sơ trong hệ thống của riêng bạn để tiết kiệm thời gian của người sử dụng của bạn và giảm thiểu các lỗi.

Các nhà nghiên cứu nằm ở tâm điểm của mọi điều mà các nhà xuất bản học thuật và nghiên cứu làm. Thông tin chính xác về tác giả và người bình duyệt là rất quan trọng cho việc đánh chỉ mục, tìm kiếm và phát hiện, theo dõi xuất bản, cấp vốn và thừa nhận ghi công sử dụng tài nguyên, và hỗ trợ cho bình duyệt ngang hàng.



Tham khảo thêm các bản dịch liên quan tới các quy trình làm việc của ORCID ở đây.

Before formal publication in a journal, articles are traditionally peer reviewed. Usually a journal will only publish an article once the editors are satisfied that the authors have addressed any concerns which may have arisen from the review process. 

We are aware that this process can take some time, and that not all disciplines publish all outputs in journals. Luckily, researchers are able to make their outputs available by uploading to a preprint server, which in turn can update their ORCID record if that preprint server is an ORCID member. The basic workflow is as follows: 

  • The author submits an article submission to the preprint server

  • The preprint server service collects the authenticated author’s ORCID iD and requests permission to interact with their record, and stores that permission.

  • When the preprint is accepted to the server the provider:

    • Includes the ORCID iDs in it’s own metadata, and any DOI metadata.

    • Add the preprint to the author’s ORCID record, including the preprint ID (e.g a DOI) and using the preprint work type with the relationship “Self”. This connects the person with the preprint.

    • Display the authenticated iD logo alongside the preprint author name and link it to their ORCID record.

    • The service also allows the collection of authenticated iDs for any co-authors by emailing them and asking them to authenticate and confirm their contribution.

If the article is accepted for publication in a peer reviewed journal at a later date, the publisher can add the peer reviewed journal article to the ORCID record, and include 2 identifiers: the DOI for the journal article with the relation ‘Self’ and the DOI or work-identifier of the original preprint with the relation ‘Version of’ if they know it.  This will group the versions together in the ORCID record, which is helpful for the researcher and others viewing the record.

Example

Linking preprints with peer reviewed or other versions

ORCID supports multiple external identifier relationship types:

  • Self: the identifier refers solely to that work and can be grouped with other works that have the same identifier. Example is a DOI

  • Part of: the work is part of this identifier and cannot be grouped with other works. Example is an ISSN

  • Version of: these identifiers apply to alternate versions of the work and can be grouped with self and version of identifiers. Used to relate multiple versions of a dataset together, or to group preprints with the published version of a paper.

  • Funded by: These identifiers are used to link funding to the research output. These identifiers are not used in grouping.

The relationships types are used for grouping works within the users ORCID records. The same work can be added to an ORCID record from different sources; these multiple connections make the information on the ORCID record more authoritative. Where these works have a common identifier (such as a DOI, ISBN, etc.), they are automatically grouped together as they represent the same item. Note that some identifiers are case sensitive and what appears to be two versions of the same identifier (e.g. “11abC” and “11ABC”) will not group, while some are case insensitive and will still group even if the cases are different (e.g. “10.125/1xyZ” and “10.125/1XYZ”). If a work does not have an identifier, it cannot be grouped.

Benefits

We are aware that things are never this simple. The ORCID iDs and permissions potentially would need to be moved from the submission system to a production system, and there may not even be a system in place that authors interact with.

We still think it’s worth doing. ORCID can help streamline the publishing process, improve the management of author and reviewer databases, and enhance the accuracy of name-based repository searches.

Publishers use ORCID to clearly link authors and reviewers—and all their name variants—with their research work, by embedding ORCID iDs into their publication metadata and displaying them on finished publications. By including validated iDs in your metadata you can free researchers from having to manually update their ORCID records, help speed the communication of research works, and reduce the risk of errors. You can also use data from the ORCID record such as researchers’ names, education history, and current affiliations to populate profiles in your own system to save your users time and reduce errors.

Researchers are at the heart of everything that scholarly and research publishers do. Accurate author and reviewer information is vital to indexing, search and discovery, publication tracking, funding and resource use attribution, and supporting peer review.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

ORCID - Quy trình làm việc: Sách

Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207

Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207

Books

Theo: https://info.orcid.org/documentation/workflows/books-workflow/

Thông thường một quy trình xuất bản sách sẽ tuân theo các bước đó, dù chúng tôi nhận thấy rằng điều này có thể biến động giữa các nhà tổng hợp tùy thuộc vào các trường hợp sử dụng cụ thể.

  1. Tác giả gửi một đề xuất/quy trình đệ trình tới nhà xuất bản

  2. Nhà xuất bản thu thập ORCID iD của tác giả được xác thực và yêu cầu sự cho phép để tương tác với hồ sơ của họ, và lưu trữ sự cho phép đó.

  3. Nhà xuất bản thu thập dữ liệu từ hồ sơ của tác giả bằng việc sử dụng ORCID API và sử dụng nó để giúp nhập liệu vào mẫu biểu đề xuất/đệ trình. Điều này giúp tiết kiệm cho tác giả thời gian hoàn tất thủ công bằng tay các thông tin có sẵn rồi trong hồ sơ ORCID của họ.

Khi đề xuất được chấp nhận và cuốn sách hoặc chương sách được xuất bản, nhà xuất bản bổ sung thêm ấn phẩm đó vào hồ sơ ORCID của tác giả, kết nối người đó với ấn phẩm đó.

Nhà xuất bản hiển thị iD đó trong cuốn sách và siêu dữ liệu của cuốn sách và hiển thị iD đó trên trang thông tin của các tác giả đó.

Ví dụ


Lợi ích

Chúng tôi biết rằng mọi thứ không bao giờ đơn giản như vậy. Các iD và các quyền ORCID có khả năng sẽ cần phải được chuyển từ hệ thống đệ trình sang hệ thống sản xuất, và thậm chí có thể không có hệ thống để các tác giả tương tác.

Chúng tôi vẫn nghĩ điều đó đáng làm. ORCID có thể giúp hợp lý hóa quy trình xuất bản, cải thiện quản lý tác giả và các cơ sở dữ liệu của người bình duyệt, và cải thiện độ chính xác của các tìm kiếm kho dựa vào tên.

Các nhà xuất bản sử dụng ORCID để liên kết rõ ràng các tác giả và những người bình duyệt - và tất cả các phương án tên của họ - với tác phẩm nghiên cứu của họ, bằng việc nhúng các ORCID iD vào siêu dữ liệu ấn phẩm của họ và hiển thị chúng khi xuất bản hoàn thành. Bằng việc đưa các iD xác thực vào siêu dữ liệu của bạn, bạn có thể giải phóng các nhà nghiên cứu khỏi việc phải cập nhật thủ công hồ sơ ORCID của họ, giúp tăng tốc truyền thông các tác phẩm nghiên cứu, và giảm thiểu rủi ro các lỗi. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ hồ sơ ORCID như tên các nhà nghiên cứu, lịch sử giáo dục, và các cơ sở liên kết hiện hành để nhập liệu cho các hồ sơ trong hệ thống của riêng bạn để tiết kiệm thời gian của người sử dụng của bạn và giảm thiểu các lỗi.

Tham khảo thêm các bản dịch liên quan tới các quy trình làm việc của ORCID ở đây.

Typically a book publication workflow will follow these steps, although we are aware that this can vary between integrators depending on specific use cases. 

  1. The author submits a proposal/submission process to the Publisher

  2. The publisher collects the authenticated author’s ORCID iD and requests permission to interact with their record, and stores that permission.

  3. The publisher collects data from the author’s record using the ORCID API and uses it to help populate the proposal/submission form. This helps to save the author time manually completing information that is already available within their ORCID record. 

  4. When a proposal is accepted and the book or book chapter is published, the publisher adds the publication to the author’s ORCID record, connecting the person with the publication.

  5. The publisher displays the iD within the book and the books metadata and displays the iD on the authors information page

Example

Benefits

We are aware that things are never this simple. The ORCID iDs and permissions potentially would need to be moved from the submission system to a production system, and there may not even be a system in place that authors interact with.

We still think it’s worth doing. ORCID can help streamline the publishing process, improve the management of author and reviewer databases, and enhance the accuracy of name-based repository searches.

Publishers use ORCID to clearly link authors and reviewers—and all their name variants—with their research work, by embedding ORCID iDs into their publication metadata and displaying them on finished publications. By including validated iDs in your metadata you can free researchers from having to manually update their ORCID records, help speed the communication of research works, and reduce the risk of errors. You can also use data from the ORCID record such as researchers’ names, education history, and current affiliations to populate profiles in your own system to save your users time and reduce errors.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Tổng quan các tính năng và khả năng của Zotero


Overview of Zotero's features and capabilities

Theo: https://www.zotero.org/support/quick_start_guide

Zotero là một công cụ miễn phí, dễ sử dụng để giúp bạn thu thập, tổ chức, trích dẫn, và chia sẻ các nguồn nghiên cứu của bạn.

Mục lục


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt tài liệu ở định dạng PDF có 10 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/cj0uv1suetix2gyrgi3tj/Overview-of-Zotero-s-features-and-capabilities_Vi.pdf?rlkey=hoghhhs6ovmpjgtazn5s8m1an&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

ORCID - Quy trình làm việc: Các bài báo trên tạp chí

Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207

Journal Articles

Theo: https://info.orcid.org/documentation/workflows/integrating-orcid-into-your-journal-workflow/

Các nhà xuất bản sử dụng ORCID để rõ ràng liên kết các tác giả và những người bình duyệt - và tất cả các phương án tên của họ - với tác phẩm nghiên cứu của họ, bằng việc nhúng các mã nhận diện ORCID (ORCID iD) vào siêu dữ liệu ấn phẩm của họ và hiển thị chúng trong các ấn bản được hoàn thành. Bằng việc đưa các mã nhận diện xác thực vào trong siêu dữ liệu của bạn, bạn có thể giải phóng các nhà nghiên cứu khỏi việc phải cập nhật thủ công bằng tay các bản ghi/hồ sơ ORCID của họ, giúp tăng tốc độ truyền thông các tác phẩm nghiên cứu, và giảm rủi ro các lỗi. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ hồ sơ ORCID của nhà nghiên cứu như các tên, lịch sử giáo dục, và các cơ sở liên kết để nhập các hồ sơ vào hệ thống của riêng bạn để tiết kiệm thời gian của những người sử dụng và giảm các lỗi của bạn.

Thông thường một quy trình xuất bản tạp chí sẽ tuân theo các bước bên dưới, dù chúng tôi biết rằng điều này có thể biến động giữa các nhà tổng hợp tùy thuộc vào các trường hợp sử dụng cụ thể.

  • Tác giả gửi đệ trình bài báo tới nhà xuất bản

  • Nhà xuất bản thu thập ORCID iD của tác giả được xác thực và yêu cầu quyền tương tác với hồ sơ của họ, và lưu lại sự cho phép đó.

  • Nhà xuất bản thu thập dữ liệu từ hồ sơ của tác giả bằng việc sử dụng ORCID API và sử dụng nó để giúp nhập liệu vào mẫu đệ trình đó.

    • Điều này giúp tiết kiệm thời gian của tác giả khỏi việc hoàn tất thông tin đã sẵn sàng rồi trong hồ sơ ORCID của họ.

    • Các cơ sở liên kết, vốn cấp, các bản preprint và các tập hợp dữ liệu tât cả có thể được phát hiện.

  • Khi một đệ trình được chấp nhận và bài báo được xuất bản, nhà xuất bản sẽ:

    • Đưa các ORCID iD vào siêu dữ liệu của bài báo đó.

    • Thêm ấn phẩm vào hồ sở ORCID của tác giả, kết nối người đó với ấn phẩm đó.

    • Hiển thị mã nhận diện đó trong bài báo và siêu dữ liệu của bài báo đó

    • Hiển thị mã nhận diện đó trên trang thông tin của các tác giả

  • Như một tùy chọn, nhà xuất bản công nhận những người bình duyệt cho tác phẩm được bình duyệt ngang hàng của họ

  • Như một tùy chọn, nhà xuất bản thu thập các ORCID iD của các đồng tác giả và những người cộng tác và cũng cập nhật các hồ sơ của họ.

Ví dụ


Lợi ích

Mọi thứ thường không đơn giản như vậy. Các iD và quyền ORCID có khả năng sẽ cần phải được chuyển từ hệ thống đệ trình sang hệ thống sản xuất và thậm chí có thể không có hệ thống để tác giả tương tác.

Chúng tôi vẫn nghĩ điều đó đáng làm. ORCID có thể giúp hợp lý hóa quy trình xuất bản, cải thiện quản lý tác giả và các cơ sở dữ liệu của người bình duyệt, và cải thiện độ chính xác tìm kiếm các kho dựa vào tên.

ORCID phục vụ như một trung tâm thông tin, cho phép tác giả và người bình duyệt của bạn kết nối một cách đáng tin cậy với những đóng góp của họ và chia sẻ thông tin từ bản ghi ORCID của họ khi họ tương tác với hệ thống xuất bản của bạn. Việc thu thập các iD cho tất cả các tác giả và người bình duyệt của bạn trong quá trình xuất bản — cho dù là sách, tạp chí, tập hợp dữ liệu, bộ sưu tập, bản trình chiếu, mã hoặc nhiều tác phẩm khác — cho phép chia sẻ thông tin dễ dàng, đảm bảo các nhà nghiên cứu có thể đồng ý chia sẻ, tiết kiệm thời gian và rắc rối cho các nhà nghiên cứu, giảm nguy cơ sai sót và quan trọng là cho phép các nhà nghiên cứu nhận được sự thừa nhận ghi công họ xứng đáng cho công việc quan trọng mà họ đang làm.

Tham khảo thêm các bản dịch liên quan tới các quy trình làm việc của ORCID ở đây.

Publishers use ORCID to clearly link authors and reviewers—and all their name variants—with their research work, by embedding ORCID iDs into their publication metadata and displaying them on finished publications. By including validated iDs in your metadata you can free researchers from having to manually update their ORCID records, help speed the communication of research works, and reduce the risk of errors. You can also use data from the ORCID record such as researchers’ names, education history, and current affiliations to populate profiles in your own system to save your users time and reduce errors.

Typically a journal publication workflow will follow the steps below, although we are aware that this can vary between integrators depending on specific use cases.

  • The author submits an article submission to the Publisher

  • The publisher collects the authenticated author’s ORCID iD and requests permission to interact with their record, and stores that permission.

  • The publisher collects data from the author’s record using the ORCID API and uses it to help populate the submission form.

    • This helps to save the author time manually completing information that is already available within their ORCID record.

    • Affiliations, funding, preprints and datasets can all be discovered 

  • When a submission is accepted and the article is published, the publisher:

    • Includes the ORCID iDs in the article metadata.

    • Adds the publication to the author’s ORCID record, connecting the person with the publication.

    • Displays the iD within the article and the article metadata

    • Displays the iD on the authors information page

  • Optionally, the publisher acknowledges reviewers for their peer review work

  • Optionally, the publisher collects co-author and collaborator ORCID iDs and updates their records as well.

Example

Benefits

Things are not usually this simple. The ORCID iDs and permissions potentially would need to be moved from the submission system to a production system, and there may not even be a system in place that authors interact with.

We still think it’s worth doing. ORCID can help streamline the publishing process, improve the management of author and reviewer databases, and enhance the accuracy of name-based repository searches.

ORCID serves as an information hub, enabling your authors and reviewers to reliably connect to their contributions, and to share information from their ORCID record as they interact with your publishing systems. Collecting iDs for all your authors and reviewers during the publication process — whether for books, journals, datasets, compositions, presentations, code, or a variety of other works — allows for information to be easily shared, ensures researchers can provide consent to share, saves researchers time and hassle, reduces the risk of errors and, critically, enables researchers to get the credit they deserve for the important work they’re doing.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

ORCID - Quy trình làm việc: Các quy trình làm việc

Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207

Workflows

Theo: https://info.orcid.org/documentation/workflows/

Tầm nhìn của ORCID là một thế giới ở đó tất cả những ai tham gia vào nghiên cứu, uyên thâm, và đổi mới sáng tạo được nhận diện duy nhất và được kết nối tới những đóng góp và các cơ sở liên kết của họ xuyên khắp các ngành, biên giới, và thời gian. Ở đây, bạn có thể học cách làm việc với cộng đồng để biến tầm nhìn đó thành hiện thực, bằng việc tập trung vào trải nghiệm người sử dụng được chia sẻ và các vai trò và các cộng đồng chủ chốt để triển khai các mã nhận diện trong ngành của bạn.

Bên dưới là 5 bước cơ bản để triển khai các mã nhận diện ORCID, tất cả chúng được đưa vào trong các quy trình được ghi thành tài liệu của chúng tôi.

Chỉ thu thập các ORCID iD xác thực!

Không bao giờ yêu cầu các nhà nghiên cứu gõ vào hoặc tìm kiếm một cách thủ công ORCID iD của họ. Việc thu thập các ORCID iD xác thực cho các cá nhân thông qua quy trình OAUTH là quan trọng. Các cá nhân đăng ký vào tài khoản ORCID của họ bằng việc sử dụng địa chỉ thư điện tử và mật khẩu đã đăng ký của họ hoặc họ có thể tạo ra một tài khoản mới và sau đó ủy quyền cho hệ thống của bạn để có được ORCID iD của họ. Điều này đảm bảo bạn có được ORCID iD đúng đối với nhà nghiên cứu đó và thông tin về hồ sơ đó phản ánh các hoạt động nghiên cứu của họ (xem Điều gì là rất đặc biệt về việc đăng ký). Quy trình này cũng cho phép bạn có được sự cho phép để đọc và cập nhật hồ sơ ORCID của các nhà nghiên cứu của bạn.

Hiển thị các iD xác thực

ORCID chào đón và khuyến khích cộng đồng sử dụng các ORCID iD. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho các ORCID iD đọc được và hữu dụng. Một khi nhà nghiên cứu đã kết nối ORCID iD của họ với tích hợp của bạn, hãy lưu trữ và hiển thị công khai iD của họ trong các hệ thống, trang web của bạn và đưa vào dữ liệu của bên thứ ba nếu có. Hãy hiển thị iD theo các hướng dẫn thương hiệu của chúng tôi.

Thêm dữ liệu vào các hồ sơ ORCID của các nhà nghiên cứu của bạn

Là cơ bản rằng các tổ chức góp phần của họ bằng việc tạo ra những khẳng định xác thực về các kết nối giữa họ và các nhà nghiên cứu của họ. Đối với các cơ sở nghiên cứu, điều này ngụ ý việc thẩm định (các) cơ sở liên kết của các nhà nghiên cứu của họ; đối với các nhà xuất bản, các tác phẩm của họ (các ấn phẩm, bình duyệt, tập hợp dữ liệu, và hơn thế); và đối với các nhà cấp vốn, các phần thưởng và các trợ cấp của họ. Việc thêm thông tin này tới các hồ sơ ORCID cho phép các nhà nghiên cứu dễ dàng cung cấp thông tin xác thực cho các hệ thống và các hồ sơ họ sử dụng.

Đọc dữ liệu từ hồ sơ ORCID của các nhà nghiên cứu của bạn

Hầu hết các cơ sở yêu cầu các nhà nghiên cứu của họ thông tin y hệt nhiều lần vì các mục đích khác nhau. Để tiết kiệm cho họ thời gian gõ các thông tin này một cách thủ công, và để cải thiện chất lượng và tính cường tráng dữ liệu của bạn, bạn có thể thay vào đó nhập liệu vào các trường tiêu chuẩn trong các báo cáo và các mẫu biểu của bạn bằng việc sử dụng thông tin từ hồ sơ ORCID của một nhà nghiên cứu. Bạn cũng có thể thu thập thông tin từ các hồ sơ ORCID và sử dụng các mã nhận diện từ các hồ sơ đó để truy vấn các nguồn dữ liệu học thuật xác thực với dữ liệu đầy đủ mà có thể sau đó được bổ sung vào hệ thống của bạn.

Đồng bộ thông tin chảy giữa hệ thống của bạn và ORCID

Việc sử dụng ORCID API để trao đổi thông tin giữa hệ thống của bạn và các hồ sơ ORCID cho phép thông tin cập nhật và chính xác chảy giữa các hệ thống của bạn và các hệ thống khác các nhà nghiên cứu của bạn sử dụng. Điều này cung cấp lợi ích lớn nhất cho các nhà nghiên cứu của bạn, cho tổ chức của bạn, và cho cộng đồng học thuật rộng lớn hơn. Nó cho phép các nhà nghiên cứu của bạn bỏ nhiều thời gian hơn để đóng góp và ít thời gian hơn để quản lý thông tin về chúng; điều đó làm cho thông tin xác thực mà bạn đã thêm vào các hồ sơ ORCID của các nhà nghiên cứu cũng là sẵn sàng cho các tổ chức khác họ tương tác với.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tham khảo thêm các bản dịch liên quan tới các quy trình làm việc của ORCID ở đây.

The ORCID vision is a world in which all who participate in research, scholarship, and innovation are uniquely identified and connected to their contributions and affiliations across disciplines, borders, and time. Here, you can learn how to work with the community to make that vision a reality, by focusing on a shared user experience and key roles and opportunities for implementing identifiers in your sector.

Below are five basic steps to implementing ORCID identifiers, all of which are included in our documented workflows. 

Collect authenticated ORCID iDs only!

Never ask researchers to manually type in or search for their ORCID iD.  Collecting validated ORCID iDs for individuals through the OAUTH process is important. Individuals sign into their ORCID accounts using their registered email address and password or they can create a new account and then authorize your system to obtain their ORCID iD. This ensures you get the correct ORCID iD for the researcher and that the information on that record reflects their research activities (see What’s So Special About Signing In).  This process also allows you to obtain permission to read and update your researchers ORCID record

Display authenticated iDs

ORCID welcomes and encourages community use of ORCID iDs.  Our goal is to make ORCID iDs readable and useful. Once a researcher has connected their ORCID iD to your integration, store and publicly display their iD within your systems, websites and include in third party data where applicable. Display the iD following our Brand guidelines

Add data to your researchers’ ORCID records

It’s essential that organizations play their part by creating validated assertions about the connections between them and their researchers. For research institutions, this means validating their researchers’ affiliation(s); for publishers, their works (publications, reviews, datasets, and more); and for funders, their awards and grants. Adding this information to ORCID records enabling researchers to easily provide validated information to systems and profiles they use.

Read data from your researchers’ ORCID record

Most institutions ask their researchers for the same information multiple times for different purposes. To save them time entering this information manually, and to improve the quality and robustness of your data, you can instead populate standard fields in your reports and forms using information from a researcher’s ORCID record. You can also collect information from ORCID records and use identifiers from those records to query verified scholarly data sources for full data which can then be added to your system. 

Synchronize the information flow between your system and ORCID

Using the ORCID API to exchange information between your system and ORCID records allows up-to-date and accurate information to flow between your systems and the other systems your researchers use. This provides the greatest benefit for your researchers, your organization, and the broader scholarly community. It enables your researchers to spend more time making contributions and less time managing information about them; it makes authoritative information you have added to your researchers ORCID records available to the other organizations they interact with too.

If you have any questions then please contact us.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

ORCID - Quy trình làm việc


Nguồn ảnh
: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207

ORCID là thành phần cốt lõi của ‘Hồ sơ Tính mở’. Vì thế, ORCID có nhiều kết nối với các bên liên quan và các thành phần liên quan khác trong các hoạt động nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Mỗi kết nối có sử dụng mã nhận diện thường trực ORCID như vậy đều có quy trình làm việc của riêng nó dựa trên một quy trình làm việc chung.

Vì tầm quan trọng của các quy trình làm việc nhằm đạt được các kết nối đó, từ tuần sau, 28/08/2023, trên Blog sẽ lần lượt đăng các bản dịch các bài viết về các quy trình làm việc đó. Mời các anh chị và các bạn đón xem.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

ORCID quản lý những thông tin gì của một tác phẩm?

Thông tin về các tác phẩm của nhà nghiên cứu có thể là phần quan trọng nhất để đánh giá nhà nghiên cứu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thăng tiến sự nghiệp, lương bổng và/hoặc việc tiếp tục giành được các tài trợ nghiên cứu trong tương lai của họ. ORCID và ‘Hồ sơ Tính mở’ có thể giúp các nhà nghiên cứu quản lý chúng một cách hiệu quả.

Sử dụng ‘Hồ sơ tính mở[1] có thể giúp cho nhà nghiên cứu quản lý tốt hơn các tác phẩm cũng như giảm nhẹ được gánh nặng báo cáo theo cách thức ‘nhập liệu vào một lần, sử dụng lại nhiều lần’. Bài viết trước đó về ‘Hồ sơ tính mở’, khi đề cập tới nội dung có cấu trúc với các mã nhận diện thường trực - PID (Persistent IDentifier) liên quan tới việc nhập thông tin cho các tác phẩm ‘Works’ trong ORCID, đã giới thiệu 6 mẫu dạng thông tin: (1) Chi tiết về tác phẩm; (2) Trích dẫn; (3) Các loại mã nhận diện thường trực (PID); (4) Những người đóng góp, ví dụ, các đồng tác giả; (5) Các thông tin khác; và (6) Khả năng nhìn thấy đối với mọi thông tin được cung cấp. Bài viết này sẽ làm rõ các mẫu dạng thông tin đó qua các mô tả từng trường thông tin với các giải thích và/hoặc ví dụ đi kèm nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu mới làm quen với ORCID có thể nhập thông tin liên quan tới các tác phẩm của họ chính xác, tránh nhầm lẫn có thể gây lúng túng cho các độc giả và ảnh hưởng tiêu cực tới việc đánh giá chính bản thân họ.

Dưới đây liệt kê thông tin từng hạng mục tác phẩm trong ORCID theo cả 6 mẫu dạng với cả phần tiếng Anh của từng trường thông tin và phần tiếng Việt tương ứng của nó:

Title - Tiêu đề:* Tiêu đề của tác phẩm

  • Subtitle - Tiêu đề phụ: Tiêu đề phụ của tác phẩm (nếu có)

  • Translated-title - Tiêu đề đã dịch: Tiêu đề tác phẩm xuất hiện dưới ngôn ngữ khác, ngôn ngữ của tiêu đề đã dịch được ghi lại dưới dạng một thuộc tính. Ví dụ, nếu tác phẩm của bạn là kết quả từ việc dịch một tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thì tiêu đề nhập vào trường này là tiêu đề bằng tiếng Anh của tài liệu gốc.

  • Journal-title - Tiêu đề tạp chí: Tên của một bộ sưu tập lớn hơn mà tác phẩm được đăng trong đó, chẳng hạn như tên một tạp chí cho các bài báo đăng trong đó hoặc tên của cuốn sách cho các chương sách. Ví dụ, nếu bài viết của bạn được đăng trên tạp chí ‘Tia Sáng’ thì tiêu đề nhập vào trường này là ‘Tia Sáng’.

  • Short-description - Mô tả ngắn gọn: Mô tả ngắn gọn hoặc tóm tắt tác phẩm.

  • Citation-type - Dạng trích dẫn: Định dạng trích dẫn được cung cấp. Trường thông tin này trong ORCID được chọn từ một danh sách có sẵn liệt kê các giá trị (các định dạng trích dẫn) sau: APA, BIBTEX, CHICAGO, HARVARD, IEEE, MLA, RIS, UNSPECIFIED, VANCOUVER. Hãy chọn định dạng phù hợp với tác phẩm của bạn.

  • Citation-value - Giá trị của trích dẫn: Các nội dung của trích dẫn.

  • Work-type - Dạng tác phẩm: Dạng đối tượng của tác phẩm. Trường này phải được chọn từ danh sách các dạng tác phẩm được ORCID hỗ trợ, được phân thành 4 chủng loại được liệt kê bên dưới đây. Một vài trong số các hạng mục được liệt kê ở cả 4 chủng loại bên dưới chỉ sẵn sàng với giao diện lập trình ứng dụng - API (Application Programming Interface) phiên bản 3.0+; và từng hạng mục đều có mô tả chi tiết đi kèm với việc giải nghĩa các từ ngữ của từng hạng mục đó trong bài viết ‘Các dạng tác phẩm nào ORCID hỗ trợ[2]:

    • Publications – Các ấn bản: sách; chương sách; bản bình duyệt sách; mục từ trong từ điển; luận án; luận văn; mục đầu vào của bách khoa toàn thư; sách được biên soạn; bài báo trên tạp chí; vấn đề trên tạp chí; bài báo theo chủ đề được xuất bản định kỳ trên tạp chí; sách hướng dẫn; tài nguyên trên trực tuyến; bài báo dạng thư tin; bài báo dạng tin tức; preprint (bài báo chưa được bình duyệt); báo cáo; bài bình duyệt; công cụ nghiên cứu; ấn phẩm của sinh viên được giám sát; bài kiểm tra; bản dịch; website; tài liệu làm việc.

    • Conference – Hội nghị: bản tóm tắt hội nghị; tài liệu của hội nghị; áp phích của hội nghị.

    • Intellectual Property – Sở hữu trí tuệ: các tiết lộ phát minh; giấy phép các thỏa thuận hợp đồng; bằng sáng chế; bản quyền được đăng ký; thương hiệu và/hoặc nhãn hiệu các loại.

    • Other – Khác: chú thích; biểu diễn nghệ thuật; kế hoạch quản lý dữ liệu; tập hợp dữ liệu; phát minh; bài giảng và/hoặc diễn thuyết; đối tượng vật lý; kỹ thuật nghiên cứu; phần mềm; công ty spin-off; chính sách và tiêu chuẩn; tiêu chuẩn kỹ thuật; khác.

  • Publication date - Ngày xuất bản: Ngày tác phẩm được xuất bản. Được khuyến nghị ngày xuất bản sớm nhất được sử dụng.

  • External-id-type - Dạng mã nhận diện bên ngoài:* Dạng mã nhận diện. Trường này phải được chọn từ danh sách vài chục mã nhận diện tác phẩm được ORCID hỗ trợ (xem Hình 1). Các trường cho từng mã nhận diện được chọn gồm:

    • External-id-value - Giá trị của mã nhận diện bên ngoài:* Bản thân mã nhận diện đó. Ví dụ, giá trị DOI: 10.5281/zenodo.8220447. Khi bạn nhập giá trị DOI này vào ORCID, ORCID sẽ tự động tìm ra địa chỉ web (URL) là phân giải của mã nhận diện đó, như ngay dưới đây.

    • External-id-url - Địa chỉ web (URL) của mã nhận diện ngoài: Địa chỉ URL mã nhận diện đó phân giải tham chiếu tới. Ví dụ: https://zenodo.org/record/8220447

    • External-id-relationship - Mối quan hệ với các mã nhận diện bên ngoài:* Có các dạng sau: (1) Mã nhận diện cho toàn bộ hồ sơ của tác phẩm (Self), một tác phẩm phải có một mã nhận diện dạng Self này; (2) Mã nhận diện tác phẩm là một phần của bộ sưu tập lớn hơn (Part-of); (3) Mã nhận diện là một trong các phiên bản của một tác phẩm (Version-of); và (4) Mã nhận diện áp dụng cho việc cấp vốn cho tác phẩm sẽ được thiết lập như là dạng ‘Được cấp vốn bởi’ (Funded by).


Hình 1. ORCID hỗ trợ vài chục dạng mã nhận diện thường trực (PID), bao gồm DOI

  • Work-url - Địa chỉ web URL của tác phẩm: Một URL liên kết tới tác phẩm đó.

  • Work-contributors - Những người đóng góp cho tác phẩm: Thông tin về các cá nhân đã sáng tạo ra tác phẩm đó, ví dụ như trong trường hợp tác phẩm có các đồng tác giả. Thông tin này thường đi kèm với các dạng vai trò khác nhau của những người đóng góp, như trên Hình 2:


Hình 2. Các dạng vai trò của người đóng góp được ORCID hỗ trợ

  • Language-code - Mã ngôn ngữ: Ngôn ngữ được sử dụng để mô tả tác phẩm trong các trường trước đó.

  • Country - Quốc gia: Quốc gia nơi tác phẩm đã được xuất bản hoặc nơi có liên quan tới tác phẩm

Lưu ý: dấu sao * ngụ ý các trường phải có thông tin

Riêng với khả năng nhìn thấy đối với mọi thông tin được cung cấp, người sử dụng có thể lựa chọn 1 trong 3 lựa chọn sau đây cho từng tác phẩm: (1) ‘Everyone’ để bất kỳ ai cũng nhìn thấy; (2) ‘Trusted parties’ để chỉ những người bạn cho phép mới nhìn thấy được; và (3) ‘Only me’ nếu bạn muốn chỉ một mình bạn nhìn thấy. Một khi bạn lựa chọn ‘Everyone’ thì bất kỳ ai cũng nhìn thấy thông tin (các) tác phẩm của bạn theo đường liên kết tới hồ sơ công khai (Public Record) của bạn, chứ không phải ở màn hình dành cho bạn với vai trò là quản trị tài khoản ORCID, như ví dụ được minh họa trên Hình 3.


Hình 3. Ví dụ các thông tin về tác phẩm bất kỳ ai cũng nhìn thấy

Các nội dung nêu ở trên cho thấy, bản thân ORCID đứng một mình đã có khả năng trực tiếp quản lý rất nhiều các dạng kết quả đầu ra nghiên cứu và nhiều thông tin liên quan tới chúng ở dạng một tác phẩm mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng trong các hoạt động quản lý nghiên cứu của mình. Ngoài ra, các thông tin liên quan tới tác phẩm còn có thể được ORCID gián tiếp quản lý sẽ còn phong phú hơn khi ORCID tích hợp với mã nhận diện đối tượng số DOI để tạo nên một ‘Hồ sơ tính mở’, khi mà các thông tin về tác phẩm được bổ sung thêm từ ứng dụng bên ngoài, chẳng hạn như, Zenodo[1]. Và các thông tin liên quan tới tác phẩm sẽ còn phong phù nhiều hơn nhiều, nếu trong tương lai, ‘Hồ sơ tính mở’ không chỉ có sự tích hợp giữa ORCID với DOI, mà còn với nhiều mã nhận diện thường trực khác như OrgID/ROR dành cho các tổ chức, GrantID dành cho các trợ cấp nghiên cứu và/hoặc các mã nhận diện thường trực khác.


Hình 4. Các dạng nội dung thông tin của nhà nghiên cứu ORCID có thể quản lý

Đó là chưa kể tới các dạng nội dung thông tin khác có liên quan tới các hoạt động của nhà nghiên cứu ngoài dạng tác phẩm (Works) mà ORCID có khả năng trực tiếp quản lý, chẳng hạn như: (1) Việc làm – Employment; (2) Giáo dục và trình độ - Education and qualifications; (3) Các hoạt động nghề nghiệp - Professional activities; (4) Cấp vốn – Funding; và nhiều thông tin liên quan khác.

Cuối cùng, và là quan trọng nhất, để nhập thông tin vào bản ghi/hồ sơ ORCID của bạn được đúng và chính xác với các từ gợi ý ngắn gọn cho từng hạng mục trong 4 chủng loại thuộc về dạng tác phẩm (Work-type) là kết quả nghiên cứu của bạn, bạn nhất định cần tham khảo bài viết ‘Các dạng tác phẩm nào ORCID hỗ trợ[2] để hiểu rõ về chúng qua các nội dung giải thích rõ ràng các từ gợi ý ngắn gọn đó.


Các chú giải

[1] Lê Trung Nghĩa (2023): Hồ sơ Tính mở - Nhân tố không thể thiếu của Khoa học Mở: https://zenodo.org/record/8220447

[2] Rob Blackburn, November 14, 2022: What work types does ORCID support?: https://info.orcid.org/ufaqs/what-work-types-does-orcid-support/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/cac-dang-tac-pham-nao-orcid-ho-tro-997.html




 

Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Tự do tải về bài viết định dạng PDF ở địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.8278941

Lê Trung Nghĩa, ORCID iD: https://orcid.org/0009-0007-7683-7703

Bài được Tạp chí Tia Sáng biên tập đăng trên Tia Sáng số 16 năm 2023, xuất bản ngày 20/08/2023, các trang 29-30 với tiêu đề: ORCID giúp mở và minh bạch những gì? Bản điện tử của Tia Sáng có tại ở đây.

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

‘Viện Dữ liệu Mở - Kế hoạch năm 2023 của chúng tôi’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) xuất bản tháng 2/2023.

Tài liệu nêu lên 6 nguyên tắc hướng dẫn bắt nguồn từ bản sắc cốt lõi, vị thế của ODI trên thế giới và khối kiến thức và chuyên môn độc nhất của họ. Ngoài ra, tài liệu cũng nên ra một loạt các ưu tiên và các cam kết trong vòng 5 năm sẽ cho phép ODI đóng góp hiệu quả nhất vào việc tạo ra một hệ sinh thái dữ liệu mở, đáng tin cậy.

6 nguyên tắc của ODI gồm:

Nguyên tắc 1: Chúng tôi tin tưởng rằng hạ tầng dữ liệu mạnh là nền tảng cho việc xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu mở, tin cậy ở phạm vi toàn cầu và điều này có thể giúp giải quyết các thách thức cấp bách nhất của chúng ta.

Nguyên tắc 2: Hạ tầng dữ liệu mạnh bao gồm dữ liệu khắp phổ, từ mở tới chia sẻ tới đóng. Nhưng nền tảng tốt nhất có thể là dữ liệu mở, được hỗ trợ và duy trì như là hạ tầng dữ liệu. Chỉ với nền tảng này, mọi người, các doanh nghiệp và chính phủ mới có thể nhận ra tiềm năng của hạ tầng dữ liệu trong toàn xã hội và nền kinh tế.

Nguyên tắc 3: Để dữ liệu phù hợp với tất cả mọi người, nó cần phải làm việc xuyên các biên giới - địa lý, tổ chức, kinh tế, văn hóa và chính trị. Để điều này xảy ra một cách có đạo đức và bền vững, cần phải có sự tin tưởng – tin tưởng vào dữ liệu và tin tưởng vào những người chia sẻ dữ liệu đó.

Nguyên tắc 4: Nhu cầu lớn hơn bao giờ hết đối với các tổ chức độc lập, đáng tin cậy để giúp mọi người trên tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế và xã hội được hưởng lợi từ hạ tầng dữ liệu tốt hơn.

Nguyên tắc 5: Để dữ liệu phù hợp với tất cả mọi người, những người thu thập và sử dụng dữ liệu đó cần hết sức cảnh giác với sự bất bình đẳng, thành kiến và bất đối xứng về quyền lực. Tất cả các tổ chức làm việc trong lĩnh vực dữ liệu phải thực hiện các bước chủ động để đảm bảo rằng họ đóng góp đầy đủ và có ý thức vào việc tạo ra một hệ sinh thái dữ liệu đa dạng, công bằng và toàn diện.

Nguyên tắc 6: Thế giới cần một nhóm các nhà lãnh đạo dữ liệu mới – những cá nhân có kiến thức và kỹ năng về dữ liệu, đồng thời được trang bị để hiểu giá trị, những hạn chế và cơ hội do dữ liệu, thực hành dữ liệu và chia sẻ dữ liệu mang lại.



Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 7 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/fsl4wvciifau8qjzkrkkd/The-ODI-our-plan-for-2023_Vi-08082023.pdf?rlkey=qljoknechgouovqpwjvt3tq0f&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Các nhà xuất bản thương mại và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs): dẫn dắt hay cản trở sự tiến bộ?

Commercial publishers and the Sustainable Development Goals (SDGs): driving change or hindering progress?

19/07/2023

Theo: https://www.coalition-s.org/blog/commercial-publishers-and-the-sustainable-development-goals-sdgs-driving-change-or-hindering-progress/

Bài được đưa lên Internet ngày: 19/07/2023

Hướng tới hội nghị thượng đỉnh SDG 2023 vào tháng 9, Nature đã phát hành một loạt các bài xã luận về các SDG. Bài xã luận đầu tiên dấy lên cảnh báo rằng “các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc hướng tới những hòn đá” và thúc giục “Các nhà nghiên cứu khắp trên thế giới ... hãy làm phần việc của họ để thay đổi điều đó.” Tuy nhiên, con voi trong căn phòng là nếu nghiên cứu không đóng góp nhiều nhất có thể cho sự thành công của SDGs, thì phần lớn là do hoạt động khai thác thương mại và sự gác cổng của chính hệ thống xuất bản học thuật.

Hành vi khai thác của các công ty nói chung – bao gồm hành vi của các nhà xuất bản thương mại lớn nhất – đã trực tiếp góp phần phá hủy thế giới của chúng ta đến mức cộng đồng quốc tế phải đưa ra các SDG, trước khi hành tinh này bị đốt cháy và bị chia cắt thành từng mảng do biến đổi khí hậu, gia tăng bất bình đẳng và xung đột.

Đặc biệt hơn, các khoản phí xuất bản ngày càng gia tăng và lợi nhuận quá mức của các nhà xuất bản thương mại lớn đang làm cạn kiệt công quỹ khỏi nghiên cứu. Điều này cản trở tiến bộ khoa học trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả những lĩnh vực quan trọng để đạt được SDGs. Làm thế nào các nhà khoa học có thể được kỳ vọng “làm phần việc của họ” để giải quyết các vấn đề toàn cầu nếu các ngân quỹ nghiên cứu hạn chế bị chuyển hướng khỏi nghiên cứu và chuyển thành lợi nhuận nhiều triệu đô la của các nhà xuất bản?

Tệ hơn nữa, hầu hết khoa học về tính bền vững và biến đổi khí hậu vẫn đứng sau các bức tường thanh toán của nhà xuất bản. Kết quả là, các xuất bản phẩm của các nhà nghiên cứu nào thực sự đang “làm phần việc của họ” phần lớn vẫn không truy cập được đối với các độc giả nào không thể trang trải được cho các thuê bao đắt đỏ.

Chúng ta cũng đừng quên rằng nghiên cứu được thực hiện “trên khắp thế giới” – ở các khu vực và bởi các cộng đồng chịu tác hại nhiều nhất của biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, mất đa dạng sinh học và nghèo đói – ít có khả năng được xuất bản trên các tạp chí quốc tế có xếp hạng cao, vì các tạp chí này chủ yếu xuất bản nghiên cứu từ các nước có thu nhập cao.

Để thể hiện cam kết, các nhà xuất bản thương mại lớn đã đăng ký Thỏa thuận Nhà xuất bản về SDG của Liên hiệp quốc (UN SDG Publishers Compact), cho phép họ đạt được điểm tôn trọng để giảm lãng phí giấy tại trụ sở chính và cho họ quyền ghim logo SDG trên trang web của họ. Tuy nhiên, SDG Publishers Compact không yêu cầu họ biến đổi các hoạt động gây hại của mình. Ngược lại, giờ đây chúng ta biết rằng mặc dù các bài xã luận của họ có thể khuyến khích những người khác làm nhiều hơn, nhưng đồng thời, họ cũng có thể hỗ trợ ngành nhiên liệu hóa thạchlấy tiền từ các quốc gia nghèo nhất trên thế giới cho các dịch vụ của họ. Trên thực tế, những hành động như vậy trực tiếp làm suy yếu các SDG.

Thay vì yêu cầu các nhà nghiên cứu “làm phần việc của họ”, các nhà xuất bản thực sự cam kết thúc đẩy các SDG có thể cân nhắc làm phần việc của riêng họ.

Nếu Springer Nature thực sự muốn khoa học giải quyết các thách thức toàn cầu, họ có thể bắt đầu bằng cách làm cho tất cả các nghiên cứu về tính bền vững trở thành mở - với cùng một ý thức về sự cấp bách như đã áp dụng cho nghiên cứu sức khỏe trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Ngoài ra, họ có thể ngừng yêu cầu các khoản phí xuất bản quá cao, để tiền của người nộp thuế thực sự có thể hỗ trợ nghiên cứu khi cần thiết.

Các nhà xuất bản học thuật có thể làm rất nhiều việc để đảm bảo rằng nghiên cứu đóng góp đầy đủ vào sự thành công của các SDG. Nhưng cho đến khi họ thực hiện các bước cụ thể, như những bước đã nêu ở trên, các bài xã luận của họ về chủ đề này chỉ là tráng qua hàng SDG (SDG washing) một cách đáng ngờ.

Về tác giả Nora Papp-Le Roy

Nora là Giám đốc Chương trình của Liên minh S, điều phối công việc của văn phòng của Liên minh S tại Quỹ Khoa học Châu Âu, và hỗ trợ các nhà cấp vốn nghiên cứu để triển khai Kế hoạch S và để biến Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm học thuật trở thành hiện thực. Cô có 20 năm kinh nghiệm thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế, chính sách toàn cầu, tham gia thành viên và vận động chính sách. Cô đã từng làm việc tại Hội đồng Khoa học Quốc tế trong lĩnh vực khoa học toàn cầu về chính sách, và tại OECD trong lĩnh vực Tăng trưởng Xanh và Sự gắn kết Chính sách vì Sự Phát triển. Cô có bằng về Khoa học kinh tế, Quan hệ quốc tế, các vấn đề của EU và Vận động chính sách.

Xem tất cả các bài đăng của Nora Papp-Le Roy

Leading up to the 2023 SDG summit in September, Nature has launched a series of editorials covering the SDGs. The first editorial raises the alarm that “UN’s Sustainable Development Goals are heading for the rocks” and urges “Researchers around the world …[to] do their bit to change that.” The elephant in the room, however, is that if research is not contributing as much as it could to the success of the SDGs, it is in large part because of the commercial exploitation and gatekeeping of the academic publishing system itself.

Extractive corporate behaviour in general– including that of the largest commercial publishers – has directly contributed to wrecking our world to the point that the international community had to come up with the SDGs, before the planet burns up and splits at the seams due to climate change, growing inequality, and conflict.

More specifically, the big commercial publishers’ ever-increasing publication fees and excessive profits are draining public funds away from research. This holds back scientific progress in all areas, including those that are crucial for reaching the SDGs. How can scientists be expected to “do their bit” to solve global issues if limited research funds are diverted away from research and into publishers’ multimillion profits?

Even more gallingly, most of the sustainability and climate change science is still behind publisher paywalls.  As a result, the publications of researchers who actually are “doing their bit” remain largely inaccessible to readers who cannot afford expensive subscriptions.

Let us also not forget that the research done “around the world” – in the regions and by the communities most exposed to the harms of climate change, inequality, biodiversity loss, and poverty – is far less likely to be published in high-ranking international journals, because these journals overwhelmingly publish research from high-income countries.

In a show of commitment, the large commercial publishers have signed up to the UN SDG Publishers Compact, which allows them to gain respectability points for reducing paper waste at their headquarters and gives them the right to pin the SDG logo on their website. However, the SDG Publishers Compact does not require them to transform their harmful practices. On the contrary, we now know that while their editorials may exhort others to do more, at the same time, they may also, for example,  support the fossil fuel industry and take money from the poorest countries in the world for their services. Such actions, in effect, directly undermine the SDGs.

Instead of telling researchers to “do their bit”, publishers truly committed to advancing the SDGs might consider doing their own bit.

If Springer Nature indeed wants science to solve global challenges, they could start by making all sustainability research open – with the same sense of urgency as that which applied to health research during the Covid-19 crisis.

In addition, they could stop asking for extortionate publishing fees, so that taxpayers’ money can actually support research where it is needed.

Academic publishers could do a lot to make sure that research fully contributes to the success of the SDGs. But until they take concrete steps, as those outlined above, their editorials on this topic are just cynical SDG washing.

Nora Papp-Le Roy

Nora is the cOAlition S Programme Manager, coordinating the work of the cOAlition S office at the European Science Foundation, and supporting research funders to implement Plan S and make full and immediate Open Access to scholarly publications a reality. She has 20 years of experience promoting international scientific cooperation, global policies, membership engagement and advocacy. She has previously worked at the International Science Council in the field of global science for policy, and at the OECD in the fields of Green Growth and Policy Coherence for Development.   She holds degrees in Economic Sciences, International Relations, EU affairs and Advocacy.

View all posts by Nora Papp-Le Roy

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

‘Tóm tắt chiến lược 5 năm 2023-2028’ của Viện Dữ liệu Mở (ODI) - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của Viện Dữ liệu Mở, xuất bản tháng 2/2023.

Cách tiếp cận của chúng tôi cho phép chúng tôi điều chỉnh việc triển khai và cam kết của mình khi thế giới xung quanh chúng tôi và các tổ chức chúng tôi làm việc cùng, thay đổi. Các hoạt động của chúng tôi sẽ được thiết lập trên cơ sở thường niên, được ánh xạ tới 6 nguyên tắc hướng dẫn mọi điều chúng tôi làm.

Sáu nguyên tắc đó là:

Nguyên tắc 1: Chúng tôi tin tưởng rằng hạ tầng dữ liệu mạnh là nền tảng cho việc xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu mở, tin cậy ở phạm vi toàn cầu và điều này có thể giúp giải quyết các thách thức cấp bách nhất của chúng ta.

Nguyên tắc 2: Hạ tầng dữ liệu mạnh bao gồm dữ liệu khắp phổ, từ mở tới chia sẻ tới đóng. Nhưng nền tảng tốt nhất có thể là dữ liệu mở, được hỗ trợ và duy trì như là hạ tầng dữ liệu. Chỉ với nền tảng này, mọi người, các doanh nghiệp và chính phủ mới có thể nhận ra tiềm năng của hạ tầng dữ liệu trong toàn xã hội và nền kinh tế.

Nguyên tắc 3: Để dữ liệu phù hợp với tất cả mọi người, nó cần phải làm việc xuyên các biên giới - địa lý, tổ chức, kinh tế, văn hóa và chính trị. Để điều này xảy ra một cách có đạo đức và bền vững, cần phải có sự tin tưởng – tin tưởng vào dữ liệu và tin tưởng vào những người chia sẻ dữ liệu đó.

Nguyên tắc 4: Nhu cầu lớn hơn bao giờ hết đối với các tổ chức độc lập, đáng tin cậy để giúp mọi người trên tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế và xã hội được hưởng lợi từ hạ tầng dữ liệu tốt hơn.

Nguyên tắc 5: Để dữ liệu phù hợp với tất cả mọi người, những người thu thập và sử dụng dữ liệu đó cần hết sức cảnh giác với sự bất bình đẳng, thành kiến và bất đối xứng về quyền lực. Tất cả các tổ chức làm việc trong lĩnh vực dữ liệu phải thực hiện các bước chủ động để đảm bảo rằng họ đóng góp đầy đủ và có ý thức vào việc tạo ra một hệ sinh thái dữ liệu đa dạng, công bằng và toàn diện.

Nguyên tắc 6: Thế giới cần một nhóm các nhà lãnh đạo dữ liệu mới – những cá nhân có kiến thức và kỹ năng về dữ liệu, đồng thời được trang bị để hiểu giá trị, những hạn chế và cơ hội do dữ liệu, thực hành dữ liệu và chia sẻ dữ liệu mang lại.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 18 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/5iaibka09k6d9hb6krq53/ODI-Five-Year-Strategy-2023-2028-Summary_Vi-09082023.pdf?rlkey=fhnr9g5qfrvvd9kbn0tgwokdf&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com