Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

CHUYỂN ĐỔI SỐ: CÁCH TIẾP CẬN MỚI VỀ MỞ

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng số 16, xuất bản ngày 20/08/2020, các trang 8-12. Phiên bản điện tử xuất bản ngày 27/08/2020 có tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Chuyen-doi-so-Cach-tiep-can-moi-ve-mo-25459)


Nội dung bài viết được trích dẫn
một phần từ tài liệu được trình bày tại Hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông” do Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức ngày 04/08/2020 tại Hà Nội)


Để có một cuộc đồng hành an toàn và thành công từ chính quyền điện tử tới chuyển đổi số, chính phủ số, dữ liệu chia sẻ và chính phủ mở, chúng ta có thể sẽ cần tới cách tiếp cận rất khác với cách tiếp cận truyền thống. Tuy vậy trong các quy định và tài liệu hướng dẫn từ trước đến nay của Việt Nam lại đề cập tới rất ít đến cách tiếp cận này.

A. HIỂU ĐÚNG VỀ MỞ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chúng ta có thể hiểu triết lý của MỞ là:

Tôi có một quả táo, bạn có một quả táo, chúng ta trao đổi cho nhau và mỗi người chúng ta vẫn có một quả táo. Tôi có một ý tưởng, bạn có một ý tưởng, chúng ta trao đổi cho nhau và mỗi người chúng ta có hai ý tưởng”.

Đây là nguyên lý cộng lực để phát triển!

Quả táo là hiện thân của HỮU HÌNH, giống như mảnh đất, ngôi nhà, mỏ dầu, hòn đảo...

Ý tưởng là hiện thân của VÔ HÌNH, giống như phần mềm, nội dung số, dữ liệu số…

Nguyên lý cộng lực chỉ phát triển được với hai điều kiện cùng tồn tại là MỞ và VÔ HÌNH, bởi có VÔ HÌNH mà ĐÓNG thì cũng không đem lại giá trị vì không có chia sẻ, và vì thế, không thể mỗi người có hai ý tưởng được.

Các tài nguyên HỮU HÌNH là các tài nguyên có xu hướng ngày một khan hiếm, ngày một cạn kiệt. Ngược lại, các tài nguyên VÔ HÌNH là các tài nguyên có xu hướng thừa thãi và ngày càng thừa thãi.

Nhìn vào các mô hình kinh doanh truyền thống, chúng ta thấy nổi bật lên một điều là chúng phát triển dựa vào sự khan hiếm tài nguyên để kiếm được càng nhiều lợi nhuận càng tốt, trong khi các mô hình kinh doanh của MỞ dựa vào các tài nguyên vô hình ở dạng số ngày càng được nhân lên khi chuyển đổi số được tiến hành hàng loạt ở Việt Nam.

Người Việt Nam có câu “tiền nào của nấy”, nhưng quan điểm này chỉ đúng với tài nguyên HỮU HÌNH và trong nhiều trường hợp lại rất sai với tài nguyên VÔ HÌNH. Chúng ta hãy nhìn vào thực tế của hai nền tảng số là Google và Facebook và thử đặt câu hỏi “vì sao không ai phải trả tiền trong số khoảng 60 triệu người Việt Nam đang sử dụng các ứng dụng, dịch vụ của họ?” Hầu như ai cũng thấy là những dịch vụ đó là có chất lượng, tốt, khó bỏ một khi đã sử dụng. Nhưng vì sao không thu phí người dùng mà Google và Facebook lại giàu đến thế?

Câu trả lời là hầu hết các mô hình kinh doanh của thế giới nguồn mở mà Google và Facebook sử dụng là dựa vào doanh thu từ các dịch vụ xung quanh các sản phẩm của chung cộng đồng chứ không dựa vào việc bán trực tiếp các sản phẩm của chung cộng đồng đó. Chuyển đổi số sẽ tạo ra dữ liệu dạng số và dữ liệu mở chính là dữ liệu dạng số mở, hay nói cách khác thì chuyển đổi số sẽ tạo ra những tài nguyên VÔ HÌNH.

Đi với MỞ, không có nghĩa là bạn muốn làm gì thì làm vì MỞ có các nguyên tắc của nó, bao gồm cả mô hình phát triển, mô hình cấp phép, mô hình kinh doanh, mô hình xây dựng và quản lý cộng đồng… và gần đây, nó thường được gắn với mô hình phát triển bền vững. MỞ bắt nguồn từ phong trào phần mềm tự do từ những năm 1980, sau đó là phần mềm nguồn mở từ năm 1998. Triết lý của chúng là nền tảng cho các khái niệm mở khác, xuất hiện vào đầu thế kỷ 21 như phần cứng mở (phần cứng nguồn mở), học liệu mở, giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở, truy cập mở, dữ liệu mở và khoa học mở .v.v. Bắt nguồn từ phần mềm, MỞ bây giờ đã lan sang nhiều lĩnh vực khác của xã hội.

Câu chuyện phát triển ứng dụng Bluezone hỗ trợ truy vết người nhiễm Covid-19 trong thời gian qua là bằng chứng cho thấy rất nhiều người ở Việt Nam hầu như không biết và không hiểu về các mô hình nêu trên của nguồn mở, kể cả các lập trình viên phần mềm chuyên nghiệp.

Một khi bạn dựa vào các sản phẩm của các cộng đồng nguồn mở trên thế giới để tùy biến thích nghi, sửa đổi hoặc phát triển tiếp, thì bạn cần tuân thủ các điều khoản, điều kiện của các giấy phép được gắn vào các phần mềm gốc ban đầu đó, và nhớ phải thừa nhận nhận ghi công các tác giả và/hoặc cộng đồng nguồn mở, những người đã bỏ nhiều công sức ra để tạo ra phần mềm gốc ban đầu đó. Đối với thế giới nguồn mở, nếu bạn sử dụng những gì không phải bạn làm ra thì bạn có bổn phận bắt buộc phải thừa nhận ghi công (các) tác giả; không thừa nhận ghi công tác giả đồng nghĩa với ăn cắp. Một khi bạn phát triển phần mềm dựa vào phần mềm nguồn mở gốc ban đầu của thế giới, thì nhiều nhất nếu có, bạn chỉ sở hữu những dòng mã lệnh bạn đóng góp cho chương trình phần mềm nguồn mở đó - điều có thể đi với mong muốn “Make in Vietnam” của bạn, chứ bạn không sở hữu nó toàn bộ. Chương trình phần mềm đó thường là sở hữu của cộng đồng, trong đó có bạn.

Trong đại dịch COVID, thế giới đã chứng kiến sự tham gia của các cộng đồng MỞ trong phong trào COVID MỞ với vô số các dự án phần mềm nguồn mở, phần cứng nguồn mở, truy cập mở tới các tài liệu và dữ liệu nghiên cứu để cứu người, không để hệ thống sở hữu trí tuệ khắt khe do chính con người tạo ra trở thành vũ khí giết người hàng loạt.


B. DỮ LIỆU MỞ Ở VIỆT NAM

Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số, là một văn bản được chờ đón từ lâu và đánh dấu một bước tiến tích cực trong chương trình chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam. Văn bản đề cập tới khái niệm Dữ liệu Mở, với ý định thiết lập nền tảng cho Chính phủ mở. Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta có được dữ liệu mở nếu dữ liệu đó không được cấp phép mở? Làm thế nào các doanh nghiệp, các công ty khởi nghiệp có thể đổi mới sáng tạo dựa vào các ‘dữ liệu mở’ đó và đưa chúng vào các ứng dụng hoặc dịch vụ của họ để tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội nếu các ‘dữ liệu mở’ đó chỉ có thể được sử dụng “nguyên trạng như được công bố”? Những điều này là rất khác với khái niệm Dữ liệu Mở mà thế giới thừa nhận, ứng dụng và phát triển.

Việc hình thành bộ mã bưu chính đến địa chỉ để hỗ trợ cho thương mại điện tử và kinh tế số là rất cần thiết nhưng có lẽ là chưa đủ, mà có lẽ Việt Nam còn cần xây dựng tài liệu mã định danh các đối tượng số thống nhất - URI (Uniform Resource Identifier) (Ví dụ: tài liệu URI của Vương quốc Anh phiên bản 4.5 năm 2016, và ở châu Âu, từng quốc gia đều có tài liệu URI của quốc gia mình) để phát triển dữ liệu liên kết, làm nền tảng cho các công nghệ thời thượng như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet của vạn vật (IoT), hay dữ liệu lớn, điều mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều đang ứng dụng và phát triển, hoặc theo đề xuất của người phát minh ra Web - Tim Berners – Lee về lược đồ tiêu chuẩn 5 sao của dữ liệu mở liên kết (Linked Open Data), hoặc theo các nguyên tắc dữ liệu FAIR (Tìm thấy được, Truy cập được, Tương hợp được, Sử dụng lại được - Findable, Accessible, Interoperable, Reusable). Không có những thứ này, CMCN4 của Việt Nam rất có thể chỉ là cuộc chơi của một số công ty với vài đồ nhập khẩu dựa vào các công nghệ và URI của nước ngoài. Điều đáng tiếc là các tài liệu hướng dẫn của Việt Nam chưa thấy nêu về những điều này.

Chúng ta cũng thấy có một số tín hiệu tích cực: các dịch vụ công trực tuyến của chính phủ đã bắt đầu sử dụng các hệ thống được xây dựng từ các phần mềm tự do nguồn mở ở một số tỉnh – bộ – ngành, như của OpenCPS hay gần đây nhất là Comeet do một nhóm các công ty phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở video conferencing nổi tiếng Jitsi Meet. Dẫu vậy, con số các dự án nguồn mở ở Việt Nam là quá ít và quá nhỏ bé, nếu so sánh với gần 9 tỷ tệp mã nguồn phần mềm trong hơn 135 triệu dự án được chia sẻ tự do không mất tiền trên thế giới theo thống kê của Software Heritage. Cộng đồng nguồn mở Việt Nam có thể dựa vào đó để tham gia phát triển cùng và không tách rời khỏi các cộng đồng phần mềm nguồn mở thế giới, phù hợp với đường lối “Make in Vietnam”, hướng tới làm chủ công nghệ, đảm bảo an ninh mạng và an toàn thông tin cho Việt Nam, cũng như các nhu cầu phục vụ cho Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến .v.v. hay cho hầu như bất kỳ khía cạnh nào của CNTT-TT của Việt Nam bây giờ và trong tương lai để phục vụ cho “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.


C. GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chia sẻ tại tọa đàm “Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức” diễn ra chiều 03/07/2020 trong khuôn khổ Chương trình gặp gỡ ICT 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh, một trong những quan điểm thể hiện xuyên suốt trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia là lấy người dân làm trung tâm. “Cụ thể, trong 8 lĩnh vực, xác định lĩnh vực đầu tiên là Y tế; sau đó đến Giáo dục; tiếp đến là Tài chính – Ngân hàng; Nông nghiệp; Giao thông vận tải và Logistics; Năng lượng; Tài nguyên và Môi trường; Sản xuất công nghiệp”. Còn theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, “chuyển đổi số liên quan đến cách mạng toàn dân, mà toàn dân bắt buộc phải đi từ đào tạo, vì thế các hội, hiệp hội lĩnh vực ICT cần chung tay vào làm”.

Cả 2 nhận định trên đều có chung 1 điểm: Để chương trình chuyển đổi số thành công, giáo dục toàn dân về chuyển đổi số là ưu tiên cao nhất hoặc nhì. Như phần trên đã nêu, chuyển đổi số tạo ra những tài nguyên VÔ HÌNH dạng kỹ thuật số, và nguyên tắc cộng lực chỉ thành công với điều kiện VÔ HÌNH và MỞ đi với nhau. Vậy MỞ trong giáo dục có ở Việt Nam?

Cả Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hay Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 đều khẳng định hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam là hệ thống giáo dục mở và “Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời”.

Nền tảng của Giáo dục Mở là Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources), vốn được UNESCO định nghĩa:

  • Là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền đã được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại.

  • Giấy phép mở tham chiếu tới giấy phép tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền và đưa ra sự cho phép trao cho công chúng các quyền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại các tư liệu giáo dục.

UNESCO khuyến cáo các quốc gia đầu tư vào 5 khía cạnh mục tiêu để phát triển TNGDM: (1) Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng góp để tạo lập, truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và tái phân phối TNGDM; (2) Phát triển chính sách hỗ trợ TNGDM; (3) Truy cập hiệu quả và bình đẳng tới TNGDM chất lượng; (4) Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM; (5) Thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế về TNGDM.

Theo thống kê của tổ chức Creative Commons, tính tới hết năm 2017, trên thế giới có hơn 1,4 tỷ các tài nguyên được cấp phép mở Creative Commons, 85% trong số đó là các TNGDM, cho phép bất kỳ ai truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại. Điều đáng tiếc là, hầu như không có TNGDM bằng tiếng Việt, dù dân số Việt Nam gần 100 triệu người và xếp hạng thứ 13 trên thế giới.

Các TNGDM được nêu ở trên là đủ các dạng nội dung như văn bản (sách, sách giáo khoa, tạp chí, khóa học, bao gồm vô số các tập hợp dữ liệu mở .v.v.), hình ảnh, âm thanh, video. Một vài trong số chúng, dù có gốc là tiếng Anh, còn được dịch sang nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Có những nội dung, ví dụ như các mô phỏng tương tác được dịch sang 93 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt, với cả phần lý thuyết, các thí nghiệm và các trò chơi đi kèm, có thể trở thành tiêu chuẩn cho cả thế giới để học, vì nó giúp cho mọi người thoát khỏi tình trạng dạy chay, học chay được cho là phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Có lẽ đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức lớn, đặc biệt cho các giảng viên và cơ sở giáo dục mọi cấp ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, có vài chục triệu video tiếng nước ngoài, là các TNGDM, dạy về một vấn đề nào đó rất thiết thực và cần thiết cho hơn 90% dân số Việt Nam không học đại học hoặc học tập suốt đời từ độ tuổi 15 trở lên để có thể có một nghề nào đó để sống và làm việc nếu các video tiếng nước ngoài đó được biến thành các video lồng tiếng Việt vì ai cũng có quyền để sửa đổi chúng, thậm chí trong nhiều trường hợp được phép sử dụng chúng cho các mục đích thương mại, miễn là tuân thủ với các điều khoản và điều kiện của giấy phép mở được gắn vào từng video đó. Sẽ rất lãng phí nếu giáo dục Việt Nam không khai thác kho tài nguyên khổng lồ và hữu ích này.

TNGDM đem lại nhiều lợi ích, trong đó lợi ích lớn nhất là khuyến khích khả năng sáng tạo của cả giảng viên và sinh viên dựa vào các TNGDM có sẵn rồi để tạo ra tri thức mới, chứ không đơn giản là những người sử dụng tri thức một cách thụ động. Với Việt Nam, nó sẽ giúp để tiếp cận được kho tri thức khổng lồ của thế giới với giá tiền thấp nhất có thể, không giới hạn số người truy cập và sử dụng chúng. Khi có được tri thức, bạn mới có khả năng để đào sâu tri thức và sau đó tạo ra các tri thức mới - bằng cách này Việt Nam mới có khả năng để tiếp cận và triển khai thành công CMCN4.


D. NHỮNG GIẢI PHÁP MỞ

Cấp phép mở là một trong những điều kiện tiên quyết để dữ liệu trở thành dữ liệu mở, cũng là điều kiện tiên quyết để một tài nguyên được gọi là TNGDM. Điều đáng tiếc là cấp phép mở không được dạy hầu như trong bất kỳ cơ sở giáo dục nào ở Việt Nam ở tất cả các mức học. Bạn không thể đi với MỞ mà lại không biết cơ sở pháp lý của MỞ, thường được nêu qua các hệ thống giấy phép MỞ. Một trong vài gợi ý cụ thể cho giáo dục Việt Nam được nêu nhân Phiên họp thứ 2/2020 của Tiểu ban GDTX&HTSĐ diễn ra vào ngày 16/07/2020 do Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức tại trụ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Đề nghị đưa môn học ‘Cơ bản về TNGDM’ với nội dung cấp phép mở như là một môn học bắt buộc và có tín chỉ vào trong tất cả các trường đại học và cao đẳng của Việt Nam, đặc biệt là vào trong các trường đại học và cao đẳng trong hệ thống các trường sư phạm, cũng như trong toàn bộ mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX) - đặc biệt ở các cấp trung ương và tỉnh thành”.

Từ cuối năm 2017 cho tới thời điểm hết tháng 07/2020, Ban Tư vấn phát triển Giáo dục Mở (OEDAB) của Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam (AVU&C) có lẽ là nơi duy nhất ở Việt Nam cung cấp các khóa thực hành khai thác TNGDM với các nội dung cả lý thuyết và thực hành, cả theo phương thức mặt đối mặt và trên trực tuyến, cho gần 1.000 học viên là các cán bộ, giảng viên của hơn 100 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam, một con số rất nhỏ so với 1,5 triệu giảng viên và 23 triệu sinh viên trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam, những người thực sự cần biết và khai thác TNGDM.

Điều tương tự cũng đang diễn ra đối với các khía cạnh quan trọng không thể thiếu khác của MỞ, như được nêu ở phần đầu của góp ý này, như triết lý, mô hình phát triển, mô hình cấp phép, mô hình kinh doanh, mô hình xây dựng và quản lý cộng đồng… nghĩa là, hầu như không cơ sở giáo dục nào ở Việt Nam ở mọi cấp học dạy về những mô hình của MỞ. Lưu ý là để triển khai các mô hình của MỞ như được nêu ở đây, sẽ có những xung đột với các luật, quy định hiện hành trong nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục .v.v., và chắc chắn, cả thông tin và truyền thông nữa.

Giải quyết được rốt ráo các vấn đề của MỞ phải là vấn đề chung của các bộ, ngành. Một ví dụ dễ thấy là để phát triển TNGDM thì trước hết cần tới khung cấp phép mở, trong khi khung cấp phép mở chắc chắn sẽ liên quan tới bản quyền/các quyền sở hữu trí tuệ, nhiều bộ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác - là các vấn đề Bộ GD&ĐT hoặc Bộ TT&TT không thể một mình giải quyết, nếu không có sự vào cuộc của các bộ và cơ quan khác như Bộ KH&CN, Bộ VHTTDL, Bộ Tư pháp và Quốc hội, trong đó có Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Giáo dục Mở và TNGDM có khả năng giúp đào tạo ra nhân lực cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam ở hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực thông tin và truyền thông ở cả các khía cạnh đặc thù và quan trọng như đảm bảo an ninh mạng và an toàn thông tin của Việt Nam trong tương lai, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào các sản phẩm ngoại cũng như có khả năng giúp cho “Make in Vietnam” trở thành hiện thực.

Cùng với các khía cạnh khác của MỞ như Truy cập Mở, Dữ liệu Mở và Khoa học Mở .v.v., chúng tạo nên những thay đổi căn bản và tận gốc nhiều lĩnh vực của xã hội, phù hợp với xu thế của thế giới, với đường lối xây dựng hệ thống Giáo dục Mở của Việt Nam. Đây cũng là sự thay đổi về văn hóa của cả xã hội Việt Nam, từ văn hóa “tiền nào của nấy” thường chỉ đúng với những tài nguyên HỮU HÌNH theo truyền thống hàng ngàn năm nay, sang văn hóa “chia sẻ ý tưởng” với nguyên tắc cộng lực để phát triển với các tài nguyên của thế giới MỞ và VÔ HÌNH - thế giới số từ nay trở đi. Đây chắc chắn là một con đường dài, rất dài và khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và nhất quán trong tầm nhìn phát triển quốc gia trong dài hạn, chứ không phải theo nhiệm kỳ, nay thế này mai thế khác.

Đây là sự thay đổi tận gốc!

 

Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Hướng tới sự kiện tham vấn trên trực tuyến về Khoa học Mở khu vực châu Á - Thái bình dương ngày 15/09/2020

 



Hướng tới sự kiện tham vấn trên trực tuyến để chuẩn bị cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO được lên lịch cho khu vực châu Á - Thái bình dương ngày 15/09/2020, từ ngày 04/09/2020 sẽ có loạt bài về Khoa học Mở. Mời các anh, chị và các bạn đón xem!


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

‘Học cách học trên trực tuyến’ - bản dịch sang tiếng Việt

 


Tài liệu của Trung tâm Học tập của Đại học Bách khoa Kwantlen. (2018). Học cách học trên trực tuyến. Surrey, BC: Đại học Bách khoa Kwantlen, giấy phép mở CC BY-SA 4.0 Quốc tế, sẽ hướng dẫn bạn, như một người học trên trực tuyến, qua một khóa tập huấn để chỉ cho bạn con đường học tập nhiều khả năng bạn sẽ trải qua.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 108 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/tkcdc0zq1bmjx5u/Learning-to-Learn-Online-1548885224_Vi-24082020.pdf?dl=0


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Lực kéo xung quanh việc xây dựng các tư liệu học tập Mở và Kham được ở Ontario

Traction Around Open and Affordable Learning Materials Builds in Ontario

Monday, August 17, 2020 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2020/traction-around-open-and-affordable-learning-materials-builds-in-ontario/

Bài được đưa lên Internet ngày: 17/08/2020

Vì sao hỗ trợ cho Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) cất cánh ở Ontario chỉ là vấn đề về nhu cầu, thời gian, và các mối quan hệ. Là tỉnh lớn thứ nhì của Canada, Ontario có 45 trường đại học và cao đẳng đa dạng trải rộng khắp theo địa lý.

TNGDM kêu gọi các nhà giáo dục, những người đang tìm kiếm các cách thức để có hiệu quả, đổi mới sáng tạo và chia sẻ các tài nguyên. Ở đó, giống như ở bất cứ đâu, các sinh viên đang đối mặt với sự gia tăng các chi phí sách giáo khoa và họ rất mong tiết kiệm tiền bằng việc sử dụng các tư liệu kỹ thuật số.


(Bên trái) Ali Versluis và (bên phải) Stephanie Quail nói tại hội thảo và triển lãm công nghệ và giáo dục 2018

Ngoài huấn luyện và hỗ trợ từ các tổ chức như Hiệp hội các Thư viện Nghiên cứu Canada - CARL (Canadian Association of Research Libraries) và eCampusOntario, một nhóm thúc đẩy giáo dục trên trực tuyến, và dễ dàng thấy vì sao 39 trong số 45 cơ sở giáo dục đại học của Ontario sử dụng TNGDM.

“Trong 2 năm qua chúng tôi thực sự đã thấy mọi người sở hữu sự độc đáo của Ontario và ôm ấy ý tưởng tạo lập cộng đồng TNGDM địa phương của riêng mình”, Lillian Hogendoorn, Giám đốc điều hành về Truy cập Số và TNGDM ở eCampusOntario, một trung tâm cho những người có quan tâm kết nối với những người sử dụng và các tư liệu TNGDM, nói.

Trong quý đầu năm 2020, lượt xem các trang trong Thư viện Mở/sách báo của nhóm này đã tăng hơn 400% (155.608 lên 882.889) và các bản tải về đã tăng hơn 200% (2.793 lên 9.005). Các nhà giáo dục ở Ontario nêu hơn 10 triệu $ tiết kiệm cho sinh viên tới nay bằng việc sử dụng TNGDM, theo eCampusOntario.

Khơi dậy các ý tưởng và sự cộng tác

Nhiệt tình trong tỉnh đã bắt đầu gia tăng vào năm 2016 sau khi David Porter tới lãnh đạo eCampusOntario, mang sự tinh thông từ đối tác Bccampus của British Columbia (lãnh đạo lâu năm về TNGDM, nó đã nhận được SGiải thưởng Người đổi mới sáng tạo của SPARC năm 2018). Một hội nghị tập trung vào giáo dục mở ở Toronto cho các nhà giáo dục có quan tâm làm việc ở Ontario mà Porter đã giúp tổ chức đã gây ấn tượng lên Olga Perkovic, thủ thư về Nghiên cứu và Học tập Tiên tiến ở Đại học McMaster.

“Đối với tôi, hội nghị đã đốt lên ý tưởng này và chúng tôi phải làm điều gì đó. Nó thắp lên ngọn lửa”, Perkovic nói, người đã trở về khu trường của cô và đã thành lập Ban TNGDM để giúp nâng cao nhận thức về những lợi ích và sử dụng TNGDM. Vào năm 2020, với việc cấp vốn chung từ Văn phòng Hiệu trưởng, viện giảng dạy và học tập, và các thư viện đại học, các thành viên của ban đã tạo ra Trợ cấp TNGDM 3 năm cho các nhà giáo dục ở McMaster để tạo lập, tùy biến thích nghi hoặc áp dụng tài nguyên mở.

CARL đã thành lập Nhóm Làm việc về TNGDM từng là bước quan trọng để thúc đẩy mạng các nhà biện hộ mở ở mức quốc gia. Nhóm này đã giúp hỗ trợ các hoạt động trong các khu trường, bằng việc cung cấp huấn luyện và cộng đồng kêu gọi kết nối những người có liên quan tới việc hỗ trợ công việc về TNGDM trong khu trường của họ.

Sự kiện lãnh đạo CARL vào tháng 01/2020 đã mang lại cùng nhau một nhóm 58 thủ thư ở các giai đoạn triển khai các sáng kiến TNGDM khác nhau để chia sẻ các quan điểm, tài nguyên, và phát triển các kỹ năng lãnh đạo giáo dục mở.

Mục tiêu từng là để trao cho họ sự khởi đầu về những gì để nghĩ về các bên tham gia đóng góp, ngữ cảnh cá biệt của họ và cách để triển khai các sáng kiến TNGDM ở mức độ phạm vi rộng”, Stephanie Quail, một thủ thư Giảng dạy và Học tập ở Đại học York, người phục vụ trong Nhóm Làm việc của CARL về TNGDM, nói. “Ontario có nhiều lực kéo với TNGDM”. Quail nói rằng chương trình lấy cảm hứng từ vài chủ đề trong Chương trình Lãnh đạo Giáo dục Mở của SPARC, nhưng đã phân phối chúng ở định dạng trực tiếp với cá nhân được rút ngắn. Quail đã tham gia trong chương trình của SPARC vào các năm 2017-2018.

Tại York, Quail đang cùng giảng dạy một chương trình huấn luyện giáo dục mở mùa hè này cho hơn 60 thành viên giảng viên, những người đã nhận vốn cấp từ chương trình cấp vốn đổi mới sáng tạo hàn lâm của trường đại học. Chương trình huấn luyện sẽ giúp họ biến một phần các dự án được cấp vốn của họ thành TNGDM.

Tận dụng TNGDM như là giải pháp cho các thách thức mới

Với sự chuyển sang học tập trên trực tuyến trong thời gian đại dịch, sự quan tâm về TNGDM đã gia tăng. Quail muốn đáp lại và giáo dục cho khu trường của cô xa hơn về các tài nguyên mở và cấp phép mở.

Ở Đại học Ryerson cũng vậy, khủng hoảng COVID-19 đang bộc lộ những khái niệm sai lầm của giảng viên về tính sẵn sàng của tư liệu số. “Vài người không hiểu việc cấp phép. Đây là thời điểm giáo dục lớn cho việc nói về mở”, Ann Ludbrook, thủ thư về Bản quyền và Tham gia Học thuật ở Ryerson, nói. “Điều này đã mở mắt mọi người về vấn đề các sách giáo khoa thương mại và sự thiếu truy cập”.

Ở Ontario, cộng đồng thư viện đã làm việc cùng nhau để tạo ra mối quan tâm về TNGDM và truyền cảm hứng cho nhau. Ludbrook thừ nhận eCampusOntario với các nỗ lực điều hành và tinh chỉnh tiếp cận của nó dựa vào mô hình từ BC. Các lãnh đạo của nó đã giúp lấp khoảng trống giữa các trường cao đẳng và đại học. “Chúng tôi đã trở nên cộng tác nhiều hơn. Nó thực sự đã trao quyền để phá bỏ các rào cản đó”, Ludbrook nói. “Nhóm này đã giúp tạo ra văn hóa cộng tác liên các cơ sở ”.

Ludbrook đã sử dụng các tài nguyên từ eCampusOntario để thúc đẩy TNGDM ở các sự kiện lớn trong khu trường của cô. Trong quá khứ, cô đã làm việc với nhóm OER Rangers để giúp thúc đẩy truyền thông và cả tổ chức một Ontario listserv để trao đổi thông tin về TNGDM trong tỉnh.

Với Trung tâm Xuất sắc về Dạy và Học của Ryerson, Ludbrook đã làm việc trong dự án cộng tác mà đã phỏng vấn các thành viên giảng viên của Ryerson về phản ứng của họ về làm việc trong môi trường giáo dục mở. Dự án đó đã xuất bản một cuốn sách, Các thời điểm Mở, đã được đăng trên website của Ryerson trên nền tảng Pressbook.


Các sách giáo khoa Mở thương hiệu eCampusOntario

Thông tin đang giúp khu trường hỗ trợ thủ công cho phát triển TNGDM. Khi các thành viên giảng viên thể hiện sự quan tâm tới TNGDM, thư viện tìm kiếm các tài nguyên mở lựa chọn thay thế. Ludbrook cũng đang giúp các phòng ban bắt đầu tạo lập các chương trình sử dụng nhiều hơn TNGDM và thêm các tư liệu các sinh viên có thể tự do không mất tiền truy cập.

Xây dựng phong trào trong đối tác với các sinh viên

Hogendoorn nói là quan trọng để xây dựng khu trường vô địch về TNGDM. Tập trung vào truy cập bình đẳng tới các tư liệu và trao cho sinh viên các công cụ họ cần để thành công là các thông điệp có thể kết nối.

Tại McMaster, Perkovic nói TNGDM từng là phong trào của những người rất bình thường được thư viện và viện dạy và học ở khu trường dẫn dắt. Cô đã làm việc với các nhân viên và các sinh viên trong viện dạy và học để phát triển một Hướng dẫn Bộ môn với TNGDM của các sách giáo khoa mở được các bộ môn ở McMaster tổ chức. Hướng đãn đó hiện đang được mở rộng để bao gồm các TNGDM khác như các video và các module để hỗ trợ chương trình giảng dạy.

Các sinh viên ở Đại học Guelph đã giúp thúc đẩy các nỗ lực TNGDM trong khu trường. Một khảo sát năm 2016 từ nhóm sinh viên và thư viện đã giúp tạo ra các dữ liệu tốt về có bao nhiêu sinh viên đã bỏ tiền mua các sách giáo khoa. Thông tin đó đã được đưa vào trong báo cáo cuối cùng đã được phân phối rộng rãi và là công cụ trong tìm kiếm hỗ trợ cho các nỗ lực giáo dục mở rộng lớn hơn cả trong và ngoài Guelph.

Để chỉ ra các yếu tố con người nhiều hơn về khả năng kham được sách giáo khoa từng là lớn”, Ali Versluis, thủ thư về TNGDM ở Guelph, nói. Các câu chuyện của sinh viên không có đủ tiền để sửa ô tô của họ vì họ đã bỏ nhiều tiền vào các sách giáo khoa hoặc không có khả năng đi về nhà trong các kỳ nghỉ để thăm gia đình họ vì họ cần truy cập tới bản sao dự trữ ở thư viện đã làm cho TNGDM trở thành vấn đề.

Guelph cũng đã chào cho các sinh viên cơ hội đóng góp để tạo lập các sách giáo khoa TNGDM thông qua một dự án học tập độc lập. Versluis nói phản hồi về các tư liệu đó tứng là tích cực và kinh nghiệm xuất bản mở đã có giá trị cho các sinh viên đó.

Một đại diện của sinh viên phục vụ trong đội đặc nhiệm về Nội dung Khóa học Mở và Kham được của Guelph, một nhóm được đồng tài trợ từ thư viện, Hiệu trưởng, và Giám đốc Học tập Mở và đã được thành lập từ 2017. Nhóm này cũng bao gồm các giảng viên, các nhân viên thư viện, và các nhà công nghệ giáo dục.

“Các dự án có thể thành công hơn nhờ gắn với cơ sở. Nó giúp để có hỗ trợ từ các nhóm khắp khu trường - không chỉ từ thư viện - để trao cho TNGDM sự tin cậy”, Versluis nói. “Điều đó là lớn hơn so với các tài nguyên. Đó là về sự truy cập, bình đẳng, và công bằng xã hội”.

Versluis cảnh báo các nhà biện hộ mở chống lại việc so sánh các nỗ lực của họ với các nỗ lực của những người khác. “Tìm hiểu thực tế khu trường của bạn. Không chỉ con người, mà còn cả chính trị và những gì xảy ra ở đó nữa. Mọi điều làm việc tốt tại cơ sở này không luôn làm việc tốt ở cơ sở khác… hãy tổ chức vài nhóm trọng tâm, làm vài nghiên cứu. Thấy những gì cộng hưởng với mọi người nên bạn có thể hướng các nỗ lực của bạn vào theo cách thức có chiến lược nhất”.

Just why support for Open Educational Resources has taken off in Ontario is a matter of need, timing, and relationships. As Canada’s second largest province, Ontario has 45 universities and colleges that are diverse and geographically spread out. 

OER appeals to educators who are looking for ways to be efficient, innovative and share resources. There, like everywhere, students are facing rising textbook costs and they are eager to save money using digital materials.

(Left) Ali Versluis and (right) Stephanie Quail speaking at a 2018 Technology and Education Seminar and Showcase

Add to that training and support from organizations such as the Canadian Association of Research Libraries (CARL) and eCampusOntario, a consortium promoting online education, and it’s easy to see why 39 of Ontario’s 45 higher education institutions use OER.

In the past two years we’ve really seen people own the uniqueness of Ontario and embrace the idea of creating our own local OER community,” says Lillian Hogendoorn, Acting Manager of Digital Access and OER at eCampusOntario, a hub for people interested in connecting with OER users and materials. 

In the first quarter of 2020, .page views in the consortium’s Open Library/Pressbooks increased more than 400 percent (155,608 to 882,889) and downloads were up by more than 200 percent (2,793 to 9,005). Educators in Ontario report over $10 million in student savings to date using OER, according to eCampusOntario. 

Sparking ideas and collaboration

Enthusiasm in the province started to grow in 2016 after David Porter came to lead eCampusOntario, bringing expertise from British Columbia’s counterpart BCcampus (a long-time leader in OER, which received the SPARC Innovator Award in 2018). An open education-focused summit in Toronto for interested educators working in Ontario that Porter helped host made an impression on Olga Perkovic, Research and Advanced Studies Librarian at McMaster University.

For me, the summit ignited this idea that we had to do something. It lit a fire,” says Perkovic, who returned to her campus and formed an OER Committee to help raise awareness of the benefits and use of OER. In 2020, with joint funding from the Office of the Provost, teaching and learning institute, and university libraries, committee members created a 3-year OER Grant  for McMaster educators to create, adapt or adopt open resources. 

CARL formed an OER Working Group that was a critical step to advancing the network of open advocates at the national level. The group helped support activities on campuses, by providing training and community calls to connect those involved in supporting OER work on their campus. 

A CARL leadership event in January 2020 brought together a group of 58 librarians at different stages of implementing OER initiatives to share perspectives, resources, and develop open education leadership skills.

The goal was to give them a primer on what to think about with stakeholders, their individual context and how to implement OER initiatives on a broad scale,” says Stephanie Quail, a Teaching and Learning Librarian at York University who serves on the CARL OER Working Group. “Ontario has a lot of traction with OER.” Quail says that the program drew inspiration from some of the topics in SPARC’s Open Education Leadership Program, but delivered them in a shortened in-person format. Quail participated in the SPARC program in 2017-2018.  

At York, Quail is co-teaching an open education training program this summer for over 60 faculty members who received funding from the university’s academic innovation fund program. The training program will help them turn part of their funded projects into OER.  

Leveraging OER as a solution to new challenges

With the switch to online learning during the pandemic, interest in OER has grown. Quail wants to respond and educate her campus further about open resources and open licensing. 

At Ryerson University, too, the COVID-19 crisis is revealing faculty misconceptions about the availability of digital material. “Some don’t understand licensing. This is a huge educational moment for talking about open,” says Ann Ludbrook, the Copyright and Scholarly Engagement Librarian at Ryerson. “This has opened people’s eyes to the problem of commercial textbooks and the lack of access.”

In Ontario, the library community has worked together to generate interest in OER and inspire each other. Ludbrook credits eCampusOntario with coordinating efforts and refining its approach based on the model from BC. Its leaders helped bridge the divide between colleges and universities. “We became more collaborative. It was really empowering to break down those barriers,” Ludbrook says. “The consortium has helped create a cross-institutional culture of cooperation.”

Ludbrook used the resources from eCampusOntario to promote OER at large campus events on her campus. In the past, she has worked with its OER Rangers group to help foster communication and also runs an Ontario listserv to exchange info about OER in the province.

With Ryerson’s Centre for Excellence in Teaching and Learning, Ludbrook worked on a collaborative project that interviewed Ryerson faculty members about their reaction to working in the open education space. The project resulted in a book, Open Momentsthat was posted on the Ryerson website on its Pressbook platform.

eCampusOntario branded Open Textbooks

The information is helping the campus craft support for OER development. When faculty members express interest in OER, the library searches for alternative open sources. Ludbrook is also helping departments begin to create programs that use more OER and add materials that students can freely access.   

Building a movement in partnership with students

Hogendoorn says it’s important to build campus champions of OER.  Focusing on equal access to materials and giving students tools they need to succeed are messages that can connect. 

At McMaster, Perkovic says OER was very much a grassroots movement led by the library and the campus teaching and learning institute. She worked with staff and students in the teaching and learning institute to develop an OER by Discipline Guide of open textbooks organized by disciplines at McMaster. The Guide is currently being expanded to include other OER such as videos and modules to support curriculum.

Students at the University of Guelph have helped fuel OER efforts on campus. A 2016 survey by student government and the library helped generate solid data about how much students were spending on textbooks. The information was put into a final report that was widely distributed and instrumental in garnering support for wider open education efforts both at Guelph and beyond.

To show the more human elements of textbook affordability was huge,” says Ali Versluis, Open Educational Resources Librarian at Guelph. Stories of students not having enough money to fix their car because they spent so much on textbooks or not being able to travel home on breaks to see their family because they needed to access the library’s reserve copy helped in making the case for OER.

Guelph also offered students the opportunity to contribute to the creation of OER textbooks through an independent study project. Versluis says feedback on the materials has been positive and the open publishing experience has been valuable for the students.

A student representative serves on Guelph’s Open and Affordable Course Content Task Force, a group that is co-sponsored by the library, the Provost, and the Director of Open Learning and has been around since 2017. The group also includes faculty, library staff, and educational technologists.

Projects can be more successful because of institutional buy-in. It helps to have support from groups across campus – not just from the library – to give OER credibility,” says Versluis. “It’s about more than resources. It’s about access, equity, and social justice.”

Versluis cautions open advocates against comparing their efforts to that of others. “Really get to know your campus. Not just the people, but also the politics and what’s happening there. Things that work well at one institution don’t always work well at others…organize some focus groups, do some research. See what resonates with people so you can direct your efforts in the most strategic way.”

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Vì sao chiến lược giữ lại bản quyền của Liên minh S bảo vệ các nhà nghiên cứu

Why cOAlition S’ Rights Retention Strategy Protects Researchers

By Brigitte Vézina, August 19, 2020

Theo: https://creativecommons.org/2020/08/19/why-coalition-s-rights-retention-strategy-protects-researchers/

Bài được đưa lên Internet ngày: 19/08/2020

Tháng trước, Liên minh S (cOAlition S) đã phát hành Chiến lược Giữ lại Bản quyền của nó để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ của các nhà nghiên cứu và bãi bỏ các giai đoạn cấm vận không hợp lý - Creative Commons (CC) rất ủng hộ sáng kiến này.

Hiện đại hóa hệ thống xuất bản học thuật lỗi thời

Chiến lược Giữ lại các Quyền của Liên minh S đã được phát triển “để trao cho các nhà nghiên cứu được một Tổ chức của Liên minh S hỗ trợ quyền tự do xuất bản trên tạp chí họ chọn, bao gồm các tạp chí thuê bao, trong khi vẫn tuân thủ đầy đủ với Kế hoạch S”. Đọc thêm

Theo mô hình xuất bản truyền thống, các nhà nghiên cứu nào muốn xuất bản các bài báo của họ trên tạp chí thường cần phải chuyển nhượng hoặc cấp phép độc quyền bản quyền của họ trong bài báo đó cho nhà xuất bản tạp chí. Về cơ bản, họ chuyển giao các quyền của họ cho nhà xuất bản để đổi lấy cơ hội được xuất bản trên tạp chí của nhà xuất bản đó. Trong khi mô hình này có thể đã làm việc được vài thập niên trước, nó hiện thời không phù hợp với các cách thức ở đó nghiên cứu học thuật được cấp vốn, được tiến hành, và được phổ biến. Nó làm gia tăng không chính đáng các rào cản pháp lý, kỹ thuật, và tài chính xung quanh tri thức và duy trì các mối quan hệ quyền lực không công bằng giữa các tay chơi khác nhau trong và ngoài giới học thuật, từ các nhà nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu cho tới các nhà xuất bản, các thư viện, và công chúng nói chung.

Ngày nay, với sự trợ giúp của các công nghệ mới và Internet, tri thức hàn lâm được sản xuất, chia sẻ, và xây dựng dựa vào nhịp độ và thông qua các phương pháp kêu gọi một tiếp cận hoàn toàn khác về xuất bản - một tiếp cận có lợi cho sự truy cập, cộng tác, và công bằng. Nhiều nhà cấp vốn (đặc biệt các chính phủ và các quỹ từ thiện) yêu cầu các kết quả đầu ra nghiên cứu phải được xuất bản mở để đảm bảo công chúng có thể truy cập, sử dụng, sử dụng lại, và xây dựng dựa vào tri thức được tạo ra. Đây là nơi xuất bản truy cập mở - OA (Open Access) có vai trò.

Truy cập Mở và các giấy phép Creative Commons

Truy cập Mở là mô hình xuất bản nhằm làm cho các kết quả đầu ra nghiên cứu học thuật và khoa học (các xuất bản phẩm, dữ liệu, và phần mềm) truy cập được cởi mở. Chúng tôi là những người ủng hộ mạnh mẽ Truy cập Mở và Khoa học Mở và các giấy phép của chúng tôi là tiêu chuẩn toàn cầu cho xuất bản Truy cập Mở. Các nỗ lực của chúng tôi tập trung vào việc khuyến khích và hướng dẫn các cơ sở nhà nước và tư nhân và các tổ chức trong việc tạo lập, sử dụng, và triển khai các chính sách Truy cập Mở. Ví dụ, chúng tôi thường gửi các bình luận cho các tư vấn về cách để thúc đẩy truy cập tốt hơn tới các nội dung nghiên cứu, khoa học, và giáo dục được nhà nước cấp vốn. Vài ví dụ bao gồm biên bản ghi nhớ của Nhà Trắng (White House memorandu) năm 2013 về truy cập công khai tới các kết quả nghiên cứu được cấp vốn liên bang, tư vấn về các kết quả đầu ra nghiên cứu của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Mỹ năm 2020, và tư vấn về chính sách Truy cập Mở của tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của Vương quốc Anh (UKRI).

CC nhất quán biện hộ cho các chính sách Truy cập Mở về các kết quả đầu ra nghiên cứu được nhà nước cấp vốn; điều này đã được chứng minh để khuyến khích sáng tạo và chia sẻ tri thức, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cung cấp hoàn vốn đầu tư tốt hơn cho các nhà cấp vốn. Đặc biệt chúng tôi khuyến cáo các nhà cấp vốn nghiên cứu yêu cầu rằng những người nhận trợ cấp của họ xuất bản các kết quả nghiên cứu của họ theo các điều kiện sau:

  1. Giai đoạn cấm vận bằng 0, sao cho bất kỳ ai, ở bất cứ đâu cũng có thể đọc và nghiên cứu đầy đủ và tức thì ở thời điểm xuất bản;

  2. Một giấy phép CC BY trong (các) bài báo, cho phép khai thác văn bản và dữ liệu, truy cập không mất tiền, và

  3. CC0 trong dữ liệu nghiên cứu, rõ ràng rằng dữ liệu là nằm trong phạm vi công cộng toàn cầu ở mức độ đầy đủ nhất theo luật định.

Khủng hoảng COVID-19 đã củng cố thêm khái niệm rằng nghiên cứu được chia sẻ mở là cách tốt nhất để làm nghiên cứu. Làm thế nào bất kỳ ai có thể biện minh cho một giai đoạn cấm vận trong các bài báo nghiên cứu có liên quan atowis COVID-19? Hay áp đặt điều kiện không có phái sinh (NoDerivatives), vì thế ngăn cản các bản dịch và các tùy biến thích nghi có giá trị khác của các phát hiện khoa học quan trọng? Để giải quyết khủng hoảng này, nghiên cứu khoa học phải được chia sẻ càng nhanh và càng rộng càng tốt.

Để đáp lại đại dịch COVID-19 và được các giá trị của “MỞ” hướng dẫn, chúng tôi đã giúp phát triển và đang dẫn dắt Cam kết COVI Mở (Open COVID Pledg): một sáng kiến toàn cầu làm việc với các tổ chức khắp trên thế giới để làm cho các bằng sáng chế và các bản quyền của họ sẵn sàng tự do không mất tiền trong đấu tranh chống COVID-19. Chúng tôi cũng làm việc với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) để hiện thực hóa mong muốn của nhiều người chia sẻ tự do không mất tiền sở hữu trí tuệ của họ có liên quan tới COVID-19 với bất kỳ ai cần nó.

Truy cập Mở và giữ lại các quyền: những điều cơ bản

Là quan trọng để nhắc nhở bản thân chúng ta rằng khi các nhà nghiên cứu xuất bản các bài báo của họ theo mô hình Truy cập Mở bằng việc sử dụng một giấy phép CC, họ giữ lại bản quyền của họ. Họ không trao bất kỳ các quyền nào cho bất kỳ ai, dù ở dạng của chuyển nhượng cho nhà xuất bản, như nó đúng theo các mô hình xuất bản truyền thống nhất, hay khác. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu trao vài sự cho phép rộng rãi cho bất kỳ ai để sử dụng và sử dụng lại bài báo nghiên cứu đó, nhưng họ tiếp tục giữ các quyền của họ và có thể ép tuân thủ chúng trong trường hợp người sử dụng lại không gắn vào giấy phép đó.

Xa hơn, tất cả các giấy phép CC bao gồm nhiều sự bảo vệ chống lại các rủi ro uy tín và ghi công. Sự bảo vệ đó, là bổ sung thêm vào và không thay thế cho các chuẩn mực và các thực hành học thuật, là hiện diện để cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho uy tín của các nhà nghiên cứu gốc ban đầu và để làm giảm bớt những lo ngại của họ về những thay đổi đối với các tác phẩm của họ mà có thể được ghi công không đúng cho họ. Các giấy phép CC cũng là không độc quyền, điều ngụ ý rằng các nhà nghiên cứu xuất bản các bài báo của họ theo bất kỳ giấy phép CC nào vẫn được tự do và có quyền hợp pháp để tham gia vào các thỏa thuận hợp đồng xuất bản khác nhau với các bên khác nhau.

Việc xuất bản theo mô hình Truy cập Mở và việc chuyển giao các quyền cho nhà xuất bản là đối lập nhau. Đề xuất đơn thuần rằng một nhà nghiên cứu cho đi các quyền của họ cho một nhà xuất bản đã đánh bại toàn bộ mục đích của những gì Truy cập Mở nhằm đạt được. Bằng việc giữ lại các quyền của họ, như Liên minh S khuyến khích qua Chiến lược Giữ lại các Quyền được nêu ở trên, các nhà nghiên cứu được trao quyền và giữ lại các quyền tự do của họ để chia sẻ các kết quả đầu ra nghiên cứu của họ theo các cách thức có lợi cho cộng đồng học thuật và xã hội nói chung.

Last month, cOAlition S released its Rights Retention Strategy to safeguard researchers’ intellectual ownership rights and suppress unreasonable embargo periods—Creative Commons (CC) keenly supports this initiative. 

Modernizing an outdated academic publishing system 

cOAlition S’ Rights Retention Strategy was developed “to give researchers supported by a cOAlition S Organisation the freedom to publish in their journal of choice, including subscription journals, whilst remaining fully compliant with Plan S.” Read more.

Under a traditional publishing model, researchers who want to publish their articles in a journal typically need to assign or exclusively license their copyright in the article to the journal publisher. Basically, they hand over their rights to the publisher in exchange for the opportunity to be published in the publisher’s journal. While this model may have worked several decades ago, it is currently unsuitable to the ways in which academic research is funded, conducted, and disseminated. It unjustifiably raises legal, technical, and financial barriers around knowledge and perpetuates unbalanced power relationships among the various players in academia and beyond, from researchers and research institutions to publishers, libraries, and the general public. 

Nowadays, with the help of new technologies and the internet, academic knowledge is produced, shared, and built upon at a pace and through methods that call for a completely different approach to publishing—one that favors access, collaboration, and fairness. Many funders (particularly governments and philanthropic foundations) require that research outputs be published openly to guarantee that the public can access, use, reuse, and build upon the knowledge created. This is where open access (OA) publishing comes into play. 

Open Access and Creative Commons licenses 

OA is a publishing model aimed at making academic and scientific research outputs (publications, data, and software) openly accessible. We are strong supporters of OA and open science and our licenses are the global standard for OA publishing. Our efforts are focused on encouraging and guiding public and private institutions and organizations in creating, adopting, and implementing OA policies. For example, we routinely submit comments to consultations on how to promote better access to publicly funded research, science, and educational content. A few examples include the 2013 White House memorandum on public access to the results of federally funded research, the 2020 US Office of Science and Technology Policy (OSTP) consultation on Research Outputs, and the United Kingdom Research and Innovation (UKRI) consultation on its OA policy.

CC consistently advocates for OA policies on publicly funded research outputs; this has been demonstrated to stimulate knowledge creation and sharing, spur innovation, and provide a better return on investment for funders. Specifically, we advise research funders to require that their grantees publish their research results under the following conditions: 

  1. Zero embargo period, so everyone, everywhere can read the research fully and immediately at the moment of publication; 

  2. A CC BY license on article(s), to allow for text and data mining, no-cost access, and 

  3. CC0 on the research data, to be clear that the data is in the worldwide public domain to the fullest extent allowed by law.

The COVID-19 crisis has only reinforced the notion that openly sharing research is the best way to do research. How could anyone justify an embargo period on COVID-19-related research articles? Or impose a NoDerivatives condition, thereby preventing translations and other valuable adaptations of important scientific discoveries? In order to solve this crisis, scientific research must be shared as rapidly and as broadly as possible. 

In response to the COVID-19 pandemic and guided by these  “open” values, we helped develop and are leading the Open COVID Pledge: a global initiative that works with organizations around the world to make their patents and copyrights freely available in the fight against COVID-19. We are also working with international organizations such as the World Health Organization in operationalizing the desire of many to freely share their intellectual property related to COVID-19 with anyone who needs it.

Open access and rights retention: the fundamentals 

It’s important to remind ourselves that when researchers publish their articles under an OA model using a CC license, they retain their copyright. They do not give any rights away to anyone, whether it be in the form of an assignment to a publisher, as it is the case under most traditional publishing models, or otherwise. Instead, researchers give several broad permissions to anyone to use and reuse the research article, but they continue to hold their rights and can enforce them in the event the reuser fails to adhere to the license. 

Further, all CC licenses include multiple safeguards against reputational and attribution risks. These safeguards, that are in addition to and not in replacement of academic norms and practices, are in place to provide an additional layer of protection for the original researchers’ reputation and to alleviate their concerns over changes to their works that might be wrongly attributed to them. CC licenses are also non-exclusive, which means that researchers publishing their articles under any CC license remain free and legally authorized to enter into different publishing agreements with different parties. 

Publishing under an OA model and transferring rights over to a publisher are antithetical. The mere suggestion that a researcher would give away their rights to a publisher defeats the whole purpose of what OA aims to achieve. By retaining their rights, as cOAlition S promotes through the aforementioned Rights Retention Strategy, researchers are empowered and keep their freedom to share their research outputs in ways that benefit the academic community and society as a whole. 

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Trí tuệ nhân tạo và sáng tạo: Vì sao chúng tôi chống lại bảo vệ bản quyền đối với kết quả đầu ra do trí tuệ nhân tạo sinh ra

Artificial Intelligence and Creativity: Why We’re Against Copyright Protection for AI-Generated Output

By Brigitte Vézina and Brent Moran

August 10, 2020

Theo: https://creativecommons.org/2020/08/10/no-copyright-protection-for-ai-generated-output/

Bài được đưa lên Internet ngày: 10/08/2020

Kết quả đầu ra của sự mới lạ (như âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật, thơ ca, .v.v.) được trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence1) sinh ra có nên được bản quyền bảo vệ? Trong khi câu hỏi này dường như trực diện, câu trả lời chắc chắn là không. Nó mang mang theo các câu hỏi kỹ thuật, pháp lý, và triết học liên quan tới “tính sáng tạo”, và dù các cỗ máy có thể được coi là “các tác giả” sản xuất ra các tác phẩm “gốc ban đầu”.

Màn hình các kết quả thăm dò trên Twitter của chúng tôi tháng 6/2020.

Để tìm kiếm câu trả lời, chúng tôi đã tổ chức thăm dò trên Twitter được thừa nhận không khoa học trong vòng 5 ngày vào tháng 6. Thú vị, gần 70% trong tổng số 338 người trả lời đã chỉ ra rằng các kết quả đầu ra những điều mới lạ từ một hệ thống AI thuộc về phạm vi công cộng, trong khi 20% đã không chắc. Ví dụ, một bình luận nói rằng “vì AI sẽ (đưa ra các kết quả đầu ra y hệt và mô hình y hệt) sản xuất kết quả đầu ra y hệt mọi lúc, là khó để viện lý nó là độc nhất và có tính sáng tạo”, một người khác ngắn gọn viện lý: “các hoạt động do hệ thống sinh ra = không đầu vào sáng tạo, vì thế, không có bản quyền”, trong khi một người trả lời khác đã lưu ý rằng nó “phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của AI, và các tư liệu nguồn được sử dụng … tôi không nghĩ bạn có thể đưa ra quy tắc một cái chăn cho tất cả AI”. Câu hỏi này cũng đã được tranh luận trong Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) Conversation on Intellectual Property and Artificial Intelligence (Second Session) được tổ chức từ 7-9/07/2020. Để chia sẻ quan điểm chính sách chung của chúng tôi về chủ đề này từ triển vọng toàn cầu, Creative Commons đã đệ trình tuyên bố bằng văn bản và đã thực hiện 2 can thiệp miệng (ở đâyở đây). 

Trong bài đăng này trên blog, bài đầu trong loạt bài về AI và sự sáng tạo, chúng tôi khai phá vài điều cơ bản về bảo vệ bản quyền với ý định để xác định liệu AI có khả năng sáng tạo ra các tác phẩm hợp pháp để bảo vệ bản quyền hay không. Trong bài đăng thứ 2 trên blog, “Ai và Tính sáng tạo: Các máy móc có thể viết như Jane Austen? chúng tôi đưa bạn đi qua 2 ví dụ thực tế của một hệ thống AI sinh ra nội dung mới gây tranh cãi và áp dụng các tiêu chí hợp pháp về bản quyền cho chúng. Bằng cách làm như vậy, chúng tôi hy vọng làm sáng tỏ vài vấn đề bản quyền nảy sinh xung quanh lĩnh vực liền kề của công nghệ AI.

Các tác phẩm nào có thể hưởng lợi từ bảo vệ bản quyền?

Để xác định điều gì tạo nên một tác phẩm sáng tạo hợp pháp để bảo vệ bản quyền, hầu hết các chế độ bản quyền quốc gia dựa vào các khái niệm về quyền tác giảgốc gác, trong số những điều khác.

Khái niệm về quyền tác giả

Đối với một tác phẩm được được bản quyền bảo vệ, cần phải có liên quan sáng tạo ở phần của một “tác giả”. Ở mức quốc tế, Công ước Berne tuyên bố rằng “bảo vệ sẽ hoạt động vì lợi ích của tác giả” (điều 2.6), nhưng không định nghĩa “tác giả”. Tương tự, trong luật bản quyền của Liên minh châu Âu (EU)2, không có định nghĩa “tác giả” nhưng thông lệ đã thiết lập rằng chỉ các sáng tạo của con người được bảo vệ3 . Tiên đề này được phản ánh trong các luật quốc gia của các nước có truyền thống luật dân sự, như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, nó nêu rằng các tác phẩm phải mang dấu ấn cá tính của tác giả. Vì các hệ thống AI không có cá tính mà chúng có thể mang dấu ấn lên những gì chúng sản xuất ra, quyền tác giả vượt ra khỏi các giới hạn đối với AI.


Ảnh “tự sướng” này do con khỉ cái Macaca chụp năm 2011 sau khi lấy máy ảnh của nhiếp ảnh gia David Slater ở Indonesia. Nó từng nằm trong tâm của tranh luận về bản quyền tự sướng của khỉ. Truy cập nó ở đây.

Ở các quốc gia có truyền thống luật phổ biến (Canada, UK, Úc, New Zealand, Mỹ, .v.v.), luật bản quyền tuân theo lý thuyết thực dụng, theo đó các ưu đãi và phần thưởng cho sáng tạo các tác phẩm được cung cấp để đổi lấy truy cập từ công chúng, như là một vấn đề về phúc lợi xã hội. Theo lý thuyết này, cá tính không là trung tâm của khái niệm quyền tác giả, gợi ý rằng cánh cửa có thể để ngỏ cho các tác giả không phải con người. Tuy nhiên, vào năm 2016 trường hợp tự sướng của con khỉ ở Mỹ đã xác định rằng có thể không có bản quyền trong các bức ảnh do khỉ chụp, chính xác vì các bức ảnh đó đã được chụp mà không có sự can thiệp của con người. Theo đường đó, Văn phòng Bản quyền Mỹ coi các tác phẩm được động vật tạo ra sẽ không kéo theo đăng ký; vì thế, tác phẩm phải có tác giả là con người để được đăng ký. Mặc dù được một số người coi là một cách để giải quyết vấn đề, nhưng học thuyết tác phẩm được thuê của Mỹ cũng không đưa ra được giải pháp, vì nó vẫn yêu cầu một con người được thuê để tạo ra một tác phẩm, bản quyền của tác phẩm đó do một ông chủ của nó sở hữu.

Vì các hệ thống AI không có cá tính mà chúng có thể tạo dấu ấn lên những gì chúng sản xuất, quyền tác giả là vượt ra khỏi các giới hạn đối với AI.

Dù vậy, vài quốc gia (như Vương quốc Anh, Ireland, và New Zealand) không trao bảo vệ giống bản quyền (copyright-like) cho các tác phẩm do máy tính sinh ra. Luật Bằng sáng chế và Thiết kế Bản quyền 1988 của Vương quốc Anh, ví dụ, tạo ra một câu chuyện hư cấp hợp pháp cho các tác phẩm do máy tính tạo ra, nơi không có tác giả con người. Phần 9(3) nêu rằng “tác giả sẽ được coi là người thực hiện các sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm được thực hiện”. Một sắc thái quan trọng là điều khoản này giả định một số hình thức can thiệp sáng tạo của một thế hệ con người và không tự chủ, không phải con người chỉ bằng một chương trình máy tính.

Yêu cầu xuất xứ gốc

Các quyền tài phán luật phổ biến thường có ngưỡng thấp về xuất xứ gốc, chỉ yêu cầu mức tối thiểu tính sáng tạo hoặc lao động trí tuệ và sáng tạo độc lập đối với tác phẩm sẽ được bảo vệ. Từ “xuất xứ gốc” trong ngữ cảnh đó tham chiếu tới tác giả như là “gốc” của tác phẩm, thay vì bất kỳ tiêu chuẩn sáng tạo nào4 . Vài quốc gia khác, như Brazil, tiếp cận xuất xứ gốc tiêu cực, và nêu rằng tất cả các tác phẩm của trí tuệ (con người) mà không năm trong danh sách các tác phẩm được xác định rõ ràng như là “các tác phẩm không được bảo vệ” có thẻ được bảo vệ.

Theo luật và thông lệ của EU, một tác phẩm là gốc nếu nó phản ánh “sự sáng tạo trí tuệ của riêng tác giả 5”, nghĩa là thể hiện sự động chạm của cá nhân tác giả và kết quả của các lựa chọn tự do và sáng tạo. Nói tóm lại, cả luật pháp của EU và Hoa Kỳ đều quy định công việc phải là kết quả nhân quả gần nhất (trực tiếp) của hành động con người. Điều này ngụ ý rằng AI, như nó hiện được hiểu như là tri tuệ hoàn toàn được triển khai qua phương tiện tính toán, bản thân nó không thể tạo ra các lựa chọn tự do và sáng tạo và khái niệm sáng tạo không áp dụng được cho các máy.

Kinh tế của các kết quả đầu ra do AI tạo ra: các ưu đãi, thị trường, và độc quyền khai thác

 

Bức tranh chân dung mạng đối địch sinh thực được tập thể Obvious xây dựng năm 2018. Đây là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được tạo ra bằng sử dụng AI được bán đấu giá ở Christie. Truy cập nó ở đây.

Đặt sang một bên các lý thuyết bảo vệ bản quyền và thay vào đó các khái niệm trừu tượng về quyền tác giả và xuất xứ gốc (và thậm chí vấn đề giả thuyết hơn về các máy có cá tính và sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ), câu hỏi thực tế chúng ta nên đặt ra cho bản thân có liên quan tới môi trường kinh tế xung quanh nội dung do AI tạo ra. Liệu có bất kỳ thị trường nào cho nội dung do AI tạo ra? Liệu mọi người có thực sự muốn lắng nghe nhạc do thuật toán tạo ra dạng của Nirvana hay sức mạnh của đàn piano AI trí tuệ sâu của Google, đắm minh trong các tác phẩm văn học của người máy, hay treo bức tranh của Rembrandt, hay một đêm đầy sao gợi nhớ tới Van Gogh hay một bức chân dung mờ ảo của một quý tộc hư cấu do máy tính tạo ra, trong phòng khách của họ, không nhắc tới việc phải trả tiền cho bất kỳ điều gì của những thứ đó? Và nếu thế, liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thực sự cạnh tranh được với các tác phẩm nghệ thuật và văn học được con người tạo ra, như là các hàng hóa thay thế? Liệu hàng tỷ kết quả đầu ra do AI tạo ra được sản xuất nhanh hơn so với con người có thể sản xuất hoặc thậm chí tiêu dùng, cần bất kỳ sự độc quyền (được thụ tinh nhân tạo trên thị trường bằng phương tiện của sự “độc quyền” khai thác bản quyền) để tránh thất bại của thị trường?

Tất nhiên, các nhà phát triển công nghệ AI có lẽ kỳ vọng sẽ được ưu đãi để đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, và phát triển để giúp giải quyết các vấn đề cảu thế giới và làm cho AI hữu dụng cho xã hội có thể. Nhưng bảo vệ bản quyền của các kết quả đầu ra “nhân tạo” bởi một hệ thống AI không là cơ chế thích hợp để khuyến khích phát triển này. Cạnh tranh không công bằng và luật bằng sáng chế (và ở mức độ nhất định, luất bản quyền hiện hành bảo vệ phần mềm như là các tác phẩm văn học) là phù hợp tốt hơn nhiều để khuyến khích đổi mới sáng tạo và đảm bảo hoàn vốn đầu tư cho phát triển công nghệ AI.

AI cần được khai phá và hiểu đúng thích hợp trước khi bản quyền hay bất kỳ các vấn đề sở hữu trí tuệ nào có thể được cân nhắc nghiêm túc.

Tất cả để nói, AI đã tiến bộ nhiều trong ít năm qua, tồn tại sự không rõ ràng, chưa nói tới sự đồng thuận, về cách để định nghĩa lĩnh vực non trẻ và chưa được khám phá của công nghệ AI. Bất kỳ ý định nào để ra quy định là quá sớm, đặc biệt là thông qua một hệ thống bản quyền đã bị đánh thuế quá mức đã được chỉ huy vì các mục đích mở rộng vượt ra khỏi các mục đích ban đầu của nó. AI cần phải được khai phá và hiểu đúng trước khi các vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ có thể được cân nhắc nghiêm túc. Điều đó giải thích vì sao các kết quả đầu ra do AI tạo ra nên nằm trong phạm vi công cộng, ít nhất treo sự hiểu biết rõ ràng hơn của công nghệ đang tiến hóa này.

Trong phần hai của loạt bài này, “Trí tuệ nhân tạo và Sáng tạo: Liệu máy móc có thể viết giống như Jane Austen?” chúng tôi xem xét hai ví dụ thực tế của hệ thông AI tạo ra nội dung “mới lạ” và áp dụng các tiêu chí hợp pháp về bản quyền được giải thích ở trên.

Các ghi chú

1. Còn chưa có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về “trí tuệ nhân tạo”. Chúng tôi vì thế thảo luận vấn đề này theo các khái niệm chung, và cân nhắc, chặt chẽ vì lợi ích thảo luận, rằng trí tuệ nhân tạo là trí tuệ, hoặc mô phỏng của trí tuệ, điều được triển khai qua máy được tự động hóa, như máy tính kỹ thuật số.

2. Chỉ thị Xã hội Thông tin, 2001/29/EC.

3. Trường hợp C-145/10, Eva-Maria Painer v Standard Verlags GmbH 1 December 2011, Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (CJEU).

4. Đối với luật tiền lệ của nước Mỹ về khái niệm xuất xứ gốc, xem Alfred Bell & co. v. Catalda Fine Arts, Inc. 191 F2nd, Baltimore Orioles Inc. v. Major League Baseball Players Association, 805 F2nd 663 (7th Cir. 1986) và Feist Publications, Inc. v. Rural Tel. Serv. Co., 499 US 340 (1991).

5. Chỉ thị 2009/24/EC của Hội đồng, Điều 1(3), bảo vệ các chương trình máy tính như là “sáng tạo trí tuệ của riêng tác giả”; Chỉ thị Cơ sở dữ liệu 96/9/EC, Điều 3(1); Case C‐5/08, Infopaq, ECLI:EU:C:2009:465; Chỉ thị Xã hội Thông tin, 2001/29/EC.

Should novel output (such as music, artworks, poems, etc.) generated by artificial intelligence1 (AI) be protected by copyright? While this question seems straightforward, the answer certainly isn’t. It brings together technical, legal, and philosophical questions regarding “creativity,” and whether machines can be considered “authors” that produce “original” works.

A screenshot of our June 2020 Twitter Poll results.

In search of an answer, we ran an admittedly unscientific Twitter poll over five days in June. Interestingly, almost 70% of a total of 338 respondents indicated that novel outputs from an AI system belong in the public domain, while 20% weren’t sure. For example, one commentator said that “since an AI will (given the same inputs and the same model) produce the same output every time, it’s hard to argue it’s unique and creative,” another succinctly argued: “system-generated activities = no creative input, therefore, no copyright,” while another respondent noted that it “depends on the nature of the AI, and the source materials used…I don’t think you could make a blanket rule for all AI.” This question was also debated at the World Intellectual Property Organization’s (WIPO) Conversation on Intellectual Property and Artificial Intelligence (Second Session) held from 7-9 July 2020. To share our general policy views on this topic from a global perspective, Creative Commons submitted a written statement and made two oral interventions (here and here). 

In this blog post, the first in a series on AI and creativity, we explore some of the fundamentals of copyright protection in an attempt to determine whether AI is capable of creating works eligible for copyright protection. In the second blog post, “Artificial Intelligence and Creativity: Can Machines Write Like Jane Austen?“ we walk you through two practical examples of an AI system generating arguably novel content and apply copyright eligibility criteria to them. By doing so, we hope to shed light on some of the copyright issues arising around the nascent field of AI technology.

What works can benefit from copyright protection? 

In order to determine what constitutes a creative work eligible for copyright protection, most national copyright regimes rely on the concepts of authorship and originality, among others. 

The concept of authorship

For a work to be protected by copyright, there needs to be creative involvement on the part of an “author.” At the international level, the Berne Convention stipulates that “protection shall operate for the benefit of the author” (art 2.6), but doesn’t define “author.” Likewise, in the European Union (EU) copyright law,2 there is no definition of “author” but case-law has established that only human creations are protected.3 This premise is reflected in the national laws of countries of civil law tradition, such as France, Germany, and Spain, which state that works must bear the imprint of the author’s personality. As AI systems do not have a personality that they could imprint on what they produce, authorship is beyond limits for AI. 

This “selfie” taken by a Macaca nigra female in 2011 after picking up photographer David Slater’s camera in Indonesia. It was at the heart of the monkey selfie copyright dispute. Access it here.

In countries of common law tradition (Canada, UK, Australia, New Zealand, USA, etc.), copyright law follows the utilitarian theory, according to which incentives and rewards for the creation of works are provided in exchange for access by the public, as a matter of social welfare. Under this theory, personality is not as central to the notion of authorship, suggesting that a door might be left open for non-human authors. However, the 2016 Monkey selfie case in the US determined that there could be no copyright in pictures taken by a monkey, precisely because the pictures were taken without any human intervention. In that same vein, the US Copyright Office considers that works created by animals are not entitled to registration; thus, a work must be authored by a human to be registrable. Though touted by some as a way around the problem, the US work-for-hire doctrine also falls short of providing a solution, for it still requires a human to have been hired to create a work, whose copyright is owned by their employer.

As AI systems do not have a personality that they could imprint on what they produce, authorship is beyond limits for AI. 

Nevertheless, some countries (e.g. United Kingdom, Ireland, and New Zealand) do grant copyright-like protection to computer-generated works. The UK Copyright Designs and Patents Act 1988, for example, creates a legal fiction for computer-generated works where there is no human author. Section 9(3) states that “the author shall be taken to be the person by whom the arrangements necessary for the creation of the work are undertaken.” An important nuance is that this provision assumes some form of creative intervention by a human and not autonomous, human-less generation by a computer program alone.  

The originality requirement

Common law jurisdictions generally have a low threshold for originality, requiring only a minimal level of creativity or intellectual labor and independent creation for a work to be protectable. The word “originality” in that context refers to the author as being the “origin” of a work, rather than to any creativity standard.4 Some other countries, like Brazil, approach originality from the negative, and state that all works of the (human) mind that do not fall within the list of works that are expressly defined as “unprotected works” can be protected. 

Under EU law and case-law, a work is original if it reflects the “author’s own intellectual creation,”5 i.e. the expression of the author’s personal touch and the result of free and creative choices. In short, both EU and US law establish the need for the work to be the proximate (direct) causal result of human action. This implies that AI, as it is currently understood as intelligence completely implemented via computational means, cannot make free and creative choices on its own and that the concept of creativity is not applicable to machines. 

Economics of AI-generated outputs: incentives, markets, and monopolies of exploitation 

A generative adversarial network portrait painting constructed in 2018 by the collective, Obvious. It was the first artwork created using AI to be auctioned at Christie’s. Access it here.

Leaving aside theories of copyright protection and the rather abstract concepts of authorship and originality (and the even more hypothetical issue of machines having a personality and owning intellectual property rights), the real question we should ask ourselves relates to the economic environment around AI-generated content. Is there any market for AI-generated content? Do people really want to listen to Nirvana-esque algorithm-produced music or Google’s Deep-mind AI piano prowess, get immersed in the writings of a literary robot, or hang a computer-generated Rembrandt, a nightmarish Van Gogh-reminiscent Starry Night or a blurry portrait of a fictional aristocrat in their living room, not to mention to have to pay for any of that? And if so, would AI-generated products truly compete with artistic and literary works produced by humans, as substitute goods? Would the billions of AI-generated outputs produced faster than any human could produce or even consume, need any exclusivity (which is artificially inseminated in the market by means of a copyright “monopoly” of exploitation) to avoid market failure? 

Of course, AI-technology developers might expect to be incentivized to invest in innovation, research, and development to help solve the world’s problems and to make AI as useful to society as possible. But copyright protection of the “artistic” outputs by an AI system is not the appropriate mechanism to stimulate this development. Unfair competition and patent law (and to a certain extent, existing copyright law protecting software as literary works) are far better suited to stimulate innovation and ensure a return on investment for the development of AI technology. 

AI needs to be properly explored and understood before copyright or any intellectual property issues can be seriously considered.

All said, as much as AI has advanced in the past few years, there exists no clarity, let alone consensus, over how to define the nascent and uncharted field of AI technology. Any attempt at regulation is premature, especially through an already over-taxed copyright system that has been commandeered for purposes that extend well beyond its original intended purposes. AI needs to be properly explored and understood before copyright or any intellectual property issues can be seriously considered. That’s why AI-generated outputs should be in the public domain, at least pending a clearer understanding of this evolving technology.

In the second part of this series, “Artificial Intelligence and Creativity: Can Machines Write Like Jane Austen?” we look at two practical examples of an AI system generating “novel” content and apply the copyright eligibility criteria explained above.

Notes

1. There is as yet no widely accepted definition of “artificial intelligence.” We thus discuss this matter in general terms, and consider, strictly for the sake of discussion, that artificial intelligence is intelligence, or a simulation of intelligence, which is implemented via an automated machine, such as a digital computer.
2. Information Society Directive, 2001/29/EC.
3. Case C-145/10, Eva-Maria Painer v Standard Verlags GmbH 1 December 2011, Court of Justice of the European Union (CJEU).
4. For US case law on the concept of originality, see Alfred Bell & co. v. Catalda Fine Arts, Inc. 191 F2nd, Baltimore Orioles Inc. v. Major League Baseball Players Association, 805 F2nd 663 (7th Cir. 1986) and Feist Publications, Inc. v. Rural Tel. Serv. Co., 499 US 340 (1991).
5. Council Directive 2009/24/EC, Art 1(3), protection of computer programs as “the author’s own intellectual creation”; Database Directive 96/9/EC, Art 3(1); Case C‐5/08, Infopaq, ECLI:EU:C:2009:465; Information Society Directive, 2001/29/EC.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com