Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Các tài liệu dịch sang tiếng Việt tới hết nửa đầu năm 2021



A. Tài liệu về các khung năng lực số, khoa học mở - truy cập mở - dữ liệu mở - tài nguyên giáo dục mở

  1. Kết hợp lại thành một giải pháp: Những bài học từ phần cứng nguồn mở đối phó với COVID-19’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả: Anne Bowser, Alex Long, Alexandra Novak, Alison Parker, Michael Weinberg, do Trung tâm Wilson xuất bản tháng 2/2021 với giấy phép mở CC BY-SA 4.0 Quốc tế. Tài liệu nêu những đóng góp to lớn của các cộng đồng phần cứng nguồn mở trên thế giới và ở nước Mỹ trong đáp trả đại dịch COVID-19 và đưa ra các khuyến cáo ở 3 khía cạnh nhằm thể chế hóa và tạo thuận lợi cho ứng dụng và phát triển các cộng đồng phần cứng nguồn mở, đặc biệt ở nước Mỹ, chúng gồm: (1) Các cộng đồng và sự phối hợp; (2) Xây dựng quy mô và năng lực; (3) Các tiêu chuẩn và quy định. Bản dịch sang tiếng Việt 39 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/7vnlqayb0l153us/stitching-together-a-solution-202102_Vi-24062021.pdf?dl=0

  1. Các mô hình Tài nguyên Giáo dục Mở bền vững’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Stephen Downes, do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada xuất bản ngày 29/1/2006, nêu các mô hình bền vững cho Tài nguyên Giáo dục Mở, bao gồm việc tranh luận thế nào là bền vững, các mô hình bền vững cho OER như: (1) các mô hình cấp vốn; (2) các mô hình kỹ thuật; (3) các mô hình nội dung; (4) mô hình nhân sự. Bản dịch sang tiếng Việt 29 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/682ipsajv4mp6yg/Models_for_Sustainable_Open_Educational_Resources_Vi-20062021.pdf?dl=0

  1. Tùy chỉnh công cụ SELFIE cho các hệ thống học tập dựa vào công việc trong giáo dục và đào tạo nghề, 2020’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu nghiên cứu khả thi của Trung tâm Nghiên cứu Chung (JRC) của Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020, nhằm tinh chỉnh công cụ tự đánh giá SELFIE, được xây dựng dựa vào Khung Năng lực Số cho các Cơ sở Giáo dục (DigCompOrg) và được khởi xướng tháng 10/2018, nhằm để giúp làm thế nào các cơ sở giáo dục sử dụng các công nghệ số để dạy và học và để lên kế hoạch cải thiện họ. Bản dịch sang tiếng Việt 93 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hy1w6i9hcs1oq1i/200211_selfie_wbl_jrc_tech_report_Vi-21052021.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch Hành động Giáo dục Số 2021-2017’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu, xuất bản năm 2020. Nó đưa ra tầm nhìn về giáo dục số chất lượng cao, hòa nhập và truy cập được ở châu Âu. Đây là lời kêu gọi hành động vì sự hợp tác mạnh mẽ hơn ở mức châu Âu để: (1) học hỏi từ khủng hoảng COVID-19, nơi công nghệ đang được sử dụng ở phạm vi chưa từng thấy trong giáo dục và đào tạo; (2) làm cho các hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp cho kỷ nguyên số. Bản dịch sang tiếng Việt 36 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/sfx269lihar7nbq/deap-communication-sept2020_en_Vi-23052021.pdf?dl=0

  1. Khuyến cáo của Hội đồng châu Âu ngày 22/05/2018 về các năng lực chính cho việc học tập suốt đời’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hội đồng châu Âu, xuất bản ngày 22/05/2018, khuyến cáo 8 năng lực chính cho việc học tập suốt đời; từng năng lực chính đều được hình thành từ kiến thức, các kỹ năng và thái độ. Tài liệu này, được xuất bản trước khi có đại dịch COVID-19, sau đó nó đã được sửa đổi bổ sung để hình thành một tài liệu khác vào cuối năm 2020 với tiêu đề: ‘LifeComp: Khung năng lực chính cho các Cá nhân, Xã hội và Học để Học của châu Âu’, đã được đăng trên trang này cách đây không lâu. Bản dịch sang tiếng Việt 26 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/7beig93ftx2ibvn/CELEX%2032018H0604%2801%29%20EN%20TXT_Vi-25052021.pdf?dl=0

  1. LifeComp: Khung năng lực chính cho các Cá nhân, Xã hội và Học để Học của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu báo cáo khoa học về chính sách của Trung tâm Nghiên cứu Chung thuộc Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020. Đây là khung năng lực dựa vào việc học tập suốt đời và có tính tới tác động của đại dịch COVID-19 lên việc học tập của mọi cá nhân và xã hội nói chung trong kỷ nguyên số. Bản dịch sang tiếng Việt 118 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tfg2kkhkm54lx98/D_LCreport_070720-pdf_Vi-10052021.pdf?dl=0

  1. Bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, là phiên bản mới nhất, ra đời sau cuộc họp của ủy ban đặc biệt liên các chính phủ của UNESCO trong các ngày 6-7/05/2021 và 10-12/05/2021 có liên quan tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO. Phiên bản này, theo lộ trình, sẽ được chuyển tới các quốc gia thành viên UNESCO vào tháng 8/2021 để hướng tới việc được phê chuẩn vào tháng 11/2021 tại Hội nghị Toàn thể phiên thứ 41 của UNESCO. Bản dịch sang tiếng Việt 27 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hh9havem2m15dka/376893eng_Vi-13052021.pdf?dl=0

  1. Lời kêu gọi đóng góp cho DigComp 2.2’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu, kêu gọi tất cả những ai quan tâm tới Khung năng lực số cho các công dân - DigComp (Digital Copetencies for Citizens) hãy đóng góp cho DigComp phiên bản 2.2, dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 1/2022. Bản dịch sang tiếng Việt 4 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tli9b0lw6q5nskp/message_stakeholders_digcomp_2_2_cop_Vi-05042021.pdf?dl=0

  1. Báo cáo cùng toàn văn bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO, phát hành ngày 30/03/2021, gồm 2 phần: (1) Các bình luận của các quốc gia, các đối tác và các bên tham gia đóng góp khác cho ý kiến phản hồi cho bản thảo đầu tiên Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO cho tới hết năm 2020; và (2) Bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO sau khi đã tiếp thu các phản hồi. Bản dịch sang tiếng Việt 40 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/2pemsbjscajjeej/376130eng_Vi-03042021.pdf?dl=0

  1. Khoa học Mở cho thế kỷ 21 - Tài liệu làm việc phác thảo của ISC(Hội đồng Khoa học Quốc tế – International Science Council) - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hội đồng Khoa học Quốc tế – ISC (International Science Council) trả lời cho tư vấn toàn cầu của UNESCO về Khoa học Mở, được xuất bản vào ngày 04/06/2020. Tài liệu đưa ra hàng loạt các khuyến cáo cho hàng loạt các khía cạnh của Khoa học Mở. Nhiều khuyến cáo là dành cho các quốc gia đang phát triển ở bán cầu Nam, như Việt Nam. Bản dịch sang tiếng Việt có 57 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/e5xbxklwb3k0u1f/International-Science-Council_Open-Science-for-the-21st-Century_Working-Paper-2020_compressed_Vi-27032021.pdf?dl=0

  1. Nghiên cứu các tạp chí Truy cập Mở kim cương - Khai phá các mô hình xuất bản cộng tác do cộng đồng dẫn dắt cho Truy cập Mở. Phần 2: Các khuyến cáo’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Arianna Becerril và các tác giả khác, xuất bản tháng 03/2021. Tài liệu trình bày các khuyến cáo dựa vào các kết quả nghiên cứu mở rộng trong bức tranh Truy cập Mở kim cương. Các khuyến cáo được nhóm thành 5 chủ đề: (1) Hỗ trợ kỹ thuật; (2) Tuân thủ với Kế hoạch S; (3) Xây dựng năng lực; (4) Tính hiệu quả; và (5) Bền vững. Bản dịch sang tiếng Việt có 48 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/gi4b1ratqn1fu3e/OADJS-Recommendations_Vi-20032021.pdf?dl=0

  1. Thúc đẩy học tập hiệu quả trong kỷ nguyên số - Khung Năng lực Số cho các Tổ chức Giáo dục của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Trung tâm Nghiên cứu Chung thuộc Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2015. Đây là khung năng lực số dành cho các tổ chức giáo dục (DigCompOrg) của châu Âu mọi cấp độ, từ giáo dục tiểu học, trung học, dạy nghề, đại học, cả chính quy, phi chính quy và không chính quy. Khung DigCompOrg gồm 7 yếu tố chủ đề, 15 yếu tố phụ và 74 trình mô tả, mục đích để: (a) “khuyến khích tự suy ngẫm và tự đánh giá trong các tổ chức giáo dục khi họ chủ động tích cực nhúng sâu sự tham gia của họ với việc học tập và các sư phạm số; và (b) xúc tác cho những người làm chính sách để thiết kế, triển khai và đánh giá các can thiệp chính sách để tích hợp và sử dụng hiệu quả các công nghệ học tập số”. Bản dịch sang tiếng Việt có 101 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/6o09lzdmcqomo4q/jrc98209_r_digcomporg_final_Vi-18032021.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch hành động Giáo dục Số 2021-2027 Thiết lập lại giáo dục và đào tạo cho kỷ nguyên số’ của Liên minh châu Âu - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu làm việc cho các nhân viên của Ủy ban châu Âu, đi kèm theo thông tư gửi cho Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ủy ban Kinh tế và Xã hội và Ủy ban về các Vùng của châu Âu, nói về kế hoạch hành động giáo dục số của châu Âu giai đoạn 2021-2027, do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020. Bản dịch sang tiếng Việt có 176 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/0fnk9kc0qt57m4w/deap-swd-sept2020_en_Vi-01032021.pdf?dl=0

  1. Các khuyến cáo chính sách của Hệ thống Phát triển Năng lực Số (DCDS)’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hệ thống Phát triển Năng lực Số - DCDS (Digital Competences Development System) xuất bản năm 2019. Nó đưa ra các khuyến cáo cho các đối tượng làm chính sách để phát triển các năng lực số cho mọi người, gồm: (1) Những người làm chính sách của châu Âu; (2) Những người làm chính sách quốc gia và khu vực; và (3) Các nhà chức trách địa phương. Bản dịch sang tiếng Việt có 20 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/djjkrpx2qqa2ftx/DCDS-Policy-Recommendations_Vi-18022021.pdf?dl=0

  1. Tuyên ngôn về việc cải thiện năng lực số khắp châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của ALL DIGITAL xuất bản năm 2019. Tài liệu khẳng định: “Tuyên ngôn này gồm một loạt các nguyên tắc và khuyến cáo chính về cách để tối đa hóa tác động của giáo dục và đào tạo, như là các công cụ mạnh hướng tới sự phát triển liên tục các năng lực số cho các công dân châu Âu”. Bản dịch sang tiếng Việt có 8 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/c31r806tjq5bdmb/Manifesto_online-viewing_Vi-17022021.pdf?dl=0

  1. Hướng dẫn về Creative Commons cho các xuất bản phẩm học thuật và tài nguyên giáo dục’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Pascal Braak, Hans de Jonge, Giulia Trentacosti, Irene Verhagen, & Saskia Woutersen-Windhouwer. (Xuất bản ngày 28/10/2020). Hướng dẫn về Creative Commons cho các xuất bản phẩm học thuận và tài nguyên giáo dục (Phiên bản cuối cùng). Zenodo. http://doi.org/10.5281/zenodo.4090923. Bản dịch sang tiếng Việt có 36 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/xwyj8cy62w9f2ls/Creative%20Commons%20guide_final_Vi-11022021.pdf?dl=0

  1. Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương - Thấu hiểu về quyền công dân số của trẻ em’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Tae Seob Shin, Hyeyoung Hwang, Jonghwi Park, Jian Xi Teng và Toan Dang, do UNESCO xuất bản năm 2019. Còn nhớ, tài liệu ‘Sáng số cho trẻ em: khai phá các định nghĩa và khung công việc’ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo xây dựng Khung năng lực số cho trẻ em dựa vào 2 tài liệu, ‘Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương’ (DKAP) - tài liệu này - chính là 1 trong 2 tài liệu đó; còn tài liệu thứ 2 là: Khung Năng lực Số cho các Công dân (DigComp) của Ủy ban châu Âu. Bản dịch sang tiếng Việt có 191 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/ev727yg9wlhnadx/367985eng_Vi-09022021.pdf?dl=0

  1. Việc học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản 2019. Tài liệu liệt kê danh sách các vấn đề liên quan tới việc học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số và các xuất bản phẩm là kết quả các nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Ủy ban châu Âu những năm gần đây về các vấn đề đó. Bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/2it35e3pep6y0na/eu_science_hub_-_learning_and_skills_for_the_digital_era_-_2019-01-09_Vi-26012021.pdf?dl=0

  1. Khung năng lực số cho người tiêu dùng’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2016. Khung năng lực số cho người tiêu dùng, DigCompConsumer, “đưa ra 14 năng lực được nhóm trong 3 pha chính: trước mua sắm, mua sắm và sau mua sắm. Khung minh họa từng năng lực với các ví dụ cụ thể về kiến thức, các kỹ năng và thái độ”. Bản dịch sang tiếng Việt có 46 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/kjb2r3gy47oxzlv/lfna28133enn_Vi-29012021.pdf?dl=0

  1. EntreComp: Khung năng lực khởi nghiệp’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2018. “Nó bắt đầu bằng định nghĩa khởi nghiệp là gì, ấy là khả năng hành động dựa vào các cơ hội và các ý tưởng, và biến đổi chúng thành giá trị tài chính, văn hóa, hoặc xã hội cho những người khác. Sau đó nó chia định nghĩa này thành 3 lĩnh vực và - đối với mỗi lĩnh vực - xác định các năng lực mà một người cần có để trở thành doanh nhân. Cuối cùng, đối với từng năng lực, nó cung cấp một số lượng các tuyên bố kết quả đầu ra học tập minh họa cho các mức thông thạo khác nhau, từ cơ bản tới mức chuyên gia”. Bản dịch sang tiếng Việt có 15 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/1h4qizb9q4ttc5q/KE0417328ENN.en_Vi-25012021.pdf?dl=0

  1. DigComp 2.1. Khung năng lực số cho các công dân với 8 mức thông thạo và các ví dụ sử dụng’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chung - JRC (Joint Research Center) của Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2017. “DigComp 2.1 là phát triển tiếp theo của Khung Năng lực Số cho các Công dân. Dựa vào mô hình khái niệm tham chiếu được xuất bản trong DigComp 2.0, chúng tôi bây giờ trình bày 8 mức thông thạo và các ví dụ sử dụng được áp dụng cho lĩnh vực học tập và việc làm”. Bản dịch sang tiếng Việt có 83 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hql0bps72g491f3/web-digcomp2.1pdf_%28online%29_Vi-24012021.pdf?dl=0

  1. Sáng số cho trẻ em: khai phá các định nghĩa và khung công việc’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu xác định phạm vi do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) xuất bản tháng 8/2019. Tài liệu đưa ra các định nghĩa, các Khung Năng lực Sáng Số (Digital Literacy Competence Frameworks) và các khuyến cáo cho UNICEF để xây dựng khung năng lực sáng số cho trẻ em. Đặc biệt trong các khuyến cáo có đề xuất 2 khung dựa vào chúng để xây dựng khung năng lực sáng số cho trẻ em các quốc gia trên toàn cầu: (1) DigComp của Ủy ban châu Âu; và (2) Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương (Digital Kids Asia-Pacific). Bản dịch sang tiếng Việt có 67 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/wo9t9zniiefcabs/UNICEF-Global-Insight-digital-literacy-scoping-paper-2020_Vi-15012021.pdf?dl=0

  1. Mở giáo dục ra: Khung trợ giúp cho các cơ sở giáo dục đại học’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Inamorato dos Santos, A., Punie, Y., Castaño-Muñoz, J. (2016); Khung Giáo dục Mở (OpenEdu ) gồm 10 chiều: 6 chiều cốt lõi: (1) Truy cập; (2) Nội dung; (3) Sư phạm; (4) Thừa nhận; (5) Cộng tác; (6) Nghiên cứu; và 4 chiều xuyên suốt: (7) Chiến lược; (8) Công nghệ; (9) Chất lượng; (10) Lãnh đạo. Bản dịch sang tiếng Việt có 107 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/nefgjk67tn285n4/jrc101436_Vi-10012021.pdf?dl=0

B. Khoảng 380 đầu sách, tài liệu dịch đã được đưa lên Internet cho tới hết năm 2020 trở về trước ở các đường liên kết:


TP. Hồ Chí Minh, thứ năm, ngày 01/07/2021

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Những điều cơ bản về nguồn mở (Phần 1)

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng, xuất bản tháng 6/2021. Phiên bản điện tử có tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Nhung-dieu-co-ban-ve-nguon-mo-Phan-1-28248)

Nguồn mở bắt đầu vào Việt Nam những năm cuối thập niên 1990, có lẽ vào khoảng thời gian ra đời của tổ chức Sáng kiến Nguồn Mở - OSI (Open Source Initiative) vào năm 1998 ở nước Mỹ, tổ chức bảo vệ cho phong trào phần mềm nguồn mở toàn thế giới. Tới lượt mình, OSI được thành lập từ một nhóm người tách ra từ phong trào phần mềm tự do được một tổ chức khác là Quỹ Phần mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation), tổ chức bảo vệ cho phong trào phần mềm tự do toàn thế giới, được thành lập vào năm 1984 cũng ở nước Mỹ.

Nguồn mở dù bắt đầu bằng phần mềm, nhưng sau đó lan nhanh sang các lĩnh vực khác. Chính triết lý và thực hành của phần mềm tự do nguồn mở trong thế kỷ 20 đã truyền cảm hứng để đầu thế kỷ 21 hàng loạt các khái niệm mở liên quan tới các dạng nội dung khác nhau ra đời, như truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở, hay dữ liệu mở.

Ngoài ra, còn có những khái niệm mở khác có liên quan chặt chẽ tới phần mềm và nội dung như cấp phép mở, tiêu chuẩn mở, định dạng mở, phần cứng mở, kiến trúc mở, .v.v. Gần đây hơn, một khái niệm bao trùm đã xuất hiện và trở thành xu thế mới của thế giới, đó là Khoa học Mở. Ngay cả trong đại dịch COVID-19, các sáng kiến như Cam kết COVID Mở (Open COVID Pledge) hay OpenCovid19 (Covid-19 Mở) cũng đều được truyền cảm hứng từ triết lý và các thực hành của nguồn mở.

A. Định nghĩa

Phần mềm nguồn mở (PMNM) và mã nguồn mở là gì?

Bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở mới nhất của UNESCO, xuất bản ngày 12/05/2021 định nghĩa phần mềm nguồn mở và mã nguồn mở như sau:

Phần mềm nguồn mở và mã nguồn mở thường gồm các phần mềm mà mã nguồn của chúng được làm cho sẵn sàng công khai, kịp thời và thân thiện với người sử dụng, ở định dạng cả con người và máy móc đều đọc được và sửa đổi được, theo một giấy phép mở trao cho những người khác quyền để sử dụng, sử dụng lại, sửa đổi, mở rộng, nghiên cứu, tạo ra các tác phẩm phái sinh, và chia sẻ phần mềm và mã nguồn đó, thiết kế hoặc kế hoạch chi tiết của nó. Mã nguồn đó phải được đưa vào trong phát hành phần mềm và làm cho sẵn sàng trong các kho truy cập mở và giấy phép được chọn phải cho phép các sửa đổi, có các tác phẩm phái sinh, và chia sẻ theo các điều khoản và điều kiện mở tương đương hoặc tương thích.


Phần mềm tự do (PMTD) là gì?

Trước khi xuất hiện khái niệm ‘phần mềm nguồn mở’ thì đã có khái niệm ‘phần mềm tự do’. Một chương trình phần mềm được gọi là phần mềm tự do khi người sử dụng có các quyền tự do cơ bản sau:

  1. Quyền tự do sử dụng chương trình đó vì bất kỳ mục đích gì;

  2. Quyền tự do phân phối chương trình đó cho bất kỳ ai;

  3. Quyền tự do sửa đổi chương trình cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình; và để có thể sửa đổi được thì mã nguồn phải là mở cho bất kỳ ai cũng có thể có được chúng;

  4. Quyền tự do phân phối lại chương trình đã được sửa đổi;

Về khía cạnh quyền của người sử dụng, phần mềm nguồn mở hầu như không khác gì so với phần mềm tự do. Ngược lại, phần mềm nguồn đóng, hay còn được gọi là phần mềm sở hữu độc quyền, không có bất kỳ quyền tự do nào như với 4 quyền tự do được nêu ở trên.

Ở Việt Nam, phần mềm tự do và phần mềm nguồn mở được gọi chung là phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM).

Một chương trình PMTDNM là không mất tiền để mua, nhưng ngược lại, một phần mềm không mất tiền để mua lại chưa chắc là PMTDNM. Lý do cơ bản ở đây là với PMTDNM thì bạn luôn có được mã nguồn của chương trình phần mềm đó, nếu bạn muốn, còn phần mềm không mất tiền mua thì chưa chắc, vì nó có thể là phần mềm nguồn đóng/phần mềm sở hữu độc quyền, vì thế bạn không thể có mã nguồn của nó.

B. Triết lý của nguồn mở và văn hóa của người Việt Nam

Triết lý của nguồn mở, đôi khi còn được gọi là triết lý của quả táo và ý tưởng, được nêu như sau:

Tôi có một quả táo, bạn có một quả táo, nếu chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người vẫn có một quả táo. Tôi có một ý tưởng, bạn có một ý tưởng, nếu chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽhai ý tưởng.

Ở đây, quả táo là đại diện cho những thứ hữu hình sờ mó được, như mảnh đất, ngôi nhà, mỏ dầu hay hòn đảo, .v.v.; còn ý tưởng là đại diện cho những thứ vô hình không sờ mó được, như phần mềm, nội dung số, và tất cả những gì là kết quả của việc số hóa - bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi số. Điều dễ tưởng tượng là những thứ hữu hình sẽ luôn dần cạn kiệt, trong khi với chuyển đổi số và Internet trong kỷ nguyên số ngày nay, những thứ vô hình sẽ ngày càng nhiều, vô cùng nhiều và ngày càng thừa thãi.

Triết lý trên đã chỉ ra nguyên tắc cộng lực để phát triển và nguyên tắc này chỉ có thể thịnh vượng được khi cùng một lúc có 2 điều kiện, là VÔ HÌNH và MỞ, vì nếu VÔ HÌNH mà ĐÓNG thì cũng không có giá trị do không có chia sẻ, và vì thế không thể có việc mỗi người có hai ý tưởng được.


Hình 1. Triết lý của nguồn mở

Với văn hóa của người Việt Nam bốn ngàn năm lịch sử, ai cũng đều biết tới các thành ngữ mà các thế hệ cha ông truyền đời cho chúng ta như ‘tiền nào của nấy’ hay ‘ăn bánh trả tiền’, chúng thấm vào trong chúng ta và thường điều khiển cách hành xử của chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản so với ông cha chúng ta hàng ngàn năm trước, là chúng ta ngày nay có Internet, và vì thế có lẽ văn hóa ‘tiền nào của nấy’ hay ‘ăn bánh trả tiền’ khi được áp dụng vào trong nền kinh tế số và xã hội số chủ yếu dựa vào Internet, là không chắc còn phù hợp nữa, bởi chúng ta đều biết rất rõ rằng nhiều ứng dụng, dịch vụ kỹ thuật số trên Internet mà chúng ta sử dụng thường ngày không phải trả tiền, trong khi các ứng dụng dịch vụ đó lại có chất lượng tốt, thậm chí rất tốt, và các hãng tạo ra chúng lại là các tập đoàn giàu có hàng đầu thế giới, như Google, Facebook và nhiều doanh nghiệp số khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông[1]. Điều này được giải thích vì các mô hình kinh doanh đi với chúng là khác và/hoặc rất khác so với các mô hình kinh doanh truyền thống, kiểu ‘tiền nào của nấy’ và ‘ăn bánh trả tiền’, bốn ngàn năm lịch sử của người Việt Nam chúng ta.

C. Mô hình phát triển của phần mềm nguồn mở

Bên cạnh triết lý quả táo và ý tưởng, PMTDNM được phát triển tuân theo Luật Linus, nó nêu rằng “Nhiều con mắt soi vào thì lỗi sẽ cạn” (Given enough eyeballs, all bugs are shallow), hoặc như câu nói nổi tiếng của người phát minh ra nhân Linux, Linus Torvalds: “Nói là không có giá trị, hãy cho tôi xem mã nguồn” (Talk is cheap. Show me the code!)[2]. Một chương trình phần mềm mà bạn không thể tải về mã nguồn của nó để xem và soi xét, chắc chắn 100%, nó không phải là phần mềm nguồn mở. Để dễ tưởng tượng, có thể nêu như sau: mã nguồn của một phần mềm nguồn mở do (các) lập trình viên người Việt Nam tạo ra, thì một lập trình viên ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này, cũng PHẢI có khả năng tải về được từ Internet! Điều này còn cho thấy vai trò không thể thiếu của Internet trong phát triển phần mềm nguồn mở - chính Internet xúc tác để Luật Linus hiện thực hóa được trên phạm vi toàn cầu!

Lưu ý là, bất kể phần mềm được phát triển theo mô hình của phần mềm nguồn mở hay phần mềm nguồn đóng/sở hữu độc quyền, để có lòng tin vào phần mềm ở khía cạnh bảo mật của nó, được khuyến cáo bạn không nên tin tưởng vào bất kỳ phần mềm nào mà bản thân bạn chưa kiểm tra nó, còn nếu bạn phải tin tưởng phần mềm bạn đã không/chưa kiểm tra, thì hãy chọn tin tưởng mã nguồn được phơi ra cho nhiều lập trình viên, những người có khả năng độc lập để nói về các lỗi của phần mềm. Tuân thủ theo Luật Linus không có nghĩa là phần mềm nguồn mở mặc định một cách tự nhiên là bảo mật hơn so với phần mềm sở hữu độc quyền, nhưng các hệ thống có tại chỗ để sửa lỗi được lên kế hoạch, được triển khai, và được phân bổ nhân sự, tốt hơn nhiều[3].

Trên thực tế, hầu hết các phần mềm nguồn mở đều do các cộng đồng lập trình viên phần mềm trên thế giới tạo ra, rất ít người trong số đó là người Việt Nam. Không ít các công ty Việt Nam tải về kho mã nguồn phần mềm nguồn mở, rồi sửa đổi các mã nguồn đó, sau đó đóng nó lại, ngắt bỏ mọi liên hệ với cộng đồng các lập trình viên của thế giới phát triển chính phần mềm đó. Cách làm này là rất không khôn ngoan, vì sau một khoảng thời gian, phần mềm được công ty tùy chỉnh đó có thể sẽ rất khác với phần mềm gốc của cộng đồng thế giới; và vì chúng ta không phải là những người khởi xướng ra phần mềm đó, nên nếu họ thay đổi ở (một) vài phần quan trọng của phần mềm đó, chúng ta sẽ gặp khó, đôi khi hoàn toàn mất khả năng quản lý và kiểm soát đối với phần mềm cùng các phần tùy chỉnh của chúng ta. Để tránh điều này xảy ra, được khuyến cáo gửi ngược lên dòng trên (upstream) toàn bộ phần mã nguồn chúng ta tùy chỉnh về cây dự án gốc của cộng đồng thế giới, để các phiên bản tiếp sau của phần mềm đó có thể có được sự hỗ trợ của toàn bộ cộng đồng thế giới đối với cả các tùy chỉnh của chúng ta[4], như mô hình trên Hình 2. Nói một cách tổng quát, chúng ta cần phát triển nguồn mở cùng và không tách rời khỏi cộng đồng nguồn mở thế giới.


Hình 2. Mô hình phát triển đúng của một dự án phần mềm nguồn mở

D. Mô hình cấp phép của phần mềm nguồn mở

Theo Luật sở hữu trí tuệ, ngay khi một tài nguyên - một tác phẩm trí tuệ - được tạo ra, nó sẽ tự động được Luật sở hữu trí tuệ (hoặc Luật bằng sáng chế) bảo vệ, bất kể tác giả của nó có đăng ký tác phẩm đó hay không[5]. Vì thế, chỉ khi được chính (các) tác giả cấp phép mở, tài nguyên mới thực sự là tài nguyên mở, vì người sử dụng rõ ràng có được sự cho phép từ (các) tác giả đối với tài nguyên đó để họ sử dụng mà không vi phạm bất kỳ bản quyền/các quyền sở hữu trí tuệ nào của (các) tác giả được Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Điều này giải thích vì sao:

  • Một chương trình phần mềm không được cấp phép mở thì 100% không phải là PMTDNM. Cộng đồng phần mềm nguồn mở thế giới coi các phần mềm được gọi là ‘MỞ’ dạng này là Open Washing, tạm dịch sang tiếng Việt là “tráng qua hàng mở” hay “phần mềm nguồn mở RỞM”.

  • Tương tự, một tài nguyên không được cấp phép mở thì tài nguyên đó 100% không là tài nguyên mở, không là tài nguyên truy cập mở, không là dữ liệu mở, không là tài nguyên giáo dục mở, và nhiều nhất, chúng chỉ có thể được gọi là “tài nguyên mở RỞM”.

Đáng tiếc là tình trạng “phần mềm nguồn mở RỞM” và/hoặc “tài nguyên mở RỞM” là rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam, mà nguyên nhân sâu xa của nó có lẽ là do không một cơ sở giáo dục nào ở mọi cấp học của Việt Nam dạy về cấp phép mở, trong khi nhà nước cũng không có chính sách nào về cấp phép mở cho tới nay.

Một khi tài nguyên được cấp phép mở, tùy thuộc vào giấy phép mở được gắn vào từng tài nguyên đó, chúng sẽ được gọi với những cái tên khác nhau, như tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở hay dữ liệu mở, như trên Hình 3.


Hình 3. Tên gọi của tài nguyên khác nhau, tùy thuộc vào giấy phép mở được gắn với nó

Một dạng đặc biệt của các tài nguyên mở là các tài nguyên nằm trong phạm vi công cộng như được minh họa ở phần cao nhất trên Hình 3, chúng có ở 2 dạng: (1) các tài nguyên đã hết thời hạn bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ hoặc Luật bằng sáng chế và chúng thường đi với dấu phạm vi công cộng (Public Domain Mark[6]); (2) các tài nguyên mà tác giả của nó khước từ tất cả các quyền và hiến tặng vào phạm vi công cộng, và chúng thường đi với công cụ/giấy phép CC0[7]. Các tài nguyên dạng này còn được gọi là các tài nguyên không có bản quyền (No Copyright). Để dễ hình dung, hầu như tất cả các tác phẩm do các tác giả người Việt Nam xuất bản từ thế kỷ 19 trở về trước đều nằm trong phạm vi công cộng và phần lớn chúng nằm trong các viện bảo tàng, kho lưu trữ và/hoặc thư viện, những nơi mà bất kỳ ai cũng có quyền tự do không mất tiền để truy cập tới chúng. Được khuyến cáo, khi tiến hành số hóa các tài nguyên dạng này thì phiên bản số hóa của chúng cũng nên nằm trong phạm vi công cộng[8] để không tước đoạt đi quyền truy cập tự do không mất tiền không chỉ của gần 100 triệu người Việt Nam, mà còn cả của gần 8 tỷ người trên thế giới.

(xem tiếp Phần 2)

H. Các chú giải

[1] Lê Trung Nghĩa, 2020: Chuyển đổi số: Cách tiếp cận mới về Mở: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/chuyen-doi-so-cach-tiep-can-moi-ve-mo-280.html, CC BY.

[2] Linus Torvalds > Quotes: https://www.goodreads.com/author/quotes/92867.Linus_Torvalds

[3] OpenSource.com: Understanding Linus's Law for open source security: https://opensource.com/article/21/2/open-source-security. Bản dịch sang tiếng Việt của Lê Trung Nghĩa có tại địa chỉ: https://giaoducmo.avnuc.vn/phan-mem-tu-do-nguon-mo/hieu-luat-linus-ve-bao-mat-cua-nguon-mo-431.html

[4] Linux Foundation, 2012: Upstreaming: Strengthening Open Source Development. Bản dịch sang tiếng Việt của Lê Trung Nghĩa: https://www.dropbox.com/s/ao6fprcmn3uzexx/lf_upstreaming_os_dev-Vi-31012012.pdf?dl=0

[5] Creative Commons: Creative Commons Certificate for Educators, Academic Librarians and GLAM; Unit 2: Copyright Law: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/2-1-copyright-basics/

[6] Creative Commons: Public Domain Mark: https://creativecommons.org/share-your-work/public-domain/pdm

[7] Creative Commons: CC0: https://creativecommons.org/share-your-work/public-domain/cc0

[8] Lê Trung Nghĩa, 2020: Chuyển đổi số của ngành văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khía cạnh chuyển thể các tác phẩm và di sản văn hóa đang nằm trong phạm vi công cộng sang dạng kỹ thuật số: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/chuyen-doi-so-cua-nganh-van-hoa-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-va-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-va-khia-canh-chuyen-the-cac-tac-pham-va-di-san-van-hoa-dang-nam-trong-pham-vi-cong-cong-sang-dang-ky-thuat-so-312.html


 

Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

‘Kết hợp lại thành một giải pháp: Những bài học từ phần cứng nguồn mở đối phó với COVID-19’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của các tác giả: Anne Bowser, Alex Long, Alexandra Novak, Alison Parker, Michael Weinberg, do Trung tâm Wilson xuất bản tháng 2/2021 với giấy phép mở CC BY-SA 4.0 Quốc tế.

Tài liệu nêu những đóng góp to lớn của các cộng đồng phần cứng nguồn mở trên thế giới và ở nước Mỹ trong việc đáp trả đại dịch COVID-19 và đưa ra các khuyến cáo ở 3 khía cạnh nhằm thể chế hóa và tạo thuận lợi cho ứng dụng và phát triển các cộng đồng phần cứng nguồn mở, đặc biệt ở nước Mỹ, chúng gồm: (1) Các cộng đồng và sự phối hợp; (2) Xây dựng quy mô và năng lực; (3) Các tiêu chuẩn và quy định.


Đây thực sự là tài liệu rất tốt để các bên liên quan của Việt Nam tham khảo trong bối cảnh phần cứng nguồn mở, một thành phần không thể thiếu của Khoa học Mở như được nêu rõ trong bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO vừa được phát hành ngày 12/05/2021 vừa qua, cũng là một thành phần không thể thiếu của công nghệ mở - một trong những yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 39 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/7vnlqayb0l153us/stitching-together-a-solution-202102_Vi-24062021.pdf?dl=0

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Khai phá EntreComp trong Hành động theo mục tiêu



Thừa nhận:

Dịch và trích dẫn từ: McCallum E., Weicht R., McMullan L., Price A., EntreComp trong Hành động: Lấy cảm hứng để làm cho nó xảy ra (M. Baci-galupo & W. O’Keeffe Eds.), EUR 29105 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79360-8, doi:10.2760/574864, JRC109128

Tham chiếu: EntreComp: Khung Năng lực Khởi nghiệp

Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số


Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Khai phá EntreComp trong Hành động theo lĩnh vực

Các lĩnh vực được tô màu sao cho chúng dễ được xác định


Các trường hợp điển hình



Thừa nhận:

Dịch và trích dẫn từ: McCallum E., Weicht R., McMullan L., Price A., EntreComp trong Hành động: Lấy cảm hứng để làm cho nó xảy ra (M. Baci-galupo & W. O’Keeffe Eds.), EUR 29105 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79360-8, doi:10.2760/574864, JRC109128

Tham chiếu: EntreComp: Khung Năng lực Khởi nghiệp

Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số


Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

‘Các mô hình Tài nguyên Giáo dục Mở bền vững’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của tác giả Stephen Downes, do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada xuất bản ngày 29/1/2006, tranh luận thế nào là bền vững và nêu các mô hình bền vững cho Tài nguyên Giáo dục Mở như: (1) các mô hình cấp vốn; (2) các mô hình kỹ thuật; (3) các mô hình nội dung; (4) mô hình nhân sự;


Trong khi một số nội dung của tài liệu tới nay đã được thay thế bằng những nội dung khác, một số nội dung vẫn là rất tốt để tham khảo khi đặt vấn đề về các mô hình bền vững cho ứng dụng và phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 29 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/682ipsajv4mp6yg/Models_for_Sustainable_Open_Educational_Resources_Vi-20062021.pdf?dl=0


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Khai phá các ví dụ của EntreComp trong Hành động

EntreComp trong Hành động nhằm truyền cảm hứng, xúc tác và trang bị cho bạn để sử dụng EntreComp bằng việc chỉ ra cách những người khác đã sử dụng khung này để giải quyết các vấn đề và đã tùy biến thích nghi nó cho phù hợp với mục đích của họ.

Nó gồm các ví dụ về cách EntreComp đã được các tổ chức áp dụng và tùy biến thích nghi để đạt được các mục tiêu khác nhau. Các ví dụ cũng đã được xác định như là đặc biệt thích hợp với những ai đang làm việc hoặc có quan tâm với 3 lĩnh công việc vực chính hoặc lĩnh vực: giáo dục và đào tạo chính quy, hoặc tập và hòa nhập không chính quy, và việc làm & doanh nghiệp.

EntreComp trong Hành động cũng biên soạn các ví dụ về các công cụ & ý tưởng có thể giúp bạn áp dụng EntreComp và phát triển các năng lực khởi nghiệp.

Các dạng ví dụ



Thừa nhận:

Dịch và trích dẫn từ: McCallum E., Weicht R., McMullan L., Price A., EntreComp trong Hành động: Lấy cảm hứng để làm cho nó xảy ra (M. Baci-galupo & W. O’Keeffe Eds.), EUR 29105 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79360-8, doi:10.2760/574864, JRC109128

Tham chiếu: EntreComp: Khung Năng lực Khởi nghiệp

Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số


Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Các gợi ý hàng đầu để làm quen với EntreComp

Khung EntreComp cung cấp tham chiếu thực tế và linh hoạt. Nó được thiết kế để được tùy biến thích nghi và áp dụng để thúc đẩy và xúc tác cho các cá nhân và tổ chức để khởi nghiệp. Đây là vài gợi ý giúp bạn tiếp cận EntreComp.



Thừa nhận:

Dịch và trích dẫn từ: McCallum E., Weicht R., McMullan L., Price A., EntreComp trong Hành động: Lấy cảm hứng để làm cho nó xảy ra (M. Baci-galupo & W. O’Keeffe Eds.), EUR 29105 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79360-8, doi:10.2760/574864, JRC109128

Tham chiếu: EntreComp: Khung Năng lực Khởi nghiệp

Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số