Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

‘Ghi chú thông tin hướng tới nền tảng Horizon 2020 cho truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt

Là tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản ngày 21/12/2017 đưa ra các ghi chú thông tin để chuẩn bị cho phiên bản mới của nền tảng Horizon 2020 hiện nay. Phiên bản mới nổi bật nhất sẽ được tích hợp tính năng rà soát lại ngang hàng mở - Open Peer Review - một trong các thành phần không thể thiếu của Khoa học Mở - góp phần làm gia tăng chất lượng của các xuất bản phẩm và các dữ liệu nghiên cứu được cấp vốn nhà nước từ chương trình Horizon 2020 của Ủy ban châu Âu.
Nội dung tài liệu cho thấy bên cạnh nền tảng Horizon 2020, còn có các nền tảng khác phục vụ các các mục đích khác nhau của Khoa học Mở của châu Âu, như OpenAIRE và Zenodo.


Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang, có thể tải về tự do tại địa chỉ:





Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Sổ tay Huấn luyện Khoa học Mở của FOSTER: cần phản hồi!

FOSTER Open Science Training Handbook: feedback wanted!
By Gwen Franck 2018-02-26
Bài được đưa lên Internet ngày: 26/02/2018
FOSTER phát hành bản thảo đầu tiên cuốn Sổ tay Huấn luyện Khoa học Mở. 14 chuyên gia từ 10 quốc gia đã làm việc trong 5 ngày để tạo ra bản thảo đầu tiên của những gì sẽ trở thành tổng quan toàn diện các tài nguyên và công cụ thực hành để hỗ trợ cho các huấn luyện viên, những người muốn dạy và truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu về các chủ đề Khoa học Mở. Sổ tay là mở cho các bình luận/phản hồi cho tới ngày 04/03/2018!
Trong quá trình hội sách in dài 1 tuần, FOSTER đã tạo thuận lợi để tạo ra cuốn sổ tay trên trực tuyến về Huấn luyện Khoa học Mở. Tại Thư viện TIB ở Hanover, Đức, 14 chuyên gia từ 10 quốc gia đã làm việc 5 ngày để tạo ra bản thảo đầu tiên của những gì sẽ trở thành tổng quan toàn diện các tài nguyên và công cụ thực hành để hỗ trợ các huấn luyện viên, những người muốn dạy và truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu về các chủ đề Khoa học Mở. Ngoài những điều cơ bản về khoa học mở, sổ tay cũng chào những hiểu biết sâu về các thực hành học và huấn luyện, hàng tá các ví dụ và bài tập thực hành, và chương với các gợi ý và mẹo mực để tổ chức sự kiện huấn luyện khoa học mở của riêng bạn.

Gwen Franck

Người điều phối Chương trình Truy cập Mở ở EIFL - Nhân viên Dự án Truy cập Mở / Thông tin Điện tử cho Thư viện ở LIBER - Hiệp hội các Thư viện Nghiên cứu châu Âu
FOSTER releases the first draft of the Open Science Training Handbook. 14 experts from 10 countries have worked for 5 days to create the first draft of what will become a comprehensive overview of practical resources and tools to support trainers who would like to teach and inspire researchers on Open Science topics. The Handbook is open for comment/feedback until March 4th, 2018!
During a week-long booksprint, FOSTER facilitated the creation of an online handbook for Open Science Training. At the TIB Library in Hanover, Germany, 14 experts from 10 countries worked for 5 days to create the first draft of what will become a comprehensive overview of practical resources and tools to support trainers who would like to teach and inspire researchers on Open Science topics. Apart from the basics on open science, the handbook also offers insights on learning and training practices, tons of practical examples and exercises, and a chapter with tips and tricks for organising your own open science training event.
Các tác giả cuốn sổ tay và dự án FOSTER muốn mời tất cả các bên có quan tâm ngó qua bản thảo đầu tiên. Tài liệu là mở cho bình luận cho tới ngày 04/03/2018 và có thể được tư vấn ở đây: https://tinyurl.com/osth-2018.
The authors of the handbook and the FOSTER project would like to invite all interested parties to take a look at the first draft. The document is open for comments until March 4th, 2018 and can be consulted herehttps://tinyurl.com/osth-2018
Read the relevant FOSTER blogpost.

Gwen Franck

Open Access Programme Coordinator at EIFL - Electronic Information for Libraries / Open Access Project Officer at LIBER - Association of European Research Libraries
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

‘IPR, chuyển giao công nghệ và Khoa học Mở - Các thách thức và cơ hội’ - bản dịch sang tiếng Việt

Là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2017. Tài liệu là kết quả của hội thảo khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Chung – JRC (Joint Research Centre) của Ủy ban châu Âu và Ban Tổng Giám đốc Nghiên cứu và Cách tân (DG Research and Innovation) tổ chức.
Về mối liên quan giữa IPR và chính sách Khoa học Mở của châu Âu, tài liệu đưa ra
Các kết luận chủ chốt
3 kết luận chính gồm:
  1. Không có sự không tương thích giữa IPR và Khoa học Mở. Ngược lại, khung IPR, nếu được xác định đúng từ đầu, sẽ trở thành công cụ cơ bản điều chỉnh khoa học mở và đảm bảo rằng các nỗ lực từ những người đóng góp khác nhau được tưởng thưởng xứng đáng. Định nghĩa của chúng phụ thuộc vào mục đích của nghiên cứu.
  2. Ủy ban châu Âu có vai trò thúc đẩy khoa học mở và sự cân bằng với IPR. Điều này là đặc biệt quan trọng vào thời điểm khi mà chính sách về bản quyền và định nghĩa đang được tinh chỉnh và Đám mây Khoa học Mở đang được thiết lập. Các chính sách mới đó sẽ xây dựng khung lãnh đạo của châu Âu về Khoa học Mở.
  3. Rút ra sự truyền cảm hứng từ các thực hành tốt nhất. Ví dụ, bằng việc hiểu cách thức các viện nghiên cứu nhà nước với các cam kết xã hội và các đối tác công nghiệp mạnh đang đấu tranh cho sự cân bằng đúng giữa IPR và tri thức mở. Và bằng việc sử dụng các giấy phép chào sự cân bằng đúng giữa những người sáng tạo và những người sử dụng nội dung của Khoa học Mở.
Các phát hiện chính
Các hệ quả khác từ các hội thảo là như sau:
  1. Giữ lại nguyên tắc cơ bản của Ủy ban châu Âu về Dữ liệu Mở: “mở khi có thể và đóng khi cần thiết”.
  2. Ủy ban châu Âu cần nhằm vào mức làm rõ cao nhất có liên quan tới các chính sách điều chỉnh sự không mở ra các dữ liệu được cấp vốn nhà nước, ví dụ bằng việc tạo ra các bộ sưu tập các trường hợp điển hình.
  3. Các bên tham gia đóng góp cần rút ra sự truyền cảm hứng từ các chính sách cân bằng giữa IPR và Khoa học Mở.
  4. Ủy ban châu Âu cần tham gia trong việc hài hòa hóa hạ tầng khoa học mở và các chính sách qua Đám mây Khoa học Mở châu Âu, nơi thiết lập các tiêu chuẩn cho chất lượng cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn mô hình cấp phép.
  5. Hỗ trợ sự tăng trưởng theo cách “từ dưới lên” của Khoa học Mở và Dữ liệu Mở, trong khi khuyến khích chuyển các kết quả đầu ra nghiên cứu trong thế giới thương mại.”


Có nghĩa là, cần có sự điều chỉnh IPR để có sự cân bằng đúng giữa Khoa học Mở với IPR, cũng đồng nghĩa đương nhiên không có chuyện giữ nguyên IPR như hiện tại!


Bản dịch sang tiếng Việt có 28 trang, tải về tự do tại địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa





Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

‘Đánh giá sự nghiệp nghiên cứu bằng việc thừa nhận đầy đủ các thực hành Khoa học Mở – Thưởng, ưu đãi và/hoặc thừa nhận việc thực hành khoa học mở của các nhà nghiên cứu’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu do Nhóm làm việc về Thưởng cho Khoa học Mở của Ban Tổng Giám đốc về Nghiên cứu và Cách tân của Ủy ban châu Âu viết, được xuất bản vào tháng 07/2017.
Việc thay đổi thực hành từ tiếp cận truyền thống trong hầu hết các lĩnh vực sẽ đòi hỏi sự thay đổi nền tảng trong cách thức các nhà khoa học triển khai nghiên cứu trong môi trường Khoa học Mở. Để điều này được khuyến khích và được ưu đãi, tiếp cận thay đổi này phải được thừa nhận và được thưởng bởi cả các ông chủ (khi tuyển mộ và đề bạt các nhà nghiên cứu) và các nhà cấp vốn nghiên cứu (khi thực hiện rà soát lại ngang hàng các nhà nghiên cứu trong các đơn xin trợ cấp). Hơn nữa các nhà nghiên cứu có thâm niên phải đóng vai trò chính trong sự thay đổi này vì họ có ảnh hưởng lớn trong tuyển mộ/đề bạt các nhà nghiên cứu và tiến hành rà soát lại ngang hàng cả cho các cơ quan cấp vốn và các nhà xuất bản.
Tiếp cận nhóm đó có gốc rễ vững chắc trong ngữ cảnh phát triển sự nghiệp của nhà nghiên cứu và có liên kết chặt chễ với Ưu tiên 3 của Khu vực Nghiên cứu châu Âu – ERA (European Research Area), một thị trường lao động mở cho các nhà nghiên cứu.
Báo cáo đưa ra thông tin nền tảng về Khoa học Mở có liên quan tới chính sách ERA, đánh giá các nhà nghiên cứu và khung sự nghiệp. Nó cũng mô tả các khía cạnh khác nhau của Khoa học Mở, bao gồm Dữ liệu Mở, Rà soát lại Ngang hàng Mở và Khoa học Công dân. Những hạn chế của các quy trình thừa nhận và thưởng hiện hành được trình bày, với các gợi ý về cách làm nhẹ bớt chúng và cách các hệ biến hóa mới có thể được hình dung và được triển khai.


Có lẽ tất cả các anh/chị nào đang có trách nhiệm đánh giá các nhà nghiên cứu khoa học ở tất cả các mức độ và trong tất cả các lĩnh vực ở Việt Nam đều rất nên đọc kỹ tài liệu này và so sánh với những gì các anh/chị đang đánh giá các nhà nghiên cứu của Việt Nam trong các cơ sở nghiên cứu của các anh/chị với những gì châu Âu đang và sẽ đánh giá các nhà nghiên cứu của họ qua Ma trận Đánh giá Sự nghiệp Khoa học Mở - OS-CAM (Open Science - Assessment Matrix). Hy vọng, nếu có một hoặc vài trong số 23 dòng tiêu chí đánh giá đó có nội dung na ná giống nhau vào lúc này thì cũng là quý rồi.
Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra, nếu các tiêu chí đánh giá một nhà nghiên cứu của Việt Nam là khác hoàn toàn với các tiêu chí đánh giá của thế giới theo OS-CAM trong thời gian tới?


Bản dịch sang tiếng Việt có 65 trang, có thể tải về tự do tại địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

‘Cung cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ cần để thực hành Khoa học Mở‘ - bản dịch sang tiếng Việt


Báo cáo của Nhóm Làm việc về các Kỹ năng Khoa học Mở của Ủy ban châu Âu xuất bản tháng 07/2017.
Báo cáo cung cấp các kết quả khảo sát giữa các nhà nghiên cứu ở châu Âu về nhận thức của họ về các chính sách và thực hành Khoa học Mở và sau đó tập trung vào các kỹ năng đặc thù các nhà nghiên cứu cần cho Khoa học Mở. Báo cáo kết luận với các khuyến cáo chính sách cho các bên tham gia đóng góp ở mức châu Âu, quốc gia, và cơ sở để nâng cao nhận thức, huấn luyện, hỗ trợ, và khuyến khích các nhà nghiên cứu theo Khoa học Mở”.
Các bên tham gia đóng góp nghiên cứu và cách tân cung cấp huấn luyện về các kỹ năng Khoa học Mở (dữ liệu có nguồn gốc từ SPARC Europe)

Việt Nam rồi cũng sẽ phải đi theo Khoa học Mở, vì thế đây là tài liệu phải tham khảo đối với nhiều đối tượng như: những người làm chính sách, các nhà nghiên cứu ở mọi cấp độ, cán bộ thư viện - thủ thư, các nhà quản lý nghiên cứu, các nhà cấp vốn nghiên cứu, các nhà xuất bản, các doanh nghiệp mọi kích cỡ, những người khởi nghiệp, các doanh nhân và các sinh viên. Chương 3 của tài liệu sẽ cho bạn biết, để làm KHOA HỌC MỞ, bạn cần các kỹ năng gì.
Hy vọng giáo dục Việt Nam cũng SẼ đào tạo những xã hội bây giờ thực sự cần, như các kỹ năng truy cập mở, dữ liệu mở, tài nguyên giáo dục mở, các vấn đề pháp lý như: các quyền số, bản quyền, cấp phép… như hình ở trên.
Câu hỏi: Ở thời điểm hiện tại, cơ sở giáo dục nào ở Việt Nam đào tạo các kỹ năng nêu trên?


Bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 68 trang, có thể tải về tự do tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/qc0cfjd80ipmvnx/os_skills_wgreport_final_Vi_01032018.pdf?dl=0




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

‘Danh sách hành động của Tuyên bố EOSC’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản ngày 26/10/2017, đi kèm với Tuyên bố EOSC cũng được phát hành trong cùng này. Danh sách liệt kê các hành động cụ thể để thực hiện các mục tiêu trong Tuyên bố EOSC thời gian tới, với những đơn vị cụ thể của châu Âu cam kết cấp kinh phí và thực hiện các hành động cụ thể để đáp ứng các mục tiêu đó.


Cũng qua danh sách này, bạn có thể thấy được các hành động cụ thể để xây dựng các thành phần của EOSC và biến các dữ liệu nghiên cứu được cấp vốn nhà nước thành dữ liệu tìm thấy được, truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại được – FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Re-usable).


Bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang, có thể tải về tự do tại địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

‘Tuyên bố EOSC’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của Ủy ban châu Âu, Tuyên bố EOSC ngày 26/10/2017 tại Brussels, thủ đô nước Bỉ, về việc chính thức khởi xướng Đám mây Khoa học Mở châu Âu - EOSC (European Open Science Cloud) để mở ra các cơ hội mới về nghiên cứu và cách tân trong khoa học không chỉ dành riêng cho các nhà khoa học của châu Âu, mà toàn thế giới.
EOSC khẳng định sẽ làm cho tất cả các dữ liệu nghiên cứu khoa học sử dụng tiền từ khu vực nhà nước sẽ ‘mở mặc định’ theo các nguyên tắc: tìm thấy được, truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại được - FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Re-usable).
Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu Việt Nam có thể tham khảo và so sánh để xem các dữ liệu nghiên cứu khoa học hiện nay của Việt Nam đang ở mức nào so với của châu Âu và liệu sau bao lâu nữa chúng ta sẽ có thể tuân thủ được FAIR và cách thức làm thể nào để đạt được FAIR. Điều này có lẽ sẽ quyết định liệu Việt Nam có khả năng dựa vào các dữ liệu của mình để tham gia CMCN4 hay không.


Bản dịch sang tiếng Việt có 13 trang, có thể tải về tự do tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/0txrq8row8vdq2l/eosc_declaration_Vi_23022018.pdf?dl=0




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

‘Con đường tới và từ Tuyên bố EOSC’ - bản dịch sang tiếng Việt

Là tài liệu Hội nghị thượng đỉnh Đám mây Khoa học Mở châu Âu - EOSC (European Open Science Cloud) của Ủy ban châu Âu diễn ra vào ngày 12/06/2017, được phát hành vào ngày 26/10/2017 nói về các cam kết của các bên tham gia đóng góp của các quốc gia thành viên EC và các quốc gia có liên quan trong việc hiện thực hóa EOSC tới năm 2020. Đây cũng là tài liệu chuẩn bị cho việc ra Tuyên bố EOSC một cách chính thức của EC.


Bản dịch sang tiếng Việt có 7 trang, có thể tải về tự do tại: https://www.dropbox.com/s/598x085i3e1bq6p/eosc_declaration_to-from_Vi_22022018.pdf?dl=0




Blogger: Lê Trung Nghĩa





Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

KHOA HỌC MỞ


Từ website của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development)

Bản dịch sang tiếng Việt, phiên bản PDF, có 5 trang, có thể xem và tải về theo địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

‘Thông cáo của các Bộ trưởng Khoa học các nước G7’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu cuộc họp các Bộ trưởng Khoa học các nước G7 tại Turin, nước Ý vào ngày 28/09/2017, gồm các nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Vương quốc Anh, MỹỦy viên châu Âu về Nghiên cứu, Khoa học và Cách tân. Họ bàn cách tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức của cuộc Cách mạng Sản xuất Tiếp theo – NPR (Next Production Revolution).
Tài liệu có nội dung về Khoa học Mở, được nêu trong các đoạn 19 và 20 như sau:
Khoa học Mở.
19. Chúng tôi thừa nhận những phát triển CNTT-TT, sự số hóa và tính sẵn sàng khổng lồ của dữ liệu, các nỗ lực thúc đẩy các mặt trận khoa học, và nhu cầu giải quyết các thách thức phức tạp về kinh tế và xã hội, đang biến đổi cách thức ở đó khoa học được thực hiện hướng tới hệ biến hóa Khoa học Mở. Chúng tôi đồng thuận rằng tiếp cận quốc tế có thể giúp tăng tốc độ và gắn kết mạch lạc sự biến đổi này, và nó cần nhằm vào 2 khía cạnh cụ thể. Trước hết, các khuyến khích về tính mở của hệ sinh thái nghiên cứu: đánh giá các sự nghiệp nghiên cứu cần nhận biết tốt hơn và thưởng cho các hoạt động Khoa học Mở. Thứ 2, các hạ tầng để sử dụng tối ưu dữ liệu nghiên cứu: tất cả các nhà nghiên cứu cần có khả năng ký gửi, truy cập và phân tích dữ liệu nghiên cứu xuyên các ngành nghề và ở phạm vi toàn cầu, và dữ liệu nghiên cứu cần gắn với các nguyên tắc FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable) để tìm kiếm được, truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại được.
20. Chúng tôi ủng hộ công việc và các kết quả đạt được cho tới nay của Nhóm Làm việc về Khoa học Mở của G7 (OS WG). Nhóm OS WG đã xác định các ưu tiên xứng đáng và yêu cầu các hành động chung được điều chỉnh cho phù hợp, cả về khuyến khích tính mở và các kỹ năng dữ liệu trong thực hành nghiên cứu khoa học, thông qua phát triển và huấn luyện lực lượng lao động. Chúng tôi khuyến khích OS WG tuân theo các hành động được các thành viên G7 nắm lấy theo các khuyến cáo của WG và để thu thập các thực hành tốt nhất, để báo cáo cho cuộc Họp các Bộ trưởng Khoa học G7 lần sau. Đặc biệt, chúng tôi ủng hộ OS WG làm sâu sắc các nỗ lực của nó trong 2 chủ đề được xác định ở trên (đoạn 19), ấy là khuyến khích tính mở của hệ sinh thái nghiên cứu, bao gồm cả vai trò của các chỉ số nghiên cứu và đo đếm thích hợp cho khoa học mở, và các hạ tầng và các tiêu chuẩn sử dụng tối ưu nghiên cứu. Báo cáo tóm tắt của OS WG được gắn với Thông cáo này.”


Hy vọng với nội dung này, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý khoa học và các bên có liên quan khác ở Việt Nam sẽ không còn mơ hồ về việc có hay không sự dịch chuyển hướng tới KHOA HỌC MỞ và với việc các dữ liệu nghiên cứu khoa học sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc: (1) Tìm thấy được; (2) Truy cập được; (3) Tương hợp được; (4) Sử dụng lại được – FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Re-usable).


Bản dịch sang tiếng Việt có 11 trang, có thể tải về tự do tại:




Blogger: Lê Trung Nghĩa