Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Các trường luật tụt hậu về luật của nguồn mở

Law schools lag behind on open source law
Posted 16 Dec 2015 by Maru Rabinovitch
Bài được đưa lên Internet ngày: 16/12/2015

Nhiều tổ chức sử dụng ít nhất vài mã nguồn mở trong các chương trình của họ. Vì thế là ngạc nhiên rằng các sinh viên tốt nghiệp gần đây mà làm việc với các công ty đang sử dụng các phần mềm nguồn mở thường được chuẩn bị kém cỏi (hoặc hoàn toàn không được chuẩn bị) để làm việc với các vấn đề pháp lý của nguồn mở. Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của các luật sư.

Việc huấn luyện pháp lý nguồn mở là không dễ để tìm, và nếu có sẵn thì nó là không rẻ. Ở Bay Area, vài trường luật hỗ trợ chính sách “phong trào mở”. Ví dụ, vài trong số họ tạo ra và thúc đẩy những cái chung của riêng họ, nghĩa là các bài báo trong các tạp chí được tải lên và được phân phối tự do trên trực tuyến. Các chính sách truy cập mở của các trường học cho phép các luật sư được cập nhật trong giáo dục của họ, không có sức ép phải trả tiền cho sự đăng ký. (Xem SCU commonsUC Hastings).

Nhiều trường học cũng hỗ trợ cải cách bằng sáng chế. Các trường học tổ chức các panen cải cách bằng sáng chế, khuyến khích các giáo sư viết các bài báo về cải cách bằng sáng chế (patent reform), và hơn thế. Chúng có thể là 2 chính sách lớn nhất của phong trào mở được hỗ trợ trong môi trường các trường luật, điều đáng được tuyên dương, nhưng là không đủ.

Quá ít
Sự tạo ra những cái chung và thúc đẩy cải cách bằng sáng chế của các trường học là quá ít vì nó không bao gồm việc huấn luyện pháp lý trong việc cấp phép nguồn mở và các vấn đề pháp lý mà các luật sư mới sẽ thấy khi họ bắt đầu thực hành trong lĩnh vực công nghệ. Chắc chắn có các giáo sư lên tiếng về sự quan tâm của họ trong nguồn mở và các bằng sáng chế mở trong các lớp học của họ, nhưng nhiều nhu cầu hơn phải được làm.

Các giáo sư thiếu các tài nguyên có thể cho phép họ đưa các nguyên tắc của nguồn mở vào trong chương trình giảng dạy. Vì thế, các sinh viên mà có quan tâm về việc cấp phép nguồn mở không may tốt nhất là không mua sách về chủ đề này.

Vài người có thể may mắn và tìm thấy người hướng dẫn có thiện chí giải thích vài trong số các khái niệm, nhưng thường là không có sự huấn luyện pháp lý chính quy về chủ đề đó. (Đại học Stanford có một lớp học luật nguồn mở, nhưng nó còn chưa được chào trong một thời gian. Và lớp học về thương mại điện tử của Đại học Cổng Vàng (Golden Gate University) có một dự án cấp phép nguồn mở trong 1 tuần).

Các luật sư được cấp phép cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm sự huấn luyện kham được về việc cấp phép nguồn mở, nó đang là mối lo trong một thế giới mà ở đó công nghệ tiến bộ theo tốc độ nhanh của ánh sáng, và nhiều điều của nó phụ thuộc vào phần mềm nguồn mở.

Nếu luật sư thiếu huấn luyện về luật chuyên về nguồn mở, thì họ không thể giúp các công ty mà phụ thuộc vào phần mềm nguồn mở để tạo ra sản phẩm của họ để mang thành công cho sản phẩm đó tới thị trường được (như, cấp phép cho nó).

Vì thế, vì sao các trường luật lại không dạy luật nguồn mở cơ chứ? Tôi thấy các bản quyền và các bằng sáng chế theo truyền thống như là tấm phủ về an toàn an ninh. Hầu hết các công ty càn biết có một cơ chế quay ngược lại trong trường hợp công ty không đạt được thành công mong đợi. Điều này ngụ ý rằng nếu công ty không có được sự hoàn vốn được kỳ vọng trong một sản phẩm, thì họ có thể viện tới sự khiếu nại vi phạm bằng sáng chế hoặc bản quyền. Mô hình kinh doanh này, theo quan điểm của tôi, giải thích vì sao các trường luật tiếp tục thúc các chương trình giảng dạy về bản quyền/bằng sáng chế thay vì việc cân nhắc các mô hình cấp phép mở khác.

Khi các sản phẩm đã trở nên phức tạp hơn, thì các kỹ năng mà có thể trước đó đủ để mang một sản phẩm tới thị trường cần phải tiến hóa. Dù một vài công ty sẽ tiếp tục gắn vào các bản quyền theo truyền thống, thì các công ty nghĩ về tương lai đánh giá cao rằng một tiếp cận mở sẽ có tỷ lệ thành công tốt hơn. Hệ quả là, các luật sư mà mong muốn tiếp tục thực hành trong sở hữu trí tuệ (IP) sẽ phải hiểu luật của nguồn mở, bổ sung thêm cho luật bản quyền và bằng sáng chế theo truyền thống.

Vào tháng 1, SCaLE 14x sẽ trình bày kênh pháp lý đầu tiên. Kênh này có mục tiêu nhằm vào các sinh viên luật và các luật sư có giấy phép, những người muốn học nhiều hơn về luật nguồn mở. Các sinh viên và các giáo viên trường luật có thể sử dụng mã “LAWST” và những người thực hành có thể sử dụng mã “OPNLW” để có giảm giá khi đăng ký. Kênh pháp lý này hiện đang chờ sự phê chuẩn CLE của California Bar Association.

Many organizations use at least some open source code within their programs. So it is surprising that recent graduates who work with companies using open source software are usually ill prepared (or not prepared at all) to deal with open source legal issues. However, it is not the attorneys’ fault.
Open source legal training is not easy to find, and if available it is not cheap. In the Bay Area, some law schools support an "open movement" policy. For example, some of them create and promote their own commons, meaning that the journals' articles are uploaded and distributed for free online. The schools' open access policies allow attorneys to stay up-­to-­date on their education, without the stress of paying for a subscription. (See SCU commons and UC Hastings.)
Many schools also support patent reform. The schools hold patent reform panels, encourage professors to write articles about patent reform, and so on. These are probably the two largest open movement policies supported in the law school environment, which is commendable, but not enough.
Falling short
The schools' creation of a commons and promotion of patent reform falls short because it does not include legal training in open source licensing and the legal issues new attorneys will see when they start practicing in the field of tech. There are certainly professors who voice their interest in open source and open patents during their classes, but more needs to be done.
Professors lack the resources that would allow them to include open source principles in the curriculum. Thus, students who are interested in open source licensing are unfortunately better off buying a book on the subject. Some might get lucky and find a mentor willing to explain some of the concepts, but typically there is no formal legal training on the subject. (Stanford University has an open source law class, but it has not been offered for a while. And, Golden Gate University's e­Commerce class has a one-­week open source licensing project.)
Licensed attorneys are also having a difficult time finding affordable training on open source licensing, which is concerning in a world in which technology advances at a lightning-­fast rate, and much of it depends on open source software.
If attorneys lack training in open source-specific law, they cannot help companies that depend on open source software to create their product to successfully bring that product to the market (e.g., license it).
So, why are law schools not teaching open source law? I see traditional copyrights and patents as a security blanket. Most companies need to know there is a fall-back mechanism in case the company does not reach the expected success. This means that if company doesn’t get the expected returns on a product, they can resort to the patent or copyright infringement claim. This business model, in my view, is why law schools continue to push the copyright/patent curricula instead of considering other open licensing models.
As products become more complex, the skills that would previously suffice to bring a product to the market need to evolve. Although some companies will continue to clinch to traditional copyrights, forward­-thinking companies appreciate that an open approach will have a better success rate. Consequently, attorneys who wish to continue practicing in intellectual property (IP) will have to understand open source law, in addition to traditional copyright and patent law.
In January, SCaLE 14x will present the first legal track. The track is targeted at law students and licensed attorneys who would like to learn more about open source law. Students and law school faculty can use the code "LAWST" and practitioners can use the code "OPNLW" for a discount on registration. The legal track is currently pending CLE approval by the California Bar Association.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Tài nguyên giáo dục mở (OER) đã quay trở lại Việt Nam?


Vào năm 2012, hội nghị thế giới về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) tổ chức tại thủ đô Paris của nước Pháp. Cũng trong thời gian này, tại Việt Nam, 2 cuốn tài liệu chỉ dẫn về OER của UNESCO là: 'Chỉ dẫn cơ bản về các tài nguyên giáo dục mở' và 'Chỉ dẫn về tài nguyên giáo dục mở (OER) trong giáo dục đại học' do UNESCO và Khối Thịnh vượng chung về Học tập - COL (Commonwealth of Learning) xuất bản năm 2011 đã được dịch sang tiếng Việt. Đây là các chỉ dẫn cơ bản nhất về nhiều khái niệm và khía cạnh có liên quan tới OER từng có từ trước tới thời điểm đó cho nhiều đối tượng như: chính phủ, các cơ sở giáo dục, các giáo viên, các tổ chức sinh viên và các tổ chức đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục.
Cũng vào thời điểm đó, loạt 8 bài báo giới thiệu về OER và hệ thống giấy phép Creative Commons (CC, thường đi với các OER) đã được đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống.


ĐỊNH NGHĨA VỀ OER
UNESCO định nghĩa 'OER là các tư liệu dành cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu được lưu giữ trong bất kỳ phương tiện nào, dù là dạng số hay không, nằm trong miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép bất kỳ ai cũng truy cập được không mất chi phí, sử dụng, tùy biến và phân phối lại với ít hoặc không có hạn chế cản trở nào'.
Còn Bộ Giáo dục Mỹ thì định nghĩa 'Các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở là các tư liệu học tập có thể được sử dụng cho việc giảng dạy, học tập và đánh giá mà không có chi phí. Chúng có thể được sửa đổi và được phân phối lại mà không vi phạm các luật bản quyền'.
Điểm chung của 2 định nghĩa ở trên: OER là các tài nguyên giáo dục và được cấp phép mở. Chính từ việc cấp phép mở này với các giấy phép khác nhau, chúng trao các quyền tự do khác nhau cho người sử dụng, các học sinh, sinh viên, giáo viên và những người học tập suốt đời.


OER LÀ MỘT THÀNH PHẦN CỦA GIÁO DỤC MỞ
OER là thành phần quan trọng nhưng không phải là thành phần duy nhất của giáo dục mở, một tiếp cận giáo dục với mục đích cung cấp các cơ hội giáo dục sẵn sàng cho tất cả những người học. Việc tạo ra một hệ sinh thái giáo dục mở có liên quan tới việc tạo ra các tư liệu, dữ liệu học tập và các cơ hội giáo dục luôn sẵn sàng, không có các hạn chế được các luật bản quyền, các rào cản truy cập, hoặc các hệ thống sở hữu độc quyền đặt ra làm cho thiếu tính tương hợp và hạn chế sự trao đổi thông tin một cách tự do. Giáo dục mở gồm các thành phần sau:
  1. Tài nguyên giáo dục mở - OER
  2. Giáo dục cho tất cả mọi người: giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học tự do hoặc chi phí rất thấp sẵn sàng cho bất kỳ ai, thường trước hết được cấp vốn nhà nước.
  3. Truy cập mở tới các khóa học hoặc chương trình giáo dục, dù có hay không có tín chỉ.
  4. Sách giáo khoa mở: là tự do trên Internet cho người học sử dụng.
  5. Nghiên cứu mở: tài liệu nghiên cứu sẵn sàng trực tuyến, tải về tự do.
  6. Dữ liệu mở: dữ liệu được mở ra cho bất kỳ ai để sử dụng, sử dụng lại, và phân phối, chỉ tuân theo, nhiều nhất, yêu cầu ghi công và chia sẻ.
Ngoài OER ra, các sách giáo khoa mở, các tài liệu của nghiên cứu mở và các dữ liệu mở đều có một điểm chung là chúng đều mang giấy phép mở, thường là một trong số các giấy phép trong hệ thống giấy phép mở Creative Commons.


LỢI ÍCH CỦA OER
Ngày 29/10/2015, Bộ Giáo dục Mỹ đã phát động chiến dịch Đi với Mở (#GoOpen), khuyến khích các trường học ở Mỹ đi theo chiến dịch đó bằng các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở (OER) và nhấn mạnh tới các lợi ích mà OER mang lại cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là:
  1. Gia tăng sự bình đẳng: Tất cả các sinh viên có sự truy cập tới các tư liệu học tập chất lượng cao với nội dung thích hợp và được cập nhật nhất vì các OER có thể được phân phối tự do cho bất kỳ ai.
  2. Tiết kiệm tiền - Việc chuyển sang các OER cho phép các trường học tái mục đích tiền đầu tư cho các sách giáo khoa in trên giấy vào các nhu cầu cấp bách khác. Việc chuyển một cuốn sách giáo khoa in theo truyền thống sang một cuốn sách giáo khoa mở có thể tiết kiệm được cho nhà trường nhiều triệu đồng.
  3. Nội dung luôn là phù hợp với chất lượng cao - các cuốn sách giáo khoa truyền thống bị lỗi thời vĩnh viễn ngay sau khi được in ra giấy, ép các trường tái đầu tư phần đáng kể ngân sách vào việc thay thế chúng. Các điều khoản của giấy phép sử dụng OER cho phép các nhà giáo dục duy trì chất lượng và sự phù hợp của các tư liệu mở thông qua các cập nhật liên tục.
  4. Tăng cường năng lực cho các giáo viên - Các OER nâng cao vai trò của các giáo viên như những nhà chuyên nghiệp sáng tạo bằng việc trao cho họ khả năng tùy biến thích nghi các tư liệu học tập để đáp ứng được các nhu cầu của các sinh viên của họ mà không vi phạm các luật bản quyền.




Theo tinh thần của sáng kiến #GoOpen, dự kiến vào mùa thu 2016 sẽ có loạt sách giáo khoa mở đầu tiên do 10 trường thí điểm ở Mỹ phát hành mà bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể tải về để sử dụng.
Có thể thấy, các OER và sách giáo khoa mở, từ định nghĩa và các lợi ích của nó, cho phép người học ở bất kỳ đâu trên thế giới có thể sử dụng trực tiếp trên Internet và/hoặc tải về để sử dụng mà hầu như không mất chi phí và không vi phạm các luật bản quyền, điều có lẽ rất có lợi cho những người học, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển với nguồn vốn đầu tư vào giáo dục còn khiêm tốn như ở Việt Nam, đặc biệt vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay.
OER, cũng như bất kỳ vấn đề nào khác, không chỉ có những lợi ích, các điểm mạnh, mà cũng có cả các điểm yếu, cơ hội và thách thức (phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức - SWOT).
TÍNH SẴN SÀNG CỦA OER TRÊN THẾ GIỚI
OER xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 01/1999, khi đại học Tübingen ở Đức đã xuất bản các video bài giảng lên Internet, nhưng nhiều người cho rằng phải tới năm 2002, khi Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã xuất bản 50 khóa học mở - OCW (OpenCourseWare) của Viện lên Internet, OER mới được cho là thực sự bắt đầu.
Cho tới nay, theo một vài số liệu thống kê năm 2015, có hơn 1 tỷ tư liệu giáo dục được cấp phép mở Creative Commons (OER), riêng chỉ trên site Flickr tới tháng 03/2015 đã có 306 triệu ảnh chụp mang giấy phép Creative Commons, và chúng vẫn đang gia tăng nhanh chóng từng ngày.
Bất kỳ ai cũng có thể truy cập tự do và miễn phí để sử dụng các OER và các sách giáo khoa mở chất lượng cao thông qua các công cụ tìm kiếm rất dễ dàng và thân thiện với người sử dụng. Một vài trong số vô số các site như vậy được liệt kê sau đây:
Không chỉ để truy cập và tải về tự do, với một vài trong số các site nêu trên, bạn còn có thể cùng tham gia tạo các OER và sách giáo khoa mở của chính bạn được đặt chỗ hosting trên các site đó.
Trong các site ở trên, site số 8 liệt kê cho bạn hàng trăm địa chỉ dẫn tới các OER và sách giáo khoa mở trên thế giới.
Đặc biệt nhất trong số các site ở trên là site số 9, MERLOT, site OER đa ngôn ngữ dành cho giáo dục đại học, trong đó có cả tiếng Việt. Được biết, chủ nhân của site MERLOT là chương trình của Hệ thống các trường Đại học Bang California (California State University System) của nước Mỹ cùng với các đối tác là các cơ sở giáo dục, các xã hội nghề nghiệp và giới công nghiệp.




CÁC DỰ ÁN OER TRÊN THẾ GIỚI
Dù mới có lịch sử 13 năm kể từ năm 2002 cho tới nay, nhiều dự án OER đã và đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Một vài trong số đó là:
  1. Phong trào OER phát triển nhất là ở các quốc gia phát triển với tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ như Mỹ, Anh và Canada. Nhiều dự án OER được khởi xướng từ các trường đại học của các nước trên, nổi bật như MIT, Carnegie Mellon, Michigan, California, Utah... của Mỹ, Đại học Mở (Open University) ở Vương quốc Anh hay Đại học British Columbia của Canada. Tài liệu 'Chỉ dẫn cơ bản về giáo dục mở' do UNESCO và COL xuất bản năm 2011 và tái bản năm 2015 liệt kê nhiều sáng kiến OER ở nhiều đại học trên khắp thế giới.
  2. Nhiều dự án OER cho các nước đang phát triển như: Dự án Nghiên cứu về OER vì sự phát triển - ROER4D (Research on Open Educational Resouces for Development) nghiên cứu OER dựa vào một số nước ở các châu Á (Ấn Độ, Malaysia và Indonesia), châu Phi và Mỹ Latin và các dự án OER có liên quan khác như chính sách thúc đẩy và ứng dụng OER - POERUP (Policies for OER Uptake), Trung tâm Nghiên cứu OER (OER Research Hub), Mạng Chính sách Mở (Open Policy Network), dự án được đề xuất từ Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Giáo dục của OECD - CERI (OECD’S Centre for Educational Research and Innovation) và Dự án Lập bản đồ OER (OER Mapping Project), Dự án Phát triển Chính sách của UNESCO (UNESCO OER Policy Development Project), dự án nghiên cứu hiện trạng ở một cơ sở ở các nước bán cầu Nam Fundação Getulio Vargas (FGV) đang được Nhóm Khóa học Mở (Open Courseware Consortium) tiến hành.
  3. Một vài dự án bản địa hóa OER sang một vài ngôn ngữ khác tiếng Anh đã được triển khai, như TESS-India đối với các ngôn ngữ bản địa của Ấn Độ và TESSA đối với các quốc gia vùng Hạ - Saharan của châu Phi.
  4. Một vài dự án OER với các ngôn ngữ ít được sử dụng LUL (Less Used Languages) cũng đã và đang được triển khai tại một số quốc gia châu Âu như Federica của Ý, Periodica của Latvi, NDLA của Nauy, Scholaris của Balan, RURA của Pháp và Wikiwijs của Hà Lan...
OER Ở VIỆT NAM
Ngày 29/12/2015 vừa qua, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra hội thảo quốc tế 'Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ' do 4 đơn vị đồng tổ chức là:
  1. Khoa Thông tin - Thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO), văn phòng đại diện tại Việt Nam.
  3. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở, Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT).
  4. Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam (VFOSSA).
Tại hội thảo, những người tham dự đã được nghe trình bày từ đại diện các đơn vị tham gia trong 2 dự án có liên quan tới giáo dục mở mà Việt Nam đã tham gia, là dự án về các khóa học mở (OCW) và dự án về tài nguyên giáo dục mở (OER), cả 2 đều đã vào Việt Nam từ khá sớm, với OCW vào năm 2005 và OER vào năm 2008 (http://voer.edu.vn/).
Một điều khá ngạc nhiên, là hầu hết các thành viên của Hội Thư viện Việt Nam (nơi tập trung hầu hết các thư viện các trường đại học trong cả nước) và hầu hết các thành viên của VFOSSA (nơi tập trung nhiều công ty cung cấp các giải pháp/sản phẩm/dịch vụ dựa vào phần mềm tự do nguồn mở) đều chưa từng bao giờ biết tới 2 dự án này, dù theo lý thuyết, thì đáng lẽ ra 2 tổ chức này phải là những nhân tố tham gia tích cực nhất trong các dự án OER. Với VFOSSA, có lẽ lý do để giải thích cho điều này là vì nó mới chỉ được thành lập vào đầu năm 2012.
Sẽ thực sự đáng tiếc, nếu giáo dục Việt Nam, với khoảng 22 triệu người đang hàng ngày sống và làm việc hàng ngày lại không biết về xu thế tất yếu của thế giới như giáo dục mở và OER, điều được tác giả của 1 trong 2 bài trình bày về các dự án OCW và OER được nêu ở trên đã viết 'Cần nhận thức rằng việc xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở hoặc các dự án OCW không phải là quy định có tính bắt buộc mà nó xuất phát từ mệnh lệnh của tương lai, từ xu hướng giáo dục mới ở các quốc gia phát triển'.
Phải chăng giáo dục Việt Nam không nghe thấy, cũng không nghe theo 'mệnh lệnh của tương lai'?


OER TRONG TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM SẼ THẾ NÀO?
Như đã được nêu ở trên, OER và sách giáo khoa mở đã bắt đầu được triển khai vào trong thực tế cuộc sống, đặc biệt là ở Mỹ và một số quốc gia phát triển, và bất kỳ ai trên trái đất này đều có thể sử dụng chúng hoặc trực tiếp trên trực tuyến, hoặc tải về để sử dụng mà không vi phạm luật bản quyền.
Cũng như trên đã chỉ ra, tồn tại rồi các site OER đa ngôn ngữ, nơi mà các OER tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới, bao gồm cả tiếng Việt.
Rất có thể, trong vòng 5-10 năm nữa, tất cả các sách giáo khoa hệ giáo dục phổ thông 12 lớp cũng như rất nhiều các khóa học ở mọi lĩnh vực khác nhau trong các trường cao đẳng và đại học sẽ đều là OER và sách giáo khoa mở được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, bao gồm cả tiếng Việt. Với đặc tính của OER và các sách giáo khoa mở, chúng sẽ được cập nhật kiến thức mới liên tục và có thể sẽ trở thành các tài nguyên tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn thế giới cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu, ít nhất là cho giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học. Rất có thể lắm chứ.
Vì các lý do ở trên, câu hỏi được đặt ra cho giáo dục Việt Nam bây giờ là: Điều gì sẽ xảy ra với giáo dục Việt Nam trong vòng 5-10 năm nữa, nếu:
  1. Các học sinh - sinh viên Việt Nam, sống ở Việt Nam, tham gia học trong các khóa học mở, sách giáo khoa mở và OER của nước Mỹ và thế giới bằng tiếng Việt?
  2. Có bao nhiêu học sinh - sinh viên Việt Nam học theo cách như vậy?
  3. Các giáo viên và các cơ sở giáo dục mọi cấp học của Việt Nam sẽ như thế nào?


LỜI KẾT
Bản thân việc đưa giáo dục mở, OER và sách giáo khoa mở vào thực tế là rất không dễ với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nhưng với Việt Nam có lẽ sẽ còn khó khăn hơn nhiều, vì một lý do khác, được nêu trong tài liệu 'Làm thế nào để tăng cường OER' của Liên minh Giáo dục Tự do (Free Education Alliance) của nước Đức, xuất bản năm 2015 như sau:
'Chỉ các định dạng (tiêu chuẩn) và các chương trình (phần mềm) mở mới có thể đảm bảo khả năng sử dụng và áp dụng OER không bị hạn chế và độc lập với các nền tảng ở mức kỹ thuật. Phần mềm có ý định là OER hoặc sẽ được phát triển và sử dụng để tạo ra và sử dụng OER phải được cấp phép thích đáng như là phần mềm tự do hoặc phần mềm nguồn mở'.

Có lẽ vì đoán trước được điều rất khó khăn này, bản tổng kết hội thảo quốc tế lần đầu tiên về OER ở Việt Nam ngày 29/12/2015 vừa qua đã có nội dung như sau trong phần kiến nghị:
'Với chủ trương cần nhanh chóng đổi mới giáo dục đại học toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cần sớm có cơ chế chính sách quốc gia về xây dựng tài nguyên giáo dục mở. Chính phủ cần ban hành văn bản pháp quy chỉ đạo, hướng dẫn triển khai xây dựng tài nguyên giáo dục mở cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trên cơ sở đó, cho phép thành lập Ủy ban quốc gia về tài nguyên giáo dục mở. Để ra được văn bản và ủy ban này, rất cần sự vào cuộc của các bộ, ban/ngành liên quan như Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Bộ Khoa học & Công nghệ; Bộ Thông tin & Truyền thông; Bộ Giáo dục & Đào tạo; Bộ Tài chính; Bộ kế hoạch và đầu tư; Hội Thông tin Khoa học & công nghệ Việt Nam; Hội Thư viện Việt Nam…'


Trần Lê
PS: Bài đăng trên tạp chí Thế giới số, số tháng 01-02/2016, trang 62-64.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Các sinh viên có thể bắt đầu đóng góp cho phần mềm nguồn mở như thế nào

How students can get started contributing to open source software
Posted 08 Jan 2016 by Chris Aniszczyk
Bài được đưa lên Internet ngày: 08/01/2016

sinh viên, việc tham gia vào nguồn mở là cách tuyệt vời để cải thiện các kỹ năng lập trình của bạn. Từ kinh nghiệm của tôi, nó thậm chí có thể giúp khởi động sự nghiệp của bạn. Nhưng bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Và làm thế nào bạn tham gia vào được?

Tôi đã bắt đầu con đường nguồn mở của mình trong những ngày học ở trường phổ thông trung học khi tôi đã có nhiều thời gian rỗi trong tay (và đã sống với IRC). Qua kinh nghiệm đó tôi đã học được cách đóng góp vào nguồn mở thông qua phương tiện truyền thông như IRC và Usenet. Nguồn mở đã phát triển kể từ những ngày xa xưa đó, và bây giờ có các cách thức chính quy hơn để tham gia vào với nguồn mở như là một sinh viên.

Các chương trình cho các sinh viên đại học
Google Summer of Code (Mùa hè lập trình của Google)
Google Summer of Code (GSOC) là chương trình toàn cầu chào các sinh viên tiền thù lao để viết mã cho các dự án nguồn mở. Các sinh viên tham gia sẽ đi cùng với những người hướng dẫn dự án nguồn mở để tạo ra phần mềm. Cùng với việc được trả tiền, họ xây dựng các mối liên kết trong cộng đồng nguồn mở. Từ kinh nghiệm của tôi, các mối liên kết đó có thể dẫn tới các cơ hội việc làm trong tương lai.

Có hơn 100 tổ chức nguồn mở tham gia trong GSOC, từ Quỹ Phần mềm Apache (Apache Software Foundation) cho tới Mozilla và hơn thế nữa. Tôi thấy nó là một trong những chương trình tốt nhất ngoài đó cho các sinh viên để làm quen với nguồn mở. Nếu bạn có quan tâm trong việc tham gia trong GSOC, thì cửa sổ nhận đơn cho năm 2016 mở vào ngày 14/03.

Outreachy (trước kia là Chương trình Outreach dành cho phụ nữ)
Outreachy đưa mọi người từ các nhóm còn chưa được thể hiện trong phần mềm tự do nguồn mở và chỉ dẫn họ qua sự đóng góp đầu tiên của họ. Chương trình cung cấp một cộng đồng có tính hỗ trợ cho việc bắt đầu đóng góp và chào các cơ hội giáo sinh có trọng tâm 2 lần trong năm với một số tổ chức phần mềm tự do. Các đơn xin cho chương trình năm 2016 sẽ mở vào ngày 09/02 và đóng vào ngày 22/03.

Rails Summer of Code (Mùa hè lập trình Rails)
Rails Girls Summer of Code là chương trình tình bạn toàn cầu nhằm mang sự đa dạng hơn vào nguồn mở. Các ứng viên nữ thành công được trả tiền thù lao theo tháng (từ tháng 7 tới tháng 9) để làm việc trong các dự án nguồn mở theo lựa chọn của họ. Chương trình năm 2015 từng thành công vang dội, với 16 đội tham gia.

Facebook Open Academy (Viện Mở Facebook)
Chương trình Facebook Open Academy (FOA) thúc đẩy sự cộng tác giữa các trường đại học và các tổ chức nguồn mở. FOA là tương tự như tinh thần của GSOC, nhưng các sinh viên kết thúc việc tham gia bằng việc vào một khóa học thông thường ở trường đại học. Khóa học bắt đầu với sự kiện khởi động mà ở đó tất cả các bên cùng nhau tham gia các ngày cuối tuần tăng cường học và lập trình. Sau cuộc khởi động đó, các sinh viên trở về các trường đại học của mình và tiếp tục làm việc trong các đội ảo. Các hướng dẫn viên tiếp tục hỗ trợ các đội trong phần còn lại của dự án. Vài người hướng dẫn đưa ra loạt bài giảng để cung cấp các cơ hội học tập tiếp theo cho các sinh viên. Cuối chương trình, các sinh viên nhận được chứng chỉ.

Các Câu lạc bộ và Chương trình đại học
Một điều nhận thấy nếu bạn ở trong trường đại học thì hãy xem liệu có bất kỳ câu lạc bộ nguồn mở có liên quan nào hay không. Ví dụ, Đại học Bang Oregon - OSU (Oregon State University) có Câu lạc bộ Nguồn Mở OSU (OSU Open Source Club) và thậm chí một Phòng thí nghiệm Nguồn Mở OSU (OSU Open Source Lab); các trường đại học khác có thể có các câu lạc bộ tương tự để giúp bạn tham gia vào với nguồn mở. Một vài trường đại học thậm chí đang thành lập các vị thành niên xung quanh nguồn mở, ví dụ, trong năm 2014, RIT đã khởi xướng mức vị thành niên đầu tiên trong phần mềm nguồn mở.

Các chương trình cho các sinh viên chưa tốt nghiệp đại học
Google Code-in
Đối với đám người trẻ hơn, Google Code-in là cuộc thi lập trình thường niên cho phép các sinh viên độ tuổi 13-17 thi các bài thi được các tổ chức nguồn mở khác nhau đưa ra. Các tổ chức đó trải từ Drupal tới KDE và thậm chí cả Quỹ Wikimedia (Wikimedia Foundation). Trong 5 năm qua, 2.233 sinh viên từ 87 quốc gia đã hoàn thành 12.495 bài thi nguồn mở thông qua cuộc thi.

Các sinh viên nào hoàn thành một nhiệm vụ sẽ có được chứng chỉ, và các sinh viên nào hoàn thành 3 nhiệm vụ sẽ có thêm áo T-shirt. Vào cuối kỳ thi, từng tổ chức sẽ chọn ra 2 sinh viên là những người đoạt giải thưởng lớn và họ sẽ tới thăm trụ sở chính của Google.

Cuộc thi Google Code-in năm nay đang diễn ra và sẽ kết thúc vào ngày 25/01.

Các hội nghị và các học bổng du lịch
Việc tham dự một hội nghị có liên quan tới nguồn mở là cách tốt để tham gia vào với dự án và cộng đồng nguồn mở. Thường có một phiên cho những người bắt đầu ở các hội nghị để giúp cho những người đóng góp lần đầu. Bạn cũng có cơ hội kết nối mạng với những người đệ trình mã nguồn (committers) và các thành viên cộng đồng.

Một mặt, như một sinh viên, tài chính hầu hết là khó khăn. Mặt khác, có các hội nghị chào các khoản tài trợ du lịch cho các sinh viên và các nhóm còn chưa nổi. PyCon, ví dụ, có chương trình hỗ trợ tài chính, và StrangeLoop có các trợ cấp cơ hội. Đối với phụ nữ, Hội nghị Grace Hopper Conference đưa ra tài trợ học bổng mà bạn có thể xin theo từng năm. Nếu bạn trong lĩnh vực Linux, mỗi hội nghị LinuxCon đều có các vé trợ cấp - giảm giá cho các sinh viên và một chương trình học bổng đa dạng.

Chúng chỉ là một ít trong số các hội nghị ưa thích chào sự hỗ trợ du lịch hoặc các học bổng. Có thể thấy nhiều thông tin hơn trong danh sách OpenHatch wiki.

Tìm những người hướng dẫn và các vấn đề của những người bắt đầu
Một cách khác để tham gia vào nguồn mở là tìm kiếm người chỉ dẫn tốt. Trong các tổ chức nguồn mở lớn nhất định, có các chương trình hướng dẫn chính quy mà bạn có thể tham gia vào. Ví dụ, dự án Fedora có một danh sách những người hướng dẫn chào sự trợ giúp phụ thuộc vào các mối quan tâm của bạn. Mozilla có một site của những người tự nguyện cho những ai muốn đóng góp các kỹ năng thiết kế và dịch nếu bạn không phải là lập trình viên.

Cũng có vài dự án nguồn mở đánh dấu các vấn đề như là thân thiện với những người bắt đầu. Để tìm chúng, tôi rất khuyến cáo viếng thăm trang các vấn đề của OpenHatch hoặc site Up For Grabs, hoặc tìm issuehub.io đối với các vấn đề của những người bắt đầu trên GitHub. Như là một phần thưởng, hãy tự do kiểm tra sáng kiến 24 Pull Requests, nó liệt kê các dự án bạn có thể đóng góp vào cuối mỗi năm học, trong các kỳ nghỉ.

Trả trước
Là quan trọng để nhớ alf chúng tôi tất cả đều đã từng là sinh viên một lúc nào đó và bất kỳ ai cũng đã bắt đầu con đường nguồn mở của họ ở đâu đó. Nếu bạn đang đọc điều này khi là một sinh viên, tôi hy vọng bạn thấy các nguồn đó hữu ích để bắt đầu (xin lưu ý có nhiều chương trình hơn ngoài đó so với những gì tôi đã liệt kê). Nếu bạn đang đọc điều này như một lập trình viên nguồn mở có kinh nghiệm, hãy nhớ trả trước, chúng ta còn nợ nó đối với thế hệ tương lại các lập trình viên nguồn mở để bỏ thời gian hướng dẫn họ và làm giảm các rào cản cho sự đóng góp.

As a student, getting involved in open source is a great way to improve your programming skills. From my experience, it can even help kickstart your career. But where do you begin? And how do you get involved?
I started my open source journey during my high school days when I had a lot more free time on my hands (and lived on IRC). It was through that experience that I learned how to contribute to open source through communication media like IRC and Usenet. Open source has grown since those olden days, and there are now more formal ways to get involved with open source as a student.
Programs for university students
Google Summer of Code
Google Summer of Code (GSOC) is a global program that offers students stipends to write code for open source projects. Student participants get paired with open source project mentors to create software. On top of getting paid, they build connections within the open source community. From my experience, these connections could lead to future employment opportunities.
There are over 100 open source organizations that take part in GSOC, from the Apache Software Foundation to Mozilla and more. I find it to be one of the best programs out there for students to get started in open source. If you're interested in participating in GSOC, the 2016 application window opens March 14.
Outreachy (formerly known as Outreach Program for Women)
Outreachy takes people from groups underrepresented in free and open source software and guides them through their first contribution. The program provides a supportive community for beginning to contribute and offers focused internship opportunities twice a year with a number of free software organizations. Applications for the 2016 program will open February 9 and close March 22.
Rails Summer of Code
Rails Girls Summer of Code is a global fellowship program aimed at bringing more diversity into open source. Successful female applicants are paid a monthly stipend (July-September) to work on open source projects of their choice. The 2015 program was a roaring success, with 16 teams participating.
Facebook Open Academy
The Facebook Open Academy (FOA) program promotes collaboration between universities and open source organizations. FOA is similar in spirit to GSOC, but students end up participating by taking a normal university course. The course begins with a kickoff event in which all parties come together for an intensive weekend of learning and hacking. After the kickoff, students return to their home universities and continue work in virtual teams. The mentors continue to support the teams during the rest of the project. The course instructors at each university meet with student teams at regular intervals to review progress. Some instructors overlay a lecture series to provide further learning opportunities to students. At the end of the program, students receive a grade.
University Clubs and Programs
One thing to look out for if you're at university is to see if there are any associated open source clubs. For example, Oregon State University (OSU) has the OSU Open Source Club and even a OSU Open Source Lab; other universities may have similar clubs to help you get involved with open source. Some universities are even formalizing minors around open source, for example, in 2014, RIT launched the first minor degree in open source software.
Programs for pre-university students
Google Code-in
For the younger crowd, Google Code-in is an annual programming competition that allows students aged 13-17 to complete tasks specified by various open source organizations. These open source organizations range from Drupal to KDE and even the Wikimedia Foundation. Over the past five years, 2,233 students from 87 countries have completed 12,495 open source tasks through the competition.
Students who complete one task earn a certificate, and students who complete three tasks earn an extra T-shirt. At the end of the competition, each organization will choose two students as the grand prize award winners and they will visit Google HQ.
This year's Google Code-in competition is already underway and ends January 25.
Conferences and travel scholarships
Attending an open source related conference is a great way to get involved with an open source project and community. There is usually a beginner track at conferences to help first time contributors. You also have the opportunity to network with committers and community members.
On the downside, as a student, finances are most likely tight. On the bright side, there are conferences offering travel grants for students and underrepresented groups. PyCon, for example, has a financial assistance program, and StrangeLoop has opportunity grants. For women, the Grace Hopper Conference offers scholarship grants you can apply for every year. If you're into Linux, every LinuxCon has deeply discounted tickets for students and a diversity scholarship program.
These are just a few of my favorite conferences that offer travel assistance or scholarships. For a more thorough list see the OpenHatch wiki.
Finding mentors and beginner issues
Another way to get involved in open source is to find a great mentor. In certain large open source organizations, there are formal mentoring programs you can take part in. For example, the Fedora project has a list of mentors offering help depending on your interests. Mozilla has a great website on how to contribute and find mentors to get involved. Furthermore, Mozilla has a great volunteer site for those who want to contribute design or translation skills if you're not a programmer.
There are also some open source projects that mark issues as beginner-friendly. To find them, I highly recommend visiting the OpenHatch issues page or Up For Grabs site, or search issuehub.io for beginner issues on GitHub. As a bonus, feel free to check out the 24 Pull Requests initiative, which provides a listing of projects you can contribute to at the end of each year during the holidays.
Pay it forward
It's important to remember that we were all students at one time and everyone starts their open source journey somewhere. If you're reading this as a student, I hope you find these resources useful to get started (please note there are more programs out there than I listed). If you're reading this as an experienced open source developer, remember to pay it forward, we owe it to the future generation of open source developers to spend time mentoring them and lowering the barriers to contribution.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Sách giáo khoa của tương lai: Tự do, mở, có khả năng pha trộn được

Textbook of the future: Free, open, remixable
Posted 07 Jan 2016 by Don Watkins
Bài được đưa lên Internet ngày: 07/01/2016

Gần đây Văn phòng Công nghệ Giáo dục (Office of Educational Technology) của Bộ Giáo dục Mỹ đã nói rằng nó tin tưởng “việc tạo ra một hệ sinh thái giáo dục mở có liên quan tới việc tạo ra các tư liệu học tập, dữ liệu, và các cơ hội giáo dục sẵn sàng mà không có các hạn chế được các luật bản quyền, các rào cản truy cập, hoặc các hệ thống sở hữu độc quyền đặt ra làm thiếu đi tính tương hợp và hạn chế sự trao đổi tự do của thông tin”. Hơn nữa, theo FCC, “nước Mỹ chi hơn 7 tỷ USD mỗi năm vào các sách giáo khoa hệ 12 lớp (K-12), nhưng quá nhiều sinh viên vẫn còn đang sử dụng các cuốn sách cũ tới 7-10 năm, với tư liệu lỗi thời”.

Hầu hết các trường công ở nước Mỹ và trên khắp thế giới đang tìm các cách thức để làm gia tăng sự truy cập của sinh viên tới các sách giáo khoa số mà không làm gia tăng chi phí. Nhưng các hệ thống cấp phép sở hữu độc quyền đã cản trở triển vọng đầy hứa hẹn của các sách giáo khoa số. Điều đó đã làm lợi cho các nhà sản xuất và các nhà cung cấp sách giáo khoa trong khi tạo gánh nặng lên các hệ thống trường học K-12 với các chi phí bổ sung thêm và các vấn đề về theo dõi giấy phép.

Quỹ CK-12 (CK-12 Foundation) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở California với sứ mệnh làm giảm chi phí các tư liệu sách giáo khoa cho thị trường K-12 cả ở nước Mỹ và trên thế giới. Các lợi ích chính bao gồm: sự truy cập tới các sách giáo khoa tự do; truy cập tới nộ dung chất lượng cao, được các nhà giáo dục tạo ra; hỗ trợ cho việc xuất bản các công cụ mà làm cho sự tạo ra nội dung dễ dàng; và việc cấp phép thông qua Creative Commons CC-BY-NC.

Việc tạo ra một tài khoản là dễ dàng (bạn cũng có thể sử dụng tài khoản đang tồn tại của Google Plus, Facebook hoặc Twitter). CK-12 đã phát triển khái niệm FlexBook, nó cho phép những người sử dụng dễ dàng tạo ra các nội dung sách giáo khoa bằng việc tái mục đích tư liệu đã tồn tại rồi trên site đó - hoặc bằng việc tải lên nội dung của riêng họ và/hoặc pha trộn nó với nội dung đang tồn tại. FlexBook tuân theo các chỉ dẫn của chương trình giáo dục của quốc gia và bang, bao gồm Common Core, NCTM, NGSS, và NSES. Và bạn có thể làm cho chúng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Bạn có thể tải về FlexBook ở các định dạng PDF, Mobi, hoặc ePub, và bạn có thể truy cập các tài nguyên từ các thiết bị AndroidiOS. CK-12 Foundation cũng duy trì một kênh YouTube hoạt động, nơi mà những người sử dụng tương lai có thể truy cập các sách chỉ dẫn giải thích khái niệm FlexBook và tạo nội dung chi tiết.

Nhà sáng lập CK-12 Neeru Khosla và chồng bà Vinod đã có một tầm nhìn: để cách mạng hóa cách thức các sinh viên giao diện với các sách giáo khoa. Theo Neeru Khosla, “mô hình sách giáo khoa của nhà xuất bản từng thực sự là rất, rất đắt giá, đặc biệt khi chỉ có một dạng nội dung theo kiểu một kích cỡ vừa cho tất cả. Vì thế tôi nghĩ công nghệ có thể là cách thức tốt để giải quyết vấn đề đó bằng việc đưa ra các sách giáo khoa tự do và cho phép mọi người tùy biến chúng”. Hiện có khoảng 115.000 FlexBook đã được tạo ra. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Neeru Khosla nói, “Chúng ta bây giờ đang bắt đầu nói cho các khu trường bắt đầu giữ các dữ liệu về cách mà họ sử dụng CK-12 và làm thế nào để các kết quả kiểm tra được tiêu chuẩn hóa của họ sẽ được cải tiến”.

Trong vòng 8 năm qua, CK-12 từng có sứ mệnh cung cấp sự truy cập tự do tới nội dung giáo dục chất lượng cao ở nhiều dạng loại. CK-12 không kiếm tiền từ xuất bản sách. Tổ chức không lấy phí thuê bao, không có chức năng quảng cáo, và yêu cầu không phí cấp phép từ các trường học và những người sử dụng. Tiền của nó tới trực tiếp từ sự quyên góp. Ngoại trừ khi được lưu ý đặc biệt khác, tất cả nội dung CK-12 (bao gồm cả Tư liệu Chương trình Giảng dạy CK-12) được làm cho sẵn sàng cho những người sử dụng tuân theo với giấy phép Creative Commons Ghi công - Phi thương mại 3.0 không khả chuyển - CC BY-NC (Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 Unported), bao gồm cả các hình chụp, các hình ảnh và các tư liệu khác có trong nội dung CK-12, vì CK-12 đã cấp phép nhiều thứ này từ Shutterstock.com, Getty Images, và/hoặc các cơ sở kho ảnh chụp/hình ảnh thương mại khác.

Những khách viếng thăm website CK-12.org có thể dễ dàng đọc được các câu chuyện thành công, của 34 trường hợp trong các trường học công, tư và đặc biệt mà đã áp dụng FlexBook. Trong một khuyến cáo như vậy trường North Middle ở Stevens, WA nói:

Chúng ta có thể soạn thảo các phần của văn bản [từ các nguồn OER] nhanh chóng. Chúng ta có thể tạo ra các bản ghi chép với các trình độ khác nhau, giúp giải quyết vài sự khác biệt trong các mức độ đọc. Chúng ta có thể bỏ đi vài đoạn - thay đổi từ ngữ, các hình đồ họa khác nhau, thay thế các hình ảnh, và đưa vào sự thích hợp cho văn bản. Tất cả là về khả năng để cá nhân hóa và giúp cho các sinh viên kết nối được với các tư liệu chỉ dẫn theo cách mà điều đó cất cánh nhảy vọt được”.

Khu trường Anoka-Hennepin ở Minnesota đã tiết kiệm tiền và trang bị được cho các giáo viên để tạo ra sự áp dụng sách giáo khoa của riêng họ thay thế cho các cuốn sách giáo khoa cũ 10 năm tuổi bằng các FlexBook được các giáo viên tạo ra. Khu trường này đã bỏ ra 15.000 USD cho các tư liệu mà có lẽ có giá 200.000 USD.

Một trường khác, trường trung học phổ thông Herrin ở Herrin, IL, đã nói:
Chúng tôi đã trải nghiệm gần 100% sự cam kết tham gia trong dân số di động cao của chúng tôi (khoảng hơn 30%). Chúng tôi vẫn đang thu thập dữ liệu sau kiểm tra đối với các sinh viên năm đầu trong tuần này. Không ngạc nhiên, các sinh viên lớn 12 đã chỉ ra 60% sự cải thiện trong nội dung và tri thức khái niệm, ứng dụng và khả năng phân tích dữ liệu. Sự kiểm tra của chúng tôi từng là giáo viên được phát triển để đi theo các tiêu chuẩn khoa học quốc gia ban đầu từ kho bài kiểm tra được Prentice Hall phát triển”.

Là dễ dàng để thấy rằng một lần nữa nguồn mở là giải pháp truyền năng lượng cho các trường học và tạo ra nội dung giàu trong một thế giới thay đổi nhanh. Trong quá trình đó, các giáo viên được tham gia vào trong nội dung mà họ tích cực tạo ra, giữ lại, sử dụng lại, pha trộn, và phân phối lại. Các sinh viên có được cơ hội để tham gia vào với tư liệu được cập nhật, và các khu trường có thể phân bổ tốt hơn các tài nguyên hiếm hoi của họ.


Recently the Office of Educational Technology of the United States Department of Education stated that it believes "creating an open education ecosystem involves making learning materials, data, and educational opportunities available without restrictions imposed by copyright laws, access barriers, or exclusive proprietary systems that lack interoperability and limit the free exchange of information." What's more, according to the FCC, "the U.S. spends more than $7 billion per year on K-12 textbooks, but too many students are still using books that are 7-10 years old, with outdated material."
Most public schools in the United States and around the world are looking for ways to increase student access to digital textbooks without a concomitant increase in costs. But proprietary licensing systems have hampered the promise of digital textbooks. These have benefited textbook manufacturers and suppliers while burdening K-12 school systems with additional costs and license tracking issues.
The CK-12 Foundation is a California-based nonprofit organization with a mission to reduce the cost of textbook materials for the K-12 market both in the U.S. and worldwide. Key benefits include: access to free textbooks; access to high-quality, educator-created content; support for publishing tools that make content creation easy; and licensing via Creative Commons CC-BY-NC.
Creating an account is easy (you can also use an existing Google Plus, Facebook or Twitter account). CK-12 developed the FlexBook concept, which allows users to easily create textbook content by repurposing material that already exists on the site—or by uploading their own content and/or remixing it with existing content. FlexBooks conform to national and state curriculum guidelines, including Common Core, NCTM, NGSS, and NSES. And you can re-align them to International standards. You can download FlexBooks as PDF, Mobi, or ePub formats, and you can access resources from Android and iOS devices. The CK-12 Foundation also maintains an active YouTube channel, where prospective users can access tutorials that explain the FlexBook concept and detail content creation.
CK-12 founder Neeru Khosla and her husband Vinod had a vision: to revolutionize the way students interface with textbooks. According to Neeru Khosla, "The publisher's textbook model was getting to be really, really expensive, especially when there is only one type of one-size-fits-all content. So I thought technology might be a good way to solve that problem by giving free textbooks and allowing people to customize them." Currently about 115,000 FlexBooks have been created. In a recent interview, Neeru Khosla said, "We are now starting to talk to school districts to start keeping data about how they use CK-12 and how their standardized test results are improving."
For the past 8 years, CK-12 has been on a mission to provide free access to high quality educational content in multiple modalities. CK-12 does not make money from book publication. The organization charges no subscription fees, features no advertising, and demands no licensing fees from schools and users. Its money comes directly from donations. Except as expressly noted otherwise, all CK-12 Content (including CK-12 Curriculum Material) is made available to users in accordance with the Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 Unported (CC BY-NC) License, including photos, images and other materials contained in CK-12 content, as CK-12 has licensed much of this from Shutterstock.com, Getty Images, and/or other commercial stock photo/image agencies.
Visitors to the CK-12.org website can easily read about the success stories of thirty-four cases in public, private and charter schools which have adopted Flexbooks. In one such recommendation North Lake Middle School in Stevens, WA said:
"We can edit down the sections of text [from OER resources] quickly. We can create leveled readings [which] help solve some of the differences in reading levels. We can drop paragraphs—change words, different graphics, replace pictures, and give relevance to the text. It is all about the ability to individualize and help students connect with instructional materials in a way that has taken off in leaps and bounds."
The Anoka-Hennepin School District in Minnesota saved money and empowered teachers to create their own textbook adoption replacing ten year old text books with FlexBooks teachers created. The district spent $15,000 for materials that would have cost $200,000.
Another school, Herrin High School in Herrin, IL, stated:
"We have experienced nearly 100% engagement among our highly mobile (over 30% transient) population. We are still gathering underclass post-test data this week. Not surprisingly, 12th grade students showed 60% improvement in content and concept knowledge, application and the ability to analyze data. Our test was teacher developed to follow the preliminary National Science Standards from a test bank developed by Prentice Hall."
It's easy to see that once again open source is the solution to energizing schools and creating rich content in our rapidly changing world. In the process, teachers are engaged in content that they actively create, retain, reuse, remix, and redistribute. Students gain the opportunity to engage with up-to-date material, and school districts can better allocate scant resources.

Dịch: Lê Trung Nghĩa