Vào
năm 2012, hội nghị thế giới về tài nguyên giáo dục mở
- OER (Open Educational Resources) đã được Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - UNESCO
(United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization)
tổ chức tại thủ đô Paris của nước Pháp. Cũng trong
thời gian này, tại Việt Nam, 2 cuốn tài liệu chỉ dẫn
về OER của UNESCO là: 'Chỉ
dẫn cơ bản về các tài nguyên giáo dục mở'
và 'Chỉ
dẫn về tài nguyên giáo dục mở (OER) trong giáo dục đại
học' do UNESCO và Khối
Thịnh vượng chung về Học tập - COL (Commonwealth
of Learning) xuất bản năm 2011 đã được dịch sang tiếng
Việt. Đây là các chỉ dẫn cơ bản nhất về nhiều khái
niệm và khía cạnh có liên quan tới OER từng có từ
trước tới thời điểm đó cho nhiều đối tượng như:
chính phủ, các cơ sở giáo dục, các giáo viên, các tổ
chức sinh viên và các tổ chức đánh giá và công nhận
chất lượng giáo dục.
Cũng
vào thời điểm đó, loạt
8 bài báo giới thiệu về OER và hệ thống giấy phép
Creative Commons (CC, thường đi với các OER) đã được
đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống.
ĐỊNH
NGHĨA VỀ OER
UNESCO
định
nghĩa 'OER
là các tư liệu dành cho việc giảng dạy, học tập và
nghiên cứu được lưu giữ trong bất kỳ phương tiện
nào, dù là dạng số hay không, nằm trong miền công cộng
hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép
bất kỳ ai cũng truy cập được không mất chi phí, sử
dụng, tùy biến và phân phối lại với ít hoặc không có
hạn chế cản trở nào'.
Còn
Bộ
Giáo dục Mỹ thì định nghĩa 'Các
tài nguyên giáo dục được cấp phép mở là các tư liệu
học tập có thể được sử dụng cho việc giảng dạy,
học tập và đánh giá mà không có chi phí. Chúng có thể
được sửa đổi và được phân phối lại mà không vi
phạm các luật bản quyền'.
Điểm
chung của 2 định nghĩa ở trên: OER là các tài nguyên
giáo dục và được cấp phép mở. Chính từ việc cấp
phép mở này với các giấy phép khác nhau, chúng trao các
quyền tự do khác nhau cho người sử dụng, các học sinh,
sinh viên, giáo viên và những người học tập suốt đời.
OER
LÀ MỘT THÀNH PHẦN CỦA GIÁO DỤC MỞ
OER
là thành phần quan trọng nhưng không phải là thành phần
duy nhất của giáo
dục mở, một tiếp
cận giáo dục với mục
đích cung cấp các
cơ hội giáo dục sẵn sàng cho tất cả những người
học. Việc tạo ra một hệ sinh thái giáo dục mở có
liên quan tới việc tạo ra các tư liệu, dữ liệu học
tập và các cơ hội giáo dục luôn sẵn sàng, không có
các hạn chế được các luật bản quyền, các rào cản
truy cập, hoặc các hệ thống sở hữu độc quyền đặt
ra làm cho thiếu tính tương hợp và hạn chế sự trao đổi
thông tin một cách tự do. Giáo
dục mở gồm các
thành phần
sau:
- Tài nguyên giáo dục mở - OER
- Giáo dục cho tất cả mọi người: giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học tự do hoặc chi phí rất thấp sẵn sàng cho bất kỳ ai, thường trước hết được cấp vốn nhà nước.
- Truy cập mở tới các khóa học hoặc chương trình giáo dục, dù có hay không có tín chỉ.
- Sách giáo khoa mở: là tự do trên Internet cho người học sử dụng.
- Nghiên cứu mở: tài liệu nghiên cứu sẵn sàng trực tuyến, tải về tự do.
- Dữ liệu mở: dữ liệu được mở ra cho bất kỳ ai để sử dụng, sử dụng lại, và phân phối, chỉ tuân theo, nhiều nhất, yêu cầu ghi công và chia sẻ.
Ngoài
OER ra, các sách giáo khoa mở, các tài liệu của nghiên
cứu mở và các dữ liệu mở đều có một điểm chung
là chúng đều mang giấy phép mở, thường là một trong
số các giấy phép trong hệ thống giấy phép mở Creative
Commons.
LỢI
ÍCH CỦA OER
Ngày
29/10/2015, Bộ
Giáo dục Mỹ đã phát động chiến dịch Đi với Mở
(#GoOpen), khuyến khích các trường học ở Mỹ đi
theo chiến dịch đó bằng các tài nguyên giáo dục được
cấp phép mở (OER) và nhấn mạnh tới các
lợi ích mà OER mang lại cho các cơ sở giáo dục, đặc
biệt là:
- Gia tăng sự bình đẳng: Tất cả các sinh viên có sự truy cập tới các tư liệu học tập chất lượng cao với nội dung thích hợp và được cập nhật nhất vì các OER có thể được phân phối tự do cho bất kỳ ai.
- Tiết kiệm tiền - Việc chuyển sang các OER cho phép các trường học tái mục đích tiền đầu tư cho các sách giáo khoa in trên giấy vào các nhu cầu cấp bách khác. Việc chuyển một cuốn sách giáo khoa in theo truyền thống sang một cuốn sách giáo khoa mở có thể tiết kiệm được cho nhà trường nhiều triệu đồng.
- Nội dung luôn là phù hợp với chất lượng cao - các cuốn sách giáo khoa truyền thống bị lỗi thời vĩnh viễn ngay sau khi được in ra giấy, ép các trường tái đầu tư phần đáng kể ngân sách vào việc thay thế chúng. Các điều khoản của giấy phép sử dụng OER cho phép các nhà giáo dục duy trì chất lượng và sự phù hợp của các tư liệu mở thông qua các cập nhật liên tục.
- Tăng cường năng lực cho các giáo viên - Các OER nâng cao vai trò của các giáo viên như những nhà chuyên nghiệp sáng tạo bằng việc trao cho họ khả năng tùy biến thích nghi các tư liệu học tập để đáp ứng được các nhu cầu của các sinh viên của họ mà không vi phạm các luật bản quyền.
Theo
tinh thần của sáng kiến #GoOpen, dự kiến vào mùa thu
2016 sẽ có loạt sách giáo khoa mở đầu tiên do 10 trường
thí điểm ở Mỹ phát hành mà bất kỳ ai trên thế giới
cũng có thể tải về để sử dụng.
Có
thể thấy, các OER và sách giáo khoa mở, từ định nghĩa
và các lợi ích của nó, cho phép người học ở bất kỳ
đâu trên thế giới có thể sử dụng trực tiếp trên
Internet và/hoặc tải về để sử dụng mà hầu như không
mất chi phí và không vi phạm các luật bản quyền, điều
có lẽ rất có lợi cho những người học, đặc biệt là
ở các quốc gia đang phát triển với nguồn vốn đầu tư
vào giáo dục còn khiêm tốn như ở Việt Nam, đặc biệt
vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện
nay.
OER,
cũng như bất kỳ vấn đề nào khác, không chỉ có những
lợi ích, các điểm mạnh, mà cũng có cả các điểm yếu,
cơ hội và thách thức (phân
tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức -
SWOT).
TÍNH
SẴN SÀNG CỦA OER TRÊN THẾ GIỚI
OER
xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 01/1999, khi đại học
Tübingen
ở Đức đã xuất bản các video bài giảng lên Internet,
nhưng nhiều người cho rằng phải tới năm 2002, khi Viện
Công nghệ Massachusetts
- MIT (Massachusetts
Institute of Technology) đã xuất bản 50 khóa học mở - OCW
(OpenCourseWare)
của Viện lên Internet, OER mới được cho là thực sự
bắt đầu.
Cho
tới nay, theo một vài số liệu thống kê năm 2015, có hơn
1 tỷ tư liệu giáo dục được cấp phép mở Creative
Commons (OER), riêng chỉ trên site Flickr tới tháng 03/2015 đã
có 306
triệu ảnh chụp mang giấy phép Creative Commons, và
chúng vẫn đang gia tăng nhanh chóng từng ngày.
Bất
kỳ ai cũng có thể truy cập tự do và miễn phí để sử
dụng các OER và các sách giáo khoa mở chất lượng cao
thông qua các công cụ tìm kiếm rất dễ dàng và thân
thiện với người sử dụng. Một vài trong số vô số
các site như vậy được liệt kê sau đây:
Không chỉ để truy cập và tải
về tự do, với một vài trong số các site nêu trên, bạn
còn có thể cùng tham gia tạo các OER và sách giáo khoa mở
của chính bạn được đặt chỗ hosting trên các site đó.
Trong các site ở trên, site số 8
liệt kê cho bạn hàng trăm địa chỉ dẫn tới các OER và
sách giáo khoa mở trên thế giới.
Đặc biệt nhất trong số các
site ở trên là site số 9, MERLOT,
site OER đa ngôn ngữ dành cho giáo dục đại học, trong đó
có cả tiếng Việt. Được biết, chủ nhân của site
MERLOT là chương trình của Hệ thống các trường Đại
học Bang California
(California State University System) của nước Mỹ cùng với
các đối tác là các cơ sở giáo dục, các xã hội nghề
nghiệp và giới công nghiệp.
CÁC DỰ ÁN OER TRÊN THẾ GIỚI
Dù mới có lịch sử 13 năm kể
từ năm 2002 cho tới nay, nhiều dự án OER đã và đang
được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Một
vài trong số đó là:
- Phong trào OER phát triển nhất là ở các quốc gia phát triển với tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ như Mỹ, Anh và Canada. Nhiều dự án OER được khởi xướng từ các trường đại học của các nước trên, nổi bật như MIT, Carnegie Mellon, Michigan, California, Utah... của Mỹ, Đại học Mở (Open University) ở Vương quốc Anh hay Đại học British Columbia của Canada. Tài liệu 'Chỉ dẫn cơ bản về giáo dục mở' do UNESCO và COL xuất bản năm 2011 và tái bản năm 2015 liệt kê nhiều sáng kiến OER ở nhiều đại học trên khắp thế giới.
- Nhiều dự án OER cho các nước đang phát triển như: Dự án Nghiên cứu về OER vì sự phát triển - ROER4D (Research on Open Educational Resouces for Development) nghiên cứu OER dựa vào một số nước ở các châu Á (Ấn Độ, Malaysia và Indonesia), châu Phi và Mỹ Latin và các dự án OER có liên quan khác như chính sách thúc đẩy và ứng dụng OER - POERUP (Policies for OER Uptake), Trung tâm Nghiên cứu OER (OER Research Hub), Mạng Chính sách Mở (Open Policy Network), dự án được đề xuất từ Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Giáo dục của OECD - CERI (OECD’S Centre for Educational Research and Innovation) và Dự án Lập bản đồ OER (OER Mapping Project), Dự án Phát triển Chính sách của UNESCO (UNESCO OER Policy Development Project), dự án nghiên cứu hiện trạng ở một cơ sở ở các nước bán cầu Nam Fundação Getulio Vargas (FGV) đang được Nhóm Khóa học Mở (Open Courseware Consortium) tiến hành.
- Một vài dự án OER với các ngôn ngữ ít được sử dụng LUL (Less Used Languages) cũng đã và đang được triển khai tại một số quốc gia châu Âu như Federica của Ý, Periodica của Latvi, NDLA của Nauy, Scholaris của Balan, RURA của Pháp và Wikiwijs của Hà Lan...
OER
Ở VIỆT NAM
Ngày
29/12/2015 vừa qua, tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra hội
thảo quốc tế 'Xây dựng nền tảng học liệu mở cho
giáo dục đại học Việt Nam: đề xuất chính sách, tạo
lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ' do
4 đơn vị đồng tổ chức là:
- Khoa Thông tin - Thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO), văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở, Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT).
- Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam (VFOSSA).
Tại
hội thảo, những người tham dự đã được nghe trình
bày từ đại diện các đơn vị tham gia trong 2 dự án có
liên quan tới giáo dục mở mà Việt Nam đã tham gia, là
dự
án về các khóa học mở (OCW) và dự
án về tài nguyên giáo dục mở (OER), cả 2 đều đã
vào Việt Nam từ khá sớm, với OCW vào năm 2005 và OER vào
năm 2008 (http://voer.edu.vn/).
Một
điều khá ngạc nhiên, là hầu hết các thành viên của
Hội Thư viện Việt Nam (nơi tập trung hầu hết các thư
viện các trường đại học trong cả nước) và hầu hết
các thành viên của VFOSSA (nơi tập trung nhiều công ty
cung cấp các giải pháp/sản phẩm/dịch vụ dựa vào phần
mềm tự do nguồn mở) đều chưa từng bao giờ biết tới
2 dự án này, dù theo lý thuyết, thì đáng lẽ ra 2 tổ
chức này phải là những nhân tố tham gia tích cực nhất
trong các dự án OER. Với VFOSSA, có lẽ lý do để giải
thích cho điều này là vì nó mới chỉ được thành lập
vào đầu năm 2012.
Sẽ
thực sự đáng tiếc, nếu giáo dục Việt Nam, với khoảng
22 triệu người đang hàng ngày sống và làm việc hàng
ngày lại không biết về xu thế tất yếu của thế giới
như giáo dục mở và OER, điều được tác giả của 1
trong 2 bài trình bày về các dự án OCW và OER được nêu
ở trên đã
viết 'Cần nhận thức rằng việc xây dựng nguồn tài
nguyên giáo dục mở hoặc các dự án OCW không phải là
quy định có tính bắt buộc mà nó xuất phát từ mệnh
lệnh của tương lai, từ xu hướng giáo dục mới ở các
quốc gia phát triển'.
Phải
chăng giáo dục Việt Nam không nghe thấy, cũng không nghe
theo 'mệnh lệnh của tương lai'?
OER
TRONG TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM SẼ THẾ NÀO?
Như
đã được nêu ở trên, OER và sách giáo khoa mở đã bắt
đầu được triển khai vào trong thực tế cuộc sống,
đặc biệt là ở Mỹ và một số quốc gia phát triển,
và bất kỳ ai trên trái đất này đều có thể sử dụng
chúng hoặc trực tiếp trên trực tuyến, hoặc tải về
để sử dụng mà không vi phạm luật bản quyền.
Cũng
như trên đã chỉ ra, tồn tại rồi các site OER đa ngôn
ngữ, nơi mà các OER tiếng nước ngoài (chủ yếu là
tiếng Anh) đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ
trên thế giới, bao gồm cả tiếng Việt.
Rất
có thể, trong vòng 5-10 năm nữa, tất cả các sách giáo
khoa hệ giáo dục phổ thông 12 lớp cũng như rất nhiều
các khóa học ở mọi lĩnh vực khác nhau trong các trường
cao đẳng và đại học sẽ đều là OER và sách giáo khoa
mở được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, bao gồm
cả tiếng Việt. Với đặc tính của OER và các sách giáo
khoa mở, chúng sẽ được cập nhật kiến thức mới liên
tục và có thể sẽ trở thành các tài nguyên tiêu chuẩn
quốc tế, tiêu chuẩn thế giới cho việc giảng dạy, học
tập và nghiên cứu, ít nhất là cho giáo dục phổ thông,
cao đẳng và đại học. Rất có thể lắm chứ.
Vì
các lý do ở trên, câu hỏi được đặt ra cho giáo dục
Việt Nam bây giờ là: Điều gì sẽ xảy ra với
giáo dục Việt Nam trong vòng 5-10 năm nữa, nếu:
- Các học sinh - sinh viên Việt Nam, sống ở Việt Nam, tham gia học trong các khóa học mở, sách giáo khoa mở và OER của nước Mỹ và thế giới bằng tiếng Việt?
- Có bao nhiêu học sinh - sinh viên Việt Nam học theo cách như vậy?
- Các giáo viên và các cơ sở giáo dục mọi cấp học của Việt Nam sẽ như thế nào?
LỜI KẾT
Bản
thân việc đưa giáo dục mở, OER và sách giáo khoa mở
vào thực tế là rất không dễ với bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới. Nhưng với Việt Nam có lẽ sẽ còn
khó khăn hơn nhiều, vì một lý do khác, được nêu trong
tài liệu 'Làm
thế nào để tăng cường OER' của Liên minh Giáo dục
Tự do (Free Education Alliance)
của nước Đức, xuất bản năm 2015 như sau:
'Chỉ các định dạng (tiêu chuẩn) và các chương trình (phần
mềm) mở mới có thể đảm bảo khả năng sử dụng và
áp dụng OER không bị hạn chế và độc lập với các
nền tảng ở mức kỹ thuật. Phần mềm có ý định là
OER hoặc sẽ được phát triển và sử dụng để tạo ra
và sử dụng OER phải được cấp phép thích đáng như là
phần mềm tự do hoặc phần mềm nguồn mở'.
Có lẽ vì đoán trước được
điều rất khó khăn này, bản
tổng kết hội thảo quốc tế lần đầu tiên về OER
ở Việt Nam ngày 29/12/2015 vừa qua đã có nội dung như
sau trong phần kiến nghị:
'Với
chủ trương cần nhanh chóng đổi mới giáo dục đại học
toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cần
sớm có cơ chế chính sách quốc gia về xây dựng tài
nguyên giáo dục mở. Chính phủ cần ban hành văn bản
pháp quy chỉ đạo, hướng dẫn triển khai xây dựng tài
nguyên giáo dục mở cho hệ thống giáo dục đại học
Việt Nam. Trên cơ sở đó, cho phép thành lập Ủy ban quốc
gia về tài nguyên giáo dục mở. Để ra được văn bản
và ủy ban này, rất cần sự vào cuộc của các bộ,
ban/ngành liên quan như Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban
Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc
hội; Bộ Khoa học & Công nghệ; Bộ Thông tin &
Truyền thông; Bộ Giáo dục & Đào tạo; Bộ Tài chính;
Bộ kế hoạch và đầu tư; Hội Thông tin Khoa học &
công nghệ Việt Nam; Hội Thư viện Việt Nam…'
Trần
Lê
PS:
Bài đăng trên tạp chí Thế giới số, số tháng
01-02/2016, trang 62-64.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.