Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Các tài liệu dịch sang tiếng Việt tới hết nửa đầu năm 2020



A. Tài liệu về khoa học mở - truy cập mở - dữ liệu mởOpenGLAM
  1. Liên minh S: Đầu vào cho sự phát triển Khuyến cáo về Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, tài liệu với các đề xuất đầu vào cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO từ Liên minh S (cOAlition S), một nhóm hiện có 24 nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia, các tổ chức châu Âu và quốc tế và các quỹ từ thiện, đã đưa ra Kế hoạch S (Plan S) tháng 9/2018. Kế hoạch S, có hiệu lực từ 2021, yêu cầu tất cả các xuất bản phẩm học thuật là các kết quả từ nghiên cứu được các trợ cấp nhà nước hoặc tư nhân cấp vốn do các hội đồng nghiên cứu quốc gia, khu vực, và quốc tế và các cơ quan cấp vốn cung cấp, phải được xuất bản trên các tạp chí Truy cập Mở, trên các nền tảng Truy cập Mở, hoặc được làm cho sẵn sàng tức thì thông qua các kho Truy cập Mở mà không có cấm vận. Bản dịch sang tiếng Việt 13 trang. Tải về:
  1. Thông cáo báo chí: ‘Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành’ - bản dịch sang tiếng Việt, thông cáo báo chí, theo đó ‘Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành’, một bước quan trọng hướng tới việc ‘Biến Truy cập Mở đầy đủ và tức thì thành hiện thực’. Theo các yêu cầu này: “Từ tháng 7/2022 chỉ các nhà xuất bản nào gắn với các khung minh bạch về giá thành của Kế hoạch S (Plan S) vừa được phê chuẩn mới hợp lệ để tiếp cận được các vốn cấp từ các thành viên của Liên minh S (cOAlition S).” Bản dịch sang tiếng Việt 4 trang. Tải về:
  1. Thư của tổ chức CC, IFLA và các tổ chức khác gửi WIPO nhân ngày Sở hữu Trí tuệ 2020 kêu gọi bảo vệ di sản văn hóa khỏi thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, thư ngỏ của 5 tổ chức gửi cho Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO (World Intellectual Property Organization), gồm: (1) Thông tin điện tử cho Hội đồng Quốc tế các Thư viện - EIFL (Electronic Information for Libraries); (2) Hội đồng Quốc tế các Kho lưu trữ – ICA (International Council of Archives); (3) Liên đoàn Quốc tế các Viện bảo tàng – ICOM (International Council of Museums); (4) Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội và cơ sở Thư viện – IFLA (International Federation of Library Associations and institutions); và (5) Hiệp hội các Nhà hoạt động xã hội Mỹ – SAA (Society of American Archivists). Thư yêu cầu WIPO có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ di sản văn hóa bằng việc số hóa các bộ sưu tập được lưu giữ trong các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives, Museums) trong khi nhiều luật sở hữu trí tuệ hiện hành của các quốc gia không đủ bảo vệ và/hoặc cản trở việc tạo ra các bản sao dạng số và thậm chí các bản sao dạng in .v.v. Bản dịch sang tiếng Việt 78 trang. Tải về:
  1. Chỉ thị (EU) 2019 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 17/04/2019 về bản quyền và các quyền liên quan trong Thị trường Số Duy nhất và các Chỉ thị sửa đổi bổ sung 96/9/EC và 2001/29/EC. Chỉ thị này mở đường cho việc truy cập mở tới các di sản văn hóa - OpenGLAM trên khắp châu Âu trong các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ, viện bảo tàng (GLAM), nó đặc biệt nhằm tới các tác phẩm và vấn đề chủ đề khác đã hết thời hạn bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ - nằm trong phạm vi công cộng, phi thương mại hoặc do những người sử dụng tải lên. Bản dịch sang tiếng Việt 78 trang. Tải về:
  1. Việc cấp phép mở của các tư liệu đọc cấp tiểu học: Các cân nhắc và khuyến cáo’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Sofia Cozzolino từ Reading within Reach và Cable Green từ Creative Commons viết với sự hỗ trợ của những người Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tài liệu đã được chuẩn bị cho việc xây dựng bằng chứng và hỗ trợ đổi mới sáng tạo của USAID để cải thiện hỗ trợ đọc ở cấp tiểu học. Tài liệu được xuất bản tháng 10/2019, mang giấy phép Creative Commons Ghi công 4.0 Quốc tế (CC BY 4.0). Bản dịch sang tiếng Việt 65 trang. Tải về:
  1. Tài liệu khái niệm về cấp phép mở cho Bộ Giáo dục ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình’ [của USAID] - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do RTI International chuẩn bị cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ – USAID (United States Agency for International Development) rà soát lại, được xuất bản tháng 11/2018. Tài liệu khái niệm này được nhằm vào các Bộ Giáo dục ở các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp hoặc trung bình với mục đích là để: (a) cung cấp nền tảng xa hơn về lý do cho việc cấp phép mở; (b) giải thích việc cấp phép mở là gì và các giấy phép Creative Commons hoạt động như thế nào; và (c) trả lời những câu hỏi cấp bách nhất của các Bộ về ý nghĩa của việc cấp phép mở. Bản dịch sang tiếng Việt có 43 trang. Tải về:
  1. Cơ sở Chính sách Cấp phép Mở’ [của Mỹ] - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu trên trang của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID (US. International Development Agency) tại https://www.usaid.gov/sites/default/files/documents/1865/NW2-CCBY-HO4-Open_Licensing_Policy_Rationale.pdf, nói về chính sách cấp phép mở bằng các giấy phép Creative Commons của các Bộ - Ngành trong chính phủ Mỹ, đặc biệt đối với các tài nguyên giáo dục, nghiên cứu và dữ liệu được nhà nước cấp vốn bằng tiền thuế của người dân Mỹ. Bản dịch sang tiếng Việt 4 trang. Tải về:
  1. Cấp phép Mở được làm dễ dàng. Sơ lược về các khái niệm, thách thức, và cơ hội cho các nhà xuất bản châu Phi’ - bản dịch sang tiếng Việt, tài liệu của các tác giả Neil Butcher, Lisbeth Levey, và Kirsty von Gogh, do mạng tài nguyên biết chữ sớm xuất bản tháng 8/2018. Việc cấp phép mở không thay thế bản quyền, mà nó sửa các giấy phép ‘tất cả các quyền được giữ lại’ thành ‘vài quyền được giữ lại’. Bản dịch sang tiếng Việt 33 trang. Tải về:
  1. Làm bằng Creative Commons’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Paul Stacey và Sarah Hinchliff Pearson, do Creative Commons xuất bản năm 2017. Tài liệu đề cập tới việc quản lý các tài nguyên bằng 3 hình thức: (1) Nhà nước; (2) Thị trường; và (3) Cái chung (The Commons); Cùng với nó là những khác biệt giữa những vật hữu hình với các nội dung số - những thứ vô hình.
    Tài liệu cũng đề cập tới các mô hình doanh thu của Cái chung (với thị trường thì gọi là mô hình kinh doanh) thông qua 24 ví dụ điển hình - tất cả các ví dụ đó đều tạo ra các nội dung được
    Làm bằng Creative Commons và tất cả họ đều đang có các mô hình doanh thu để duy trì bền vững, hoặc dựa hoàn toàn vào cộng đồng với những cái chung, hoặc một phần dựa vào cộng đồng, một phần dựa vào nhà nước và thị trường. Bản dịch sang tiếng Việt 260 trang. Tải về:
  1. Các hướng dẫn Đảm bảo Chất lượng cho Tài nguyên Giáo dục Mở: Khung TIPS Phiên bản 2.0’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Paul Kawachi, Trung tâm Phương tiện Giáo dục Á châu của Khối Thịnh vượng chung - CEMCA (Commonwealth Educational Media Centre for Asia) xuất bản năm 2013, đề cập tới khung đảm bảo chất lượng cho Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) và đúc kết lại thành khung TIPS 2.0, gói gọn trong 38 tiêu chí, được tùy biến từ khung TIPS 1.0 với chất lượng OER được đánh giá theo 4 dòng tiêu chí: (1) Các quy trình dạy và học (Teaching and Learning Processes); (2) Nội dung thông tin và tư liệu (Information and Material Content); (3) Trình bày sản phẩm và định dạng (Presentation Product and Format); và (4) Kỹ thuật và Công nghệ của Hệ thống (System Technical and Technology). Bản dịch sang tiếng Việt 46 trang. Tải về:
  1. Các hướng dẫn Đảm bảo Chất lượng cho Tài nguyên Giáo dục Mở: Khung TIPS Phiên bản 1.0’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Paul Kawachi, Trung tâm Phương tiện Giáo dục Á châu của Khối Thịnh vượng chung - CEMCA (Commonwealth Educational Media Centre for Asia) xuất bản năm 2013, nêu các khung đảm bảo chất lượng cho Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) và đúc kết lại thành khung TIPS 1.0 với chất lượng OER được đánh giá theo 4 dòng tiêu chí: (1) Các quy trình dạy và học (Teaching and Learning Processes); (2) Nội dung thông tin và tư liệu (Information and Material Content); (3) Trình bày sản phẩm và định dạng (Presentation Product and Format); và (4) Kỹ thuật và Công nghệ của Hệ thống (System Technical and Technology). Bản dịch sang tiếng Việt có 36 trang. Tải về:
  1. Nhóm Giáo dục Mở (OEC) công bố những người chiến thắng trong năm 2019 của Giải thưởng Giáo dục Mở vì sự Xuất sắc, Giải thưởng Cá nhân’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu công bố các giải thưởng năm 2019 về Giáo dục Mở vì sự Xuất sắc cho các cá nhân. Nếu bạn có quan tâm tới Giáo dục Mở, thì đây là các tham chiếu tốt cho bạn. Bản dịch sang tiếng Việt có 3 trang. Tải về:
  1. Chương trình Trợ cấp OER Toàn cầu Đầu tiên của UNESCO-UNEVOC’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu công bố Chương trình Trợ cấp OER Toàn cầu lần đầu tiên của của UNESCO-UNEVOC với các mốc thời gian trong năm 2020 và với số tiền lên tới 5.000 USD cho các cơ sở ứng viên được tuyển chọn nhằm ứng dụng và phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) và Thực hành Giáo dục Mở - OEP (Open Educational Practices) trong lĩnh vực Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp - TVET (Technical and Vocational Education and Training). Bản dịch sang tiếng Việt có 6 trang. Tải về:
B. Khoảng 350 đầu sách, tài liệu dịch đã được đưa lên Internet cho tới hết năm 2019 trở về trước ở các đường liên kết:


Hà Nội, thứ tư, ngày 01/07/2020
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Liên minh S đóng góp cho tư vấn của UNESCO về công cụ thiết lập tiêu chuẩn cho Khoa học Mở

cOAlition S contributes to the UNESCO consultation for a standard-setting instrument on Open Science
05/06/2020
Bài được đưa lên Internet ngày: 05/06/2020
Các nhà cấp vốn của Liên minh S, như những nhà biện hộ về tính mở được thừa nhận trong bức tranh khoa học, chào đón sáng kiến toàn cầu về Khoa học Mở do UNESCO khởi xướng và đã đứng lên giúp đỡ bằng việc cung cấp tư vấn, cộng tác và chia sẻ thực hành tốt. Tài liệu sau đây đáp lại tư vấn trên trực tuyến từ UNESCO về phát triển Khuyến cáo về Khoa học Mở.
cOAlition S funders, as confirmed advocates for openness in the scientific landscape, welcome the global initiative for Open Science launched by UNESCO and stand ready to help by providing advice, collaborating and sharing good practice. The following paper responds to the online consultation by UNESCO regarding the development of the Recommendation on Open Science.
  • cOAlition S input for UNESCO Recommendation on Open Science. Tải về.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

‘Liên minh S: Đầu vào cho sự phát triển Khuyến cáo về Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt



Ngày 25/11/2019, 193 quốc gia đã phê chuẩn Khuyến cáo Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO (bản dịch sang tiếng Việt).
Hai ngày sau, ngày 27/11/2019, các quốc gia đã đề xuất sẽ sớm đưa ra Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO dự kiến sẽ được phê chuẩn vào năm sau, 2021.
Tài liệu này là các đề xuất đầu vào cho Khuyến cáo Khoa học Mở đó của UNESCO từ Liên minh S (cOAlition S), một nhóm hiện có 24 nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia, các tổ chức châu Âu và quốc tế và các quỹ từ thiện, đã đưa ra Kế hoạch S (Plan S) tháng 9/2018. Kế hoạch S, có hiệu lực từ 2021, yêu cầu tất cả các xuất bản phẩm học thuật là các kết quả từ nghiên cứu được các trợ cấp nhà nước hoặc tư nhân cấp vốn do các hội đồng nghiên cứu quốc gia, khu vực, và quốc tế và các cơ quan cấp vốn cung cấp, phải được xuất bản trên các tạp chí Truy cập Mở, trên các nền tảng Truy cập Mở, hoặc được làm cho sẵn sàng tức thì thông qua các kho Truy cập Mở mà không có cấm vận.
Cũng Liên minh S vừa công bố từ tháng 7/2022 chỉ các nhà xuất bản nào gắn với các khung minh bạch về giá thành vừa mới được Kế hoạch S (Plan S) phê chuẩn mới đủ điều kiện để truy cập các vốn cấp từ các thành viên của Liên minh S (cOAlition S).


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 13 trang tại địa chỉ:


Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Họp Ban chủ nhiệm CLB Giáo dục Mở



Ngày 25/06/2020, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giáo dục Mở (BCN CLB GDM) thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVUC) đã họp phiên đầu tiên sau Lễ ra mắt của CLB một tháng trước đó.
Tại cuộc họp, quyết định công nhận BCN CLB GDM đã được công bố, trước khi cuộc họp bước vào phần chính là thảo luận về phương hướng hoạt động của CLB trong thời gian tới cũng như trong nhiệm kỳ của CLB (2020-2023).
Phương hướng hoạt động chính thức của CLB sẽ sớm được công bố trong thời gian tới.
Cuộc họp cũng dành ít phút để xem lại video về Giáo dục Mở do VTV2 thực hiện trong chương trình Nút Bấm vừa được phát trong các ngày 22-25/06/2020 vừa qua.


Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành


cOAlition S announces price transparency requirements
18/05/2020
Bài được đưa lên Internet ngày: 18/05/2020
Từ tháng 7/2022 chỉ các nhà xuất bản nào gắn với các khung minh bạch về giá thành vừa mới được Kế hoạch S (Plan S) phê chuẩn mới đủ điều kiện để truy cập các vốn cấp từ các thành viên của Liên minh S (cOAlition S).
Gắn với nguyên tắc chính định giá thành minh bạch của Kế hoạch S, Liên minh S hôm nay xuất bản hướng dẫn triển khai minh bạch giá thành (bản dịch sang tiếng Việt) của nó khi các khoản phí xuất bản Truy cập Mở - OA (Open Access) được áp dụng.
Đặc biệt, Liên minh S công bố rằng từ ngày 01/07/2022, chỉ các nhà xuất bản nào cung cấp dữ liệu phù hợp với một trong hai khung minh bạch về giá thành và dịch vụ đã được phê chuẩn sẽ có đủ điều kiện để nhận các vốn cấp cho xuất bản Truy cập Mở từ các thành viên của Liên minh S.
Điều này bao trùm những đóng góp của nhà cấp vốn cho bất kỳ mô hình cung cấp tài chính nào cho các xuất bản phẩm truy cập mở, bao gồm, nhưng không bị giới hạn, tới các tạp chí hoặc các nền tảng không có các khoản phí xử lý bài báo (non-APC), các khoản phí xử lý bài báo (APC), các thỏa thuận chuyển đổi quá độ, và các tạp chí chuyển đổi quá độ.
Hai khung được phê chuẩn là:
Phù hợp với hướng dẫn của Kế hoạch S, Liên minh S sẽ chỉ hỗ trợ các khoản phí xuất bản truy cập mở nào là công bằng và hợp lý.
Robert Kiley, lãnh đạo về Nghiên cứu Mở ở Wellcome và là nhà điều phối tạm thời của Liên minh S bình luận: “Việc cung cấp thông tin này là cơ hội cho các nhà xuất bản thể hiện cam kết của họ đối với các mô hình kinh doanh và văn hóa kinh doanh mở, để xây dựng nhận thức về các dịch vụ và giá trị của họ, để xây dựng lòng tin với các khách hàng của họ và để có trách nhiệm hơn với các nhu cầu của họ. Việc cung cấp dữ liệu này cũng xúc tác cho các nhà xuất bản định tính cho việc cấp vốn Truy cập Mở theo Kế hoạch S”.
Khi các khoản phí xuất bản Truy cập Mở được áp dụng, chúng phải tương xứng với các dịch vụ xuất bản được phân phối và cấu trúc các khoản phí như vậy phải là minh bạch. Thông tin giá thành và các dịch vụ minh bạch sẽ xúc tác cho các nhà nghiên cứu, các thư viện và các nhà cấp vốn hiểu tốt hơn các yếu tố khác nhau của các dịch vụ xuất bản mở (nghĩa là, rà soát lại ngang hàng, công việc biên tập, hiệu đính) và phán xét liệu các khoản phí họ trả đó có phù hợp với các dịch vụ được phân phối hay không. Tương tự, các cơ sở giáo dục và nghiên cứu sẽ có khả năng sử dụng các dữ liệu đó khi tư vấn các nhà nghiên cứu về các lựa chọn xuất bản.
Dù nhiều thông tin là sẵn sàng công khai rồi, việc cung cấp truy cập tới các dữ liệu đó theo cách thức tập trung và được tiêu chuẩn hóa sẽ làm dễ dàng hơn cho tất cả các khách hàng để so sánh các dịch vụ và giá thành, điều tới lượt nó sẽ khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà xuất bản.
Liên minh S thấy trước để cung cấp các chi tiết về việc liệu các nhà xuất bản có nên ký gửi dữ liệu phù hợp với các khung đó không chậm hơn tháng 12/2021 hay không.
Lưu ý của ban biên tập
  • Thông tin thêm về Khung Minh bạch Giá thành của Kế hoạch S có sẵn tại https://www.informationpower.co.uk/launch-of-the-plan-s-price-transparency-framework 
  • Kế hoạch S là sáng kiến về xuất bản Truy cập Mở đã được khởi xướng tháng 9/2018. Kế hoạch đó được hỗ trợ bởi Liên minh S, một nhóm các nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia, các tổ chức châu Âu và quốc tế và các quỹ từ thiện. Kế hoạch S yêu cầu rằng, với hiệu lực từ 2021, tất cả các xuất bản phẩm học thuật là kết quả từ nghiên cứu được các trợ cấp nhà nước hoặc tư nhân cấp vốn do các hội đồng và cơ quan cấp vốn nghiên cứu quốc gia, khu vực, và quốc tế cung cấp, phải được xuất bản trên các tạp chí Truy cập Mở, trên các nền tảng Truy cập Mở, hoặc được làm cho sẵn sàng tức thì thông qua các kho Truy cập Mở mà không có cấm vận.
  • Information Power Ltd là hãng tư vấn chiến lược với sự tinh thông trong hỗ trợ các tổ chức chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở thành công. Nhóm này làm việc với các nhà cấp vốn, các thư viện, các nhóm, các nhà xuất bản, các đại lý, các nhà bán hàng, và các trường đại học để phát triển chiến lược & dẫn dắt thay đổi.
  • Liên minh Truy cập Mở Công bằng (Fair Open Access Alliance) là tổ chức bao trùm có mục đích trong điều phối các nỗ lực hướng tới việc xuất bản học thuật truy cập mở bền vững, tuân theo các nguyên tắc của Truy cập Mở Công bằng. Sứ mệnh của nó là để giúp chuyển đổi quá độ các quy ước xuất bản học thuật và trả lại sự kiểm soát quy trình xuất bản cho cộng đồng học thuật.
  • Tải về thông cáo báo chí này ở đây (bản dịch sang tiếng Việt).
From July 2022 only publishers who adhere to the newly approved Plan S price transparency frameworks will be eligible to access funds from cOAlition S members.
Adhering to Plan’s S key principle of transparent pricing, cOAlition S publishes today its guidance on implementing price transparency when Open Access (OA) publication fees are applied.
Specifically, cOAlition S announces that from July 1st, 2022 only publishers who provide data in line with one of the two endorsed price and service transparency frameworks will be eligible to receive OA publication funds from cOAlition S members. This covers funder contributions to any model of financing open access publications including, but not limited to, non-APC journals or platforms, article processing charges (APCs), transformative agreements, and transformative journals.
The two approved frameworks are:
In line with the Plan S guidance, cOAlition S will only support open access publication fees which are fair and reasonable.
Robert Kiley, Head of Open Research at Wellcome and interim coordinator of cOAlition S comments: “Providing this information is an opportunity for publishers to demonstrate their commitment to open business models and business cultures, to build awareness of their services and value, to build trust with their customers and to be more responsive to their needs. Providing this data also enables publishers to qualify for OA funding under Plan S”.
When Open Access publication fees are applied, they must be commensurate with the publication services delivered and the structure of such fees must be transparent. Transparent price and services information will enable researchers, libraries and funders to better understand the various elements of open publication services (e.g. peer review, editorial work, copy editing) and judge whether the fees they pay are in accord with the services delivered. Similarly, educational and research institutions will be able to use these data while advising researchers about publishing options.
Although much of the information is already publicly available, providing access to these data in a central and standardised way will make it easier for all customers to compare services and prices, which in turn will stimulate competition between publishers.
cOAlition S foresees to provide details on where publishers should deposit data in line with either of the Frameworks no later than December 2021.
Notes to Editors
  • Further information about the Plan S Price Transparency Framework is available at https://www.informationpower.co.uk/launch-of-the-plan-s-price-transparency-framework 
  • Plan S is an initiative for Open Access publishing that was launched in September 2018. The plan is supported by cOAlition S, a group of national research funders, European and international organisations and charitable foundations. Plan S requires that, with effect from 2021, all scholarly publications on the results from research funded by public or private grants provided by national, regional, and international research councils and funding bodies, must be published in Open Access Journals, on Open Access Platforms, or made immediately available through Open Access Repositories without embargo.
  • Information Power Ltd is a strategic consulting firm with expertise in supporting organisations to transition to Open Access successfully. The team works with funders, libraries, consortia, publishers, agents, vendors, and universities to develop a strategy and drive change.
  • The Fair Open Access Alliance is an umbrella organization aimed at coordinating efforts toward sustainable open access scholarly publishing, following the principles of Fair Open Access. Its mission is to help transform the conventions of scholarly publishing and return control of the publication process to the scholarly community.
  • Download this press release (pdf)
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Thông cáo báo chí: ‘Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là thông cáo báo chí, theo đó ‘Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành’, một bước quan trọng hướng tới việc ‘Biến Truy cập Mở đầy đủ và tức thì thành hiện thực’. Theo các yêu cầu này: “Từ tháng 7/2022 chỉ các nhà xuất bản nào gắn với các khung minh bạch về giá thành của Kế hoạch S (Plan S) vừa được phê chuẩn mới hợp lệ để tiếp cận được các vốn cấp từ các thành viên của Liên minh S (cOAlition S).”


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang tại địa chỉ:


Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Để sở hữu trí tuệ đã cam kết làm việc được - nhận diện sở hữu trí tuệ sẵn sàng theo Cam kết Open COVID


Putting Pledged IP to work — Identifying IP available under the Open COVID Pledge
by Jorge Contreras, June 12, 2020
Bài được đưa lên Internet ngày: 12/06/2020
Xem thêm:
Hôm nay, Cam kết COVIE Mở (Open COVID Pledge) đã khởi xướng tính năng mới nhấn mạnh vài điều về sở hữu trí tuệ (IP) có giá trị các tổ chức khắp trên thế giới đã cam kết để đấu tranh chống Covid-19IP được cam kết bao trùm dải rộng lớn các ứng dụng trang bị, phần mềm, mạng và thiết bị hữu ích trong chăm sóc y tế, ngăn chặn, theo dõi, dự báo, ứng cứu khẩn cấp và giãn cách xã hội. Nó bao gồm các mặt nạ phòng độc được in 3D, các màn hình cảm ứng sử dụng tia cực tím để ngăn chặn sự lây nhiễm, một bệnh viện nổi được trang bị Wifi, các phương pháp thiết kế các cửa hàng tạp hóa để đảm bảo giãn cách xã hội, một máy trợ thở chi phí thấp, sử dụng một lần, các phần mềm nhằm tăng tốc chuẩn đoán bệnh, các thuật toán để định tuyến các phương tiện giao thông cấp cứu, một trạm di động để kiểm thử Covid-19, và nhiều điều khác nữa. Cam kết COVID Mở đưa ra nền tảng xúc tác cho những người nắm giữ các bằng sáng chế và bản quyền cam kết các tài sản đó để đấu tranh chống Covid-19 trên cơ sở không có phí bản quyền (royalty-free). Cam kết đó đã được khởi xướng vào tháng 4, đã hấp dẫn được vài trong số những người nắm giữ bằng sáng chế lớn nhất thế giới - các hãng như IBM, Intel, Microsoft, Facebook, Fujitsu và Uber, một cách tập thể họ nắm giữ hàng trăm ngàn bằng sáng chế khắp trên thế giới. Nỗ lượng tương tự ở Nhật Bản thúc đẩy hơn 75 hãng đã cam kết đóng lại 1 triệu bằng sáng chế khắp trên thế giới.
Mặc dù việc hỗi trợ này là đáng khích lệ, nó cũng đặt ra câu hỏi quan trọng về thiết kế và triển khai các cam kết sở hữu trí tuệ (IP) tập thể, phạm vi rộng như sau: làm thế nào một người sử dụng tiềm năng có thể biết IP nào là sẵn sàng để sử dụng? Với hơn 1 triệu bằng sáng chế hiện được cam kết, và số lượng ngày một gia tăng mỗi tuần, những người sử dụng tiềm năng đối mặt với bối rối vì sự giàu có.
Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng các nỗ lực cam kết tập thể đơn giản xuất bản danh sách các bằng sáng chế hiếm khi dẫn tới sự đổi mới sáng tạo, phổ biến hoặc sử dụng các công nghệ được cam kết. Khi thảo luận về Cam kết đó, Giáo sư Colleen Chien lưu ý trong bài viết gần đây trên blog rằng là cơ bản để cung cấp thông tin theo ngữ cảnh về các sản phẩm theo đó các bằng sáng chế như vậy thuộc về.
Kết quả là, một trong các mục tiêu của Cam kết COVID Mở từng luôn là để chào các ví dụ hữu hình về cách làm thế nào công nghệ được cam kết có thể được sử dụng trong lĩnh vực đó. Hy vọng rằng các ví dụ đó sẽ truyền cảm hứng và xúc tác cho các nhân viên chăm sóc y tế, các nhà sản xuất và các thành viên của công chúng khắp trên thế giới để tận dụng cơ hội có một không hai này để giúp chống lại đại dịch mà không sợ kiện tụng về sở hữu trí tuệ sẽ xảy. Chúng tôi khuyến khích bất kỳ ai sử dụng IP được cam kết cho chúng tôi biết về nó tại opencovidpledge@gmail.com.
Ngoài ra, tổ chức giám sát IP (IPScreener) có trụ sở ở Stockholm đã tạo ra một cơ sở dữ liệu tìm kiếm được tự do tất cả các bằng sáng chế đã được cam kết theo Cam kết COVID Mở. Bằng việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phức tạp, IPScreener xúc tác cho những người sử dụng xây dựng các tìm kiếm theo ngôn ngữ tự nhiên đối với hơn 250.000 bằng sáng chế được cam kết cho tới nay, và sẽ được liên tục cập nhật khi có các bằng sáng chế bổ sung thêm được cam kết. Liên minh Open COVID vui mừng rằng IPScreener đang chào dịch vụ tự do không mất tiền này cho công chúng và hy vọng nó sẽ giúp cho những người sử dụng có quan tâm xác định được các bằng sáng chế có thể sử dụng trong đấu tranh với Covid-19.
Today, the Open COVID Pledge launched a new feature highlighting some of the valuable intellectual property (IP) that organizations around the world have committed to the fight against Covid-19.  Pledged IP covers a broad range of equipment, software, network and device applications useful in healthcare, containment, tracking, diagnostics, emergency response and social distancing.  It includes 3D-printed respirators, touch screens that use ultraviolet light to prevent the spread of infection, a Wi-Fi enabled floating hospital, methods for designing grocery stores to ensure social distancing, a low-cost, single-use ventilator, software for accelerating disease diagnosis, algorithms for routing emergency vehicles through traffic, a drive-up booth for Covid-19 testing, and much more. The Open COVID Pledge offers a platform that enables holders of patents and copyrights to commit these assets to the fight against Covid-19 on a royalty-free basis.  The Pledge, which was launched in April, has attracted some of the world’s largest patent holders – firms like IBM, Intel, Microsoft, Facebook, Fujitsu and Uber that collectively hold hundreds of thousands of patents around the world.  A similar effort in Japan boasts more than 75 firms that have pledged close to one million patents worldwide.
While this outpouring of support is encouraging, it also raises an important question concerning the design and implementation of large-scale, collective IP pledges like these: how can a potential user learn what IP is available to use? With more than a million patents currently pledged, and the number growing every week, potential users are faced with an embarrassment of riches.
Prior research has shown that collective pledge efforts that simply publish patent lists seldom result in follow-on innovation, dissemination or use of pledged technologies. In discussing the Pledge, Professor Colleen Chien notes in a recent blog post that it is essential to provide contextual information about the products đếnto which such patents pertain.
As a result, one of the goals of the Open COVID Pledge has always been to offer tangible examples of how pledged technology can be used in the field.  It is hoped that these examples will inspire and enable healthcare professionals, manufacturers and members of the public around the world to take advantage of this unique opportunity to help in the fight against the pandemic without the imminent threat of an intellectual property lawsuit.  We encourage anyone who makes use of pledged IP to let us know about it at opencovidpledge@gmail.com.
In addition, Stockholm-based IPScreener has created a freely searchable database of all patents that have been pledged under the Open COVID Pledge.  Using sophisticated AI technology, IPScreener enables users to construct natural language searches of the more than 250,000 patents pledged to date, and will be updated continuously as additional patents are pledged.  The Open COVID Coalition is delighted that IPScreener is offering this free service to the public and hope that it will help interested users to identify patents that may be of use in combating Covid-19.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

WHO thừa nhận Cam kết COVID Mở như là phương tiện thúc đẩy nghiên cứu và khoa học chống lại COVID-19


WHO Recognizes the Open COVID Pledge as a Means to Advance Research and Science in the Fight Against COVID-19
by Diane Peters, May 30, 2020
Bài được đưa lên Internet ngày: 30/05/2020
Hôm nay, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn ba chục quốc gia thành viên và tổ chức khác đã công bố sự ủng hộ của họ đối với Lời kêu gọi đoàn kết Hành động của WHO. Chúng tôi vui mừng là trong tuyên bố các nguyên tắc này, Cam kết COVI Mở (Open COVID Pledge) được đặc trưng bởi cơ chế cho phép những người nắm giữ sở hữu trí tuệ (IP) có giá trị về COVID đáp ứng được lời kêu gọi hành động của WHO bằng việc ngay lập tức và tự do làm cho IP sẵn sàng cho bất kỳ ai vì các mục đích đấu tranh chống bệnh dịch này. Qua sự hào phóng và tầm nhìn của những người cam kết, sở hữu trí tuệ này có thể được sử dụng để phát triển và nhanh chóng phát minh ra các thuốc chữa, các bộ thử, các vắc xin, trang bị, phần mềm và công nghệ khác để giảm thiểu tác động của đại dịch. Chúng tôi thấy trong số các bên hiện đã cam kết của chúng tôi nhiều người khổng lồ về công nghệ, cũng như các dự án và các viện nghiên cứu.
Đây là nguyên tắc thiết kế của Cam kết COVID Mở, và giải thích vì sao nó là giải pháp độc đáo cho những ai mong muốn nhanh chóng chia sẻ sở hữu trí tuệ của họ. Cam kết đó và sự triển khai nó ngay lập tức tự thực thi; không có sự cho phép nào hay dạng pháp lý nào được yêu cầu để trao các quyền cho công chúng để sử dụng sở hữu trí tuệ (IP) được cam kết trong giai đoạn của đại dịch cộng thêm 1 năm (hoặc cho tới ngày 01/01/2023).
Lời kêu gọi hành động đoàn kết của WHO là một trong nhiều nỗ lực nổi bật được các tổ chức quốc tế và tư nhân công bố gần đây nhằm đáp lại đại dịch. Gần đây, một liên minh các đối tác công và tư, bao gồm WHO, đã công bố Bộ tăng tốc Truy cập tới các Công cụ COVID-19 - ACT (Access to COVID-19 Tools (ACT) Accelerator), được thiết kế để “tăng tốc truy cập toàn cầu công bằng tới các dự báo COVID-19 an toàn, chất lượng, hiệu quả và kham được, các phương pháp điều trị và vắc xin” để đảm bảo không ai bị để lại phía sau. Ngoài ra, Ngân hàng Công nghệ Liên hiệp quốc, cùng với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và WHO, đã khởi xướng Đối tác Truy cập Kỹ thuật - TAP (Tech Access Partnership). Dự án đó kêu gọi tạo ra kho lưu trữ số các thông tin sản phẩm như việc chế tạo và thiết kế các đặc tả kỹ thuật, và các kế hoạch cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà sản xuất và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác giữa các công ty và các nhà đổi mới sáng tạo trong các khu vực công và tư.
Cam kết COVID Mở là cách thức hành động, hữu hình và cường tráng về pháp lý cho các chính phủ, các nhà nghiên cứu, và các tổ chức nhà nước và tư nhân để dễ dàng và thành công triển khai và hỗ trợ đạt được các mục tiêu các nỗ lực quốc tế đó. Vui lòng ra nhập Cam kết và giúp làm cho Lời kêu gọi Hành động Đoàn kết trở thành hiện thực.
Today, under the leadership of the World Health Organization, more than three dozen member countries and other organizations announced their support of the WHO’s Solidarity Call to Action. We are pleased that within this statement of principles, the Open COVID Pledge is featured as a mechanism that allows holders of valuable COVID intellectual property to meet the WHO’s call to action by immediately and freely making IP available to anyone for purposes of combating the disease. Through the generosity and vision of pledgors, this intellectual property can be used to develop and rapidly innovate medicines, test kits, vaccines, equipment, software and other technology to mitigate the pandemic’s impact. We count among our current Pledgors many technology giants, as well as research projects and institutes.
This is the design principle of the Open COVID Pledge, and why it stands apart as a unique solution for those wishing to quickly share their intellectual property. The Pledge and its implementation are immediately self-executing; no permissions or legal forms are required to grant permissions to the public to use pledged IP for the duration of the Pandemic plus one year (or until January 1, 2023).
The WHO’s Solidarity Call to Action is one of many noteworthy efforts announced recently by international and private organizations responding to the pandemic. Recently, a coalition of public and private partners, including the WHO, announced the Access to COVID-19 Tools (ACT) Accelerator, designed to “accelerate equitable global access to safe, quality, effective and affordable COVID-19 diagnostics, therapeutics and vaccines” to ensure no one is left behind. Additionally, the United Nations Technology Bank, together with the UN Development Programme (UNDP), the UN Conference on Trade and Development (UNCTAD) and the WHO, launched the Tech Access Partnership (TAP). That project calls for the creation of a digital warehouse of product information such as manufacturing and design specifications, and plans to provide technical support for manufacturers and promote partnerships between companies and public and private sector innovators.
The Open COVID Pledge is an actionable, legally robust and tangible way for governments, researchers, and private and public organizations to easily and successfully implement and assist in achieving the goals of these international efforts. Please join our Pledge and help make the Solidarity Call to Action a reality.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com