Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Vì sao Truy cập Mở quan trọng

Why Open Access matters

Theo: https://plos.org/open-science/why-open-access/

Hầu hết các nhà xuất bản nắm các quyền đối với các bài báo trên các tạp chí của họ - chứ không phải các tác giả. Các cơ sở và các thư viện giúp cung cấp truy cập tới nghiên cứu đằng sau các bức tường phải trả tiền thông qua các thương thảo đắt giá. Thậm chí sau đó, không phần nào của bài báo đó có thể được các nhà nghiên cứu, sinh viên, hoặc những người đóng thuế sử dụng lại được mà không có sự cho phép từ nhà xuất bản đó, thường phải trả một khoản phí bổ sung thêm.

Truy cập Mở trả về cho chúng ta các giá trị của khoa học: để giúp tiến bộ và cải tiến xã hội.

Bằng việc cung cấp truy cập tức thì và không có hạn chế tới nghiên cứu mới nhất, chúng ta có thể tăng tốc phát hiện và tạo ra một hệ thống kiến thức công bằng hơn mà nó là mở cho tất cả mọi người.

###

“Tôi nghĩ Khoa học Mở có những lợi ích khổng lồ, bạn càng tiếp cận tới càng nhiều người càng tốt. Khoa học nên càng minh bạch và càng truy cập được càng tốt vì nó cần phải được tái tạo lại được và cần được những người khác khẳng định, đó là những gì trao cho khoa học sức mạnh của nó”

Elias Nerad

Tác giả của PLOS ONE

Most publishers own the rights to the articles in their journals–not the authors. Anyone who wants to read the articles pays a fee to access them. Institutions and libraries help provide access to paywalled research through costly negotiations. Even then, no part of the article can be reused by researchers, students, or taxpayers without permission from the publisher, often at the cost of an additional fee.

Open Access returns us to the values of science: to help advance and improve society.

By providing immediate and unrestricted access to the latest research, we can accelerate discovery and create a more equitable system of knowledge that is open to all.

###

“I think Open Science has huge benefits, the more people you reach the better. Science should be as transparent and accessible as possible because it should be reproducible and confirmed by others, that is what gives science its power”

Elias Nerad

PLOS ONE Author

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Các tài liệu dịch sang tiếng Việt tới hết Quý III năm 2021



A. Tài liệu về các khung năng lực số, khoa học mở - truy cập mở - dữ liệu mở - tài nguyên giáo dục mở

  1. Khảo sát tác động của COVID’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu khảo sát tác động của COVID-19 lên các thư viện ở nước Mỹ, Canada và Úc, do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition) xuất bản tháng 9/2021. Một trong các kết luận của tài liệu: “Ngay cả dù bức tranh vốn cấp là không chắc chắn, các thư viện sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến truy cập mở, dù là hạ tầng mở, nội dung mở, các hợp đồng truy cập mở, hay các tổ chức hỗ trợ cho công việc của cộng đồng mở theo các cách thức khác nhau, ở các mức độ so sánh được hoặc cao hơn so với những gì họ làm hôm nay.” bản dịch sang tiếng Việt có 54 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/mfk3sdsnu3ul5n0/2SPARC-COVID-Impact-Survey-092021_Vi-24092021.pdf?dl=0

  1. Ôm lấy văn hóa học tập suốt đời - Đóng góp cho sáng kiến Tương lai của Giáo dục’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu báo cáo do Viện Học tập Suốt đời của UNESCO xuất bản năm 2020. “Báo cáo này trình bày tầm nhìn nhằm tới tương lai của giáo dục, nó đòi hỏi sự dịch chuyển mạnh hướng tới văn hóa học tập suốt đời đến năm 2050.” Khái niệm ‘học tập suốt đời’ này là rất khác với những gì chúng ta đang tưởng tượng, và dự kiến học tập suốt đời sẽ trở thành một quyền con người và rất nhiều điều trong giáo dục hiện hành sẽ thay đổi triệt để nhằm hiện thực hóa việc học tập suốt đời tới năm 2050. bản dịch sang tiếng Việt có 75 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/afrm7x9cdf5map2/374112eng_Vi-14092021.pdf?dl=0

  1. Đầu tư vào hạ tầng sách Truy cập Mở - Lời kêu gọi hành động’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu được những người tham gia hội thảo 1 ngày trên trực tuyến vào tháng 02/2021 với các bên liên quan từ một số quốc gia châu Âu về chính sách truy cập mở tới các sách học thuật. Tài liệu xác định 3 chân trụ chính sách cùng nhau sẽ hỗ trợ chuyển đổi đầy đủ sang truy cập mở cho sách học thuật. Nó tập hợp con người, công nghệ và kiến thức: (1) Thu hút mọi người vào địa điểm chung để thảo luận về các vấn đề và chia sẻ kiến thức có liên quan tới phát triển sách truy cập mở; (2) Duy trì bền vững công nghệ cần thiết để đặt chỗ, phổ biến, đánh chỉ mục, lưu trữ, đảm bảo truy cập và chất lượng cho các sách truy cập mở; (3) Tập hợp kiến thức để giám sát sự chuyển đổi của sách học thuật hướng tới truy cập mở theo vài triển vọng và triển khai các chính sách về sách truy cập mở. Bản dịch sang tiếng Việt có 7 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/rwzz055oicn8s85/Position%20Paper_%20Open%20Access%20Books%20infrastructure%20_Vi-15092021.pdf?dl=0

  1. Hiến chương Phạm vi Công cộng của Europeana’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Europeana, một tổ chức thư viện, viện bảo tàng và kho lưu trữ số của châu Âu, xuất bản tháng 04/2010, mang giấy phép mở CC BY-SA. Tài liệu đưa ra các nguyên tắc cơ bản cho việc chuyển đổi số ở các cơ sở văn hóa như Europeana, đó là các thư viện, viện bảo tàng và các kho lưu trữ. Nguyên tắc cơ bản nhất là: “Số hóa nội dung thuộc Phạm vi Công cộng không tạo ra các quyền mới đối với nó: các tác phẩm nằm trong Phạm vi Công cộng ở dạng tuần tự (analogue form) tiếp tục nằm trong Phạm vi Công cộng một khi chúng được số hóa.” Nó cũng nhấn mạnh rằng: “Phạm vi Công cộng là nguyên liệu thô từ đó chúng ta tạo ra kiến thức mới và tạo ra các tác phẩm văn hóa mới. Việc có Phạm vi Công cộng lành mạnh và thịnh vượng là cơ bản cho phúc lợi xã hội và kinh tế của các xã hội của chúng ta.” Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/njloqh0azutp12m/ENGLISH%20Public%20Domain%20Charter_Vi-05092021.pdf?dl=0

  1. Biến Truy cập Mở đầy đủ & tức thì thành hiện thực’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Liên minh S xuất bản vào tháng 3/2021 giới thiệu bản thân Liên minh S, 27 thành viên là các nhà cấp vốn nghiên cứu của nó cho tới thời điểm xuất bản tài liệu này, và quan trọng hơn, 10 nguyên tắc của Kế hoạch S đã có hiệu lực từ 01/01/2021 mà các bên hưởng lợi / các bên nhận tiền từ các thành viên của nó để nghiên cứu phải tuân thủ. Bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/33et1lde5qxegb3/Plan-S_profile_March2021_Vi-30082021.pdf?dl=0

  1. Đầu tư vào hướng nghiệp - Ẩn bản được làm lại 2021’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do 6 tổ chức cùng xây dựng, gồm: EC, ETF, CEDEFOP, OECD, ILO, UNESCO. Tài liệu nêu: “Hướng nghiệp hiệu quả giúp cho các cá nhân đạt được tiềm năng của họ, các nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn và các xã hội trở nên công bằng hơn… Thị trường lao động ngày nay là hỗn loạn hơn. COVID-19 đã phá hủy sâu nhu cầu đối với các nhân công và đã tăng tốc các nguyên mẫu của tự động hóa và chuyển đổi số đang làm thay đổi triệt để đặc tính công việc và làm gia tăng rủi ro mất việc làm và việc làm bấp bênh hơn... Hướng nghiệp đóng vai trò cơ bản trong các kế hoạch phục hồi và giúp mọi người ở mọi độ tuổi và nền tảng điều hướng sự phá hủy như vậy.” Bản dịch sang tiếng Việt có 33 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/71r71ypf4h8r0zt/Investing%20in%20CG_booklet_EN_Vi-26082021.pdf?dl=0

  1. Mất việc làm và COVID-19: vấn đề làm việc từ xa, tự động hóa và các nhiệm vụ trong công việc?’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Livanos, I. and Ravanos, P. (2021) do Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu ở Luxembourg xuất bản. Đây là tài liệu làm việc của Cedefop; No 4. http://data.europa.eu/doi/10.2801/00455; có giấy phép mở CC BY 4.0 Quốc tế. Tài liệu dự báo 3 giai đoạn phục hồi sau COVID-19. bản dịch sang tiếng Việt có 48 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/iy8b3pkpikk795h/6204_en_Vi-22082021.pdf?dl=0

  1. Khoảng cách số trong COVID-19 đối với những người học VET có nguy cơ ở châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Nhóm xử lý việc bỏ học sớm trong giáo dục và đào tạo nghề – VET (Vocational Education and Training) của Trung tâm Phát triển Đào tạo Nghề châu Âu - Cedefop (European Centre for the Development of Vocational Training) xuất bản ngày 04/06/2020, đề cập tới tác động của việc đóng cửa trường học VET và đóng cửa các công ty cung cấp chỗ học việc cho người học VET ảnh hưởng như thế nào tới việc bỏ học VET sớm và các biện pháp đối phó với tình trạng này ở 7 quốc gia của châu Âu. bản dịch sang tiếng Việt có 29 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/d5q54u6et9b2xau/digital_gap_during_covid-19_Vi-18082021.pdf?dl=0

  1. Xác định nền tảng mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là là tài liệu do Quỹ Appreta xuất bản năm 2017, giấy phép mở CC BY, với mục đích: “Tài liệu này đề xuất định nghĩa nền tảng mở và các nguyên tắc cần phải được đáp ứng từ những người muốn nói họ có một nền tảng mở.” Bản dịch sang tiếng Việt có 53 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/u0he9euah9asfsi/Apperta_Defining_an_Open_Platform_Vi-14082021.pdf?dl=0

  1. Khuyến cáo của Hội đồng ngày 15/03/2018 về Khung Học việc Chất lượng và Hiệu quả của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Hội đồng châu Âu xuất bản ngày 15/03/2018; đây là Khung Học việc Chất lượng và Hiệu quả của châu Âu với các khuyến cáo để các cơ sở giáo dục và các công ty có liên quan có thể tùy chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương, quốc gia và cơ sở của mình nhằm thúc đẩy học việc có chất lượng và hiệu quả. Bản dịch sang tiếng Việt có 12 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/kbuhz2uiztj6sij/CELEX%2032018H0502%2801%29%20EN%20TXT_Vi-01082021.pdf?dl=0

  1. Cuộc họp trên trực tuyến của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ’ - tài liệu báo cáo, bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO xuất bản ngày 23/04/2021. Tài liệu đưa ra các ý kiến đóng góp của 6 chuyên gia khách mời cùng với cuộc thảo luận mở với hơn 500 người tham gia khắp trên thế giới về các mối quan hệ giữa Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ. Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hdgqqg4bru0rbgu/report_expert_meeting_ipr_os_23apr_Vi-14072021.pdf?dl=0

  1. Cuộc họp trên trực tuyến của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ’ - tài liệu khái niệm, bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO xuất bản ngày 23/04/2021. Tài liệu đưa ra các khái niệm cơ bản và các mục tiêu cần đạt được sau cuộc họp của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ. Bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/f5clwfg1qk61vn6/concept_note_expert_meeting_open_science_and_intellectual_property_rights_23_april_Vi-13072021.pdf?dl=0

  1. THIẾT KẾ | CHẾ TẠO | BẢO VỆ - Báo cáo về đối phó của các nhà chế tạo và sản xuất nguồn mở với khủng hoảng COVID-19 về các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).’ - bản dịch sang tiếng Việt, tài liệu của các tác giả Cavalcanti et al., do Open Source Medical Supplies (OSMS) & Nation of Makers (NoM) xuất bản năm 2021, CC BY-SA 4.0 Quốc tế. Tài liệu mô tả mọi khía cạnh của việc THIẾT KẾ | CHẾ TẠO | BẢO VỆ của các cộng đồng Phần cứng Nguồn Mở toàn thế giới và chủ yếu ở nước Mỹ đã đối phó với với sự thiếu hụt và đổ vỡ hoàn toàn dây chuyền cung ứng các thiết bị bảo vệ cá nhân - PPE (Personal Protective Equipment) và vật tư y tế toàn cầu trong đại dịch COVID-19, khi mà ở đầu đại dịch cả các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp lớn đã không đáp ứng nhanh được sự đổ vỡ và thiếu hụt toàn cầu đó. Bản dịch sang tiếng Việt 131 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/yvqtlzfevrx0qzf/Design-Make-Protect_21.01.27_Vi-06072021.pdf?dl=0

  1. Kết hợp lại thành một giải pháp: Những bài học từ phần cứng nguồn mở đối phó với COVID-19’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả: Anne Bowser, Alex Long, Alexandra Novak, Alison Parker, Michael Weinberg, do Trung tâm Wilson xuất bản tháng 2/2021 với giấy phép mở CC BY-SA 4.0 Quốc tế. Tài liệu nêu những đóng góp to lớn của các cộng đồng phần cứng nguồn mở trên thế giới và ở nước Mỹ trong đáp trả đại dịch COVID-19 và đưa ra các khuyến cáo ở 3 khía cạnh nhằm thể chế hóa và tạo thuận lợi cho ứng dụng và phát triển các cộng đồng phần cứng nguồn mở, đặc biệt ở nước Mỹ, chúng gồm: (1) Các cộng đồng và sự phối hợp; (2) Xây dựng quy mô và năng lực; (3) Các tiêu chuẩn và quy định. Bản dịch sang tiếng Việt 39 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/7vnlqayb0l153us/stitching-together-a-solution-202102_Vi-24062021.pdf?dl=0

  1. Các mô hình Tài nguyên Giáo dục Mở bền vững’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Stephen Downes, do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada xuất bản ngày 29/1/2006, nêu các mô hình bền vững cho Tài nguyên Giáo dục Mở, bao gồm việc tranh luận thế nào là bền vững, các mô hình bền vững cho OER như: (1) các mô hình cấp vốn; (2) các mô hình kỹ thuật; (3) các mô hình nội dung; (4) mô hình nhân sự. Bản dịch sang tiếng Việt 29 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/682ipsajv4mp6yg/Models_for_Sustainable_Open_Educational_Resources_Vi-20062021.pdf?dl=0

  1. Tùy chỉnh công cụ SELFIE cho các hệ thống học tập dựa vào công việc trong giáo dục và đào tạo nghề, 2020’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu nghiên cứu khả thi của Trung tâm Nghiên cứu Chung (JRC) của Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020, nhằm tinh chỉnh công cụ tự đánh giá SELFIE, được xây dựng dựa vào Khung Năng lực Số cho các Cơ sở Giáo dục (DigCompOrg) và được khởi xướng tháng 10/2018, nhằm để giúp làm thế nào các cơ sở giáo dục sử dụng các công nghệ số để dạy và học và để lên kế hoạch cải thiện họ. Bản dịch sang tiếng Việt 93 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hy1w6i9hcs1oq1i/200211_selfie_wbl_jrc_tech_report_Vi-21052021.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch Hành động Giáo dục Số 2021-2017’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu, xuất bản năm 2020. Nó đưa ra tầm nhìn về giáo dục số chất lượng cao, hòa nhập và truy cập được ở châu Âu. Đây là lời kêu gọi hành động vì sự hợp tác mạnh mẽ hơn ở mức châu Âu để: (1) học hỏi từ khủng hoảng COVID-19, nơi công nghệ đang được sử dụng ở phạm vi chưa từng thấy trong giáo dục và đào tạo; (2) làm cho các hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp cho kỷ nguyên số. Bản dịch sang tiếng Việt 36 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/sfx269lihar7nbq/deap-communication-sept2020_en_Vi-23052021.pdf?dl=0

  1. Khuyến cáo của Hội đồng châu Âu ngày 22/05/2018 về các năng lực chính cho việc học tập suốt đời’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hội đồng châu Âu, xuất bản ngày 22/05/2018, khuyến cáo 8 năng lực chính cho việc học tập suốt đời; từng năng lực chính đều được hình thành từ kiến thức, các kỹ năng và thái độ. Tài liệu này, được xuất bản trước khi có đại dịch COVID-19, sau đó nó đã được sửa đổi bổ sung để hình thành một tài liệu khác vào cuối năm 2020 với tiêu đề: ‘LifeComp: Khung năng lực chính cho các Cá nhân, Xã hội và Học để Học của châu Âu’, đã được đăng trên trang này cách đây không lâu. Bản dịch sang tiếng Việt 26 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/7beig93ftx2ibvn/CELEX%2032018H0604%2801%29%20EN%20TXT_Vi-25052021.pdf?dl=0

  1. LifeComp: Khung năng lực chính cho các Cá nhân, Xã hội và Học để Học của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu báo cáo khoa học về chính sách của Trung tâm Nghiên cứu Chung thuộc Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020. Đây là khung năng lực dựa vào việc học tập suốt đời và có tính tới tác động của đại dịch COVID-19 lên việc học tập của mọi cá nhân và xã hội nói chung trong kỷ nguyên số. Bản dịch sang tiếng Việt 118 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tfg2kkhkm54lx98/D_LCreport_070720-pdf_Vi-10052021.pdf?dl=0

  1. Bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, là phiên bản mới nhất, ra đời sau cuộc họp của ủy ban đặc biệt liên các chính phủ của UNESCO trong các ngày 6-7/05/2021 và 10-12/05/2021 có liên quan tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO. Phiên bản này, theo lộ trình, sẽ được chuyển tới các quốc gia thành viên UNESCO vào tháng 8/2021 để hướng tới việc được phê chuẩn vào tháng 11/2021 tại Hội nghị Toàn thể phiên thứ 41 của UNESCO. Bản dịch sang tiếng Việt 27 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hh9havem2m15dka/376893eng_Vi-13052021.pdf?dl=0

  1. Lời kêu gọi đóng góp cho DigComp 2.2’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu, kêu gọi tất cả những ai quan tâm tới Khung năng lực số cho các công dân - DigComp (Digital Copetencies for Citizens) hãy đóng góp cho DigComp phiên bản 2.2, dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 1/2022. Bản dịch sang tiếng Việt 4 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tli9b0lw6q5nskp/message_stakeholders_digcomp_2_2_cop_Vi-05042021.pdf?dl=0

  1. Báo cáo cùng toàn văn bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO, phát hành ngày 30/03/2021, gồm 2 phần: (1) Các bình luận của các quốc gia, các đối tác và các bên tham gia đóng góp khác cho ý kiến phản hồi cho bản thảo đầu tiên Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO cho tới hết năm 2020; và (2) Bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO sau khi đã tiếp thu các phản hồi. Bản dịch sang tiếng Việt 40 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/2pemsbjscajjeej/376130eng_Vi-03042021.pdf?dl=0

  1. Khoa học Mở cho thế kỷ 21 - Tài liệu làm việc phác thảo của ISC(Hội đồng Khoa học Quốc tế – International Science Council) - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hội đồng Khoa học Quốc tế – ISC (International Science Council) trả lời cho tư vấn toàn cầu của UNESCO về Khoa học Mở, được xuất bản vào ngày 04/06/2020. Tài liệu đưa ra hàng loạt các khuyến cáo cho hàng loạt các khía cạnh của Khoa học Mở. Nhiều khuyến cáo là dành cho các quốc gia đang phát triển ở bán cầu Nam, như Việt Nam. Bản dịch sang tiếng Việt có 57 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/e5xbxklwb3k0u1f/International-Science-Council_Open-Science-for-the-21st-Century_Working-Paper-2020_compressed_Vi-27032021.pdf?dl=0

  1. Nghiên cứu các tạp chí Truy cập Mở kim cương - Khai phá các mô hình xuất bản cộng tác do cộng đồng dẫn dắt cho Truy cập Mở. Phần 2: Các khuyến cáo’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Arianna Becerril và các tác giả khác, xuất bản tháng 03/2021. Tài liệu trình bày các khuyến cáo dựa vào các kết quả nghiên cứu mở rộng trong bức tranh Truy cập Mở kim cương. Các khuyến cáo được nhóm thành 5 chủ đề: (1) Hỗ trợ kỹ thuật; (2) Tuân thủ với Kế hoạch S; (3) Xây dựng năng lực; (4) Tính hiệu quả; và (5) Bền vững. Bản dịch sang tiếng Việt có 48 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/gi4b1ratqn1fu3e/OADJS-Recommendations_Vi-20032021.pdf?dl=0

  1. Thúc đẩy học tập hiệu quả trong kỷ nguyên số - Khung Năng lực Số cho các Tổ chức Giáo dục của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Trung tâm Nghiên cứu Chung thuộc Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2015. Đây là khung năng lực số dành cho các tổ chức giáo dục (DigCompOrg) của châu Âu mọi cấp độ, từ giáo dục tiểu học, trung học, dạy nghề, đại học, cả chính quy, phi chính quy và không chính quy. Khung DigCompOrg gồm 7 yếu tố chủ đề, 15 yếu tố phụ và 74 trình mô tả, mục đích để: (a) “khuyến khích tự suy ngẫm và tự đánh giá trong các tổ chức giáo dục khi họ chủ động tích cực nhúng sâu sự tham gia của họ với việc học tập và các sư phạm số; và (b) xúc tác cho những người làm chính sách để thiết kế, triển khai và đánh giá các can thiệp chính sách để tích hợp và sử dụng hiệu quả các công nghệ học tập số”. Bản dịch sang tiếng Việt có 101 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/6o09lzdmcqomo4q/jrc98209_r_digcomporg_final_Vi-18032021.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch hành động Giáo dục Số 2021-2027 Thiết lập lại giáo dục và đào tạo cho kỷ nguyên số’ của Liên minh châu Âu - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu làm việc cho các nhân viên của Ủy ban châu Âu, đi kèm theo thông tư gửi cho Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ủy ban Kinh tế và Xã hội và Ủy ban về các Vùng của châu Âu, nói về kế hoạch hành động giáo dục số của châu Âu giai đoạn 2021-2027, do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020. Bản dịch sang tiếng Việt có 176 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/0fnk9kc0qt57m4w/deap-swd-sept2020_en_Vi-01032021.pdf?dl=0

  1. Các khuyến cáo chính sách của Hệ thống Phát triển Năng lực Số (DCDS)’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hệ thống Phát triển Năng lực Số - DCDS (Digital Competences Development System) xuất bản năm 2019. Nó đưa ra các khuyến cáo cho các đối tượng làm chính sách để phát triển các năng lực số cho mọi người, gồm: (1) Những người làm chính sách của châu Âu; (2) Những người làm chính sách quốc gia và khu vực; và (3) Các nhà chức trách địa phương. Bản dịch sang tiếng Việt có 20 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/djjkrpx2qqa2ftx/DCDS-Policy-Recommendations_Vi-18022021.pdf?dl=0

  1. Tuyên ngôn về việc cải thiện năng lực số khắp châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của ALL DIGITAL xuất bản năm 2019. Tài liệu khẳng định: “Tuyên ngôn này gồm một loạt các nguyên tắc và khuyến cáo chính về cách để tối đa hóa tác động của giáo dục và đào tạo, như là các công cụ mạnh hướng tới sự phát triển liên tục các năng lực số cho các công dân châu Âu”. Bản dịch sang tiếng Việt có 8 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/c31r806tjq5bdmb/Manifesto_online-viewing_Vi-17022021.pdf?dl=0

  1. Hướng dẫn về Creative Commons cho các xuất bản phẩm học thuật và tài nguyên giáo dục’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Pascal Braak, Hans de Jonge, Giulia Trentacosti, Irene Verhagen, & Saskia Woutersen-Windhouwer. (Xuất bản ngày 28/10/2020). Hướng dẫn về Creative Commons cho các xuất bản phẩm học thuận và tài nguyên giáo dục (Phiên bản cuối cùng). Zenodo. http://doi.org/10.5281/zenodo.4090923. Bản dịch sang tiếng Việt có 36 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/xwyj8cy62w9f2ls/Creative%20Commons%20guide_final_Vi-11022021.pdf?dl=0

  1. Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương - Thấu hiểu về quyền công dân số của trẻ em’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Tae Seob Shin, Hyeyoung Hwang, Jonghwi Park, Jian Xi Teng và Toan Dang, do UNESCO xuất bản năm 2019. Còn nhớ, tài liệu ‘Sáng số cho trẻ em: khai phá các định nghĩa và khung công việc’ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo xây dựng Khung năng lực số cho trẻ em dựa vào 2 tài liệu, ‘Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương’ (DKAP) - tài liệu này - chính là 1 trong 2 tài liệu đó; còn tài liệu thứ 2 là: Khung Năng lực Số cho các Công dân (DigComp) của Ủy ban châu Âu. Bản dịch sang tiếng Việt có 191 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/ev727yg9wlhnadx/367985eng_Vi-09022021.pdf?dl=0

  1. Việc học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản 2019. Tài liệu liệt kê danh sách các vấn đề liên quan tới việc học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số và các xuất bản phẩm là kết quả các nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Ủy ban châu Âu những năm gần đây về các vấn đề đó. Bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/2it35e3pep6y0na/eu_science_hub_-_learning_and_skills_for_the_digital_era_-_2019-01-09_Vi-26012021.pdf?dl=0

  1. Khung năng lực số cho người tiêu dùng’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2016. Khung năng lực số cho người tiêu dùng, DigCompConsumer, “đưa ra 14 năng lực được nhóm trong 3 pha chính: trước mua sắm, mua sắm và sau mua sắm. Khung minh họa từng năng lực với các ví dụ cụ thể về kiến thức, các kỹ năng và thái độ”. Bản dịch sang tiếng Việt có 46 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/kjb2r3gy47oxzlv/lfna28133enn_Vi-29012021.pdf?dl=0

  1. EntreComp: Khung năng lực khởi nghiệp’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2018. “Nó bắt đầu bằng định nghĩa khởi nghiệp là gì, ấy là khả năng hành động dựa vào các cơ hội và các ý tưởng, và biến đổi chúng thành giá trị tài chính, văn hóa, hoặc xã hội cho những người khác. Sau đó nó chia định nghĩa này thành 3 lĩnh vực và - đối với mỗi lĩnh vực - xác định các năng lực mà một người cần có để trở thành doanh nhân. Cuối cùng, đối với từng năng lực, nó cung cấp một số lượng các tuyên bố kết quả đầu ra học tập minh họa cho các mức thông thạo khác nhau, từ cơ bản tới mức chuyên gia”. Bản dịch sang tiếng Việt có 15 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/1h4qizb9q4ttc5q/KE0417328ENN.en_Vi-25012021.pdf?dl=0

  1. DigComp 2.1. Khung năng lực số cho các công dân với 8 mức thông thạo và các ví dụ sử dụng’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chung - JRC (Joint Research Center) của Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2017. “DigComp 2.1 là phát triển tiếp theo của Khung Năng lực Số cho các Công dân. Dựa vào mô hình khái niệm tham chiếu được xuất bản trong DigComp 2.0, chúng tôi bây giờ trình bày 8 mức thông thạo và các ví dụ sử dụng được áp dụng cho lĩnh vực học tập và việc làm”. Bản dịch sang tiếng Việt có 83 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hql0bps72g491f3/web-digcomp2.1pdf_%28online%29_Vi-24012021.pdf?dl=0

  1. Sáng số cho trẻ em: khai phá các định nghĩa và khung công việc’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu xác định phạm vi do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) xuất bản tháng 8/2019. Tài liệu đưa ra các định nghĩa, các Khung Năng lực Sáng Số (Digital Literacy Competence Frameworks) và các khuyến cáo cho UNICEF để xây dựng khung năng lực sáng số cho trẻ em. Đặc biệt trong các khuyến cáo có đề xuất 2 khung dựa vào chúng để xây dựng khung năng lực sáng số cho trẻ em các quốc gia trên toàn cầu: (1) DigComp của Ủy ban châu Âu; và (2) Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương (Digital Kids Asia-Pacific). Bản dịch sang tiếng Việt có 67 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/wo9t9zniiefcabs/UNICEF-Global-Insight-digital-literacy-scoping-paper-2020_Vi-15012021.pdf?dl=0

  1. Mở giáo dục ra: Khung trợ giúp cho các cơ sở giáo dục đại học’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Inamorato dos Santos, A., Punie, Y., Castaño-Muñoz, J. (2016); Khung Giáo dục Mở (OpenEdu ) gồm 10 chiều: 6 chiều cốt lõi: (1) Truy cập; (2) Nội dung; (3) Sư phạm; (4) Thừa nhận; (5) Cộng tác; (6) Nghiên cứu; và 4 chiều xuyên suốt: (7) Chiến lược; (8) Công nghệ; (9) Chất lượng; (10) Lãnh đạo. Bản dịch sang tiếng Việt có 107 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/nefgjk67tn285n4/jrc101436_Vi-10012021.pdf?dl=0

B. Khoảng 380 đầu sách, tài liệu dịch đã được đưa lên Internet cho tới hết năm 2020 trở về trước ở các đường liên kết:


TP. Hồ Chí Minh, thứ năm, ngày 30/09/2021

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

‘Khảo sát tác động của COVID’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu khảo sát tác động của COVID-19 lên các thư viện ở nước Mỹ, Canada và Úc, do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition) xuất bản tháng 9/2021.

Một trong các kết luận của tài liệu:

Ngay cả dù bức tranh vốn cấp là không chắc chắn, các thư viện sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến truy cập mở, dù là hạ tầng mở, nội dung mở, các hợp đồng truy cập mở, hay các tổ chức hỗ trợ cho công việc của cộng đồng mở theo các cách thức khác nhau, ở các mức độ so sánh được hoặc cao hơn so với những gì họ làm hôm nay.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 54 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/mfk3sdsnu3ul5n0/2SPARC-COVID-Impact-Survey-092021_Vi-24092021.pdf?dl=0


Xem thêm: Các tài liệu dịch

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Công nghệ mở trong các cơ sở văn hóa và giáo dục

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng, xuất bản tháng 9/2021. Phiên bản điện tử có tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Cong-nghe-mo-trong-cac-co-so-van-hoa-va-giao-duc-28501)

Theo sau Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nhiều quyết định khác cũng đã được ban hành với mục đích triển khai chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực. Trong số đó có thể kể tới 2 quyết định có liên quan tới ngành văn hóa và giáo dục là:

  1. Quyết định số 1296/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình "Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam trên nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư"; và

  2. Quyết định số 206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Cả 2 quyết định nêu trên đều có liên quan tới việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bao gồm cả các dữ liệu mở, tài nguyên giáo dục mở, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác.

Việc xây dựng một hệ thống thư viện số, mở và chia sẻ để dùng chung giữa các thư viện là chủ đề nóng vài năm gần đây, và nó đã trở nên đặc biệt nóng hơn nhiều trong giai đoạn sau đại dịch COVID-19, khi nhiều hoạt động giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng, đã và đang phải chuyển lên trên trực tuyến.

Cũng đã có vài sáng kiến xây dựng các hệ thống như vậy, ví dụ như sáng kiến xây dựng thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam thuộc dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học do Ngân hàng Thế giới tài trợ[1] với sự tham gia của 45 trường đại học và học viện, hay sáng kiến xây dựng hệ thống thư viện số đại học dùng chung nhằm chia sẻ các học liệu nội sinh giữa 28 cơ sở thư viện đại học và học viện[2]. Các sáng kiến này đều được khởi xướng từ 2017, nhưng vì nhiều lý do[3], tới nay vẫn chưa thể đi vào sử dụng trong thực tế.

Bài viết này gợi ý một ví dụ điển hình xây dựng hệ thống kết nối mở, liên thông như vậy nhưng được mở rộng hơn không chỉ cho các thư viện của các cơ sở giáo dục, mà còn cho cả các cơ sở bộ nhớ khác của ngành văn hóa, như các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ và các viện bảo tàng, như của Europeana.


A. Europeana và tiếp cận OpenGLAM

Europeana một nền tảng số, mở[4], do Europeana Foundation[5] (Quỹ Europeana), một tổ chứ phi lợi nhuận có trụ sở ở Hà Lan quản lý, đã tập hợp được hơn 57 triệu đối tượng số từ các bộ sưu tập trên trực tuyến của hơn 3.500 phòng trưng bày, thư viện, viện bảo tàng, các bộ sưu tập nghe nhìn và các kho lưu trữ từ khắp Châu Âu, theo một tài liệu được Europeana xuất bản năm 2019[6]. Tài liệu này cũng cho biết, trên thực tế có tới 90% các đối tượng di sản văn hóa của châu Âu còn chưa được số hóa, và Europeana sẽ tiếp tục làm việc với các cơ sở văn hóa và các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu để xử lý phần còn lại.

Điều đặc biệt quan trọng là Europeana chọn tiếp cận mở để tiến hành chuyển đổi số, và đương nhiên, bao gồm việc số hóa nội dung của các cơ sở văn hóa được kết nối tới nó, một tiếp cận được biết tới với tên gọi là OpenGLAM, với GLAM là viết tắt các từ tiếng Anh của các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ, viện bảo tàng (Galleries, Libraries, Archives, Museums).

OpenGLAM[7] là mạng toàn cầu của những người và tổ chức đang làm việc để mở nội dung và dữ liệu do các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng nắm giữ. Như một cộng đồng thực hành, nó kết hợp các nỗ lực liên tục để phổ biến tri thức và văn hóa thông qua các chính sách và thực hành để khuyến khích các cộng đồng rộng lớn hơn tham gia, và tích hợp họ với các nhu cầu và hoạt động của các cộng đồng nghề nghiệp làm việc trong các cơ sở GLAM.

Các GLAM là các cơ sở mạnh về chia sẻ tri thức với thế giới. Đặc biệt trên Internet, việc xây dựng thực hành chia sẻ tri thức đòi hỏi áp dụng các thực hành mở các bộ sưu tập bằng việc sử dụng cấp phép mở, các công cụ mở, và hạ tầng mở.


Câu hỏi là: Với vai trò là người dẫn dắt và tổ chức hệ thống, làm thế nào Europeana xây dựng được một hệ thống mở, kết nối và chia sẻ rộng khắp như vậy?


B. Các tuyên bố quyền đối với các đối tượng số của Europeana và chính sách sử dụng lại dữ liệu và tài liệu của Ủy ban châu Âu

Để có thể xây dựng một hệ thống như vậy, Europeana trước hết tập trung vào việc làm rõ bản quyền của các bộ sưu tập và các hạng mục trong các bộ sưu tập được các nhà cung cấp nội dung đưa lên nền tảng số, mở Europeana bằng việc đưa ra 14 tuyên bố các quyền như được nêu ở phần ngay bên dưới đây, nhiều trong số đó gắn liền với các giấy phép nói chung, và các công cụ dành cho các đối tượng nằm trong phạm vi công cộng nói riêng, trong hệ thống cấp phép mở Creative Commons.

Bên cạnh việc đưa ra các tuyên bố về các quyền bản quyền đối với các đối tượng số của bản thân, đặc biệt là đối với các đối tượng nằm trong phạm vi công cộng, việc ban hành các chính sách ở mức châu Âu của Ủy ban châu Âu, Nghị viện và Hội đồng châu Âu có liên quan tới: (1) việc cấp phép mở để sử dụng lại các đối tượng số; (2) việc khẳng định rõ ràng các quyền của người sử dụng đối với các đối tượng nằm trong phạm vi công cộng; và (3) chính sách rõ ràng về phần mềm nguồn mở, đã giúp cho việc chuyển đổi số bằng công nghệ mở của Europeana, về khía cạnh cơ sở pháp lý, là rất thuận lợi.

14 tuyên bố quyền đối với các đối tượng số của Europeana

Một trong những vấn đề quan trọng khi Europeana đứng ra tập hợp các đối tượng số là đưa ra một cách rõ ràng và chi tiết các tuyên bố quyền được tiêu chuẩn hóa[8] mà bạn có thể chọn khi cung cấp nội dung cho Europeana hoặc sẽ là các giấy phép và các công cụ của Creative Commons hoặc các tuyên bố từ nhóm các tuyên bố quyền[9]. Trước khi áp dụng các tuyên bố quyền, bạn nên biết:

  • Danh sách các tuyên bố quyền sẽ được cập nhật theo thời gian.

  • Tất cả các giấy phép và các công cụ của Creative Commons chỉ có thể được những người nắm giữ các quyền áp dụng, hoặc được họ cho phép.

  • Khuyến cáo bạn nên tham khảo website của Creative Commons[10] để hiểu đầy đủ các định nghĩa và mã pháp lý. Điều này sẽ giúp bạn quyết định giấy phép Creative Commons nào là tuyên bố quyền phù hợp nhất cho dự án của bạn.

Ở thời điểm hiện tại, có tất cả 14 tuyên bố quyền như vậy đã được Europeana đưa ra, bao trùm toàn bộ phổ các giấy phép, từ mở nhất cho tới đóng nhất, được liệt kê ngắn gọn bên dưới đây:

  1. Dấu Phạm vi Công cộng - PDM (Public Domain Mark). Dấu này được áp dụng cho các đối tượng số không còn được bản quyền bảo vệ nữa. Các đối tượng được gắn nhãn này có thể được bất kỳ ai sử dụng mà không có bất kỳ hạn chế nào.

  2. Không có bản quyền - chỉ sử dụng lại phi thương mại – NoC-NC (No Copyright - non commercial re-use only (NoC-NC). Tuyên bố NoC-NC này được áp dụng cho các đối tượng số nằm trong phạm vi công cộng đã được số hóa như là kết quả của mối quan hệ đối tác công - tư, nơi mà các điều khoản hợp đồng giới hạn sử dụng thương mại trong một giai đoạn thời gian nhất định.

  3. Không có bản quyền - Các hạn chế Pháp lý Được biết Khác - NoC-OKLR (No Copyright - Other Known Legal Restriction). Tuyên bố NoC-OKLR này được áp dụng cho các đối tượng số nằm trong phạm vi công cộng, tuân thủ các hạn chế pháp lý được biết khác với bản quyền, ngăn cản sử dụng lại chúng tự do không mất tiền.

  4. Creative Commons CC0 1.0 Hiến tặng vào Phạm vi Công cộng – CC0 (The Creative Commons CC0 1.0 Universal Public Domain Dedication). CC0 được sử dụng để khước từ tất cả các quyền trong một đối tượng số. Bằng việc áp dụng khước từ này, tất cả các quyền có thể đang tồn tại trong nội dung đó bị/được khước từ, và đối tượng đó có thể được bất kỳ ai sử dụng mà không có bất kỳ hạn chế nào.

  5. Creative Commons - Ghi công – CC BY (Creative Commons - Attribution). Giấy phép CC BY này cho phép những người khác phân phối, pha trộn, chỉnh sửa, và xây dựng dựa vào tác phẩm được cấp phép, thậm chí thương mại hóa, miễn là họ thừa nhận ghi công người nắm giữ các quyền như được mô tả trong giấy phép đó. CC BY được khuyến cáo để xúc tác cho truy cập, khám phá và sử dụng các tác phẩm được cấp phép.

  6. Creative Commons - Ghi công, Chia sẻ tương tự – CC BY-SA (Creative Commons - Attribution, ShareAlike). Giấy phép CC BY-SA này cho phép những người khác pha trộn, sửa đổi và xây dựng dựa vào tác phẩm được cấp phép, thậm chí vì các mục đích thương mại, miễn là họ thừa nhận ghi công người nắm giữ các quyền như được mô tả trong giấy phép, và cấp phép cho các tùy chỉnh tác phẩm đó của họ theo các điều khoản y hệt. Tất cả các tác phẩm mới dựa vào tác phẩm được cấp phép gốc ban đầu sẽ mang giấy phép y hệt, nên bất kỳ bản phái sinh nào cũng sẽ cho phép sử dụng thương mại.

  7. Creative Commons - Ghi công, Không có Phái sinh – CC BY-ND (Creative Commons - Attribution, No Derivatives). Giấy phép CC BY-ND này cho phép phân phối lại, bao gồm cả sử dụng thương mại và phi thương mại tác phẩm đó miễn là không có chỉnh sửa nào được làm đối với tác phẩm đó và người nắm giữ các quyền được thừa nhận ghi công phù hợp với các đặc điểm của giấy phép đó.

  8. Creative Commons - Ghi công, Phi Thương mại – CC BY-NC (Creative Commons - Attribution, Non-Commercial). Giấy phép CC BY-NC này cho phép những người khác pha trộn, chỉnh sửa, và xây dựng dựa vào tác phẩm được cấp phép đó cho các mục đích sử dụng phi thương mại. Bất kỳ tác phẩm mới nào được tạo ra dựa vào tác phẩm của bạn cũng phải được thừa nhận ghi công cho người nắm giữ các quyền như được chỉ định trong giấy phép, và chỉ có thể sẵn sàng cho sử dụng phi thương mại.

  9. Creative Commons - Ghi công, Phi thương mại, Chia sẻ Tương tự – CC BY-NC-SA (Creative Commons - Attribution, Non-Commercial, ShareAlike). Giấy phép CC BY-NC-SA này cho phép những người khác pha trộn, chỉnh sửa, và xây dựng dựa vào tác phẩm được cấp phép đó cho các mục đích sử dụng phi thương mại miễn là họ thừa nhận ghi công người nắm giữ các quyền của tác phẩm theo các điều khoản được chỉ định trong giấy phép đó, và cấp phép cho các sáng tạo mới theo các điều khoản y hệt.

  10. Creative Commons - Ghi công, Phi Thương mại, Không có Phái sinh – CC BY-NC-ND (Creative Commons - Attribution, Non-Commercial, No Derivatives). Giấy phép CC BY-NC-ND này là hạn chế nhất trong số 6 giấy phép Creative Commons, chỉ cho phép những người khác tải về các tác phẩm được cấp phép và chia sẻ chúng với những người khác miễn là họ thừa nhận ghi công cho người nắm giữ các quyền như được chỉ định trong giấy phép, nhưng người sử dụng không thể thay đổi tác phẩm theo bất kỳ cách gì hoặc không thể sử dụng chúng cho các mục đích thương mại.

  11. Trong (thời hạn bảo vệ) bản quyền – InC (In Copyright). Tuyên bố InC là để sử dụng các đối tượng số còn trong thời hạn bảo vệ bản quyền mà sẵn sàng tự do không mất tiền trên trực tuyến và việc sử dụng lại chúng đòi hỏi sự cho phép bổ sung từ (những) người nắm giữ các quyền.

  12. Trong (thời hạn bảo vệ) bản quyền – Được phép Sử dụng trong Giáo dục - InC-EDU (In Copyright - Educational Use Permitted). Tuyên bố InC-EDU là để sử dụng với các đối tượng số còn trong thời hạn bảo vệ bản quyền mà sẵn sàng tự do không mất tiền trên trực tuyến và (những) người nắm giữ các quyền đã cho phép sử dụng lại chỉ cho các mục đích giáo dục.

  13. Trong (thời hạn bảo vệ) bản quyền – Tác phẩm Mồ côi ở Liên minh châu Âu - InC-EU-OW (In Copyright - EU Orphan Work). Tuyên bố InC-EU-OW là để sử dụng với các đối tượng số đã được xác định như là một tác phẩm mồ côi ở quốc gia xuất bản đầu tiên và phù hợp với các yêu cầu của luật quốc gia triển khai Chỉ thị 2012/28/EU của Nghị viện và Hội đồng châu Âu này 25/10/2012 về sử dụng các tác phẩm mồ côi được cho phép nhất định.

  14. Chưa được Đánh giá Bản quyền - CNE (Copyright Not Evaluated). Tuyên bố CNE là để sử dụng với các đối tượng số nơi mà tình trạng bản quyền còn chưa được đánh giá.

Bổ sung thêm rằng, vì Europeana làm việc với các di sản văn hóa của châu Âu, nó đặc biệt chú trọng tới các đối tượng, cả ở dạng tương tự (analog) lẫn ở dạng số (digital) và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Về khía cạnh này, Europeana đã đưa ra Hiến chương Phạm vi Công cộng[11], khẳng định tầm quan trọng của phạm vi công cộng:

Phạm vi Công cộng là nguyên liệu thô từ đó chúng ta tạo ra kiến thức mới và tạo ra các tác phẩm văn hóa mới. Việc có Phạm vi Công cộng lành mạnh và thịnh vượng là cơ bản cho phúc lợi xã hội và kinh tế của các xã hội của chúng ta.”

và để có được phạm vi công cộng lành mạnh và thịnh vượng trong kỷ nguyên số, Europeana đã đưa ra nguyên tắc cho các đối tượng nằm trong phạm vi công cộng khi được số hóa như sau:

Số hóa nội dung thuộc Phạm vi Công cộng không tạo ra các quyền mới đối với nó: các tác phẩm nằm trong Phạm vi Công cộng ở dạng tuần tự (analogue form) tiếp tục nằm trong Phạm vi Công cộng một khi chúng được số hóa.”

biết rằng, như các tuyên bố quyền số 1 và 4 ở trên, nhiều nội dung trong phạm vi công cộng là các đối tượng có thể được bất kỳ ai sử dụng mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Chính sách của Liên minh châu Âu tạo thuận lợi cho chuyển đổi số với công nghệ mở

Trong khi các tuyên bố quyền nêu trên của Europeana có thể được xem như là chính sách cấp phép mở của riêng Europeana hoặc như là chính sách cấp phép mở ở cấp cơ sở, thì ở mức của Ủy ban châu Âu Liên minh/Hội đồng châu Âu cũng có các chính sách tạo thuận lợi cho các tuyên bố quyền, cũng như việc xây dựng nền tảng số, mở Europeana, như được nêu dưới đây:

  1. Ngày 22/02/2019 Ủy ban châu Âu đã ban hành chính sách áp dụng giấy phép mở Creative Commons cho chính sách sử dụng lại của Ủy ban châu Âu[12], theo đó:

    1. Điều 1. Giấy phép Công cộng Creative Commons Ghi công 4.0 Quốc tế (CC BY 4.0) được phê chuẩn như là giấy phép mở cho chính sách sử dụng lại của Ủy ban theo Điều 6 của Quyết định 2011/833/EU.

    2. Điều 2. Không ảnh hưởng tới điều trước, dữ liệu thô, siêu dữ liệu hoặc các tài liệu khác có bản chất tương đương có thể được phân phối cách khác theo các điều khoản hiến tặng vào phạm vi công cộng Creative Commons (CC0 1.0).

  2. Ngày 17/04/2019 Nghị viện và Hội đồng châu Âu đã ban hành Chỉ thị về bản quyền và các quyền liên quan trong Thị trường Số Duy nhất và sửa đổi bổ sung cho các Chỉ thị 96/9/EC và 2001/29/EC, với Điều 14 của nó[13] được nêu như sau: Các tác phẩm nghệ thuật nhìn trong phạm vi công cộng. Các quốc gia thành viên sẽ quy định rằng, khi thời hạn bảo vệ tác phẩm nghệ thuật nhìn đã hết hạn, bất kỳ tư liệu nào là kết quả từ hành động tái tạo lại tác phẩm đó không tuân theo bản quyền hoặc các quyền liên quan, trừ phi tư liệu đó là kết quả từ hành động tái tạo lại là nguyên bản theo nghĩa đó là sáng tạo trí tuệ của chính tác giả.

  3. Ngày 21/10/2020 Ủy ban châu Âu đã ban hành ‘Chiến lược phần mềm nguồn mở 2020-2023 của Ủy ban châu Âu: Nghĩ Mở’[14] nhằm đạt được các mục tiêu: (1) Tiến bộ hướng tới tự chủ số; (2) Triển khai chiến lược số của châu Âu; (3) Chia sẻ và sử dụng lại vì lợi ích của tất cả mọi người; (4) Đóng góp cho xã hội tri thức; và (5) Xây dựng dịch vụ công cấp độ thế giới. Chiến lược này của Ủy ban châu Âu chắc chắn là tạo thuận lợi cho việc xây dựng nền tảng số, mở Europeana.


C. Quy trình chia sẻ dữ liệu với Europeana

Hiện có hàng ngàn kho lưu trữ, thư viện và viện bảo tàng của châu Âu làm việc với Europeana để mang các bộ sưu tập của họ tới những người sử dụng khắp trên thế giới. Để điều này diễn ra suôn sẻ, Europeana đã chuẩn hóa, cả về mặt pháp lý và kỹ thuật, một quy trình 5 bước[15] mà một cơ sở GLAM ở châu Âu muốn chia sẻ các đối tượng số với Europeana cần biết để tuân thủ. Từng bước quy trình đều có một câu hỏi đặc trưng và các câu trả lời sẵn để giúp cho bạn, với vai trò của một nhà cung cấp dữ liệu cho Europeana, vì lợi ích của chính bạn, cân nhắc để lựa chọn tuyên bố quyền[16] phù hợp.

Bên dưới đây là tóm tắt nội dung các câu trả lời cho từng câu hỏi ở từng bước quy trình và đưa ra giải thích ngắn gọn các yêu cầu về pháp lý và kỹ thuật cùng các tài liệu (vài trong số đó đã được dịch sang tiếng Việt) tham chiếu tới các yêu cầu đó.

Bước 1. Các lợi ích

Vì sao chia sẻ dữ liệu với Europeana?

  1. Có được tính trực quan gia tăng qua website của Europeana, có nhiều người tích cực đi theo và có sự biên tập đổi mới sáng tạo.

  2. Mang các bộ sưu tập của bạn tới các khán thính phòng mới trong giáo dục, nghiên cứu và giới công nghiệp đổi mới sáng tạo - hãy khai phá cách chúng tôi trưng bày các bộ sưu tập.

  3. Nhận được hướng dẫn từ các chuyên gia về mô hình hóa dữ liệu, bản quyền và cấp phép.


Bước 2. Các yêu cầu

Các yêu cầu chính cho việc chia sẻ dữ liệu của bạn với Europeana là gì?

  1. Bộ sưu tập của bạn được số hóa (bạn có thể trỏ tới nó bằng một đường liên kết web) và các mô tả các đối tượng đó (siêu dữ liệu) là sẵn sàng ở dạng số.

  2. Bộ sưu tập của bạn là về châu Âu; được người châu Âu hoặc cộng đồng châu Âu làm ra; hoặc được một cơ sở của châu Âu sở hữu. Trong khi đa số các cơ sở chúng tôi làm việc cùng là từ các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, nếu bạn là một cơ sở không phải từ các quốc gia đó, vui lòng liên hệ để khai phá các lựa chọn của bạn cho việc chia sẻ dữ liệu.

  3. Phạm vi quy mô bộ sưu tập của bạn cần điều chỉnh phù hợp với Chiến lược Nội dung của Europeana[17] vì các lý do sau:

    • Nền tảng Europeana chỉ có thể là tốt khi truy cập được tới nội dung nó cung cấp. Vì lý do này, chiến lược nội dung mới của chúng tôi sẽ giúp cho các tổ chức và các đối tác của chúng tôi xác định dạng nội dung nào chúng tôi nên mở rộng, nội dung nào chúng tôi cần hạn chế, và ai nắm quyền sở hữu các quy trình ra quyết định.

    • Chiến lược Nội dung này đã được nhóm gồm các nhân viên của Europeana Foundation và các nhà tổng hợp đại diện cho các lĩnh vực (các viện bảo tàng, thư viện, kho lưu trữ, kho lưu trữ nghe nhìn) thiết kế, và sẽ hỗ trợ để “có được nội dung đúng cho người sử dụng đúng và kịp thời qua việc lập kế hoạch chiến lược tạo lập, phân phối và quản lý nội dung[18]”.


Bước 3. Các tiêu chí kỹ thuật

Liệu có các tiêu chí kỹ thuật cho việc chia sẻ dữ liệu của bạn hay không?

  1. Các mô tả dạng số bộ sưu tập của bạn (siêu dữ liệu) tuân thủ với định dạng được chỉ định theo Mô hình Dữ liệu của Europeana - EDM (Europeana Data Model)[19] với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật với các phiên bản được cập nhật liên tục theo thời gian.

  2. Bạn điều chỉnh cho phù hợp với một trong bốn mức nội dung và ba mức siêu dữ liệu để có chất lượng như được nêu trong Khung Xuất bản của Europeana[20]. Khung này giúp bạn dễ dàng xem chất lượng của siêu dữ liệu và nội dung bạn cung cấp ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng tôi có thể hiển thị, triển lãm và quảng bá nó trên trang web các bộ sưu tập của Europeana. Nó cũng phản ánh cách để những người khác có thể xem, chia sẻ và làm việc với nó.


Hình 1
. Bốn mức nội dung trên Europeana - tùy thuộc vào lựa chọn cấp phép của các nhà cung cấp nội dung cho các hạng mục trong các bộ sưu tập của họ


  1. Các nhà cung cấp nội dung cho Europeana cũng cần tuân thủ Hướng dẫn Xuất bản của Europeana[21] vì các lý do sau:

    • Hướng dẫn này đưa ra các tiêu chí siêu dữ liệu để đảm bảo rằng các tập hợp dữ liệu của các nhà cung cấp nội dung cho Europeana đáp ứng được các tiêu chí xuất bản của Europeana. Vì dữ liệu tốt trao cho khán thính phòng trải nghiệm tốt hơn và kết nối tốt hơn với các bộ sưu tập của họ.

    • Đảm bảo rằng dữ liệu số được đưa lên Europeana luôn được thấy là xác thực, tin cậy và cường tráng đối với các khán thính phòng của Europeana, với các tài liệu hướng dẫn và chính sách như Hướng dẫn ánh xạ Mô hình Dữ liệu của Europeana (EDM)[22] và Khung Cấp phép của Europeana[23] (14 tuyên bố quyền được nêu ở phần trên là một phần của Khung này).


Hình
2. Các yếu tố cấp phép nội dung/dữ liệu của Europeana


Bước 4. Cấp phép

Bạn cần cấp phép cho dữ liệu bạn chia sẻ với Europeana như thế nào?

  1. Bạn đã đánh giá tình trạng bản quyền[24] của bộ sưu tập bạn muốn xuất bản.

  2. Bạn đã phân tích bạn có thể ủy quyền cho mọi người để sử dụng bộ sưu tập đó như thế nào và điều này được làm rõ qua việc áp dụng 1 trong 14 tuyên bố quyền sẵn sàng của Europeana như được nêu ở phần trên.

  3. Các mô tả số (siêu dữ liệu) bộ sưu tập của bạn là sẵn sàng để sử dụng lại mà không có các hạn chế, như được nêu trong Thỏa thuận Trao đổi Dữ liệu[25]. Đây là yếu tố trung tâm của Khung Cấp phép của Europeana.

  4. Một lần nữa, như ở bước 3 ở trên, hãy đọc Khung Cấp phép của Europeana để hiểu và tuân thủ đầy đủ.


Bước 5. Xuất bản

Bạn xuất bản bộ sưu tập của bạn như thế nào?

Như một tổ chức khá nhỏ có trụ sở ở Hà Lan, có lẽ là không thể đối với Europeana Foundation để làm việc trực tiếp với tất cả các cơ sở di sản văn hóa nào muốn chia sẻ dữ liệu. Thay vào đó Europeana Foundation làm việc với các nhà tổng hợp, các tổ chức thu thập dữ liệu và làm cho nó sẵn sàng qua Europeana. Họ phục vụ như là cầu nối giữa Europeana Foundation và các cơ sở di sản văn hóa của bạn, và có thể giúp bạn xuất bản dữ liệu của bạn.


D. Kết luận và gợi ý

Nền tảng số, mở Europeana có thể là một mô hình tham khảo rất tốt cho việc xây dựng một nền tảng thư viện dùng chung, ví dụ như, cho các thư viện các trường đại học và cao đẳng hoặc cho bất kỳ cơ sở GLAM nào khác ở Việt Nam khi triển khai chiến lược chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định số 749/QĐ-TTg cho các cơ sở văn hóa và/hoặc cho ngành thư viện như được nêu trong các Quyết định số 1296/QĐ-TTg và số 206/QĐ-TTg, một cách tương ứng. Đặc biệt, mô hình này có lẽ là thích hợp khi việc chuyển đổi số được thực hiện, như mong muốn của chính phủ, bằng công nghệ mở[26].

Để một nền tảng số, mở làm việc được, điều tối cần thiết là phải tập trung vào việc làm rõ các quyền bản quyền và chuẩn hóa nội dung/dữ liệu sẽ được tập hợp trên nền tảng đó từ các cơ sở khác nhau. Các bước triển khai để xuất bản nội dung/dữ liệu lên nền tảng số, mở đó phải rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi để từng bên cung cấp nội dung/dữ liệu có được lựa chọn như họ mong muốn nhưng vẫn tuân thủ việc chuẩn hóa đó. Ngoài ra, để nền tảng số, mở đó phát huy tác dụng, nó cần phải được chính sách, đặc biệt là chính sách cấp phép mở, mức quốc gia/nhóm quốc gia tạo thuận lợi.

Nền tảng số, mở Europeana được tổ chức phi lợi nhuận - Europeana Foundation - quản lý và kết nối với hàng ngàn nhà cung cấp nội dung khắp châu Âu, nhưng các nhà cung cấp nội dung này không xuất bản nội dung của họ trực tiếp tới nền tảng Europeana, mà thông qua các nhà tổng hợp và các tổ chức thu thập dữ liệu, có lẽ cũng là một khía cạnh khác gợi ý cho cách làm khi chúng ta muốn xây dựng một hệ thống thư viện dùng chung. Liệu có thể một Hội/Hiệp hội nghề nghiệp hay một đơn vị chuyên ngành trực thuộc nó đóng vai trò của bên quản lý/kết nối và đưa ra các quy định chung để các bên cùng tuân thủ, khi có sự tham vấn và đồng thuận với cả các nhà cung cấp nội dung (ví dụ, là các thư viện của các cơ sở giáo dục và các viện nghiên cứu và/hoặc các cơ sở GLAM của ngành văn hóa là các thành viên của các Hội/Hiệp hội nghề nghiệp đó) và các nhà tổng hợp và các tổ chức thu thập dữ liệu (ví dụ, là các công ty cung cấp các giải pháp về công nghệ thông tin và truyền thông) để xây dựng và triển khai các quy định chung đó vào thực tế, vì lợi ích của tất cả các bên có liên quan tham gia trong nền tảng dùng chung đó hay không?

Trong khi chờ đợi để có câu trả lời từ tất cả các bên liên quan, một trong những vấn đề cấp thiết và có lẽ là ưu tiên số 1 ở thời điểm hiện nay, là chính sách cấp phép mở ở mức quốc gia/chính phủ, giống như những gì Liên minh châu Âu/Ủy ban châu Âu/Hội đồng châu Âu đã làm để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các chính sách mức cơ sở của Europeana được thuận lợi khi triển khai vào thực tế ở khắp tất cả các quốc gia châu Âu.

Không có chính sách cấp phép mở ở mức quốc gia/chính phủ, nhiều khả năng việc xây dựng một nền tảng số, mở dùng chung sẽ khó trở thành hiện thực, và xa hơn, Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở[27] và Khuyến nghị Khoa học Mở[28] của UNESCO sẽ chỉ có thể được triển khai trên giấy, không thể hiện thực hóa được trong thực tế, và có lẽ, khoa học và giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục, trên thực tế, đi ngược đường với các xu thế không thể đảo ngược của khoa học mở và giáo dục mở của thế giới.


E. Các chú giải

[1] UEH, 2020: UEH tham gia xây dựng thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam thuộc dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học do Ngân hàng Thế giới tài trợ: https://www.ueh.edu.vn/khoa-hoc/ueh-tham-gia-xay-dung-thu-vien-dien-tu-dung-chung-cho-cac-co-so-giao-duc-dai-hoc-o-viet-nam-thuoc-du-an-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc-do-ngan-hang-the-gioi-tai-tro-55913

[2] VNU-LIC, 2017: Thư Viện Số Đại Học Dùng Chung: Kết Nối Tri Thức - Thúc Đẩy Sáng Tạo: https://lic.vnu.edu.vn/vi/content/thu-vien-so-dai-hoc-dung-chung-ket-noi-tri-thuc-thuc-day-sang-tao

[3] VNU-LIC, 2019: Những nút thắt của thư viện số: https://lic.vnu.edu.vn/vi/content/nhung-nut-cua-thu-vien-so

[4] europeana: https://www.europeana.eu/en

[5] europeana pro: https://pro.europeana.eu/about-us/foundation

[6] Henning Scholz: Europeana Publishing Guide v1.8. Europeana, 2019, p. 4. CC BY-SA.

[7] OpenGLAM.org: Are you working in the OpenGLAM arena? Tweet about it!. Bản dịch sang tiếng Việt: https://vnfoss.blogspot.com/2019/06/ban-co-ang-lam-viec-trong-linh-vuc.html

[8] europeana pro: Available rights statements: https://pro.europeana.eu/page/available-rights-statements

[9] europeana pro: Rights statements from RightsStatements.org: https://pro.europeana.eu/page/rightsstatements-org

[10] Creative Commons: About The Licenses: https://creativecommons.org/licenses/

[11] europeana, 2017: ‘Hiến chương Phạm vi Công cộng của Europeana’. Bản dịch sang tiếng Việt có tại: https://www.dropbox.com/s/njloqh0azutp12m/ENGLISH%20Public%20Domain%20Charter_Vi-05092021.pdf?dl=0

[12] Ủy ban châu Âu: Quyết định của Ủy ban (châu Âu) ngày 22/02/2019 áp dụng giấy phép mở Creative Commons theo chính sách sử dụng lại của Ủy ban châu Âu. Bản dịch sang tiếng Việt có tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/o5czc845o1sh4dd/C-2019-1655-F1-EN-MAIN-PART-1_Vi-28102020.pdf?dl=0

[13] Official Journal of the European Union: DIRECTIVE (EU) 2019/790 OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND OF THE COUNCIL of 17 April 2019 on copyright and related rights in the Digital Single Market and amending Directives 96/9/EC and 2001/29/EC. Bản dịch sang tiếng Việt của Điều 14 có tại: https://giaoducmo.avnuc.vn/openglam/cac-tac-pham-nghe-thuat-nhin-trong-pham-vi-cong-cong-trong-chi-thi-eu-2019-790-cua-nghi-vien-va-hoi-dong-chau-au-ve-ban-quyen-va-cac-quyen-lien-quan-490.html

[14] Ủy ban châu Âu, 21/10/2020: Chiến lược phần mềm nguồn mở 2020-2023 của Ủy ban châu Âu: Nghĩ Mở. Bản dịch sang tiếng Việt có tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/8cmc3usjrjx5aq1/en_ec_open_source_strategy_2020-2023_Vi-29102020.pdf?dl=0

[15] europeana pro: Process: https://pro.europeana.eu/share-your-data/process

[16] europeana pro: Selecting a rights statement. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/openglam/lua-chon-tuyen-bo-quyen-495.html

[17] europeana, 2019: Europeana Content Strategy. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/4yzkgsk3xl7382o/Content%20Strategy_Vi-26072019.pdf?dl=0

[18] Content Strategy Alliance: Content Strategy Alliance Charter. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/openglam/hien-chuong-cua-lien-minh-chien-luoc-noi-dung-498.html

[19] europeana pro: Europeana Data Model. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/openglam/mo-hinh-du-lieu-cua-europeana-497.html

[20] europeana: Europeana Publishing Framework v.1.1. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/ri1bpmos6vf0yg0/Europeana%20Publishing%20Framework%20V1.1%20English_Vi-19072019.pdf?dl=0. Hiện đã có phiên bản cập nhật v.2.0, 2019.

[21] europeana: Europeana Publishing Guide v.1.7, 2018. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/p5agt7r1gaiz891/Publishing%20guide_Vi-22072019.pdf?dl=0. Hiện đã có phiên bản cập nhật v.1.8, 2019.

[22] europeana pro: Europeana Data Model - Mapping Guidelines v.2.4, 2017. https://pro.europeana.eu/files/Europeana_Professional/Share_your_data/Technical_requirements/EDM_Documentation/EDM_Mapping_Guidelines_v2.4_102017.pdf

[23] europeana: The Europeana Licensing Framework. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/9weofkokil0h1kr/Europeana%20Licensing%20Framework_Vi-01072019.pdf?dl=0

[24] europeana: Identifying copyright in collection items: Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/openglam/xac-dinh-ban-quyen-trong-cac-hang-muc-cua-bo-suu-tap-494.html

[25] europeana pro: The Data Exchange Agreement. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/openglam/thoa-thuan-trao-doi-du-lieu-cua-europeana-496.html

[26] vietnamnet.vn, 18/11/2020: Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại diễn đàn công nghệ mở Việt Nam: https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/toan-van-phat-bieu-cua-bo-truong-nguyen-manh-hung-tai-dien-dan-cong-nghe-mo-viet-nam-689681.html

[27] UNESCO, 25/11/2019: UNESCO Recommendation on Open Educational Resources. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/khuyen-cao-ve-tai-nguyen-giao-duc-mo-cua-unesco-ban-dich-sang-tieng-viet-90.html

[28] UNESCO, 12/05/2021: Draft text of The UNESCO Recommendation on Open Science. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/tai-lieu-dich/ban-thao-khuyen-cao-khoa-hoc-mo-cua-unesco-ban-dich-sang-tieng-viet-411.html



 

Giấy phép nội dung: CC BY-SA 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa