Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Workshop: Tìm hiểu về wikiHow như một nền tảng thúc đẩy OER tại Việt Nam









Nhân Hội thảo Quốc tế về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) lần thứ 2, sáng ngày 30/09/2016, trường Đại học Thăng Long đã tổ chức workshop: Tìm hiểu về wikiHow như một nền tảng thúc đẩy OER tại Việt Nam với các bài trình bày của Giám đốc Phát triển Quốc tế của wikiHow - Bridget Connolly, và Giám đốc Dự án Việt Nam của wikiHow - Nguyễn Huyền Trang và các trợ giảng.
Workshop đã thu hút được 25 người tham dự, phần lớn là các lãnh đạo, các giảng viên các khoa thông tin - thư viện, các khoa CNTT một số trường đại học và một số đơn vị có quan tâm khác.

Các nội dung được trình bày trong workshop có thể tải về theo các đường liên kết sau:

  1. Wikihow translation workshop

  1. Cách để dịch nội dung sẵn có sang tiếng Việt
hoặc

  1. Định hướng chất lượng nội dung
hoặc


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Các tài liệu dịch sang tiếng Việt cho tới hết Quý III năm 2016



Các tài liệu dịch sang tiếng Việt cho tới hết Quý III năm 2016


Các tài liệu dịch sang tiếng Việt trong Quý III năm 2016:
A. Tài liệu về chính sách nguồn mở, truy cập mở và khoa học mở
  1. 'Chính sách về các xuất bản phẩm truy cập mở của LSE', là tài liệu chính sách về các xuất bản phẩm truy cập mở của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn - LSE (London School of Economics and Political Science), có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đối với tất cả các nhân viên hàn lâm và nghiên cứu và các sinh viên của trường. Bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 3 trang. Tải về:
  1. Thư trả lời của Chính phủ Anh cho Báo cáo của Nhóm Finch về “Khả năng truy cập, tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm nghiên cứu”, là tài liệu trả lời hoàn toàn đồng ý của Chính phủ Anh với các đề xuất (ngoại trừ một đề xuất về thuế VAT) trong Báo cáo của Nhóm nghiên cứu Finch, nó mở đường cho các chính sách của Vương quốc Anh về truy cập mở hướng tới các kết quả đầu ra nghiên cứu từ vốn cấp nhà nước sẽ phải được làm cho sẵn sàng truy cập mở được trên Internet. Bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 5 trang. Tải về:
  1. 'Khả năng truy cập, tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm nghiên cứu', là sản phẩm của một năm làm việc của nhóm các cá nhân đã cam kết và có tri thức được rút ra từ giới hàn lâm, các nhà cấp vốn nghiên cứu và các nhà xuất bản. Họ đã nhận trách nhiệm khuyến cáo cách phát triển một mô hình có khả năng có hiệu quả và bền vững theo thời gian, cho việc mở rộng truy cập tới các phát hiện nghiên cứu được xuất bản tại Vương quốc Anh. Bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 146 trang. Tải về:
  1. 'Chính sách mã nguồn Liên bang', là tài liệu do Văn phòng Điều hành Tổng thống & Văn phòng Quản lý Ngân sách, nước Mỹ, xuất bản tháng 8/2016. Đây là chính sách yêu cầu từng cơ quan chính phủ Mỹ trong vòng 3 năm phải xuất bản 20% mã của các phần mềm được tùy biến thích nghi của cơ quan mình như là phần mềm nguồn mở. Bản dịch sang tiếng Việt có 15 trang. Tải về:
  1. 'Chính sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ', là tài liệu về chính sách truy cập mở và các chỉ dẫn hỗ trợ của Hội đồng Nghiên cứu của Vương quốc Anh, xuất bản vào năm 2013, trước thời hạn các cơ sở nghiên cứu thực hiện chính sách vào và từ ngày 01/04/2013 trở đi. Bản dịch sang tiếng Việt có 17 trang. Tải về:
  1. 'Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau 2014', là tài liệu của Hội đồng Cấp vốn cho Giáo dục Đại học cho nước Anh - HEFCE (Higher Education Funding Council for England) xuất bản, được cập nhật vào tháng 07/2015. Tài liệu này đưa ra các chi tiết về yêu cầu các kết quả đầu ra nghiên cứu nhất định sẽ được làm thành truy cập mở để trở thành hợp pháp đệ trình cho Khung Xuất sắc Nghiên cứu - REF (Research Excellence Framework) tiếp theo. Yêu cầu này sẽ áp dụng cho các bài báo trên tạp chí và các kỷ yếu hội thảo để xuất bản sau ngày 01/04/2016. Bản dịch sang tiếng Việt có 14 trang. Tải về:
  1. 'Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất bản phẩm chính thức', là tài liệu về chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới được xuất bản vào ngày 02/04/2012. Nó nêu (1) lý do chính sách; (2) phạm vi và các ràng buộc; (3) tuyên bố chính sách; và (4) các trách nhiệm. Bản dịch sang tiếng Việt có 7 trang. Tải về:
  1. 'Chính sách truy cập mở của UNESCO cho các xuất bản phẩm', UNESCO xuất bản ngày 31/07/2013. Tất cả các xuất bản phẩm của UNESCO trong và sau ngày 31/07/2013 đều mặc định mang giấy phép Creative Commons Attribution - ShareAlike (CC BY-SA). Bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải về:
B. Tài liệu về giáo dục mở
  1. 'Các khía cạnh khác nhau của môn học về OER đang nổi lên', của tác giả Martin Weller nói về ít nhất 10 lĩnh vực khác nhau có liên quan tới tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) kể từ khi OER xuất hiện vào năm 2001. Bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 13 trang. Tải về:
  1. 'Báo cáo về sách giáo khoa nguồn mở', do Đại học Connecticut và Các trường Đại học và Cao đẳng Bang Connecticut của nước Mỹ xuất bản ngày 09/08/2016, nói về các hoạt động liên quan tới các sách giáo khoa nguồn mở và tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resource) của các trường đại học và cao đẳng công lập của bang Connecticut trong năm 2016 với mục đích tiết kiệm tiền cho các sinh viên của các trường ở Bang Connecticut mà vẫn giữ được chất lượng của các sách giáo khoa và tài liệu giáo dục. Bản dịch tiếng Việt của tài liệu có 11 trang. Tải về:
  1. 'Tài nguyên Giáo dục Mở: Chính sách, các chi phí và sự biến đổi', của các tác giả Fengchun Miao, Sanjaya Mishra và Rory McGreal, do UNESCO và COL cùng xuất bản năm 2016. Cuốn sách có 15 trường hợp điển hình về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) ở 15 quốc gia, cả phát triển lẫn đang phát triển, xoay quanh các vấn đề về chính sách, chi phí và sự biến đổi của OER. Bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 260 trang. Tải về:


Các tài liệu dịch sang tiếng Việt trong 6 tháng đầu năm 2016:
A. Tài liệu về quản lý và lãnh đạo mở
  1. 'Thủ lĩnh - Người xúc tác - Năm của các cuộc hội thoại về Tổ chức Mở', của tác giả Jim Whitehurst, Chủ tịch và CEO của hãng Red Hat, xuất bản tháng 06/2016. Tài liệu trình bày các cách thức các nguyên tắc nguồn mở như chia sẻ - cộng tác - minh bạch đang làm thay đổi cách thức chúng ta làm việc, quản lý, và lãnh đạo. Nó có lẽ dành cho bất kỳ nhà lãnh đạo của bất kỳ tổ chức nào có mong muốn hưởng lợi từ việc học nhiều hơn về các cách thức các giá trị của nguồn mở đang làm thay đổi các tổ chức ngày nay. Bản dịch sang tiếng Việt có 40 trang. Tải về:
  1. 'Hướng dẫn trong lĩnh vực tổ chức mở: các gợi ý thực hành để nhóm lên niềm đam mê và hiệu năng', do tập đoàn Red Hat xuất bản tháng 12/2015. Cuốn sách có hàng loạt các bài viết về các ví dụ thực hành của nhiều tác giả trong các Tổ chức Mở trong thực tế về các cách thức mà các nguyên lý mở đang làm thay đổi cách mà chúng ta làm việc, quản lý, và lãnh đạo. Bản dịch tiếng Việt có 65 trang. Tải về:
  1. 'Tổ chức Mở' (The Open Organization) là cuốn sách của tác giả Jim Whitehurst, xuất bản vào tháng 6/2015. Jim Whitehurst hiện đang là Chủ tịch và CEO của hãng phần mềm nguồn mở số 1 thế giới, Red Hat, với giá trị thị trường hơn 10 tỷ USD và doanh thu hàng năm đạt gần 2 tỷ USD, một trong những tổ chức mở đầu tiên trên thế giới. Cuốn sách, như tác giả nêu, được tổ chức thành 6 khu vực chính trong 3 phần - phần vì sao, phần làm thế nào, và phần cái gì - và mô tả cách mà Red Hat dựa vào các thực hành tốt nhất được chọn lọc ra từ việc xây dựng phần mềm nguồn mở. Bản dịch tiếng Việt, Chương 1 có 16 trang. Tải về:
B. Tài liệu về giáo dục mở và khoa học mở
  1. 'Nghiên cứu về khoa học mở - ảnh hưởng, hàm ý và các lựa chọn chính sách', Là tài liệu của tác giả Jamil Salmi, do Ủy ban châu Âu (EC) xuất bản tháng 8/2015. Tài liệu đánh giá cách thức những phát triển của Khoa học mở có khả năng ảnh hưởng tới: (1) các cách thức truyền thống trong đánh giá nghiên cứu và cấp vốn; (2) ngoại giao khoa học, cam kết tham gia của nhà nước và chính sách của nhà nước. Nó đưa ra một số khuyến cáo chính sách cho Liên minh châu Âu và các Quốc gia Thành viên của nó. Bản dịch tiếng Việt có 67 trang. Tải về:
  1. 'Hệ sinh thái khoa học 2.0: sự thay đổi sẽ xảy ra thế nào?', là tài liệu của tác giả Thomas Crouzier, do Ủy ban châu Âu xuất bản tháng 7/2015. Tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự biến đổi hướng tới Khoa học mở ở châu Âu lên tất cả các bên tham gia đóng góp trong hệ sinh thái Khoa học mở. Bản dịch tiếng Việt 71 trang. Tải về:
  1. 'Truy cập tới và lưu giữ thông tin khoa học ở châu Âu', là tài liệu báo cáo của Ủy ban châu Âu, xuất bản năm 2015, đưa ra tổng quan về truy cập tới và lưu giữ thông tin khoa học ở các Quốc gia Thành viên EU cũng như ở Nauy và Thổ Nhĩ Kỳ. Bản dịch sang tiếng Việt có 105 trang. Tải về:
  1. 'Thẩm định các kết quả tư vấn công khai về Khoa học 2.0: Khoa học trong quá trình chuyển đổi', Là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản tháng 02/2015, với các dữ liệu được ghi lại trong cuộc tư vấn công khai về khoa học 2.0 mà bây giờ được gọi là khoa học mở. Bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 34 trang. Tải về:
  1. Thông cáo báo chí của Ủy ban châu Âu về việc 'Tất cả các bài báo khoa học sẽ truy cập được tự do tới năm 2020' - bản dịch sang tiếng Việt có 3 trang. Tải về:
  1. 'Khoa học mở 2030. Một ngày trong cuộc sống của nhà khoa học, năm 2030', là câu chuyện viễn tưởng do Ủy ban châu Âu (EC) xuất bản ngày 06/05/2015, kể về một ngày trong cuộc sống của nhà khoa học năm 2030, nơi mà Khoa học Mở đã trở thành hiện thực và đang chào toàn bộ dải các cơ hội mới, không bị hạn chế cho nghiên cứu và khám phá trên toàn cầu. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 7 trang tại địa chỉ:
  1. 'Khuyến cáo của Ủy ban ngày 17/07/2012 về truy cập tới và lưu giữ thông tin khoa học', là tài liệu của Ủy ban châu Âu (EC) xuất bản ngày 17/07/2012 với các khuyến cáo theo 9 vấn đề để hướng tới Khoa học Mở, sao cho các kết quả nghiên cứu khoa học được cấp vốn từ nhà nước sẽ mặc định được làm cho sẵn sàng mở - tự do cho tất cả mọi người trong xã hội. Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang. Tải về:
  1. 'Lời kêu gọi hành động của Amsterdam về Khoa học Mở'. Lời kêu gọi Hành động này là kết quả chính của hội nghị Amsterdam về 'Khoa học Mở - Từ Tầm nhìn tới Hành động' được chức chủ tịch EU của Hà Lan tổ chức vào các ngày 4 và 5/04/2016. Lời kêu gọi đi với 2 mục tiêu liên châu Âu cùng với 2 chính sách và 12 mục hành động với các hành động cụ thể sẽ được thực hiện trong thời gian tới để hướng tới Khoa học Mở. Bản dịch sang tiếng Việt có 36 trang. Tải về:
  1. 'Rà soát lại hiện trạng các vấn đề chất lượng có liên quan tới Tài nguyên Giáo dục Mở (OER)', là tài liệu của các tác giả Anthony F. Camilleri, Ulf Daniel Ehlers và Jan Pawlowski, do Trung tâm Nghiên cứu Chung - JRC (Joint Research Centre), Ủy ban châu Âu, xuất bản năm 2014. Tài liệu rà soát lại vấn đề chất lượng của OER, đưa ra các khuyến cáo và cả các mô hình trung gian, từ mô hình kiểm tra chất lượng tài nguyên giáo dục theo truyền thống cho tới mô hình quá độ với 'hỗ trợ ngang hàng' và 'đánh giá xếp hạng xã hội'... Bản dịch tiếng Việt có 74 trang. Tải về:
  1. 'Tài nguyên Giáo dục Mở trong các ngôn ngữ ít được sử dụng: báo cáo hiện trạng', là tài liệu của các tác giả Linda Bradley, Sylvi Vigmo, do dự án LangOER của châu Âu xuất bản năm 2014. Tài liệu 'đề cập tới vai trò của OER trong các ngôn ngữ ít được sử dụng của châu Âu, các ngôn ngữ có rủi ro bị bỏ ra ngoài lề về ngôn ngữ và văn hóa' trong thế giới số phát triển nhanh. Bản dịch tiếng Việt 14 trang. Tải về:
  1. 'Các chiều cộng đồng của các kho đối tượng học tập', là tài liệu của các tác giả Anoush Margaryan, Colin Milligan và Peter Douglas, chỉ dẫn cho bạn cách xây dựng kho các đối tượng học tập với các tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) để chia sẻ, tái sử dụng và tái mục đích và những điều phải tính tới khi thiết kế và lên kế hoạch xây dựng kho đó, như 7 chiều của cộng đồng và 6 chiều của kho. Bản dịch sang tiếng Việt có 24 trang. Tải về:
  1. 'Đi với Mở với LangOER', là tài liệu của các tác giả MAŁGORZATA KUREK và ANNA SKOWRON, do LangOER xuất bản. Tài liệu được tài trợ từ chương trình Học tập Suốt đời của Ủy ban châu Âu (EC). Tài liệu gồm 4 module sử dụng để đào tạo, huấn luyện cho các giáo viên làm quen với những điều cơ bản của OER trong các năm 2014-2016: (1) Những điều cơ bản về OER; (2) Tính mở với OER; (3) Ghi công cho tác phẩm được cấp phép mở; (4) Pha trộn các OER và ghi công cho tác phẩm OER phái sinh. Bản dịch sang tiếng Việt có 29 trang. Tải về:
  1. 'Sổ tay Tài nguyên Giáo dục Mở cho các nhà giáo dục', do nhiều người trên khắp thế giới tạo ra, được thiết kế để giúp cho các nhà giáo dục tìm kiếm, sử dụng, phát triển và chia sẻ OER để cải thiện tính hiệu quả của họ trên trực tuyến và trong lớp học. Bản dịch sang tiếng Việt có 8 trang. Tải về:
  1. 'Tài nguyên giáo dục mở và những lựa chọn sách giáo khoa trong các trường đại học: rà soát lại nghiên cứu và tính hiệu quả về nhận thức' của John Hilton III, do Springerlink.com xuất bản năm 2016. Bản dịch sang tiếng Việt có 22 trang. Tải về:
  1. 'Các thủ thư, năng lực thông tin và tài nguyên giáo dục mở: Báo cáo khảo sát', của các tác giả Nancy Graham và Jane Secker với sự hỗ trợ của Nhóm về Năng lực Thông tin CILIP, Vương quốc Anh, xuất bản năm 2012. Tài liệu chỉ ra các cách thức để nâng cao các kỹ năng của các thủ thư về năng lực thông tin để phục vụ cho các sáng kiến tài nguyên giáo dục mở, nhất là trong giáo dục đại học. Bản dịch sang tiếng Việt có 25 trang. Tải về:
  1. 'Dữ liệu mở như là Tài nguyên Giáo dục Mở: Các trường hợp điển hình thực hành đang nổi lên', là tài liệu của các tác giả Atenas, J., & Havemann, L. (Eds.). (2015). Dữ liệu mở như là Tài nguyên Giáo dục Mở: Các trường hợp điển hình thực hành đang nổi lên. Luân Đôn: Tri thức Mở, Nhóm Làm việc về Giáo dục Mở. http://dx.doi.org/10.6084/m9.figshare.1590031. Tài liệu nêu các vấn đề có liên quan tới dữ liệu mở (Open Data) và 5 trường hợp điển hình sử dụng dữ liệu mở trong giáo dục để phát triển các năng lực dữ liệu cho sinh viên với các dữ liệu có thật trong thực tế cuộc sống. Bản dịch sang tiếng Việt có 77 trang. Tải về:
  1. 'Vai trò của các thư viện và những người chuyên nghiệp về thông tin trong các sáng kiến Tài nguyên Giáo dục Mở (OER)', của các tác giả Gema Bueno-de-la-Fuente , R. John Robertson, Stuart Boon CAPLE / JISC CETIS xuất bản tháng 08/2012. Nhiều nghiệp vụ của thư viện các trường đại học là cần thiết trong ứng dụng và phát triển OER. Bản dịch tiếng Việt có 52 trang. Tải về:
  1. 'Sổ tay Giáo dục Mở', là tài liệu của nhiều tác giả cộng tác cùng viết ra, do dự án LinkedUp và Quỹ Tri thức Mở (Open Knowledge Foundation) xuất bản ngày 24/10/2014. Tài liệu là rất hữu ích cho bất kỳ ai có quan tâm tới các vấn đề liên quan tới Giáo dục Mở với nhiều định nghĩa - khái niệm, nhiều vấn đề có liên quan, nhiều tham chiếu tới các tài liệu, kho tài nguyên mở cũng như các thực tiễn triển khai trên thế giới, là khởi nguồn cho các sáng tạo với các nội dung - dữ liệu mở, gồm cả các dự án khởi nghiệp. Bản dịch sang tiếng Việt có 128 trang. Tải về:
  1. 'Tài nguyên giáo dục mở: Triển vọng của châu Á', của các tác giả Gajaraj Dhanarajan & David Porter, do Khối Thịnh vượng chung về Học tập - COL (Commonwealth of Learning) và OER Asia xuất bản, 2013. Tài liệu nói về triển vọng của châu Á trong ứng dụng và phát triển OER, thông qua cuộc khảo sát do OER Asia tiến hành cùng với các trường hợp điển hình ở 10 quốc gia châu Á về ứng dụng và phát triển OER. Tài liệu có 286 trang. Tải về:
  1. 'Chính sách Tài nguyên Giáo dục Mở', Đại học Edinburgh xuất bản ngày 28/01/2016, nói về Chính sách Tài nguyên Giáo dục Mở của Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh. Nó đưa ra những điều khoản đơn giản, dễ hiểu cho chính sách xúc tác cho ứng dụng và phát triển OER của một trường đại học có mong muốn đi theo con đường giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở, có thể là hữu ích để các trường đại học của Việt Nam tham khảo. Bản dịch tiếng Việt có 5 trang. Tải về:
C. Tài liệu về chính sách nguồn mở của các quốc gia trên thế giới
  1. 'Tuyên bố Brussels về Thương mại và Internet', do Quỹ Biên giới Điện tử (EFF) xuất bản ngày 22/02/2016. Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang. Tải về:
D. Tài liệu dịch từ wikiHow
  1. 'Sử dụng LinkedIn như thế nào'. Bản dịch sang tiếng Việt có 23 trang. Tải về:
  1. 'Sử dụng Twitter như thế nào'. Bản dịch sang tiếng Việt có 14 trang. Tải về:
  1. 'Sử dụng Google Plus (Google +) như thế nào'. Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang. Tải về:
E. Tài liệu dịch trên wikiHow
  1. Tải về Google Books
  1. Sử dụng Padlet
  1. Sử dụng Dịch vụ Lưu trữ đám mây MEGA
  1. Bắt đầu sử dụng Dropbox
  1. Truy cập Dropbox từ thiết bị di động
  1. 'Cách để Tải Slide Trình chiếu lên SlideShare'.
  1. 'Tạo tài khoản Gmail'.
F. Gần 150 tài liệu dịch đã được đưa lên Internet từ 2015 trở về trước ở các đường liên kết:

Hà Nội, ngày 30/09/2016
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

'Bản địa hóa và chương trình OER@University Roadshow ở Việt Nam'




Quang cảnh phòng hội thảo
Lễ ký kết MOU về OER ở Việt Nam


Là bài trình bày tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về OER do Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội và UNESCO đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 28/09/2016.

Bạn có thể tải về bài trình bày tại địa chỉ:



Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

'Các khía cạnh khác nhau của môn học về OER đang nổi lên' - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của tác giả Martin Weller nói về ít nhất 10 lĩnh vực khác nhau có liên quan tới tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) kể từ khi OER xuất hiện vào năm 2001. Bạn có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 13 trang tại địa chỉ:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Nghị sỹ Quốc hội châu Âu: phần mềm được cấp tiền nhà nước sẽ là công cộng


MEP: publicly funded software should be public
Submitted by Gijs Hillenius on September 15, 2016
Bài được đưa lên Internet ngày: 15/09/2016
Phần mềm được phát triển với các vốn cấp của nhà nước sẽ được làm cho sẵn sàng như là phần mềm tự do nguồn mở, Thành viên Nghị viện châu Âu Julia Reda, nói. Việc chia sẻ mã nguồn nên trở thành tiêu chuẩn trong mua sắm CNTT khắp EU, nghị sỹ này nói.
Nhiều cơ quan hành chính nhà nước nhận thức được rồi cách mà phần mềm tự do nguồn mở cho phép họ hiện đại hóa các dịch vụ CNTT của họ, loại bỏ được sự khóa trói vào nhà cung cấp, và giúp làm giảm các chi phí, nghị sỹ Reda nói hôm 04/09 tại Hội nghị thượng đỉnh của Quỹ Phần mềm Tự do châu Âu (Free Software Foundation Europe Summit) ở Berlin. “Nếu chính phủ nhận trách nhiệm với công chúng một cách nghiêm túc, thì nó sẽ sử dụng, nhận trách nhiệm vì, và sẽ đóng góp cho phần mềm tự do”, nghị sỹ này nói.
Phần mềm được các chính phủ sử dụng là một phần của các dịch vụ công, giống như các cái cây, đường sắt và hạ tầng viễn thông, Reda nói. Việc chia sẻ mã nguồn là cách thức để lôi kéo tất cả các công dân, và là công cụ quan trọng cho xã hội giữ lại sự tự quản. Bà đã cảnh báo rằng CNTT-TT đang có rủi ro trở thành công cụ cho sức mạnh.
Bê bối
Ví dụ là vụ bê bối khí thải (emission scandal) của nhà sản xuất ô tô Volkswagen, Reda nói. Hệ thống kiểm soát khí thải ô tô hầu hết là phần mềm, chúng không được yêu cầu phải trình bày cho các nhà điều chỉnh pháp luật. Các ví dụ khác bao gồm các máy bầu cử, hoặc các hệ thống ngăn ngừa tội phạm được cảnh sát sử dụng. “Nếu bạn không biết phần mềm làm thế nào hoạt động được, bạn có thể không tìm ra các lỗi hoặc khuynh hướng được xây dựng sẵn bên trong”.
Trong các trường hợp này và khác, các nhà sản xuất tuyên bố phần mềm của họ là một bí mật thương mại, khóa sự truy cập thậm chí cả tối với các nhà điều chỉnh pháp luật.
Bà đã kêu gọi các nhóm biện hộ như Quỹ Phần mềm Tự do châu Âu hãy làm cho các chính phủ hiểu được sự thích hợp của phần mềm tự do nguồn mở. Họ nên vận động hành lang cho một luật làm cho tất cả các phần mềm được nhà nước cấp tiền sẵn sàng công khai. “Nếu chính phủ thực sự có đầy đủ thông tin, họ sẽ hiểu rằng phần mềm tự do là tốt hơn cho chính họ”, bà nói.
Thông tin thêm:
Software developed with public funds should be made available as free and open source software, says Member of the European Parliament Julia Reda. Sharing source code should become a standard in IT procurement across the EU, the MEP says.
Many public administrations already recognise how free and open source software lets them modernise their IT services, get rid of IT vendor lock-in, and helps to reduce costs, MEP Reda said on 4 September at the Free Software Foundation Europe Summit in Berlin. “If a government takes its accountability to the public seriously, then it will use, take responsibility for, and will contribute to free software”, the MEP said.
Software used by governments is a part of public services, like streets, railways and telecom infrastructure are, Reda said. Sharing the source code is one way to include all citizens, and an important instrument for society to remain autonomous. She warned that ICT risks becoming a tool for the powerful.

Scandal

An example is car manufacturer Volkswagen’s emission scandal, Reda said. The car emissions control system is mostly software, which they are not required to show to regulators. Other examples include voting machines, or crime prediction systems used by police. “If you don’t know how the software works, you can not find out about built-in errors or biases.”
In these and other cases, manufacturers declare their software a trade secret, blocking access even to regulators.
She called on advocacy groups such as the Free Software Foundation Europe to make governments understand the relevance of free and open source software. They should lobby for a law that makes all publicly funded software publicly available. “If governments really get informed, they will understand that free software is better for them as well”, she said.

More information:

Dịch: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Tiếp thị truyền thống đã chết


Traditional marketing is dead
Posted 13 Sep 2016 by Jackie Yeaney
Theo: https://opensource.com/open-organization/16/9/when-community-your-agency-record?sc_cid=70160000000qB9BAAU
Bài được đưa lên Internet ngày: 13/09/2016
Xem thêm: Tổ chức mở - quản lý & lãnh đạo mở


Sức mạnh của các đối tác là không thể tính được. Điều được lặp đi lặp lại nhiều lần, các cộng đồng nguồn mở chứng minh điều đó cho tất cả chúng tôi ở Red Hat. Càng nhiều người thông minh bạn tập hợp được để triển khai một nỗ lực quan trọng, thì các giải pháp bạn phát hiện sẽ càng hiệu quả, mềm dẻo và có tính đổi mới.
Và điều đó không phải là làm thế nào công việc tiếp thị đã làm việc được theo truyền thống.
Gần đây tôi đã để ý một ít các nhà báo và chuyên gia trong giới công nghiệp tiếp thị nêu về cái chế của "các cơ quan giữ kỷ lục" - các cơ quan khổng lồ, một cửa có khả năng điều khiển tuyệt đối từng nhu cầu của các khách hàng (hãy nghĩ về Mad Men - Người Điên). Ngày nay, các tổ chức tiếp thị đang chuyển sang bộ của hàng của các chuyên gia da dạng hơn để giúp họ với những thách thức tiếp thị của họ.
Hệt như hầu hết các nền công nghiệp khác, các cơ quan tiếp thị đang trải nghiệm những phá hủy nền tảng đối với các mô hình kinh doanh của họ. Tuy nhiên, có sự không đồng thuận về những gì các xu thế hiện hành đó đánh tín hiệu cho tương lai của những người nắm giữ và các cơ quan giữ kỷ lục lâu đời. Viết trong Kỷ nguyên Tiếp thị, ví dụ, Michael Farmer đã gọi cái chế của cơ quan giữ kỷ lục là "bất hạnh" và đã viết rằng "ý tưởng trí tuệ và kinh tế đứng đằng sau khái niệm đó là kinh khủng," thứ gì đó mà "sẽ tăng tốc cho sự đi xuống dốc các khả năng của cơ quan." Vâng trong The Drum (Cái trống), John Reid lại khăng khăng khác, bình luận rằng “các xu thế đó không phải là hồi chuông báo tử của Đại lộ Madison”, mà thay vào đó là “thứ gì đó có giá trị không thể tin nổi: một cơ hội để làm tốt hơn”.
Tôi thích vế về “cơ hội”. Tôi tin tưởng “cơ quan giữ kỷ lục” đã đánh mất cả sự cuốn hút và sức mạnh của nó để đưa ra tiếp thị tốt nhất ngày nay. Cái chết của nó không phải là tất cả thảm họa cho chúng ta như những người tiếp thị. Nó thực sự là một cơ hội: cơ hội đưa ra cho chính chúng ta từ một hệ thống lỗi thời và nặng nề, để làm việc với các đối tác đa dạng và hiệu quả hơn, và để ôm lấy thứ gì đó lanh lẹ, mạnh mẽ và có tính đổi mới hơn.
Thứ gì đó được cộng đồng trang bị.
Chào từ biệt cơ quan giữ kỷ lục
Không sai: Làm việc với sự tự nhiên đang thay đổi của các mối quan hệ đại lý/khách hàng đòi hỏi công việc. Như một người lãnh đạo tiếp thị, bạn bây giờ cần tiếp cận có tính đổi mới để điều phối, làm việc với, và học từ các nhóm các đối tác tiếp thị khác nhau mà bạn có thể chiêu mộ để giúp bạn đạt được các mục tiêu của bạn. Hoàn toàn chân thành, điều này ngụ ý ứng xử với các cơ quan đó như là một cộng đồng: mang họ tới bên cạnh cùng bạn trên con đường của bạn, thay vì yêu cầu họ đưa ra công việc dự án.
Hãy để tôi đi ngược về một chút.
Nhiều năm làm tiếp thị của họ đã dạy cho tôi sức mạnh của tiếp cận được cộng đồng trang bị này. Tôi từng làm việc cho một cơ quan giữ kỷ lục, Leo Burnett, hơn 10 năm trước - và tôi không không có những kỷ niệm về các trải nghiệm. Khi đó, tôi từng làm việc ở Delta Air Lines, và tôi nhớ các ý tưởng lớn bị chôn vùi trong hệ thống các thứ bậc của cơ quan và các lãnh đạo cơ quan nói cho CEO của chúng tôi giống như thể họ có trách nhiệm về chiến lược tiếp thị của chúng tôi. Khi thứ gì đó không đúng, những người tiếp thị của tôi đã nhanh chóng đổ tội cho cơ quan. Thứ gì đó về mối quan hệ cảm thấy bị sai. Nhưng làm sao tôi làm khác được?
Tôi đã rời bỏ cơ quan đó.
Thay vào đó, tôi đã thuê các cơ quan nhỏ hơn giỏi giang trong các lĩnh vực tinh thông đặc thù và có trọng tâm hơn. Thực sự, tôi đã hoàn toàn chuyển khỏi quy trình của cơ quan có “yêu cầu các đề xuất” và thay vào đó đã thuê các hãng thực thi các dự án nhỏ và chứng minh giá trị của chúng. Tôi từng có trách nhiệm về ai làm gì. Tôi đã điều phối tất cả những người đóng góp. Tôi đã sửa đổi các quy định và chỉ dẫn khắt khe. Tôi đã phác họa các đường bơi rõ ràng. Tôi đã chắc chắn chúng tôi có ngân sách. Đôi khi, tôi thậm chí đã yêu cầu 2 cơ quan phát hành dự án y hệt để có được câu trả lời tốt hơn.
Nhưng tôi đã không chuyển sang một tiết cận được cộng đồng trang bị.
Cần một hệ sinh thái
Điều đó đã không xảy ra cho tới khi tôi tìm thấy chính mình ở Red Hat, nơi cộng đồng là trái tim và linh hồn của tiếp cận của chúng tôi đối với mọi điều chúng tôi làm cho cái bóng đèn đó sáng lên. Tôi từng tự hỏi: Điều gì xảy ra nếu chúng tôi hợp nhất các cơ quan đó với mục đích chung, chia sẻ ngữ cảnh cần thiết của Red Hat (thay vì các quy định đặc thù) sao cho họ có thể hành động thự quản, xây dựng các mối quan hệ cứng cáp về lòng tin và sự tôn trọng, yêu cầu họ làm việc cùng nhau, và truyền cảm hứng cho họ để trở thành một phần con đường của chúng tôi? Liệu chúng tôi có khả năng cao hơn để có được công việc tốt nhất của họ hay không?
Câu trả lời ư? .
Ở Red Hat, bây giờ chúng tôi cam kết cộng đồng các cơ quan tiếp thị bên ngoài của chúng tôi cách thức y hệt như chúng tôi ứng xử với các cộng đồng nguồn mở rộng lớn hơn của chúng tôi: như một hệ sinh thái của các nhà đổi mới mà sức mạnh của họ để làm ra các kết quả vượt xa bất kỳ điều gì chúng tôi có thể làm một mình. Điều đó ngụ ý sự thay đổi hoàn toàn tiếp cận của chúng tôi trong làm việc với các cơ quan đó - sao cho chúng tôi có thể tối đa hóa sức mạnh của các đối tác mà là những phần không thể tách rời cho thành công của chúng tôi.
Trong bài báo tiếp theo của tôi, tôi sẽ giải thích chính sách làm thế nào chúng tôi làm được điều đó.
The power of partners is incalculable. Again and again, open source communities prove that to all of us at Red Hat. The more smart people you assemble as you undertake an important endeavor, the more effective, flexible, and innovative the solutions you'll discover.
And yet that's not how the marketing business has traditionally worked.
Recently I've noticed a few writers and marketing industry pundits proclaiming the death of "agencies of record"—those gigantic, one-stop-shops capable of exclusively handling clients' every need (think Mad Men). Today, marketing organizations are turning to more diverse, expert sets of boutique firms to help them with their marketing challenges.
Just like most other industries, marketing agencies are experiencing fundamental disruptions to their business models. However, there's disagreement about what these current trends signal for the 7future of long-term retainers and agencies of record. Writing in Advertising Age, for example, Michael Farmer called the death of the agency of record "unfortunate" and wrote that "the intellectual and economic idea behind the concept is terrible," something that "will accelerate the decline of agency abilities." Yet at The Drum, John Reid insists otherwise, commenting that "these trends aren't Madison Avenue's death knell," but instead "something incredibly valuable: an opportunity to do better."
I land on the side of "opportunity." I believe the "agency of record" has lost both its appeal and the power to deliver the best marketing today. Its death is not at all disastrous for us as marketers. It really is an opportunity: an opportunity to release ourselves from an obsolete and cumbersome system, to work with more effective and diverse partners, and to embrace something much more nimble, powerful, and innovative.
Something community-powered.

Saying goodbye to the agency of record

Make no mistake: Dealing with the changing nature of agency/client relationships does require work. As a marketing leader, you now need an innovative approach to coordinating, working with, and learning from the diverse groups of marketing partners that you can enlist to help you achieve your goals. Quite frankly, this means treating these agencies like a community: bringing them along with you on your journey, rather than asking them to deliver project work.
Let me back up a minute.
My many years in marketing have taught me the power of this community-powered approach. I last employed an agency of record, Leo Burnett, more than a decade ago—and I don't have fond memories of the experience. At the time, I was working at Delta Air Lines, and I remember great ideas getting buried in the agency's hierarchies and agency leaders talking to our CEO like they were in charge of our marketing strategy. When something went wrong, my marketers were quick to blame the agency. Something about the relationship felt wrong. But what was I to do differently?
I walked away from that agency.
Instead, I hired smaller agencies proficient in more focused and specific areas of expertise. Actually, I shifted away from the agency "request for proposals" process entirely and instead hired firms to execute small projects and prove their value. I took charge of who was doing what. I coordinated all the contributions. I crafted strict rules and guidelines. I outlined the swim lanes clearly. I made sure we were on budget. Sometimes, I even asked two agencies to deliver the same project to get a better answer.
But I hadn't yet made the turn to a community-powered approach.

It takes an ecosystem

It wasn't until I found myself at Red Hat, where community is the heart and soul of our approach to everything we do that the light bulb came on. I wondered: What if we unite these agencies with a common purpose, share the necessary Red Hat context (rather than specific rules) so they can act autonomously, build solid relationships of trust and respect, ask them to work alongside one another, and inspire them to be a part of our journey? Wouldn't we have a higher likelihood of getting their best work?
The answer? A resounding yes.
At Red Hat, we now engage our community of external marketing agencies the same way we treat our broader open source communities: as an ecosystem of innovators whose power to produce results far outstrips anything we could do on our own. That means completely changing our approach to working with these agencies—so we can maximize the power of partners that's so integral to our success.
And in my next article, I'll explain exactly how we do it.
Creative Commons License
Dịch: Lê Trung Nghĩa