Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Khoa học Mở - Open Science


Bên dưới là các thông tin liên quan tới Khoa học Mở - Open Science cho các nội dung từ năm 2020 trở đi. Các thông tin này được sắp xếp theo thời gian được đưa lên Blog, thông tin ra sau đứng trên. Các thông tin sẽ được cập nhật theo thời gian.

Để xem các thông tin tương tự từ năm 2019 trở về trước, vui lòng nhấn vào địa chỉ: http://vnfoss.blogspot.com/2016/05/khoa-hoc-mo-open-science.html



  1. Tiếp cận chương trình COVID-19 qua lăng kính mở

  2. Các tài nguyên của SPARC liên quan tới COVID-19

  3. Các thành viên cộng đồng OpenCon ủng hộ đáp trả nhanh COVID thông qua các bản thảo nghiên cứu sớm

  4. NWO (Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Hà Lan) công bố các hướng dẫn triển khai Kế hoạch S

  5. Phát triển công cụ kiểm tra tạp chí của Kế hoạch S: các kết quả đấu thầu

  6. Đài phát thanh nhà nước Đức ZDF phát hành hàng tá video với các giấy phép CC

  7. Tận dụng OER cho các nỗ lực đáp trả COVID-19 và Đối tác Quốc tế

  8. Các bài học Truy cập Mở trong mùa dịch Covid-19: Không khóa trói đối với các kết quả nghiên cứu!

  9. Tuyên bố của các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ G7 về COVID-19

  10. Khai phá các mô hình xuất bản phi thương mại tập thể cho Truy cập Mở: các kết quả đấu thầu

  11. Liên minh S đóng góp cho tư vấn của UNESCO về công cụ thiết lập tiêu chuẩn cho Khoa học Mở

  12. Liên minh S: Đầu vào cho sự phát triển Khuyến cáo về Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt

  13. Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành

  14. Thông cáo báo chí: ‘Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành’ - bản dịch sang tiếng Việt

  15. Để sở hữu trí tuệ đã cam kết làm việc được - nhận diện sở hữu trí tuệ sẵn sàng theo Cam kết Open COVID

  16. WHO thừa nhận Cam kết COVID Mở như là phương tiện thúc đẩy nghiên cứu và khoa học chống lại COVID-19

  17. Những người nắm giữ bằng sáng chế hàng đầu tạo ra Cam kết COVID Mở

  18. Phong trào COVID Mở là toàn cầu

  19. Đối tác Truy cập Kỹ thuật, sáng kiến mới của Liên hiệp quốc để tăng cường đáp trả COVID-19 của các quốc gia đang phát triển

  20. Cam kết COVID Mở

  21. Đồng sáng lập Leo Blondel của Just One Giant Lab nói về sức mạnh của cộng đồng và nguồn mở trong dịch DOVID-19

  22. Truy cập Mở trong Thực hành: Trao đổi với Chủ tịch Larry Kramer của Quỹ Hewlett

  23. Vì sao các xuất bản phẩm hàn lâm theo các giấy phép “Không có phái sinh” là sai lầm

  24. Các tạp chí chuyển đổi quá độ: Cơ sở lý luận

  25. Các tạp chí chuyển đổi quá độ: hỏi đáp thường gặp

  26. Khám phá các mô hình xuất bản cộng tác phi thương mại cho Truy cập Mở: Áp dụng để thực hiện nghiên cứu

  27. Truy cập Mở và Kế hoạch S: 5 hoạt động chính

  28. Khoa học Mở (theo OECD)

  29. Khoa học Mở là gì?



Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Khoa học Mở (theo OECD)


Open Science
Khoa học Mở xoay quanh truy cập không rào cản tới các bài báo khoa học, truy cập tới dữ liệu từ nghiên cứu công, và nghiên cứu cộng tác được các công cụ và các ưu đãi của CNTT-TT xúc tác. Việc mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm và dữ liệu khoa học là nằm trong tâm của khoa học mở, vì thế các kết quả đầu ra nghiên cứu nằm trong tay của càng nhiều người càng tốt, và những lợi ích tiềm tàng làn tỏa càng rộng càng tốt:
  • Khoa học mở thúc đẩy sự thẩm định chính xác hơn các kết quả khoa học. Bằng việc kết hợp các công cụ khoa học và công nghệ thông tin, tìm tòi và phát hiện khoa học có thể được tăng tốc vì lợi ích của xã hội.
  • Khoa học mở làm giảm đúp bản trong việc thu thập, tạo lập, truyền tải và sử dụng tư liệu khoa học.
  • Khoa học mở làm gia tăng năng suất trong kỷ nguyên ngân sách eo hẹp.
  • Khoa học mở tạo ra tiềm năng đổi mới sáng tạo lớn và sự lựa chọn gia tăng của người tiêu dùng từ nghiên cứu công.
  • Khoa học mở thúc đẩy lòng tin của các công dân vào khoa học. Sự tham gia lớn hơn của các công dân dẫn tới sự tham gia tích cực trong các thí nghiệm và thu thập dữ liệu khoa học.
OECD đang làm việc với các nền kinh tế thành viên và không phải thành viên để rà soát lại các chính sách thúc đẩy khoa học mở và đánh giá tác động của chúng lên nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Xem thêm trong báo cáo Biến Khoa học Mở thành Hiện thực. Như một phần của tác phẩm này, nó đang tiến hành đánh giá tác động của các Nguyên tắc và Hướng dẫn Truy cập tới Dữ liệu Nghiên cứu từ Cấp vốn Nhà nước của OECD mà đã được xuất bản một thập kỷ trước.
Ngoài ra, số hóa đang làm thay đổi khoa học và dù thế giới khoa học mở và dữ liệu lớn có hứa hẹn to lớn, nó đưa ra những thách thức mới cho những người làm chính sách, các cơ sở khoa học và cá nhân các nhà nghiên cứu. Hãy đọc những thấu hiểu mới nhất của chúng tôi:


Đọc thêm:
Open science encompasses unhindered access to scientific articles, access to data from public research, and collaborative research enabled by ICT tools and incentives. Broadening access to scientific publications and data is at the heart of open science, so that research outputs are in the hands of as many as possible, and potential benefits are spread as widely as possible:
  • Open science promotes a more accurate verification of scientific results. By combining the tools of science and information technologies, scientific enquiry and discovery can be sped up for the benefit of society.
  • Open science reduces duplication in collecting, creating, transferring and re-using scientific material.
  • Open science increases productivity in an era of tight budgets.
  • Open science results in great innovation potential and increased consumer choice from public research.
  • Open science promotes citizens’ trust in science. Greater citizen engagement leads to active participation in scientific experiments and data collection.
The OECD is working with member and non-member economies to review policies to promote open science and to assess their impact on research and innovation. See more in the report Making Open Science a Reality. As part of this work, it is conducting an assessment of the impact of the OECD Principles and Guidelines for Access to Research Data from Public Funding that were published a decade ago.

Furthermore, digitalisation is changing science and although a world of open science and big data holds enormous promise, it presents new challenges for policymakers, scientific institutions and individual researchers. Read our latest insights:
Further reading
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Khoa học Mở là gì

What is Open Science? Introduction
By Gema Bueno de la Fuente
Usage rights: Attribution - CC-BY
Bài báo
Khoa học Mở đại diện cho tiếp cận mới về quy trình khoa học dựa vào công việc tập thể và các cách thức mới khuếch tán tri thức bằng việc sử dụng các công nghệ số và các công cụ cộng tác mới (Ủy ban châu Âu, 2016b:33). OECD định nghĩa Khoa học Mở như là: “làm cho các kết quả đầu ra chính của các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp vốn - các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu - truy cập được công khai ở định dạng số không có hạn chế hoặc có hạn chế giới hạn” (OECD, 2015:7), nhưng điều đó là nhiều hơn thế. Khoa học Mở là về việc mở rộng các nguyên tắc của tính mở tới toàn bộ vòng đời nghiên cứu (xem hình 1), thúc đẩy việc chia sẻ và cộng tác càng sớm có thể càng tốt vì thế kéo theo sự thay đổi một cách có hệ thống tới cách thức khoa học và nghiên cứu được làm. 
  ** Hình 1. Thúc đẩy tính mở ở các giai đoạn khác nhau của quy trình nghiên cứu (Open Science and Research Initiative, 2014)**
Khoa học Mở thường được định nghĩa như là khái niệm bao trùm có liên quan tới các phong trào khác nhau nhằm loại bỏ các rào cản đối với việc chia sẻ bất kỳ dạng kết quả đầu ra nào, các tài nguyên, các phương pháp hay các công cụ, ở bất kỳ giai đoạn nào của quy trình nghiên cứu. Bằng cách đó, truy cập mở tới các xuất bản phẩm, dữ liệu nghiên cứu mở, phần mềm nguồn mở, cộng tác mở, rà soát lại ngang hàng mở, các sổ ghi chép mở, tài nguyên giáo dục mở, các sách chuyên khảo mở, khoa học công dân, hay việc cấp vốn nguồn đám đông cho nghiên cứu, nằm trong các đường biên của Khoa học Mở. vậy, đặc biệt đối với lĩnh vực thư viện thông tin, trọng tâm thường được đặt vào 2 trong số các phong trào đó: Dữ liệu Nghiên cứu Mở (Open Research Data)Truy cập Mở (Open Access) tới các xuất bản phẩm khoa học.
 **Hình 2. Các khía cạnh của Khoa học Mở như là tổ ong**
Khoa học Mởbản thân nó không là khái niệm mới, dù sự đồng thuận về khái niệm này và sử dụng rộng khắp của nó là khá gần đây. Nhiều khái niệm khác đã được sử dụng, và vẫn còn được sử dụng, để tham chiếu tới sự biến đổi thực hành khoa học (Science 2.0, e-Science, .v.v.). Nhưng khái niệm ‘Khoa học Mở’ đã được các bên tham gia đóng góp ưu tiên, như nó đã được nêu trong báo cáo tư vấn công khai năm 2014 của Ủy ban châu Âu về ‘Khoa học 2.0: Khoa học trong sự Biến đổi’ (European Commission, 2015).
Lý lẽ đằng sau Khoa học Mở là phức tạp nhưng một trong những lý lẽ chính là xã hội học: tri thức khoa học là sản phẩm của sự cộng tác xã hội và mối quan hệ của nó thuộc về cộng đồng đó. Từ quan điểm kinh tế, các kết quả đầu ra khoa học được nghiên cứu nhà nước sinh ra là hàng hóa công cộng mà bất kỳ ai cũng nên có khả năng sử dụng không mất chi phí. Trong thực tế có nhiều tiếp cận đối với khái niệm và định nghĩa Khoa học Mở, điều Fecher Friesike (2014) đã tổng hợp và xây dựng bằng việc đề xuất 5 trường phái tư duy Khoa học Mở (xem hình 3).
**Hình 3. Năm trường phái tư duy Khoa học Mở (Fecher and Friesike, 2014)**
Hầu hết những giả thuyết đó là không mới, vì truyền thống của bản thân tính mở nằm trong gốc rễ của khoa học, nhưng các phát triển của các công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) hiện nay đã biến đổi các thực hành khoa học tới mức độ yêu cầu một tiếp cận khác cho nghiên cứu mà phải được tất cả các tác nhân có liên quan hiểu được: các nhà nghiên cứu, các cơ sở, những người làm chính sách, các nhà xuất bản, các doanh nghiệp và xã hội nói chung.
Còn tranh cãi về lâu dài, tính từ Mở nên là không nhất thiết, vì khoa học sẽ là mở mặc định, và nó có thể đơn giản được gọi là Khoa học.
Article
Open Science represents a new approach to the scientific process based on cooperative work and new ways of diffusing knowledge by using digital technologies and new collaborative tools (European Commission, 2016b:33). The OECD defines Open Science as: “to make the primary outputs of publicly funded research results – publications and the research data – publicly accessible in digital format with no or minimal restriction” (OECD, 2015:7), but it is more than that. Open Science is about extending the principles of openness to the whole research cycle (see figure 1), fostering sharing and collaboration as early as possible thus entailing a systemic change to the way science and research is done.
**Figure 1. Promoting openness at different stages of the research process (Open Science and Research Initiative, 2014)**
Open Science is frequently defined as an umbrella term that involves various movements aiming to remove the barriers for sharing any kind of output, resources, methods or tools, at any stage of the research process. As such, open access to publications, open research data, open source software, open collaboration, open peer review, open notebooks, open educational resources, open monographs, citizen science, or research crowdfunding, fall into the boundaries of Open Science. Even though, especially for the library and information domain, the focus is usually placed on two of these movements: Open Research Data and Open Access to scientific publications .
**Figure 2. Open Science facets as a beehive**
Open Science’ is not a new concept itself, although the agreement on this term and its widespread use is relatively recent. Many other terms have been used, and are still used, to refer to the transformation of scientific practice (Science 2.0, e-Science, etc.). But the term ‘Open Science’ has been preferred by the stakeholders, as it has been stated in the report of the European Commission’s 2014 public consultation on ‘Science 2.0: Science in Transition’ (European Commission, 2015).
The rationale behind Open Science is complex but one of its main arguments is sociological: scientific knowledge is a product of social collaboration and its ownership belongs to the community. From an economic point of view, scientific outputs generated by public research are a public good that everyone should be able to use at no cost. There are in fact multiple approaches to the term and definition of Open Science, that Fecher and Friesike (2014) have synthesized and structured by proposing five Open Science schools of thought (see figure 3).
**Figure 3. Five Open Science schools of thought (Fecher and Friesike, 2014)**
Most of these assumptions are not new, as the tradition of openness itself is at the roots of science, but the current developments of information and communication technologies have transformed the scientific practices to a level that requires a different approach to research that must be understood by all the agents involved: researchers, institutions, policy makers, publishers, businesses and society in general.
It is argued that in the long term, the adjective Open should not be necessary, as science will be open by default, and it would be simply named Science.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Khóa học cơ bản về Dữ liệu Mở trong chương trình học tập điện tử trên Cổng Dữ liệu châu Âu




Chào mừng
Chào mừng tới chương trình học tập điện tử trên Cổng Dữ liệu châu Âu. Chương trình này đã được thiết kế để xúc tác cho bạn phát hiện dữ liệu mở là gì và nó đang thay đổi cuộc sống của mỗi người trên trái đất như thế nào.


Hãy trượt xuống dưới để tới từng bài


Bài 1 - Dữ liệu mở là gì?
Dữ liệu mở là dữ liệubất kỳ ai cũng có thể truy cập, sử dụngchia sẻ. Các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân có thể sử dụng dữ liệu mở để mang lại những lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác những điều sau:
  • Dữ liệu mở là gì?
  • Dữ liệu là gì?
  • Điều gì làm cho dữ liệu là mở?
  • Vì sao chúng ta cần dữ liệu mở?
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 2 - Mở khóa giá trị từ dữ liệu mở
Dữ liệu mở có tiềm năng giúp tăng trưởng kinh tế, biến đổi xã hội và bảo vệ môi trường.
Trong bài này, chúng ta khai thác cách để các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đang sử dụng dữ liệu mở để tạo ra giá trị mới.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác:
  • Đổi mới sáng tạo và tăng trưởng trong các doanh nghiệp
  • Các cơ hội cho các chính phủ
  • Tác động lên xã hội và chính sách công
  • Các lợi ích về văn hóa và môi trường.
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 3 - Dữ liệu Mở: tác nhân thay đổi
Hầu hết các sáng kiến thành công về dữ liệu mở chia sẻ các đặc tính tương tự nhau. Hiểu được các tiếp cận thành công có thể giúp mở khóa giá trị của dữ liệu mở.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác những điều sau:
• Dữ liệu mở như là tác nhân thay đổi
• Lãnh đạo và sự cam kết
• Cung và cầu
• Thay đổi văn hóa vì các thị trường mới
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 4 - Vì sao chúng ta cần cấp phép?
Để dữ liệu là mở, nó nên là truy cập được (điều này thường ngụ ý được xuất bản trên trực tuyến) và được cấp phép cho bất kỳ ai truy cập, sử dụng và chia sẻ.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác những điều sau:
  • Vì sao dữ liệu mở cần được cấp phép
  • Các giấy phép mở khóa giá trị của dữ liệu mở như thế nào
  • Dạng giấy phép nào phù hợp với dữ liệu mở
  • Đưa việc cấp phép của dữ liệu mở vào vụ thầu, mua sắm và vòng đời hợp đồng như thế nào
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 5 - Điều gì tạo nên dữ liệu mở chất lượng?
Đánh giá dữ liệu mở hữu dụng như thế nào không thể được làm nhanh.
Có một số tiêu chuẩn và dấu chất lượng dựa vào cộng đồng có thể giúp bạn đánh giá dữ liệu hữu dụng như thế nào.
Trong bài này chúng ta khai thác những điều sau:
  • Điều gì tạo lên dữ liệu hữu dụng
  • Các tiêu chuẩn giúp gia tăng khả năng sử dụng dữ liệu như thế nào
  • Đánh dấu chất lượng
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 6 - Đo đếm thành công cho dữ liệu mở
Các sáng kiến dữ liệu mở thành công làm nhiều hơn so với đơn giản đặt dữ liệu lên Web. Các tổ chức có hiểu biết nhất về dữ liệu cũng đặt ra tại chỗ các khung công việc và các chính sách để hỗ trợ và ưu đãi cho đổi mới sáng tạo. Các cộng đồng dữ liệu mở cần được xây dựng và các câu chuyện thành công được truyền đạt. Cùng nhau, chúng sẽ giúp nhiều người hơn hiểu những lợi ích của dữ liệu mở.
Trong bài này chúng ta khai thác những điều sau:
  • Đo đếm thành công
  • Tập trung vào nhu cầu
  • Duy trì theo dõi
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 7 - Vì sao chúng ta nên quan tâm về tính bền vững?
Dữ liệu mở phải là thích hợp, cập nhật và truy cập được để trở thành hữu dùng.
Chương trình dữ liệu mở bền vững là chương trình thường xuyên liên tục phát hành dữ liệu với chất lượng và số lượng ít nhất y hệt hoặc được cải thiện.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác những điều sau:
  • Làm thế nào để tính bền vững trở nên có ý nghĩa
  • Vì sao tính bền vững là quan trọng đối với bạn
  • Tìm gì trong các tập hợp dữ liệu mở bền vững
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 8 - Làm quen nắm bắt các nền tảng
Nền tảng là mẩu phần mềm chính trên đó các mẩu phần mềm nhỏ hơn và nội dung có thể chạy được. Đối với dữ liệu mở, nền tảng lớn nhất là Web. Tuy nhiên, nhiều phần mềm được xây dựng theo các mục đích khác nhau có thể giúp bạn xuất bản dữ liệu mở, hoặc cung cấp các công cụ tương tác để giúp bạn khai thác nó.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác những điều sau:
  • Nhận biết các nền tảng dữ liệu mở
  • Hiểu vì sao các nền tảng là quan trọng đối với những người sử dụng
  • Đánh giá các lựa chọn nền tảng chính
  • Sử dụng các nền tảng để khai thác dữ liệu
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 9 - Chọn định dạng đúng cho dữ liệu mở
‘Định dạng’ của tập hợp dữ liệu mở tham chiếu tới cách thức ở đó dữ liệu có cấu trúc và được làm cho sẵn sàng cho người và máy.
Việc chọn đúng định dạng giúp đảm bảo dữ liệu đó có thể được quản lý và sử dụng lại đơn giản. Để tối đa hóa sử dụng lại dữ liệu, có thể cần thiết đối với nhà xuất bản sử dụng một số định dạng và cấu trúc sẵn sàng xuyên khắp các nền tảng khác nhau để đáp ứng các nhu cầu của những người sử dụng.
Trong bài này chúng ta khai thác những điều sau:
  • Vì sao các định dạng quan trọng đối với dữ liệu mở
  • Chọn cấu trúc đúng
  • Truy cập các định dạng dữ liệu mở khác nhau
  • Duy trì nó đơn giản với CSV
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 10 - Dữ liệu của tôi hữu dụng thế nào?
Việc đánh giá dữ liệu mở hữu dụng như thế nào có thể biến động phụ thuộc vào lĩnh vực và nội dung. Để hỗ trợ cho quy trình này, có một số hướng dẫn thực hành tốt nhất các nhà xuất bản và những người sử dụng có thể đi theo.
Trong bài này chúng ta xem xét 5 Sao của dữ liệu mở liên kết và khám phá cách điều này có thể được sử dụng để đo đếm tính khả dụng về mặt kỹ thuật của dữ liệu.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác những điều sau đây:
  • 5 Sao của dữ liệu mở liên kết là gì
  • 3 sao đầu tiên
  • Làm thế nào để nhận thức được các ngôi sao trong dữ liệu
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 11 - Làm sạch dữ liệu của bạn như thế nào
Một trong những thách thức lớn nhất khi làm việc với bất kỳ dữ liệu nào là làm việc với các lỗi. Thường thì ngay cả các nhà xuất bản dữ liệu cũng không nhìn ra các lỗi vì dữ liệu đó có thể thay đổi qua nhiều năm tháng. Trong các trường hợp khác, như đánh máy sai hoặc viết tắt sai.
Khi làm việc với bất kỳ dữ liệu nào, là quan trọng phải biết tìm ra các lỗi và sửa chúng cho đúng như thế nào để làm cho dữ liệu đó hữu dụng hơn.
Trong bài này chúng ta khai thác những điều sau:
  • Các lỗi dữ liệu phổ biến
  • Các công cụ làm sạch dữ liệu hữu dụng
  • Các lý do để làm sạch dữ liệu
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 12 - Tìm kiếm dữ liệu ẩn trên Web
‘Dữ liệu mở’ không chỉ ngụ ý các tập hợp dữ liệu sẵn sàng để tải về. Dữ liệu mở tải về được chỉ đại diện cho phần nhỏ các dữ liệu sẵn sàng trên Web.
Đa số dữ liệu sẵn sàng trên Web là ẩn khỏi mắt người. Tuy nhiên, các máy có thể tìm thấy và đọc được các dữ liệu đó.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác những điều sau:
  • Định vị dữ liệu ẩn như thế nào
  • Những lợi ích của dữ liệu ẩn có thể cung cấp là gì
  • Làm thế nào để có được dữ liệu ẩn
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 13 - Liên kết lên web dữ liệu
Web hiện hành được thiết lập cấu hình như là loạt các trang hoặc ‘các tài liệu’. Trong khi các tài liệu đó được thiết kế trên các nguồn dữ liệu giàu có, họ ngụy trang nó bên dưới các trang được thiết kế để con người xem được. Trong bài này, chúng ta khai thác những gì có thể xảy ra nếu tất cả các trang hoặc các tài liệu đã được/bị loại bỏ khỏi Web.
Hãy tưởng tượng bạn chỉ có dữ liệu thô, tất cả là mở, tất cả sử dụng được và tất cả được liên kết với nhau trong mạng hoặc ‘web’ của dữ liệu.
Bài này cũng giới thiệu web của dữ liệu liên kết mở và xem xét 5 Sao của dữ liệu mở liên kết cung cấp lộ trình để đạt được tầm nhìn này như thế nào.
Trong bài này chúng ta sẽ khai thác những điều sau đây:
  • Web của dữ liệu là gì?
  • Các mã nhận diện web được sử dụng như thế nào
  • Web của các dữ liệu liên kết mở trông giống cái gì
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 14 - Biện hộ cho dữ liệu mở
Việc mở dữ liệu ra có thể là có giá trị cho bất kỳ tổ chức nào. Dù để dẫn dắt đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, phát triển bức tranh rõ ràng hơn các hoạt động hay cải tiến các sản phẩm và dịch vụ, số lượng ngày một gia tăng các tổ chức khu vực nhà nước và tư nhân hiện giờ hưởng lợi từ việc xuất bản và sử dụng dữ liệu mở.
Tuy nhiên, việc mở dữ liệu ra đòi hỏi sự thay đổi văn hóa của tổ chức. Hầu hết các tổ chức được thiết lập để bảo vệ các tài nguyên dữ liệu của họ, thậm chí khi những lợi ích của tính mở vượt hơn cả các chi phí. Chìa khóa để vượt qua được sự kháng cự này là rõ ràng: truyền thông hiệu quả về những lợi ích mà dữ liệu mở có thể mang lại.
Bài này sẽ chuẩn bị cho bạn để đưa ra con đường căn chỉnh được cho dữ liệu mở nhấn mạnh giá rị và giải quyết các rủi ro.
Trong bài này chúng ta khai phá cách để:
  • Xây dựng con đường tuyệt vời
  • Xác định các khán thính phòng khác nhau cho con đường của bạn
  • Căn chỉnh con đường của bạn cho các khán thính phòng khác nhau
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 15 - Quản lý thay đổi trong dữ liệu mở
Quản lý thay đổi là quy trình giới thiệu sự chuyển đổi, thay đổi hoặc phát triển về dài hạn trong tổ chức.
Quản lý thay đổi là đặc biệt quan trọng khi làm việc với những thay đổi lớn, như các thay đổi văn hóa cần thiết để thành công với dữ liệu mở.
Trong bài này, chúng ta khai phá vì sao là quan trọng đối với các tổ chức để quản lý thay đổi và các yếu tố chính giúp xây dựng quy trình quản lý thay đổi thành công.
  • Quản lý thay đổi là gì?
  • Vì sao quản lý thay đổi quan trọng trong các sáng kiến dữ liệu mở?
  • Vì sao quản lý thay đổi là cần thiết?
  • Các yếu tố chính của quản lý thay đổi là gì?
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Bài 16 - Đạt được tác động với dữ liệu mở
Mục tiêu của bất kỳ dự án hay sáng kiến dữ liệu mở nào cũng là để có vài dạng tác động, dù nó là minh bạch về chính trị và trách nhiệm giải trình, lợi ích xã hội hay tăng trưởng kinh tế. Việc tạo lập, tìm kiếm và quảng bá các ví dụ của dữ liệu mở đang được sử dụng để cải thiện cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một trong những khía cạnh thách thức nhất của việc dẫn dắt một dự án, chương trình hay sáng kiến dữ liệu mở.
Trong bài này chúng ta sẽ khai phá:
  • Vì sao việc đạt được tác động là quan trọng?
  • Chúng ta có thể đạt được tác động như thế nào?
  • Chúng ta đo đếm tác động chúng ta đạt được như thế nào?
  • Việc vượt qua các rào cản để đạt được tác động
Nhấn vào đây để có bản dịch tiếng Việt; và bản gốc tiếng Anh


Học thêm
Chúng tôi hy vọng bạn đã thích khóa học học điện tử (eLearning) của chúng tôi. Cổng Dữ liệu châu Âu cũng tổ chức các khóa huấn luyện về dữ liệu mở. Nếu bạn có quan tâm tham dự các khóa tập huấn của chúng tôi và phát triển tri thức của bạn xa hơn, hãy quay lại phần học tập của cổng này và nhấn vào ‘workshop’.


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Khóa huấn luyện ‘Thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở’ trên trực tuyến ở trường Đại học Đông Á


Quang cảnh khóa thực hành khai thác OER ở Đại học Đông Á, 27-28/03/2020
Trong các ngày 27-28/03/2020, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã phối hợp cùng với trường Đại học Đông Á (Dong A University), Đà Nẵng tổ chức khóa huấn luyện ‘Thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở’ cho 20 học viên là các cán bộ giảng viên của nhà trường.
Đây là khóa huấn luyện đầu tiên được tổ chức theo hình thức hoàn toàn trực tuyến Online giữa 2 đầu Hà Nội và Đà Nẵng, từ việc hỗ trợ từ xa cài đặt và kiểm tra cài đặt các phần mềm cho các máy tính cho tới kiểm tra hệ thống webcam, micro và âm thanh trong lớp học và cho tới việc tiến hành giảng bài, gửi/nhận yêu cầu và kết quả các bài tập thực hành của các học viên.


Tự do tải về tài liệu khóa học tại địa chỉ:


Thông tin và tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm họp/học trực tuyến Hangouts Meet: https://giaoducmo.avnuc.vn/tap-huan/thuc-hanh-hop-hoc-truc-tuyen-voi-hangouts-meet-o-truong-dai-hoc-thang-long-148.html


Thông tin gợi ý thiết lập phòng máy vật lý đáp ứng cho việc triển khai khóa tập huấn: https://giaoducmo.avnuc.vn/tap-huan/day-va-hoc-truc-tuyen-cung-mot-luc-trong-vai-phong-hoc-vat-ly-151.html


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Bài 16 - Đạt được tác động với dữ liệu mở

Đạt được tác động với dữ liệu mở


Mục tiêu của bất kỳ dự án hay sáng kiến dữ liệu mở nào cũng là để có vài dạng tác động, dù nó là minh bạch về chính trị và trách nhiệm giải trình, lợi ích xã hội hay tăng trưởng kinh tế. Việc tạo lập, tìm kiếm và quảng bá các ví dụ của dữ liệu mở đang được sử dụng để cải thiện cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một trong những khía cạnh thách thức nhất của việc dẫn dắt một dự án, chương trình hay sáng kiến dữ liệu mở.


Trong bài này chúng ta sẽ khai phá:
  • Vì sao việc đạt được tác động là quan trọng?
  • Chúng ta có thể đạt được tác động như thế nào?
  • Chúng ta đo đếm tác động chúng ta đạt được như thế nào?
  • Việc vượt qua các rào cản để đạt được tác động


Vì sao việc đạt được tác động là quan trọng?


Tác động là phần chính của việc đo đếm tính hiệu quả của chính sách, chương trình hay sáng kiến dữ liệu mở. Là khó để viện lý cho một chương trình công việc để tiếp tục nếu nó không thể trình bày sự hoàn vốn đầu tư - ROI (Return on Investment) bằng cách tác động.


ROI này có thể không là về tài chính một cách tự nhiên, vì có các tác động rộng lớn hơn về chính trị và xã hội sẽ giành được từ dữ liệu mở:


Bạn có thể tìm ra nhiều hơn trong bài: 'Mở khóa giá trị từ dữ liệu mở' (Bản dịch tiếng Việt).


Chúng ta đạt được tác động như thế nào?


Việc đạt được tác động, và đo đếm tác động đó, là một trong những khía cạnh thách thức nhất của một dự án, chương trình hay sáng kiến dữ liệu mở. Có một số kỹ thuật bạn có thể sử dụng để giúp bạn đạt được tác động.


Xác định các mục tiêu được chia sẻ


Điều đầu tiên để nghĩ về là bạn đang cố đạt được cái gì. Mục tiêu cuối cùng của bạn cho việc xuất bản mở dữ liệu của bạn là gì? Việc có được tầm nhìn được xác định rõ ràng là quan trọng cho thành công của sáng kiến, chương trình hoặc dự án dữ liệu mở.


Tiếp theo, hãy nghĩ về những người sử dụng dữ liệu tiềm năng của bạn. Các mục tiêu của họ là gì? Làm thế nào dữ liệu của bạn có thể giúp họ đạt được các mục tiêu đó?


Các sáng kiến dữ liệu mở thành công nhất điều chỉnh các mục tiêu của các nhà cung cấp với những người sử dụng. Là hiếm thấy mọi người bắt đầu với các mục tiêu y hệt như nhau, vì thế hãy tìm kiếm các lĩnh vực nơi các mục tiêu có thể chồng lấn nhau. Các mục tiêu càng được điều chỉnh sát bao nhiêu, sự xuất bản có xu hướng càng thành công hơn bấy nhiêu.


Tìm ra và nuôi dưỡng các câu chuyện


Phương pháp tốt để giúp thể hiện tác động là tìm ra và nuôi dưỡng các câu chuyện. Đôi khi các câu chuyện thể hiện bản thân một cách dễ dàng nhưng thường thì chúng cần được nuôi dưỡng


Tiến hành, ủy quyền hay xác định nghiên cứu về tác động trong các hoạt động hiện hành và tiềm năng của tổ chức của bạn sao cho bạn có thể truyền đạt rất rõ ràng tác động chương trình, dự án hoặc sáng kiến của bạn đã đạt được.


Phản ánh, lặp đi lặp lại, nhắc lại


Có thể là khó để nhìn lại vào những gì đã xảy ra rồi như là kết quả của dự án, và các lý do vì sao nó đã hoặc đã không thành công.


Trao cho bản thân bạn thời gian để phản án, sao cho bạn có thể là mềm dẻo và lặp đi lặp lại tiếp cận của bạn. Nếu điều gì đó không làm việc, đừng sợ loại bỏ nó khỏi phạm vi công việc.


Việc lặp đi lặp lại và tinh chỉnh tiếp cận của bạn ngụ ý là dự án, chương trình hay sáng kiến dữ liệu mở của bạn có nhiều khả năng hơn để đạt được tác động.


Chúng ta đo đếm tác động như thế nào?


Có một số công cụ đánh giá có thể giúp đánh giá tác động của chính sách, chương trình hay sáng kiến dữ liệu mở của tổ chức hoặc quốc gia. Từng công cụ đánh giá sử dụng các phương pháp luận và các đo đếm hơi khác nhau, vì thế hãy tìm ra một thứ làm việc được tốt nhất cho ngữ cảnh của bạn. Hãy nghĩ về các tiêu chí nào là quan trọng cho tổ chức của bạn.


Bài này xem xét chi tiết công cụ Dữ liệu Mở ở châu Âu của Cổng Dữ liệu châu Âu, nó so sánh các sáng kiến dữ liệu mở của các quốc gia của Liên minh châu Âu.


Bạn cũng có thể xem Chỉ số Dữ liệu Mở Toàn cầu (Global Open Data Index) và Hàn thử biểu Dữ liệu Mở (Open Data Barometer), nó so sánh các quốc gia ở mức quốc tế.


Dữ liệu mở ở châu Âu xem xét 3 lĩnh vực tác động: chính trị, kinh tế và xã hội.


Chính trị
Các yếu tố tạo nên chỉ số tác động chính trị gồm: tác động lên tính hiệu quả và hiệu lực của chính phủ, và tác động lên sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.


Vào năm 2016, các quốc gia có điểm số cao nhất về tác động chính trị từng là Slovakia, Ireland, Bulgaria, Pháp và Hy Lạp.


Ở Bulgaria, các bộ của chính phủ không còn cần phải yêu cầu dữ liệu từ các bộ khác vì bây giờ các dữ liệu đó được xuất bản mở, vì thế tiết kiệm thời gian và chi phí có liên quan trong việc yêu cầu dữ liệu.


Ở Ireland, myplan.ie giúp các nhà chức trách địa phương tiêu chuẩn hóa xuất bản dữ liệu lập kế hoạch. Điều này giúp cho các nhà xuất bản điều phối các nỗ lực của họ, nhưng cũng dẫn tới các dữ liệu sử dụng được và so sánh được nhiều hơn.


Kinh tế
Chỉ số tác động kinh tế dựa vào triển khai nhiều nghiên cứu kinh tế vi mô đánh giá giá trị thị trường của dữ liệu mở và các nghiên cứu liên quan tới phân phối dịch vụ tốt hơn hoặc xem xét các chủ đề có liên quan.


Vào năm 2016, các quốc gia có điểm số cao nhất về tác động kinh tế từng là Slovakia và Tây Ban Nha.


Nghiên cứu của Tây Ban Nha đã phát hiện rằng sử dụng lại dữ liệu khí tượng trong lĩnh vực điện có thể làm giảm các chi phí tới 1000 triệu .


Nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy các công ty của Vương quốc Anh sử dụng, sản xuất hoặc đầu tư vào dữ liệu mở có tổng doanh thu thường niên hơn 92 tỷ £ và sử dụng hơn 500.000 người.



Xã hội
Chỉ số tác động xã hội bao gồm tác động lên tính bền vững môi trường và sự hội nhập của các nhóm bên lề trong công việc làm chính sách và truy cập các dịch vụ của chính phủ.


Hai quốc gia có số điểm cao nhất trong năm 2016 từng là Tây Ban Nha và Vương quốc Anh.


Ở Tây Ban Nha, một ví dụ về việc hội nhập của các nhóm bên lề là Sin Barrera, công cụ tìm kiếm các bãi đỗ xe truy cập được cho các xe lăn.


Vượt qua các rào cản để đạt được tác động từ dữ liệu mở


Dữ liệu mở là khái niệm khá mới, và đối với vài người thì điều đó làm nảy sinh các rào cản tự động. Trong phần này chúng ta khai phá vài rào cản chính đối với việc đạt được tác động từ dữ liệu mở, cũng như các cách thức để vượt qua chúng.


Người sử dụng không biết về dữ liệu của bạn
Bạn có thể có dữ liệu tuyệt vời có thể đạt được các tác động tích cực, nhưng điều đó chỉ có thể nếu những người sử dụng tiềm năng biết dữ liệu đó đang tồn tại.


Một cách để quảng bá dữ liệu của bạn là đặt ra các thách thức cụ thể xung quanh nó. Loạt các thách thức là cách hay để mang lại cùng nhau mọi người xung quanh dữ liệu của bạn. Bằng việc chào giải thưởng tiền và đặt ra quy trình đổi mới sáng tạo mở, bạn có thể huy động những người khác sử dụng lại dữ liệu của bạn và có được vài câu chuyện về tác động lớn.


Việc triển lãm các trường hợp điển hình cùng với dữ liệu của bạn cũng sẽ giúp khuyến khích sử dụng lại.


Sợ vi phạm bảo vệ dữ liệu
Một rào cản khác đối với việc đạt được tác động là khi mọi người không sử dụng dữ liệu vì sợ hãi. Vài giấy phép là không rõ ràng, đặc biệt xung quanh sử dụng lại các dữ liệu của bên thứ ba hoặc của cá nhân được tìm thấy trong tập hợp dữ liệu. Thường thì mệnh đề ‘không đảm bảo’ có thể làm cho nó dường như là người sử dụng nên tin tưởng trong trường hợp này.


Để vượt qua rào cản này, các nhà xuất bản nên rõ ràng về pháp lý chống trụ cho dữ liệu đó và những người sử dụng nào có thể làm việc được với nó.


Việc giải thích rõ ràng các điều khoản của giấy phép sẽ giúp cho điều này. Việc cung cấp thông tin về quy trình kiểm soát tính riêng tư và đánh giá tác động của tính riêng tư nếu làm việc với dữ liệu của các cá nhân, và việc xuất bản quy trình đó đã được tuân thủ để nặc danh hóa dữ liệu đó, sẽ giúp trấn an người sử dụng.


Chất lượng dữ liệu và những lo ngại về tính khả dụng
Một rào cản khác đối với việc sử dụng lại dữ liệu mở là nỗi sợ hãi nó có lẽ không có chất lượng tốt.


Có một số tiêu chuẩn dựa vào cộng đồng có thể giúp bạn, cả như nhà xuất bản và người sử dụng, để đánh giá chất lượng dữ liệu của bạn và tính khả dụng của nó.


Chắc chắn dữ liệu của bạn là khả dụng, từ quan điểm pháp lý, thực hành và xã hội sẽ khuyến khích sử dụng lại và đạt được tác động. 


Nhiều thông tin hơn có trong bài 5: ‘Điều gì tạo nên dữ liệu mở chất lượng’ (What makes quality open data)


Bạn sẵn sàng để đạt được tác động với dữ liệu mở?


Vì sao việc đạt được tác động là quan trọng?


Việc đạt được tác động là quan trọng vì...


  • nó chứng minh vì sao chương trình nên tiếp tục
  • nó chỉ ra nơi bạn nên tập trung tất cả các nỗ lực của bạn vào
  • bạn có thể rút ra các kết luận không được kỳ vọng


Đáp án đúng!
Việc đạt được tác động là quan trọng vì nó cung cấp minh chứng giải thích vì sao chương trình công việc nên được tiếp tục vì nó thể hiện sự hoàn vốn đầu tư (ROI). Tác động cũng là phần chính trong đo đếm tính hiệu quả của chính sách, chương trình hoặc sáng kiến dữ liệu mở.

Bạn chắc chắn chứ?
Việc đạt được tác động là quan trọng vì nó cung cấp minh chứng giải thích vì sao chương trình công việc nên được tiếp tục vì nó thể hiện sự hoàn vốn đầu tư (ROI). Tác động cũng là phần chính trong đo đếm tính hiệu quả của chính sách, chương trình hoặc sáng kiến dữ liệu mở. 
2Chúng ta đạt được tác động như thế nào?


Chúng ta đạt được tác động qua...


  • việc xác định các mục tiêu được chia sẻ
  • giữ cho một vài dữ liệu là đóng
  • ủy quyền nghiên cứu về tác động đó
  • phản ánh và lặp đi lặp lại trong sáng kiến của bạn
  • chia sẻ phương pháp luận của bạn


Đáp án đúng!
Tác động có thể đạt được qua việc xác định các mục tiêu được chia sẻ của các nhà xuất bản và người sử dụng dữ liệu, tìm ra và nuôi dưỡng các câu chuyện qua nghiên cứu và phản ánh và lặp đi lặp lại trong sáng kiến.


Bạn chắc chắn chứ?
Tác động có thể đạt được qua việc xác định các mục tiêu được chia sẻ của các nhà xuất bản và người sử dụng dữ liệu, tìm ra và nuôi dưỡng các câu chuyện qua nghiên cứu và phản ánh và lặp đi lặp lại trong sáng kiến. 


Chúng ta đo đếm tác động như thế nào?


Chỉ số tác động xã hội cho Dữ liệu Mở trong công cụ đánh giá của châu Âu là dựa vào tác động lên...


  • tính bền vững môi trường và sự hội nhập của các nhóm bên lề
  • các nghiên cứu đánh giá giá trị thị trường của dữ liệu mở
  • tính hiệu quả và minh bạch của chính phủ


Đáp án đúng!
Có 2 yếu tố tạo nên chỉ số tác động xã hội: tác động lên tính bền vững môi trường ở quốc gia đó và lên việc gia tăng sự hội nhập của các nhóm bên lề.


Bạn chắc chắn chứ?
Có 2 yếu tố tạo nên chỉ số tác động xã hội: tác động lên tính bền vững môi trường ở quốc gia đó và lên việc gia tăng sự hội nhập của các nhóm bên lề.


Vượt qua các rào cản


Một rào cản chính đối với việc đạt được tác động là nếu không có quản lý với dữ liệu của bạn. Bạn vượt qua điều này như thế nào?


  • Bằng việc quảng bá dữ liệu của bạn, làm rõ cách để những người sử dụng có thể sử dụng lại dữ liệu của bạn và làm cho dữ liệu của bạn hữu dụng
  • Bằng việc xuất bản càng nhiều dữ liệu có thể càng tốt
  • Bằng việc lấy tiền cho dữ liệu của bạn


Đáp án đúng!
Bạn có thể khuyến khích sử dụng lại dữ liệu của bạn bằng việc quảng bá nó, làm rõ cách để những người sử dụng có thể sử dụng lại nó và làm cho nó hữu dụng hơn.


Bạn chắc chắn chứ?
Bạn có thể khuyến khích sử dụng lại dữ liệu của bạn bằng việc quảng bá nó, làm rõ cách để những người sử dụng có thể sử dụng lại nó và làm cho nó hữu dụng hơn.


Đạt được tác động


Việc đạt được tác động với dữ liệu mở là phần cơ bản để đảm bảo tính bền vững của các dự án và sáng kiến dữ liệu mở. Việc tạo lập, tìm kiếm và quảng bá các ví dụ về dữ liệu mở đang được sử dụng để cải thiện cuộc sống thường ngày của chúng ta là một trong những khía cạnh thách thức nhất của việc dẫn dắt dự án, chương trình hoặc sáng kiến dữ liệu mở.


Có một số công cụ đánh giá có thể giúp bạn đo đếm tác động của chính sách, chương trình hoặc sáng kiến dữ liệu mở của tổ chức hoặc quốc gia. Trong bài này, chúng ta đã tập trung vào Dữ liệu Mở ở châu Âu (Open Data in Europ) của Cổng Dữ liệu châu Âu (European Data Portal).


Có các rào cản đối với việc đạt được tác động, nhưng có các cách thức để vượt qua các rào cản đó. Nhiều thông tin hơn về việc dẫn dắt sáng kiến dữ liệu mở có trong bài 15 ‘Quản lý thay đổi trong dữ liệu mở’ (Managing change in open data).


Dịch: Lê Trung Nghĩa