Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

ĐÁNH DẤU KHÓA HỌC LÀ GÌ?

Nguồn: Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình; Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0.


ĐÁNH DẤU KHÓA HỌC

Đánh dấu khóa học, như được định nghĩa trong cuốn sách này, là quá trình chỉ định các đặc tính cụ thể, tìm kiếm được cho các khóa học. Điều này có thể bao gồm thực hành tạo lập danh sách các khóa học tìm kiếm được, đứng một mình với các đặc tính được chia sẻ. Đánh dấu khóa học xúc tác cho các sinh viên để đưa ra các quyết định có đầy đủ thông tin về thời khóa biểu của họ khi họ đăng ký các lớp học. Nó được sử dụng trong tài liệu này như là khái niệm bao trùm để chỉ định khóa học, các đặc tính, và các thẻ, tất cả chúng có thể mang ý nghĩ đặc thù trong hệ thống thông tin sinh viên – SIS (Student Information System) của một cơ sở. Các khóa học được đánh dấu với các ký tự, con số, biểu tượng đồ họa, hoặc màu sắc để giúp các sinh viên nhanh chóng xác định các thông tin quan trọng để giúp họ ra quyết định và cho phép họ lên kế hoạch hiệu quả cho sự nghiệp hàn lâm của họ.

khá mới về các tài nguyên mở và kham được, việc đánh dấu khóa học là thực hành phổ biến trong giáo dục đại học. Các đánh dấu khóa học cho phép các sinh viên lọc theo chế độ phân phối (như, mặt đối mặt, lai, trên trực tuyến), người hướng dẫn hồ sơ, vị trí khu trường, tên khóa học, thời gian và ngày tháng của lớp học, và học phần. Sự sẵn có thông tin này cho phép các sinh viên tìm kiếm các khóa học đáp ứng được các yêu cầu chính, chương trình hoặc trình độ. Vài đánh dấu khóa học chỉ ra rằng các khóa học đáp ứng các yêu cầu cụ thể, như các điều kiện tiên quyết hoặc cốt lõi, hoặc chỉ định các khóa học như là danh dự, hàng đầu, viết chuyên sâu, giao tiếp bằng miệng, nghiên cứu chuyên sâu, đa dạng hoặc học tập dịch vụ. Ví dụ, Đại học Hawai ở Mānoa yêu cầu các sinh viên theo một số khóa học giáo dục chung được yêu cầu với chỉ định trọng tâm để tốt nghiệp. Các khóa học trọng tâm đó được đánh dấu bằng một ký tự tương ứng như sau: Các vấn đề đạo đức đương thời (E), viết chuyên sâu (WI), giao tiếp bằng miệng (O), và các vấn đề của Haiwai, châu Á và Thái bình dương (H).

Các đánh dấu khóa học ban đầu đã được thấy trong các catalog khóa học được in ra, đi kèm với các mô tả khóa học. Khi các catalog khóa học dịch chuyển lên trên trực tuyến, các đánh dấu khóa học đã tiếp tục sự xuất hiện của chúng như một phần của quy trình lựa chọn khóa học. Bây giờ, SIS điện tử được sử dụng để đăng ký cũng cho phép các sinh viên khả năng tìm kiếm các lớp học bằng việc sử dụng các thuộc tính độc nhất đó, làm dễ dàng lựa chọn các lớp học đáp ứng các yêu cầu trình độ hoặc ưu tiên cá nhân. Một bài đăng trên blog từ Hiệp hội các nhà Đăng ký Đại học và các Nhân viên Tuyển sinh Mỹ (American Association of Collegiate Registrars and Admissions Officers) đã gọi dạng hệ thống này là “catalog tương tác của tương lai”, thổi phồng tính liền mạch và sự cải tiến của nó về khả năng tìm kiếm, khả năng kết nối, tính chính xác, và hiệu quả (2016).


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

GIỚI THIỆU: 'ĐÁNH DẤU KHÓA HỌC MỞ VÀ KHAM ĐƯỢC: CÁC THỰC HÀNH TỐT NHẤT VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH’

Nguồn: Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình; Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0.


GIỚI THIỆU

Các sinh viên lựa chọn các khóa học vì nhiều lý do, bao gồm cả các mối quan tâm và các mục tiêu sự nghiệp của họ, các yêu cầu bằng cấp, các cân nhắc lịch trình, và thậm chí người hướng dẫn hồ sơ. Quy trình ra quyết định của các sinh viên đối với việc chỉnh sửa thời khóa biểu của họ và ưu tiên các yếu tố đó phụ thuộc vào cách thông tin minh bạch đối với từng khóa học là như thế nào đối với các sinh viên trong thời khóa biểu của các lớp học.

Một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định hàn lâm của các sinh viên là các chi phí sách giáo khoa và các tư liệu khóa học, điều mà, vì các mục đích của cuốn sách này, có thể được sử dụng lẫn nhau khi tham chiếu tới các tư liệu thương mại, bao gồm truy cập các mã cho các nền tảng sở hữu độc quyền của các bài tập về nhà và các đống tài nguyên. Một tỷ lệ phần trăm lớn các sinh viên, đặc biệt những người từ các quần thể chưa được phục vụ đúng mức trong lịch sử, vật lộn với các chi phí cao của các tư liệu đó (Senack 2014). Vài người có thể mua sách sau khi hà tiện các nhu yếu phẩm khác, như thuê nhà hoặc thực phẩm. Những người khác đã có lo ngại về các chi phí sẽ chủ ý quyết định chờ đợi cho tới tuần đầu của lớp học hoặc muộn hơn để xác định liệu các tư liệu được yêu cầu sẽ được sử dụng thường xuyên và nên được mua như thế nào, có lẽ thực sự chưa bao giờ mua các cuốn sách cần thiết cho các khóa học của họ.

Đánh dấu các khóa học Mở và Kham được: Các thực hành và các trường hợp điển hình tốt nhất khai phá cả 2 vấn đề đó - sự minh bạch và khả năng kham được của sinh viên - rất chi tiết, cung cấp cho các cơ sở giáo dục đại học hướng dẫn về việc chỉ định chi phí tư liệu khóa học trong các hệ thống thông tin sinh viên - SIS (Student Information Systems) của họ hoặc thông qua các phương tiện khác. Đại lý của sinh viên, hoặc khả năng và sự tự chủ của sinh viên để sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định có đầy đủ thông tin, là nền tảng cơ bản cho sự thành công của sinh viên. Việc đánh dấu thời khóa biểu các lớp học với các chi tiết về các tư liệu khóa học được yêu cầu đưa ra cơ chế cho các sinh viên để học được nhiều hơn về khóa học và sức nặng các chi phí tư liệu khóa học với hoàn cảnh tài chính của họ.

Đánh dấu các khóa học mở và kham được đã bắt đầu như sự khai phá cách để các tư liệu khóa học được cấp phép mở, được gọi là tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources), có thể được chỉ định trong thời khóa biểu các lớp học để gia tăng sự minh bạch và nâng cao nhận thức rộng rãi hơn về OER. Tuy nhiên, như đa số các trường hợp điển hình của cuốn sách thể hiện, các cơ sở thường áp dụng thuật ngữ rộng hơn về các tài nguyên tự do không mất tiền, chi phí bằng 0, kham được, hoặc chi phí thấp cho các nỗ lực đánh dấu khóa học của họ, vì thế việc bao gồm sử dụng OER với các dạng khác các tư liệu khóa học kham được không chia sẻ được tất cả lợi ích của nội dung được cấp phép mở. Cuốn sách này khai phá dải các đánh dấu tư liệu khóa học sẵn sàng và thảo luận những lợi ích và hạn chế của thuật ngữ được sử dụng để đánh dấu các khóa học.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

NHỮNG KHÁI NIỆM THƯỜNG GẶP TRONG ĐÁNH DẤU KHÓA HỌC MỞ VÀ KHAM ĐƯỢC

Nguồn: Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình; Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0.


Để làm việc tốt được với tài liệu Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình, bạn cần nắm được các khái niệm cơ bản được nêu trong tài liệu, như sau:

Achieving the Dream - Đạt được Giấc mơ

Tổ chức hỗ trợ các trường Cao đẳng Cộng đồng chuyển đổi cơ sở bền vững để gia tăng thành công của sinh viên, đặc biệt các sinh viên thu nhập thấp và các sinh viên da màu. Một sáng kiến cho mạng cộng đồng của họ tập trung vào áp dụng gia tăng OER.

Affordable Educational Resources - Tài nguyên Giáo dục Kham được

Còn được gọi là Nội dung Khóa học Kham được hoặc các Tư liệu Khóa học Kham được: các tư liệu kham được đáng kể đối với các sinh viên so với các sách giáo khoa thương mại truyền thống và các tư liệu khóa học khác. Thường thì từng cơ sở định nghĩa “kham được” ngụ ý gì tùy theo ngữ cảnh, với các chi phí trải từ 25 USD tới 50 USD và 40 USD đang là ngưỡng trung bình cho chỉ định “kham được”.

Course Catalog - Danh mục khóa học

Còn được gọi là thời khóa biểu khóa học hoặc nền tảng thời khóa biểu khóa học: liệt kê vét cạn các khóa học và chương trình của một trường cao đẳng hoặc đại học hiện thời và trong lịch sử được chào, bao gồm các tên và mô tả khóa học; các danh mục khóa học cũng có thể có thông tin về các chính sách và thủ tục của cơ sở.

Course Markings - Các đánh dấu khóa học

Còn được gọi là các thuộc tính, các chỉ định, các thẻ, các cờ, các nhãn: các thuộc tính hoặc chỉ định đặc biệt, tìm kiếm được và được áp dụng cho các khóa học, cho phép các sinh viên nhanh chóng nhận diện ra các thông tin quan trọng để hỗ trợ ra quyết định và cho phép họ lên kế hoạch hiệu quả sự nghiệp hàn lâm của họ. Các đánh dấu khóa học có thể gồm các ký tự, con số, biểu tượng đồ họa, hoặc màu sắc và có thể chỉ định cho bất kỳ thông tin nào về khóa học, bao gồm tình trạng học tập của dịch vụ, các chi phí bổ sung, các yêu cầu tuần tự của khóa học, và liệu khóa học có làm thỏa mãn các yêu cầu giáo dục chung nhất định hay không.

Course Throughput Rate - Tỷ lệ đi qua được khóa học

Đo đếm hiệu quả sự kết hợp các câu trả lời của sinh viên cho các khóa học, nó bao gồm việc bỏ học, rút lui khỏi khóa học, và hoàn thành khóa học với điểm C hoặc điểm cuối cùng tốt hơn (Hilton et al. 2016). Các nhà nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tổng hợp đi qua được khóa học để so sánh các kết quả đầu ra của sinh viên trong các học phần sử dụng các tư liệu học tập truyền thống so với các học phần sử dụng các tư liệu mở và kham được.

Educators - Các nhà giáo dục

Còn được gọi là những người hướng dẫn, giảng viên, giáo viên: khái niệm được sử dụng khắp cuốn sách để tham chiếu tới sự đa dạng các nhân viên giảng dạy trong giáo dục đại học. Điều này bao gồm bất kỳ ai có thể giảng dạy một khóa học có tín chỉ, bao gồm các giảng viên (cả có nhiệm kỳ và không có nhiệm kỳ), điều hành viên, các sinh viên tốt nghiệp (nghiên cứu sinh), nhân viên và thủ thư.

Enrollment Intensity - Mật độ ghi danh

Phân biệt giữa các sinh viên ghi danh như là toàn thời gian và bán thời gian dựa vào số lượng các tín chỉ.

Higher Education Opportunity Act - Luật Cơ hội Giáo dục Đại học (Luật của Mỹ)

Luật năm 2008 tái ủy quyền Luật Giáo dục Đại học năm 1965 và điều chỉnh các chính sách của cao đẳng và đại học quốc gia, bao gồm các chi phí tư liệu khóa học và minh bạch giá thành.

In-House Software - Phần mềm phát triển trong nội bộ

Phần mềm đã được phát triển trong nội bộ bởi một cơ sở nhất định đáp ứng được các yêu cầu đặc thù, bản địa. Phần mềm được phát triển trong nội bộ thường được tùy chỉnh cao và được các lập trình viên bản địa của cơ sở duy trì.

Inclusive Access - Truy cập Toàn diện

Khái niệm tiếp thị được sử dụng để mô tả thỏa thuận giữa các nhà xuất bản sách giáo khoa và các giáo sư/cơ sở cho phép tất cả các sinh viên ghi danh vào một khóa học nhất định tự động được truy cập các tư liệu khóa học qua các khoản phí của cơ sở. Ở nước Mỹ, các tổ chức có quyền yêu cầu cung cấp cho các sinh viên các lựa chọn không chọn các chương trình mua sắm tự động. Nhiều vụ kiện đã được đệ trình chống lại các nhà xuất bản và các cửa hàng sách đối với các chương trình như vậy, bao gồm vụ kiện lớp học hành động được đệ trình vào tháng 4/2020 của FeganScott nhân danh các sinh viên cao đẳng chống lại Cengage Learning, McGraw Hill, Pearson Education, Follett Higher Education Group, and Barnes & Noble College Bookseller.

Learning Analytics - Phân tích học tập

Hành động thu thập và phân tích lượng lớn sinh viên, dữ liệu thông qua công nghệ với mục đích cải thiện thành công và ở lại của sinh viên. Phân tích học tập có thể được thu thập qua các nền tảng học tập trên trực tuyến, các hệ thống quản lý học tập, hoặc các nền tảng và ngữ cảnh khác. Với mối quan tâm và sử dụng phân tích học tập đang gia tăng trong giáo dục đại học, các vấn đề về tính riêng tư, sự đồng ý, và đạo đức là tối thượng.

Open Educational Resources (OER) - Tài nguyên Giáo dục Mở

Các tư liệu dạy và học tự do không mất tiền được cấp phép mở để cho phép làm lại và sử dụng lại.

Open Source Software - Phần mềm nguồn mở

Phần mềm nguồn mở được chia sẻ tự do không mất tiền theo một giấy phép mở sao cho các cơ sở có thể tải về, đặt chỗ, và tùy chỉnh phần mềm đó cho các nhu cầu của riêng họ. Sử dụng phần mềm nguồn mở thường đòi hỏi sự tinh thông kỹ thuận trong nội bộ.

Openwashing - Tráng qua hàng mở

Sử dụng khái niệm “mở” khi các tư liệu không đáp ứng tất cả các đặc tính của mở (tự do không mất tiền + cấp phép mở để cho phép không có hạn chế để sử dụng, giữ lại, phân phối, và sửa đổi). Thường sử dụng để tham chiếu tới các sản phẩm thương mại.

Openwrapping - Vỏ bọc mở

Tương tự như tráng qua hàng mở, tham chiếu tới thực hành ở đó các tư liệu mở được “gói lại” trong các sản phẩm không mở, thường được các công ty thương mại tham chiếu tới như là các đặc tính giá trị gia tăng. Công ty tham chiếu tới toàn bộ sản phẩm như là “mở”, nhưng các đặc tính bổ sung hạn chế truy cập của những người sử dụng tới nội dung mở.

Schedule of Classes - Thời khóa biểu các khóa học

Còn được gọi là thời khóa biểu khóa học hoặc thời khóa biểu của các khóa học: danh sách các khóa học của trường cao đẳng hoặc đại học được chào từng học kỳ hoặc quý học, nó gồm các chi tiết về thời gian lớp học, các điều kiện tiên quyết, hướng dẫn hồ sơ, và các thông tin khác, nó được cập nhật cho từng giai đoạn học tập.

Self-Service Client - Khách hàng tự phục vụ

Còn được gọi là cổng tự phục vụ: ứng dụng dựa vào web cho phép những người sử dụng hoàn thành các hành động chính trước mắt, như bổ sung thêm các trường, các thẻ, hoặc thay đổi trật tự các trường.

Student Information System (SIS) - Hệ thống thông tin sinh viên

Còn được gọi là Hệ thống đăng ký, phần mềm thời khóa biểu khóa học hoặc nền tảng thời khóa biểu khóa học: ứng dụng dựa vào web được thiết kế để tổng hợp thông tin chính về các sinh viên, bao gồm cả thông tin nhân chủng học, thông tin liên hệ, tình trạng đăng ký, sự tiến bộ trong trình độ, điểm số, và các thông tin khác. Vài SIS hỗ trợ các sinh viên ghi danh, trợ giúp tài chính các quy trình, và thanh toán cuối cùng cho các khóa học.

Z-Degree - Mức-Z

Còn được gọi là Zed Cred: con đường bằng cấp, chứng chỉ, hoặc chương trình giảng dạy hoàn toàn sử dụng các tư liệu khóa học tự do không mất tiền hoặc chi phí bằng 0 sao cho các sinh viên tiến bộ qua trình độ mà họ không phải trả tiền cho các tư liệu khóa học. Tất cả các khóa học trong chương trình trình độ đó phải cam kết có chi phí bằng 0 để trình độ đó được chỉ định là Mức-Z.

Zero Textbook Cost (ZTC) - Sách giáo khoa chi phí bằng 0

Các khóa học không yêu cầu các sinh viên bỏ tiền mua sách giáo khoa. Có thể đạt được qua sử dụng tài nguyên giáo dục mở (OER), nội dung được thư viện cấp phép mở, hoặc các tài nguyên tự do không mất tiền khác.

Zero Textbook Course (ZTC) - Khóa học không mất chi phí mua sách giáo khoa

Các khóa học không yêu cầu các sinh viên bỏ tiền mua sách giáo khoa; các khóa học có “chi phí sách giáo khoa bằng 0”. Có thể đạt được qua việc sử dụng tài nguyên giáo dục mở (OER), nội dung được thư viện cấp phép mở, hoặc các tài nguyên tự do không mất tiền khác.

Zx23

Trợ cấp qua hệ thống Cao đẳng Cộng đồng Virginia hỗ trợ tạo lập Mức-Z trong tất cả 23 cơ sở VCCS trong hệ thống.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

LỢI ÍCH CỦA TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

Nguồn: Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình; Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0.



Tài nguyên Giáo dục Mở có lợi cho cả các giảng viên, sinh viên và cơ sở giáo dục.

Đối với những người hướng dẫn, tài nguyên giáo dục mở (OER) có các lợi ích sau:

  • Đảm bảo mọi sinh viên có truy cập tức thì và không giới hạn tới nội dung khóa học

  • Lựa chọn đối tác công nghệ thay vì bị khóa trói vào một nền tảng hoặc hệ thống nhất định

  • Có khả năng để sử dụng, sửa đổi, và tùy biến thích nghi các tư liệu đang có mà không cần có sự cho phép bản quyền

  • Sẵn sàng trong nhiều định dạng (như, HTML, PDF, ePUB) hoặc khả năng sản xuất tài nguyên ở các định dạng lựa chọn thay thế

  • Chủ sở hữu nội dung vĩnh viễn

  • Mềm dẻo về việc lúc nào và liệu có chuyển sang một ấn bản mới hay không

Đối với các sinh viên, OER chào tiết kiệm chi phí cũng như những lợi ích sau:

  • Truy cập tới nội dung khóa học ở các định dạng thích hợp cho các thiết bị và các tình huống khác nhau, bao gồm lựa chọn tải về văn bản khi không có truy cập Internet

  • Khả năng chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội và các diễn đàn công cộng, bao gồm các môi trường học tập pha trộn

  • Truy cập tới nội dung tức thì, không có giới hạn, và vĩnh viễn

    • loại bỏ nhu cầu mua nội dung nhiều lần hoặc cho một giai đoạn thời gian dài để sử dụng nội dung cho nhiều học kỳ;

    • xúc tác cho sử dụng nội dung như là tham chiếu cho các khóa học tiên tiến hơn (như, sử dụng sách thống kê giới thiệu như là tham chiếu cho khóa học về các phương pháp nghiên cứu);

    • nới lỏng học tập cho đầu vào giáo dục đại học và các cuộc thi cấp bằng (như, GRE, GMAT, MCAT, CPA); và

    • cung cấp truy cập tới nội dung cho học tập suốt đời và các thay đổi sự nghiệp.

  • Khả năng in tất cả các tư liệu khóa học khi thuận tiện

Đối với các cơ sở giáo dục, OER chào những lợi ích sau:

  • Truy cập rộng hơn của sinh viên tới các tư liệu khóa học, điều có thể dẫn tới sự ở lại và tiến bộ trình độ gia tăng (Fischr et al. 2015) và/hoặc giảm thiểu tỷ lệ thất bại và rút lui (Colvard, Watson, and Park 2018)

  • Gia tăng tác động và sự trực quan cho những người hướng dẫn tạo lập và chia sẻ OER, tiềm tàng tác động tới sự phát triển của khóa học ở các cơ sở khác

  • Sư phạm được cải thiện, vì những người hướng dẫn có thể tùy biến thích nghi các tư liệu khóa học cho các mục đích học tập của họ thay vì làm cho nội dung khóa học của họ cho “vừa” với sách giáo khoa đã thành danh

  • Các quan hệ công chúng tích cực và cơ hội để triển lãm các nỗ lực làm giảm các chi phí của sinh viên



Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Giới thiệu vài thông tin hữu ích từ tài liệu ‘Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình’

Nguồn: https://uta.pressbooks.pub/markingopenandaffordablecourses/
Nguồn: https://uta.pressbooks.pub/markingopenandaffordablecourses/

Để giúp các cơ sở giáo dục có quan tâm về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) nắm bắt dễ dàng hơn một số điểm quan trọng trong việc đánh dấu khóa học mở và kham được, từ tuần sau, 28/09/2020 trở đi, sẽ có loạt bài được trích dẫn ra từ cuốn sách ‘Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình’.

Mời các anh, chị và các bạn đón xem!

 

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

 

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

‘Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của nhiều tác giả, do Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập, Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0.

Tài liệu hướng dẫn thực tế đánh dấu các khóa học với các tư liệu mở và kham được, bao gồm các Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), các tư liệu chi phí thấp và không mất chi phí, một cách để thu hút các sinh viên chọn các khóa học phù hợp với túi tiền của họ trong mùa tuyển sinh.

Tài liệu đưa ra hàng loạt các trường hợp điển hình của Mỹ và Canada với đủ các dạng cơ sở giáo dục, từ đại học tới cao đẳng cộng đồng và cao đẳng kỹ thuật, từ trường đơn lẻ kich cỡ nhỏ tới nhóm các trường, bao gồm cả các nhóm trường lớn như Đại học Bang New York, gọi tắt là SUNY - hệ thống Đại học lớn nhất nước Mỹ với 64 cơ sở bao gồm các Đại học nghiên cứu, các trung tâm y học hàn lâm, các trường cao đẳng nghệ thuật tự do, các trường cao đẳng cộng đồng, các trường cao đẳng công nghệ, và mạng học tập trên trực tuyến, phục vụ gần 1,3 triệu sinh viên trong các khóa học có tín chỉ, các khóa học giáo dục liên tục, và các chương trình tiếp cận cộng đồng - triển khai đánh dấu khóa học mở và kham được trong thực tế ở thời điểm hiện tại.

Tài liệu có lẽ rất tốt cho bất kỳ cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học nào ở Việt Nam với bất kỳ kích cỡ nào, thực sự muốn triển khai Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) vào thực tế.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 280 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/de1x7trq7vl070v/Marking-Open-and-Affordable-Courses-Best-Practices-and-Case-Studies-1596578301_Vi_24092020.pdf?dl=0


Xem thêm: Các thực hành tốt nhất của các mô hình đánh dấu sách khóa học OER

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Tư vấn Khu vực của UNESCO về Khoa học Mở cho các quốc gia châu Á và Thái bình dương

UNESCO Regional Consultation on Open Science for Asian and Pacific States

Theo: https://events.unesco.org/event?id=3553884345&lang=1033

Khi nào: Giờ địa phương, từ 12:00 PM ngày 15/09/2020 tới 15:00 PM ngày 15/09/2020

Ở đâu: trên trực tuyến từ Paris, Pháp

Liên hệ: Ai Sugiura (a.sugiura@unesco.org)

Dạng sự kiện: Cuộc gặp tư vấn

Cuộc gặp trên trực tuyến này là một phần của loạt các tư vấn khu vực nhằm xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về khoa học mở. Nó sẽ cung cấp nền tảng để cung cấp các đầu vào từ các nhà khoa học, các nhà cấp vốn nghiên cứu, những người làm chính sách, những người đổi mới sáng tạo, các nhà xuất bản và các bên tham gia đóng góp có quan tâm khác từ khu vực châu Á - Thái bình dương cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO.

Các bài học học được và các kinh nghiệm của các bên tham gia đóng góp ở châu Á và Thái bình dương về phát triển và triển khai các chiến lược, các chính sách và các sáng kiến khác về Khoa học Mở sẽ được chia sẻ có tính tới nhận thức về các thách thức chính và các hạ tầng được yêu cầu cho Khoa học Mở với các gợi ý về cách để vượt qua chúng, cũng như các lĩnh vực cộng tác quốc tế và kết nối mạng để cải thiện Khoa học Mở toàn cầu. Các đầu vào chính bắt nguồn từ tư vấn khu vực này sẽ thông tin cho toàn bộ Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO.

Các tài liệu làm việc cho tư vấn

Trước cuộc tư vấn, 2 tài liệu sẽ được chia sẻ với những người tham gia:

  • Tóm tắt các kết quả toàn cầu và khu vực về khảo sát toàn cầu về Khoa học Mở được tiến hành từ tháng 3 tới tháng 6/2020.

  • Phác thảo các yếu tố chính bản phác thảo đầu tiên của Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, như được Ban Cố vấn Khoa học Mở của UNESCO đồng thuận trong cuộc họp của họ vào các ngày 16-17/07/2020.

Tăng cường các đầu vào sau phiên họp trên trực tuyến

Báo cáo phác thảo của cuộc họp sẽ được chia sẻ với những người tham gia sau thảo luận trên trực tuyến. Những người tham gia sẽ được mời cung cấp tiếp các đầu vào bằng văn bản trong báo cáo phác thảo trong vòng 1 tuần. Báo cáo cuối cùng sẽ được đăng trên website Khoa học Mở của UNESCO. Các đầu vào từ cuộc họp sau đó sẽ được kết hợp vào văn bản phác thảo của Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO.

Các nhà tổ chức

UNESCO Jakarta, Văn phòng Khoa học Khu vực châu Á và Thái bình dương đang tổ chức cuộc họp trên trực tuyến này với sự cộng tác của trung tâm loại 2 của UNESCO, Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho Hợp tác Nam - Nam dưới cái ô của UNESCO (ISTIC).

Nội dung liên quan

Các đường liên kết hữu ích

When: Local Time From Sep 15, 2020, 12:00 PM To Sep 15, 2020, 3:00 PM

Where: Online from Paris, France

Contact: Ai Sugiura (a.sugiura@unesco.org)

Event Type: Consultative Meeting

This online meeting is part of a series of regional consultations aimed at building a global consensus on open science. It will provide a platform to provide inputs from scientists, science funders, policy makers, innovators, publishers and other concerned stakeholders from Asia‐Pacific region to the UNESCO Recommendation on Open Science.

Lessons learnt and experiences of Asia and the Pacific stakeholders on  the  developmentand implementation of Open Science strategies, policies and other initiatives will be shared taking cognizance of the key challenges and required infrastructures for Open Science with suggestions on how to overcome them, as well as areas for international collaboration and networking to advance Open Science globally. Key inputs derived from this regional consultation will inform the overall UNESCO Recommendation on Open Science.

Working documents for the consultation

Prior to the consultation, two documents will be shared with participants:

  • Summary of global and regional results of the global survey on Open Science conducted from March‐June 2020. 

  • Outline and key elements of the first draft of the UNESCO Recommendation on Open Science , as agreed by the UNESCO Open Science Advisory Committee in their meeting on 16‐17 July 2020.

Consolidation of inputs after the online session

The draft report of the meeting will be shared with the participants after the online discussion. Participants will be invited to provide further written inputs on the draft report within a one week. The final report will be posted on UNESCO Open Science website. The inputs from the meeting will subsequently be incorporated in the draft text of the UNESCO Recommendation on Open Science. 

Organizers

UNESCO Jakarta, the Regional Science Bureau for Asia and the Pacific is organizing this onlinemeeting in collaboration with the UNESCO category 2 centre, the International Science, Technology and Innovation Centre for South‐South Cooperation under the auspices of UNESCO (ISTIC).

Related Content

Useful Links

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Khoa học Mở: Tư vấn khu vực cho Tây Âu và Bắc Mỹ

Open Science: Regional consultation for Western Europe and North America

Theo: https://en.unesco.org/news/open-science-regional-consultation-western-europe-and-north-america

Bài được đưa lên Internet ngày: 20/08/2020

Khoa học Mở là phong trào toàn cầu nhằm làm cho khoa học truy cập được nhiều hơn, dân chủ hơn, minh bạch hơn và có lợi nhiều hơn cho tất cả mọi người. Để xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về Khoa học Mở, và phù hợp với quyết định do Hội nghị Toàn thể UNESCO tháng 11/2019 đưa ra, sự phát triển Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO dựa vào quy trình tư vấn và minh bạch, toàn diện liên quan tới tất cả các quốc gia và các bên tham gia đóng góp và tiếp nhận các quan điểm khu vực khác nhau.

Như một phần của loạt các tư vấn theo vùng và chủ đề được tổ chức trong khuôn khổ triển khai theo lộ trình được tăng cường hướng tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, Tư vấn Khu vực trên trực tuyến cho Tây Âu và Bắc Mỹ cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO đã diễn ra trên trực tuyến hôm thứ năm, 23/07/2020.

Được UNESCO tổ chức cùng đối tác với Trung tâm Quốc tế Abdus Salam về Vật lý Lý thuyết - ICTP (International Centre for Theoretical Physics)The Học viện Thế giới về Khoa học vì sự tiến bộ của khoa học ở các quốc gia đang phát triển – (TWAS), cộng tác với EuroDIG, và sự kiện vệ tinh của ESOF2020, cuộc gặp đã mang tới khoảng 160 người tham gia, bao gồm cả các đại diện các quốc gia thành viên UNESCO, các cơ sở khoa học quốc tế, khu vực và quốc gia, các công dân và những người nắm giữ tri thức truyền thống, với mục tiêu cung cấp nền tảng cho các đầu vào từ các nhà khoa học, những nhà cấp vốn cho khoa học, những người làm chính sách, các nhà đổi mới sáng tạo, các nhà xuất bản và các bên tham gia đóng góp có liên quan khác của Tây Âu và Bắc Mỹ cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO.

Trong bài chào mừng của bà, Shamila Nair-Bedouelle, Trợ lý Tổng Thư ký UNESCO về Khoa học Tự nhiên, đã tham chiếu tới tầm quan trọng của khoa học trong việc thông tin cho các xã hội và xúc tác cho việc ra quyết định dựa vào bằng chứng vì sự phát triển bền vững và vượt qua các thách thức về môi trường và y tế. Bà cũng đã chỉ ra nhu cầu thu hút tất cả các bên tham gia đóng góp trong phát triển Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, vì từng người có thể đóng góp cho sự tiến bộ của khoa học vì tương lai bền vững của nhân loại.

TS. Atish Dabholkar, Giám đốc ICTP, đã nêu lại tầm nhìn của người sáng lập và Giám đốc đầu tiên của nó, nhà vật lý lý thuyết người Pakistan Abdus Salam, từng là để thúc đẩy và chia sẻ tri thức giữa tất cả các nhà khoa học bất kể khu vực, dân tộc hay giới tính của họ. TS. Dabholkar đã nêu rằng phân cách số và thiếu năng lực của con người và cơ sở trong Khoa học là 2 rào cản chính cho Khoa học Mở ở nhiều quốc gia đang phát triển. Ông đã nhắc lại cam kết của ICTP loại bỏ các rào cản đó bằng việc cải thiện tính kết nối thúc đẩy khoa học cộng tác khắp trên thế giới và tham chiếu tới khẩu hiệu của ESOF 2020, “Khoa học vì quyền tự do, quyền tự do cho khoa học”.

Peggy Oti-Boateng, Giám đốc của Bộ phận Chính sách Khoa học và Xây dựng Năng lực, trong Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên của UNESCO đã giới thiệu cho khán thính phòng lộ trình hướng tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, và ngắn gọn trình bày các kết quả sơ bộ của tư vấn toàn cầu trên trực tuyến do UNESCO dẫn dắt. Bà đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Khoa học trong phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc và đã nhấn mạnh nhu cầu có sự đồng thuận toàn cầu về ý nghĩa, các cơ hội và thách thức của Khoa học Mở.

Trong phiên đầu của cuộc gặp, “Khoa học Mở ở châu Âu và Bắc Mỹ: Các thách thức và cơ hội chính”, 6 chuyên gia được mời đã cung cấp vài sự thấu hiểu về các vấn đề hiện nay như các chiến lược, chính sách, sáng kiến và bài học học được liên quan tới chuyển đổi quá độ sang Khoa học Mở ở các quốc gia và/hoặc các cơ sở tương ứng của họ. Thảo luận, được ông Jonatham Baker, Cố vấn Khu vực về Khoa học và là Lãnh đạo Đơn vị Khoa học ở Văn phòng Khu vực về Khoa học và Văn hóa châu Âu của UNESCO, điều hành, đã khởi xướng một thảo luận rất tương tác và năng động giữa các diễn giả và khán thính phòng trong phòng chat, chủ yếu tập trung vào nhu cầu về hạ tầng, sự thay đổi trong hệ thống đánh giá, cũng như vai trò quan trọng của khoa học công dân.

Phần hai của cuộc gặp bao gồm một thảo luận bàn tròn ảo với tiêu đề “Các thông điệp chính từ châu Âu và Bắc Mỹ về Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO”, do bà Ana Persic, Chuyên gia Chương trình ở Bộ phận Chính sách Khoa học và Xây dựng Năng lực ở UNESCO, điều hành. Phiên này, bao gồm các diễn giả từ WHO, EUA, GOFAIR, nhằm trao đổi về các quan điểm khác nhau của các bên tham gia đóng góp chính cho Khoa học Mở, và để hiểu tốt hơn cách thức chuyển đổi quá độ sang Khoa học Mở có thể thực sự công bằng và có lợi cho tất cả mọi người như thế nào: từ các nhà khoa học trẻ cho tới những người bản địa, từ các tổ chức quốc tế làm việc với khoa học và y tế cho tới khu vực tư nhân, các trường đại học, và các hiệp hội. Thảo luận bàn tròn ảo đã bao gồm thảo luận có kết quả trong phòng chat về các mô hình cấp vốn mới, đa dạng sinh học, cộng tác quốc tế, và vai trò của các nhà xuất bản và dữ liệu FAIR trong ngữ cảnh của Khoa học Mở vượt ra khỏi các sáng kiến Truy cập Mở.

Các thảo luận của cuộc họp đã được tất cả các bên tham gia đóng góp chào đón và các đầu vào và đầu ra chính sẽ đưa vào văn bản phác thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, và cũng sẽ được trình bày ở sự kiện ESOF2020, hiện được lên kế hoạch trong các ngày 2-6/11/2020.

Thông tin thêm:

Open Science is a global movement aiming to make science more accessible, democratic, transparent and beneficial for all. To build a global consensus on Open Science, and in line with the decision taken by the UNESCO General Conference in November 2019, the development of the UNESCO Recommendation on Open Science relies on an inclusive, transparent and consultative process involving all countries and stakeholders and taking stock of the different regional perspectives.

As part of the series of regional and thematic consultations organized in the framework of the implementation of the consolidated roadmap towards a UNESCO Recommendation on Open Science, the online Regional Consultation for Western Europe and North America to the UNESCO Recommendation on Open Science took place online on Thursday, 23 July 2020.

Organized by UNESCO in partnership with the Abdus Salam International Centre for Theoretical Physics (ICTP) and The World Academy of Sciences for the advancement of science in developing countries (TWAS), in collaboration with EuroDIG, and as a satellite event of ESOF2020, the meeting brought together some 160 participants including UNESCO Member States representatives, key scientific international, regional and national institutions, citizens and traditional knowledge holders with the aim to provide a platform for inputs from West European and North American scientists, science funders, policy makers, innovators, publishers and other concerned stakeholders to the UNESCO Recommendation on Open Science.

In her welcome remarks, Shamila Nair-Bedouelle, UNESCO Assistant Director-General for Natural Sciences, referred to the importance of science in informing societies and enabling evidence-based decision-making for sustainable development and overcoming the environmental and health challenges. She also pointed out to the need for involving all stakeholders in the development of the UNESCO Recommendation on Open Science, as everyone can contribute to the scientific advancement for a sustainable future for humankind.

Dr Atish Dabholkar, Director of ICTP, reminded the vision of its founder and first Director, the Pakistani theoretical physicist Abdus Salam, which was to promote and share knowledge among all scientist regardless of their region, ethnicity or gender. Dr Dabholkar mentioned that the digital divide and the lack of human and institutional capacity in Science are two of the main barriers to Open Science in many developing countries. He recalled ICTP’s commitment to remove these barriers by enhancing connectivity promoting collaborative science around the world and referred to the motto of ESOF 2020, “Science for freedom, freedom for science”.

Peggy Oti-Boateng, Director of the Division of Science Policy and Capacity-Building, within the Natural Sciences Sector of UNESCO introduced the audience to the roadmap towards the UNESCO Recommendation on Open Science, and briefly presented the preliminary results of the global online consultation led by UNESCO. She underlined the importance of Science at the service of the UN SDGs and highlighted the need for a global consensus on the meaning, opportunities and challenges of Open Science.

During the first session of the meeting, “Open Science in Europe and North America: Key Challenges and Opportunities”, the six invited experts provided some insights on the current  strategies, policies, initiatives and lessons learned related to the transition to Open Science in their respective countries and/or institutions. The discussion, moderated by Mr Jonathan Baker, Regional Advisor for Science and Head of the Science Unit at the UNESCO’s Regional Bureau for Sciences and Culture for Europe, initiated a very interactive and dynamic conversation between speakers and audience in the chat, mainly focusing on the need for infrastructures, a change in the evaluation system, as well as the crucial role of citizen science.

The second part of the meeting included a virtual round table under the title “Key messages from Europe and North America for the UNESCO Recommendation on Open Science”, moderated by Ms Ana Persic, Programme Specialist within the Division of Science Policy and Capacity-Building at UNESCO. The session, including panellists from WHO, EUA, GOFAIR, aimed to exchange on the different perspectives of the main Open Science stakeholders, and to better understand how the transition to Open Science can be truly fair and benefit to all: from young scientists to indigenous people, from international organizations dealing with science and health to the private sector, universities, and associations. The virtual round table included a fruitful discussion in the chat about new funding models, bibliodiversity, international collaborations, and the role of publishers and FAIR data in a context of Open Science beyond Open Access initiatives.

The meeting discussions were welcomed by all stakeholders and the key inputs and outcomes will feed the draft text of the UNESCO Recommendation on Open Science, and will also be presented at ESOF2020 event, currently planned from 2 to 6 September.

More information:

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Khuyến cáo về Khoa học Mở của UNESCO

UNESCO Recommendation on Open Science

Theo: https://en.unesco.org/science-sustainable-future/open-science/recommendation

Tại phiên thứ 40 Hội nghị Toàn thể của UNESCO, 193 quốc gia thành viên đã giao nhiệm vụ cho Tổ chức để phát triển một công cụ thiết lập tiêu chuẩn về Khoa học Mở ở dạng một Khuyến cáo về Khoa học Mở sẽ được các quốc gia thành viên phê chuẩn vào năm 2021.

Khuyến cáo đó được kỳ vọng định nghĩa các giá trị và các nguyên tắc được chia sẻ cho Khoa học Mở, và xác định các biện pháp cụ thể về Truy cập Mở và Dữ liệu Mở, với các đề xuất để đưa các công dân lại gần hơn với khoa học. Nó cam kết tạo thuận lợi cho sản xuất và phổ biến tri thức khoa học khắp trên thế giới. Khuyến cáo đó sẽ được phát triển thông qua một quy trình tham vấn cân bằng các khu vực, nhiều bên tham gia đóng góp, bao hàm toàn diện và minh bạch.

Các Khuyến cáo của UNESCO là các công cụ pháp lý theo đó “Hội nghị Toàn thể tạo ra các nguyên tắc và chuẩn mực cho các quy định quốc tế của bất kỳ câu hỏi đặc biệt nào và mời các quốc gia thành viên tiến hành bất kỳ các bước lập pháp hoặc khác nào có thể cần thiết phù hợp với thực hành hiến định của từng quốc gia và bản chất tự nhiên của câu hỏi đó với sự cân nhắc để áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực được nêu ở trên trong các lãnh thổ tương ứng của họ”. Xuất phát từ cơ quan điều hành tối cao của Tổ chức và vì thế có sự ủy quyền lớn lao, các khuyến cáo có ý định tác động tới sự phát triển các luật và thực hành quốc gia.

Các tài nguyên:

At the 40th session of UNESCO’s General Conference, 193 Members States tasked the Organization with the development of an international standard-setting instrument on Open Science in the form of a UNESCO Recommendation on Open Science to be adopted by Member States in 2021.

The Recommendation is expected to define shared values and principles for Open Science, and identify concrete measures on Open Access and Open Data, with proposals to bring citizens closer to science. It commitments facilitating the production and dissemination of scientific knowledge around the world. The Recommendation will be developed through a regionally balanced, multistakeholder, inclusive and transparent consultation process.

UNESCO Recommendations are legal instruments in which “the General Conference formulates principles and norms for the international regulation of any particular question and invites Member States to take whatever legislative or other steps may be required in conformity with the constitutional practice of each State and the nature of the question under consideration to apply the principles and norms aforesaid within their respective territories”. Emanating from the Organization's supreme governing body and hence possessing great authority, recommendations are intended to influence the development of national laws and practices.

Resources:

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

‘Hướng tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO - Xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về Khoa học Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt

 


Là tài liệu của UNESCO tóm tắt ngắn gọn cách tiếp cận của UNESCO hướng tới việc xây dựng Khuyến cáo Khoa học Mở được kỳ vọng sẽ được các quốc gia thành viên UNESCO phê chuẩn vào tháng 11/2021.

Khuyến cáo này sẽ là phần tiếp theo Khuyến cáo về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học năm 2017. Nó cũng sẽ được xây dựng dựa vào Chiến lược về Truy cập Mở tới Thông tin và Nghiên cứu Khoa học của UNESCO và Khuyến cáo Tài nguyên Giáo dục Mở mới của UNESCO.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 6 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/yyv5vhd54m2mp0i/open_science_brochure_en_Vi-15082020.pdf?dl=0


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

‘Khuyến cáo về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu Khuyến cáo được các quốc gia thành viên UNESCO phê chuẩn vào ngày 13/11/2017 nhân Hội nghị Toàn thể UNESCO lần thứ 39.

Đây là 1 trong 3 tài liệu quan trọng để xây dựng Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, dự kiến sẽ được phê chuẩn vào năm sau 2021

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 34 trang này tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/wfj3y5hg6tcsg7k/263618eng_Vi-14082020.pdf?dl=0


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

‘Triển khai có trọng tâm: 10 lĩnh vực chính trong Khuyến cáo về Tình trạng của các Nhà nghiên cứu Khoa học của UNESCO (2017)’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của UNESCO xuất bản năm 2017. Các cụm từ như Khoa học Mở và Truy cập Mở đã thấy xuất hiện trong tài liệu này.

10 lĩnh vực chính trong Khuyến cáo về Tình trạng của các Nhà nghiên cứu Khoa học của UNESCO cũng là những lĩnh vực cơ bản được đưa ra thảo luận để hướng tới xây dựng tài liệu Khuyến cáo về Khoa học Mở và các Nhà nghiên cứu sau này được các quốc gia thành viên UNESCO thông qua vào ngày 13/11/2017.



Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/bdy6z1vqv27mbo4/369170eng_Vi-13082020.pdf?dl=0



Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Khoa học Mở

Open Science

Theo: https://en.unesco.org/science-sustainable-future/open-science

Ý tưởng đằng sau Khoa học Mở là cho phép thông tin, dữ liệu và các kết quả đầu ra của khoa học truy cập được rộng rãi hơn (Truy cập Mở) và khai thác được tin cậy hơn (Dữ liệu Mở) với sự tham gia tích cực của tất cả các bên tham gia đóng góp (Mở tới Xã hội).

Bằng việc khuyến khích khoa học được kết nối nhiều hơn với các nhu cầu xã hội và bằng việc thúc đẩy các cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người (các nhà khoa học, những người làm chính sách và các công dân), Khoa học Mở có thể trở thành tác nhân làm thay đổi cuộc chơi thực sự trong việc thu hẹp khoảng cách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa các quốc gia và thực hiện quyền con người đối với khoa học.

Trong bối cảnh các thách thức của hành tinh và kinh tế xã hội cấp bách, các giải pháp bền vững và có tính đổi mới sáng tạo đòi hỏi nỗ lực khoa học hiệu quả, minh bạch và cường tráng - không chỉ bắt nguồn từ cộng đồng khoa học, mà còn từ toàn bộ xã hội. Câu trả lời gần đây của cộng đồng khoa học đối với đại dịch COVID-19 đã thể hiện rất tốt, cách thức khoa học mở có thể tăng tốc đạt được các giải pháp khoa học đối với thách thức toàn cầu.

Phong trào Khoa học Mở đã nổi lên từ cộng đồng khoa học và đã nhanh chóng làm tỏa khắp các quốc gia, kêu gọi mở ra các cánh cổng tri thức. Các nhà đầu tư, các doanh nhân, những người làm chính sách và các công dân đang hưởng ứng lời kêu gọi này. Tuy nhiên, trong môi trường khoa học và chính sách bị phân mảnh, sự hiểu biết toàn cầu về ý nghĩa, các cơ hội và thách thức của Khoa học Mở vẫn còn thiếu.

UNESCO, Cơ quan Liên hiệp quốc với nhiệm vụ về Khoa học, là tổ chức toàn cầu hợp pháp được xúc tác để xây dựng tầm nhìn mạch lạc của Khoa học Mở và tập hợp các nguyên tắc phổ quát và các giá trị được chia sẻ. Điều đó giải thích vì sao, tại phiên thứ 40 Hội nghị Toàn thể của UNESCO, 193 quốc gia thành viên đã giao nhiệm vụ cho Tổ chức này phát triển một công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế về Khoa học Mở ở dạng một Khuyến cáo về Khoa học Mở của UNESCO.

Hãy đóng góp cho thảo luận toàn cầu về Khoa học Mở

Bạn là nhà khoa học, nhà xuất bản, người làm chính sách khoa học hay là người có kinh nghiệm và quan tâm tới Khoa học Mở? Đóng góp đầu vào của bạn là quan trọng đối với chúng tôi.

The idea behind Open Science is to allow scientific information, data and outputs to be more widely accessible (Open Access) and more reliably harnessed (Open Data) with the active engagement of all the stakeholders (Open to Society).

By encouraging science to be more connected to societal needs and by promoting equal opportunities for all (scientists, policy-makers and citizens), Open Science can be a true game changer in bridging the science, technology and innovation gaps between and within countries and fulfilling the human right to science.

In the context of pressing planetary and socio-economic challenges, sustainable and innovative solutions require an efficient, transparent and vibrant scientific effort - not only stemming from the scientific community, but from the whole society. The recent response of the scientific community to the COVID-19 pandemic has demonstrated very well, how open science can accelerate the achievement of scientific solutions for a global challenge.

The Open Science movement has emerged from the scientific community and has rapidly spread across nations, calling for the opening of the gates of knowledge. Investors, entrepreneurs, policy makers and citizens are joining this call. However, in the fragmented scientific and policy environment, a global understanding of the meaning, opportunities and challenges of Open Science is still missing.

UNESCO, as the United Nations Agency with a mandate for Science, is the legitimate global organization enabled to build a coherent vision of Open Science and a shared set of overarching principles and shared values. That is why, at the 40th session of UNESCO’s General Conference, 193 Members States tasked the Organization with the development of an international standard-setting instrument on Open Science in the form of a UNESCO Recommendation on Open Science.

Contribute to the global discussion on Open Science

Are you a scientist, a publisher, a science policy maker or someone with experience and interest in Open Science? Your input is important to us.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com