Reflections on Diamond Open Access and cOAlition S
25/10/2024
Theo: https://www.coalition-s.org/blog/reflections-on-diamond-open-access-and-coalition-s/
Bài được đưa lên Internet ngày: 25/10/2024
Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế và chủ đề năm nay “Cộng đồng hơn là thương mại hóa” cung cấp cho tôi cơ hội tuyệt vời để suy ngẫm về nhiều hành động mà Liên minh S đã tham gia trong vài năm qua trên con đường hướng đến Truy cập Mở (OA) Kim cương.
Truy cập Mở Kim cương thường được định nghĩa là mô hình truyền thông học thuật công bằng trong đó các tác giả và độc giả không phải trả phí để xuất bản hoặc để đọc. Nhưng điều đó còn nhiều hơn là một mô hình kinh doanh. Những gì thực sự làm cho điều đó khác là bản chất do cộng đồng dẫn dắt của nó: các cộng đồng học thuật sở hữu và kiểm soát tất cả các yếu tố của xuất bản học thuật liên quan đến nội dung. Truy cập Mở Kim cương vì thế thu hút cộng đồng học thuật vào trong tất cả các khía cạnh của sự sáng tạo và quyền sở hữu của các yếu tố liên quan đến nội dung[1], từ các tiêu đề tạp chí và nền tảng, ấn phẩm, rà soát lại, bài viết trước khi in (preprint), các quyết định, dữ liệu, và thư từ trao đổi với cơ sở dữ liệu của người đánh giá[2]. Phạm vi liên quan đến nội dung và tính độc lập về mặt học thuật này đảm bảo rằng các quyết định xuất bản sẽ được đưa ra dựa trên lợi ích học thuật chứ không phải lợi ích thương mại.
Từ nghiên cứu Kim cương đến Kế hoạch hành động
Vào năm 2020, khi Liên minh S xuất bản lời kêu gọi cho các đề xuất về Truy cập Mở Kim cương với sự hỗ trợ từ Science Europe, chúng tôi đã biết chúng tôi đang nói về điều gì đó quan trọng, nhưng chúng tôi đã không thể dự đoán trước được sự hỗ trợ khổng lồ sẽ bám theo. Cột mốc Nghiên cứu Tạp chí Truy cập Mở Kim cương - OADJS (Open Access Diamond Journals Study) là kết quả từ lời kêu gọi trong năm 2021[3] từng là đột phá khẩu chính đầu tiên. Nghiên cứu đó đã phát hiện bức tranh mạnh mẽ của các sáng kiến xuất bản do cộng đồng dẫn dắt từng vì thế bị cô lập, phân đoạn, và được cấp vốn không đúng mức. Nghiên cứu này tới lượt nó đã dẫn đến điều gì đó thậm chí còn quan trọng hơn: nó giúp làm nổi lên Kế hoạch hành động cho Truy cập Mở Kim cương vào năm 2022[4], một sáng kiến của Science Europe, Liên minh S, OPERAS, và Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Pháp (ANR) để tiếp tục phát triển và mở rộng một hệ sinh thái truyền thông học thuật Truy cập Mở Kim cương bền vững, do cộng đồng dẫn dắt. Kế hoạch hành động đó đã đề xuất điều chỉnh cho phù hợp và phát triển các tài nguyên chung cho toàn bộ hệ sinh thái Truy cập Mở Kim cương, bao gồm các tạp chí và nền tảng, cùng lúc tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và môn khoa học tạo nên sức mạnh của nó. Hơn 150 tổ chức đã phê chuẩn Kế hoạch hành động đó, tạo nên một cộng đồng để suy ngẫm và hành động xa hơn nữa.
Xây dựng tương lai bền vững: DIAMAS và CRAFT-OA
Phù hợp với các mục tiêu của Kế hoạch hành động, Horizon Europe đã cấp vốn cho 2 dự án chiến lược và bổ sung, với Liên minh S là đối tác trong cả 2 sáng kiến: dự án DIAMAS 3 triệu € đã bắt đầu lập bản đồ việc xuất bản của các cơ sở ở châu Âu, trong khi dự án CRAFT-OA 5 triệu € đã tập trung vào các hoạt động để cải thiện hạ tầng kỹ thuật và tổ chức của Truy cập Mở Kim cương. Cùng nhau, chúng đại diện cho khoản đầu tư 8 triệu € vào việc định hình lại truyền thông học thuật.
Với vai trò là người đồng lãnh đạo của dự án DIAMAS, cùng với Pierre Mounier từ OPERAS, tôi rất vinh dự được làm việc cùng với 23 tổ chức học thuật dịch vụ công từ 12 quốc gia châu Âu để nâng cao các tiêu chuẩn xuất bản học thuật, và nâng cao năng lực của cơ sở cho xuất bản Truy cập Mở Kim cương trong khi tôn trọng các nhu cầu đa dạng của các môn, quốc gia và ngôn ngữ khác nhau trong Khu vực Nghiên cứu châu Âu - ERA (European Research Area).
Tương tự, dự án CRAFT-OA, do Margo Bargheer từ thư viện Đại học Göttingen lãnh đạo, với 23 đối tác từ 14 quốc gia châu Âu và cộng tác với EOSC, làm việc để tạo ra bức tranh Truy cập Mở có khả năng phục hồi hơn bằng việc tập trung chuyên môn và tạo ra mạng lưới cộng tác.
Bước lớn tiếp theo: Trung tâm Năng lực Kim cương châu Âu (EDCH)
Vào ngày 15/01/2025, chúng tôi sẽ đạt được một cột mốc khác với sự khởi xướng của Trung tâm Năng lực Kim cương châu Âu – EDCH (European Diamond Capacity Hub) ở Madrid, tại tổng hành dinh của FECYT. Với sự hỗ trợ ban đầu từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Pháp (ANR) và Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học (CNRS), EDCH nhằm củng cố cộng đồng Truy cập Mở Kim cương ở châu Âu bằng việc hỗ trợ cho các trung tâm năng lực các cơ sở, quốc gia và ngành, các nhà xuất bản và các nhà cung cấp dịch vụ Kim cương trong sứ mệnh xuất bản học thuật Truy cập Mở Kim cương của họ.
Tích hợp các kết quả của các dự án DIAMAS và CRAFT-OA, EDCH sẽ đảm bảo sự đồng vận, điều chỉnh phù hợp, và hỗ trợ cho các Trung tâm Năng lực Truy cập Mở Kim cương. Các trung tâm này bao gồm các nhà xuất bản và các nhà cung cấp dịch vụ Kim cương, các bên này tới lượt họ cung cấp các dịch vụ xuất bản cho các tạp chí và các máy chủ preprint Kim cương. EDCH sẽ giúp cho các Trung tâm xuất sắc đó bằng việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, tuân thủ chất lượng, đào tạo các kỹ năng, các thực hành tốt nhất và tính bền vững. Tới lượt mình, các Trung tâm Năng lực sẽ cung cấp hạ tầng và chuyên môn thiết yếu mà các cộng đồng tạp chí, sách, preprint cần để xuất bản tác phẩm của họ thành công theo mô hình Truy cập Mở Kim cương.
Gia tăng xung lượng toàn cầu và công nhận Truy cập Mở Kim cương
Xung lượng xung quanh Truy cập Mở Kim cương không chỉ ở châu Âu. Vào năm 2023, Liên minh S đã đóng góp tích cực cho Hội nghị thượng đỉnh Truy cập Mở Kim cương Toàn cầu lần thứ nhất ở Toluca, Mexico. Cùng với ANR, Science Europe, và nhiều tổ chức khác, chúng tôi đã khởi xướng ý tưởng về một mạng lưới toàn cầu cho Truy cập Mở Kim cương. UNESCO đã ôm lấy ý tưởng này và bây giờ đang dẫn dắt tham vấn toàn cầu về việc triển khai nó. Khi chúng tôi chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Toàn cầu lần 2 về Truy cập Mở Kim cương ở Cape Town, việc tập trung vào công bằng xã hội trong xuất bản học thuật, điều rõ ràng rằng Truy cập Mở Kim cương đã trở thành một phong trào toàn cầu.
Tất cả các hoạt động này đều diễn ra trong bối cảnh Truy cập Mở Kim cương ngày càng được công nhận là một giải pháp thay thế cho các mô hình xuất bản vốn dĩ không công bằng và ngày càng không bền vững. Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO (2021), tuyên bố của các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ các nước G7, và các kết luận của Hội đồng Liên minh châu Âu (2023) tất cả đều kêu gọi vì một hệ sinh thái xuất bản học thuật chất lượng cao, minh bạch, mở, đáng tin cậy và công bằng - điều rất bản chất của Truy cập Mở Kim cương. Sự nhấn mạnh chính sách này có cơ sở vững chắc vì việc tạo điều kiện và liên kết Truy cập Mở Kim cương sẽ đạt được một số mục tiêu mong muốn trong xuất bản Truy cập Mở.
Đầu tiên, nó đảm bảo tính công bằng bằng cách không tính phí đối với các tác giả hoặc độc giả. Nó cũng cho phép các nhà nghiên cứu giành lại quyền kiểm soát nội dung học thuật. Truy cập Mở Kim cương cũng cho phép các Tổ chức Cấp vốn Nghiên cứu (RFO) và các Tổ chức Thực hiện Nghiên cứu (RPO) kiểm soát chi phí xuất bản, tạo ra một giải pháp thay thế bền vững cho các khoản phí Truy cập Mở Vàng (Gold OA) đang tăng vọt ngoài tầm kiểm soát. Cuối cùng, Truy cập Mở Kim cương đảm bảo tính đa dạng và đa ngôn ngữ, vì nó xuất bản các đầu ra bằng nhiều ngôn ngữ và truyền thống nhận thức khác nhau[5].
[1] Gatti, R,, Rooryck, J., &
Mounier, P. (to appear) Beyond “No fee”: why Diamond Open Access
is much more than a business model. Ledizioni-LEDIPublishing
[2]
See also Rooryck, J. (2023). Principles of Diamond Open Access
Publishing: a draft proposal. The diamond papers.
https://thd.hypotheses.org/35
[3]
Becerril, A., Bosman, J., Bjørnshauge, L., Frantsvåg, J. E.,
Kramer, B., Langlais, P.-C., Mounier, P., Proudman, V., Redhead, C.,
& Torny, D. (2021). OA Diamond Journals Study. Part 2:
Recommendations. Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.4562790
[4]
Ancion, Z., Borrell-Damián, L., Mounier, P., Rooryck, J., &
Saenen, B. (2022). Action Plan for Diamond Open Access. Zenodo.
https://doi.org/10.5281/zenodo.6282403
[5]
Pölönen, J. (2024) Diamond Open Access is fundamental for making
multilingual scientific knowledge openly available, accessible and
reusable for everyone. https://zenodo.org/records/11094709
----------------------------------
Johan Rooryck
Johan Rooryck là Giám đốc điều hành của Liên minh S và là giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Leiden. Ông là tổng biên tập của tạp chí Fair Open Access Glossa: một tạp chí ngôn ngữ học tổng quát từ năm 2016. Từ năm 1999 đến năm 2015, ông là biên tập viên điều hành của Lingua (Elsevier), khi Nhóm biên tập và Ban biên tập, cũng như cộng đồng độc giả và tác giả của tạp chí này quyết định rời Lingua để thành lập Glossa. Ông cũng là thành viên sáng lập và chủ tịch của Liên minh Truy cập Mở Công bằng (FOAA) và Ngôn ngữ học trong Truy cập Mở (LingOA). Ông là thành viên của Viện hàn lâm Europaea.
International Open Access week and this year’s theme “Community over Commercialization” provide me with an excellent opportunity to reflect on the many actions that cOAlition S has been involved in over the last few years in the journey towards Diamond Open Access (OA).
Diamond OA is often defined as an equitable model of scholarly communication where authors and readers are not charged fees for publishing or reading. But it’s more than a business model. What truly sets it apart is its community-driven nature: scholarly communities own and control all content-related elements of scholarly publishing. Diamond OA thus engages the scholarly community in all aspects of the creation and ownership of content-related elements[1], from journal and platform titles, publications, reviews, preprints, decisions, data, and correspondence to reviewer databases[2]. This content-related perimeter and scholarly independence ensure that academic interests – not commercial ones – guide publishing decisions.
From the Diamond Study to the Action Plan
In 2020, when cOAlition S published a call for proposals on Diamond OA with support from Science Europe, we knew we were onto something important, but we couldn’t have predicted the massive support that would follow. The landmark Open Access Diamond Journals Study (OADJS) that resulted from the call in 2021[3] was a first major breakthrough. The study discovered a vibrant landscape of community-driven publishing initiatives that were nevertheless isolated, fragmented, and underfunded. This study in turn led to something even more important: it gave rise to the Action Plan for Diamond OA in 2022[4], an initiative of Science Europe, cOAlition S, OPERAS, and the French National Research Agency (ANR) to further develop and expand a sustainable, community-driven Diamond OA scholarly communication ecosystem. The Action Plan proposed to align and develop common resources for the entire Diamond OA ecosystem, including journals and platforms, while respecting the cultural, multilingual, and disciplinary diversity that constitutes its strength. Over 150 organisations endorsed the Action Plan, constituting a community for reflection and further action.
Building a sustainable future: DIAMAS and CRAFT-OA
In line with the Action Plan’s goals, Horizon Europe funded two strategic and complementary projects, with cOAlition S being a partner in both initiatives: the €3m DIAMAS project began mapping the institutional publishing in Europe, while the €5m CRAFT-OA project focused on activities to improve the technical and organisational infrastructure of Diamond OA. Together, they represent an €8m investment in reshaping scholarly communication.
As co-leader of the DIAMAS project, alongside Pierre Mounier from OPERAS, I am privileged to work together with 23 public service scholarly organisations from 12 European countries in raising academic publishing standards, and increasing institutional capacity for Diamond OA publishing while respecting the diverse needs of different disciplines, countries and languages in the European Research Area.
Similarly, the CRAFT-OA project, led by Margo Bargheer from the University of Göttingen library, with 23 partners from 14 European countries and in collaboration with EOSC, works to make the Open Access landscape more resilient by centralising expertise and creating a collaboration network.
The next big step: the European Diamond Capacity Hub (EDCH)
On the 15th of January 2025, we will reach another milestone with the launch of the European Diamond Capacity Hub (EDCH) in Madrid, at FECYT headquarters. With initial support from the French National Research Agency (ANR) and Centre national de la recherche scientifique (CNRS), the EDCH aims to strengthen the Diamond OA community in Europe by supporting European institutional, national and disciplinary capacity centres, Diamond publishers and service providers in their mission of Diamond OA scholarly publishing.
Integrating the results of the DIAMAS and CRAFT-OA projects, the EDCH will ensure synergies, align, and support Diamond OA Capacity Centers. Diamond OA Capacity Centers include Diamond publishers and service providers, who in turn provide publishing services to Diamond journals and preprint servers. The EDCH will help these Centers excel by providing technical services, quality alignment, training and skills, best practices and sustainability. In turn, the Capacity Centers will offer the essential infrastructure and expertise that journal, book, and preprint communities need to publish their work successfully under the Diamond OA model.
Growing global momentum and recognition of Diamond OA
The momentum around Diamond OA isn’t just European. In 2023, cOAlition S contributed actively to the First Global Diamond OA Summit in Toluca, Mexico. Together with ANR, Science Europe, and many other organisations, we launched the idea for a global network for Diamond OA. UNESCO embraced this idea and is now leading a worldwide consultation on its implementation. As we prepare for the Second Global Summit for Diamond OA in Cape Town, focusing on social justice in academic publishing, it is clear that Diamond OA has become a global movement.
All of these activities are taking place against a background of increasing recognition of Diamond OA as an alternative to publishing models that are inherently inequitable and increasingly unsustainable. The UNESCO recommendation on Open Science (2021), the G7 Science and Technology Ministers declaration, and the Council of the European Union conclusions (2023) all call for a scholarly publishing ecosystem that is high-quality, transparent, open, trustworthy and equitable – the very essence of Diamond OA. This policy emphasis is well-founded as facilitating and aligning Diamond OA will achieve a number of desirable goals in OA publishing. First, it ensures equity by not charging fees to authors or readers. It also allows researchers to take back control of scholarly content. Diamond OA also allows Research Funding Organisations (RFOs) and Research Performing Organisations (RPOs) to control publication costs, creating a sustainable alternative to Gold OA fees that are spiralling out of control. Finally, Diamond OA ensures diversity and multilingualism, since it publishes outputs in a variety of languages and epistemic traditions.[5]
[1]
Gatti, R,, Rooryck, J., & Mounier, P. (to appear) Beyond “No
fee”: why Diamond Open Access is much more than a business model.
Ledizioni-LEDIPublishing
[2]
See also Rooryck, J. (2023). Principles of Diamond Open Access
Publishing: a draft proposal. The diamond papers.
https://thd.hypotheses.org/35
[3]
Becerril, A., Bosman, J., Bjørnshauge, L., Frantsvåg, J. E.,
Kramer, B., Langlais, P.-C., Mounier, P., Proudman, V., Redhead, C.,
& Torny, D. (2021). OA Diamond Journals Study. Part 2:
Recommendations. Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.4562790
[4]
Ancion, Z., Borrell-Damián, L., Mounier, P., Rooryck, J., &
Saenen, B. (2022). Action Plan for Diamond Open Access. Zenodo.
https://doi.org/10.5281/zenodo.6282403
[5]
Pölönen, J. (2024) Diamond Open Access is fundamental for making
multilingual scientific knowledge openly available, accessible and
reusable for everyone. https://zenodo.org/records/11094709
----------------------------------
Johan Rooryck
Johan Rooryck is Executive Director of cOAlition S and a linguistics professor at Leiden University. He is the editor-in-chief of the Fair Open Access journal Glossa: a journal of general linguistics since 2016. From 1999 to 2015, he was the executive editor of Lingua (Elsevier), when its Editorial Team and Board, as well as its reader and author community, decided to leave Lingua to found Glossa. He also is a founding member and president of the Fair Open Access Alliance (FOAA) and Linguistics in Open Access (LingOA). He is a Member of the Academia Europaea.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.