Thứ Năm, 30 tháng 1, 2025

‘Mở khóa để cộng tác về dữ liệu: Nghiên cứu về các hoạt động chia sẻ dữ liệu và phát triển các điều khoản cấp phép dữ liệu chuẩn để thúc đẩy quyền truy cập và lợi ích xã hội’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu do Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) nghiên cứu và sản xuất cộng tác với Trường Kỹ thuật Pratt thuộc Đại học Duke xuất bản vào tháng 1/2025.

“Khi trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence) tiếp tục dẫn dắt đổi mới khắp các lĩnh vực và thúc đẩy lợi ích xã hội (Social Good), nhu cầu về dữ liệu được quản trị tốt và phù hợp - xoay quanh các định dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và dữ liệu chuyên dụng - đã gia tăng theo hàm mũ. Để giúp đáp ứng đòi hỏi ngút trời này, xã hội cần tìm ra các cách thức chia sẻ dữ liệu một cách có trách nhiệm, tự nguyện và theo một cách thức tuân thủ pháp luật và có đạo đức. Bất kể đòi hỏi và mối quan tâm này, các bên liên quan đối mặt các thách thức trong triển khai các dàn xếp chia sẻ dữ liệu đáng tin cậy.


...

Báo cáo này nhấn mạnh vai trò quan trọng mà các giấy phép dữ liệu được chuẩn hóa có thể đóng góp trong việc thúc đẩy các thực hành chia sẻ dữ liệu có trách nhiệm để hỗ trợ phát triển AI. Nhu cầu ngày càng tăng về dữ liệu để thúc đẩy AI, cùng với các rào cản hiện có bắt nguồn từ sự chắp vá của các khung cấp phép, nhấn mạnh nhu cầu về các tiêu chuẩn cấp phép dễ tiếp cận và rõ ràng. Các giấy phép dữ liệu chuẩn có thể thúc đẩy tính minh bạch, giảm sự mơ hồ về mặt pháp lý và có khả năng làm giảm chi phí và tính phức tạp của việc chia sẻ dữ liệu, điều này đặc biệt có lợi cho các tổ chức và thực thể nhỏ hơn hoặc thiếu nguồn lực trong các khu vực có ít đại diện.

Hơn nữa, các giấy phép đó, được phát triển thông qua sự cộng tác của nhiều bên liên quan, có thể hỗ trợ quyền truy cập công bằng tới dữ liệu bằng cách giải quyết các thách thức riêng biệt của nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như việc sử dụng AI phi thương mại, nghiên cứu và hướng đến lợi ích xã hội. Một cách tiếp cận cân bằng kết hợp sự chuẩn hóa với một số tính linh hoạt để tùy chỉnh có thể giúp đảm bảo rằng việc chia sẻ dữ liệu phù hợp với các cân nhắc về mặt pháp lý, đạo đức và quản trị đa dạng xuyên khắp các quyền tài phán toàn cầu. Khi AI tiếp tục phát triển như một lực lượng có tác động, việc triển khai các khung cấp phép dữ liệu được chấp nhận rộng rãi sẽ rất cần thiết để xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu công bằng, toàn diện và bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.”

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 75 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/pz3xouzjlqyxvjxvu6wjj/Unlocking_data_collaboration__A_study_on_data_sharing_practices_Vi-29012025.pdf?rlkey=0lus8ph4eomrtkbex5rrivyre&st=d0nt5uh6&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2025

‘Xây dựng cách tiếp cận minh bạch dữ liệu AI lấy người dùng làm trung tâm’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là bản dịch tài liệu báo cáo do Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) nghiên cứu, sản xuất và xuất bản vào tháng 12/2014. Các tác giả chính của nó gồm Ben Snaith, Sophia Worth và Elena Simperl, với sự hỗ trợ thêm từ Neil Majithia.

Để việc sử dụng AI an toàn và tin cậy, sự minh bạch dữ liệu AI là đặc biệt cần thiết. Các đối tượng khác nhau cần sự minh bạch dữ liệu AI cho các mục đích khác nhau:

  • Các nhà khoa học và nhà phát triển yêu cầu minh bạch dữ liệu để tái tạo và rẽ nhánh các mô hình

  • Các nhà nghiên cứu AI có trách nhiệm (RAI) có quan tâm trong việc trả lời các vấn đề về công bằng, định kiến và thực hành dữ liệu và vì thế yêu cầu quyền truy cập tới thông tin về dữ liệu đào tạo, tăng cường dữ liệu và tương tự

  • Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý có trách nhiệm đảm bảo sử dụng AI an toàn và có trách nhiệm, và cần hiểu các thực hành hiện hành để đảm bảo rằng các bổn phận của việc làm luật (chẳng hạn như Đạo luật AI của Liên minh châu Âu) sẽ được tuân thủ, hoặc đề xuất quy định hoặc thỏa thuận mới để cải thiện các thực hành

  • Các thành viên của công chúng muốn hiểu các mô hình và công cụ AI nào là an toàn và có đạo đức

  • Những người sáng tạo muốn biết dữ liệu bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ của họ có được sử dụng trong quá trình đào tạo một số mô hình nhất định hay không

  • Các nhà báo muốn tiết lộ các tác hại tiềm tàng trong việc đào tạo và sử dụng AI, và vì thế cần có khả năng để bám theo dữ liệu suốt toàn bộ vòng đời

  • Các luật sư có thể bảo vệ hoặc truy tố hành vi vi phạm bản quyền hoặc xử lý dữ liệu không phù hợp trong các mô hình đào tạo.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 32 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/x5fsfkjuan324xjmqkl0g/Building_a_user-centric_AI_data_transparency_approach_Vi-16012025.pdf?rlkey=1jnon3ht060n469natp0kdflm&st=izw265ep&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2025

‘Hiểu về quản trị dữ liệu trong AI: Quan điểm vòng đời’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu do Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) sản xuất và xuất bản tháng 6/2024.

“Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence) cung cấp tiềm năng cho những tiến bộ có tính biến đổi khắp nhiều lĩnh vực, được các kỹ thuật như máy học - ML (Machine Learning), Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên - NLP (Natural Language Processing) và Tầm nhìn Máy tính - CV (Computer Vision) hỗ trợ. Các công nghệ đó khai thác các tập dữ liệu khổng lồ để ‘học’ các nguyên mẫu (patterns) và tạo ra các mô hình dự báo trước dựa vào chúng, báo hiệu một kỷ nguyên tự động hóa và ra quyết định được cải tiến. Tuy nhiên, hiệu suất của các mô hình AI không chỉ là một tính năng kỹ thuật; các kết quả đầu ra từ mô hình, về cơ bản, phụ thuộc vào dữ liệu và vì thế phụ thuộc vào các quy tắc cơ bản để quản trị nó.

Quản trị dữ liệu được định nghĩa như là một khung có cấu trúc của các chính sách, quy trình và tiêu chuẩn (ví dụ, từ các chính sách mức cao như các chiến lược dữ liệu tới tài liệu chi tiết hơn như các bảng tính cho các tập dữ liệu) hướng dẫn xử lý dữ liệu khắp tổ chức, hoặc giữa 2 hoặc nhiều tổ chức. Việc thực hiện đúng các chính sách, quy trình và tiêu chuẩn này giúp phát triển và triển khai các hệ thống AI/ML một cách có đạo đức và hiệu quả, đồng thời ngày càng được công nhận là quan trọng, nhấn mạnh nhu cầu quản trị dữ liệu mạnh mẽ để giải quyết các thách thức liên quan.”

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 68 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/ls2afs5rtyubq7qkp3358/ODI__data_governance_in_AI__A_lifecycle_perspective_Vi-22012025.pdf?rlkey=jp7umjmilyeh631s5yrbshue0&st=o7gtgko3&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2025

Định nghĩa AI nguồn mở V1.0

OSI Logo 

The Open Source AI Definition – 1.0

Theo: https://opensource.org/ai/open-source-ai-definition

Lời nói đầu

Vì sao chúng ta cần Trí tuệ Nhân tạo (AI) Nguồn Mở

Nguồn Mở đã chứng minh rằng mọi người đều hưởng lợi lớn sau khi loại bỏ các rào cản đối với việc học tập, sử dụng, chia sẻ và cải tiến các hệ thống phần mềm. Những lợi ích đó là kết quả của việc sử dụng các giấy phép gắn với Định nghĩa Nguồn Mở. Đối với AI, xã hội cần ít nhất các quyền tự do thiết yếu y hệt của Nguồn Mở để cho phép các nhà phát triển, các nhà triển khai và người dùng đầu cuối của AI hưởng thụ những lợi ích y hệt đó: quyền tự quyết, minh bạch, sử dụng lại và cải tiến cộng tác một cách trơn tru.

AI Nguồn Mở là gì

Khi chúng ta tham chiếu tới một “hệ thống”, chúng ta đang nói một cách rộng rãi về một cấu trúc đầy đủ chức năng và các yếu tố cấu thành riêng biệt của nó. Để được coi là Nguồn Mở, các yêu cầu là y hệt nhau, dù được áp dụng cho một hệ thống, mô hình, trọng sốtham số, hay các yếu tố cấu thành khác.

AI Nguồn Mở (Open Source AI) là một hệ thống AI được làm cho sẵn sàng theo các điều khoản và theo một cách thức trao các quyền tự do1 để:

  • Sử dụng hệ thống đó vì bất kỳ mục đích gì và không phải hỏi sự cho phép.

  • Nghiên cứu cách hệ thống đó làm việc và kiểm tra các cấu thành của nó.

  • Sửa đổi hệ thống đó vì bất kỳ mục đích gì, bao gồm thay đổi đầu ra của nó.

  • Chia sẻ hệ thống đó với người khác để sử dụng với hoặc không với những sửa đổi, vì bất kỳ mục đích gì.

Các quyền tự do đó áp dụng cả cho một hệ thống đầy đủ chức năng và cho các cấu thành riêng biệt của một hệ thống. Điều kiện tiên quyết để thực thi các quyền tự do đó là phải có quyền truy cập tới hình thức được ưa thích để tiến hành các sửa đổi đối với hệ thống đó.

Hình thức được ưa thích để tiến hành các sửa đổi đối với các hệ thống máy học

Hình thức được ưa thích cho việc thực hiện các sửa đổi đối với một hệ thống máy học phải bao gồm tất cả các yếu tố sau đây:

  • Thông tin dữ liệu: Thông tin đủ chi tiết về dữ liệu được sử dụng để đào tạo hệ thống sao cho một người có kỹ năng có thể xây dựng một hệ thống tương tự về cơ bản.

    • Đặc biệt, điều này phải bao gồm: (1) mô tả hoàn chỉnh tất cả dữ liệu được sử dụng để đào tạo, bao gồm (nếu được sử dụng) dữ liệu không thể chia sẻ, tiết lộ nguồn gốc của dữ liệu đó, mức độ phạm vi và các đặc tính của nó, cách dữ liệu đó đã được thu thập và có được, các thủ tục gắn nhãn, và các phương pháp xử lý và lọc dữ liệu; (2) liệt kê tất cả các dữ liệu đào tạo có sẵn công khai và nơi để có được nó; và (3) liệt kê tất cả dữ liệu đào tạo có được từ các bên thứ 3 và nơi để có được nó, bao gồm dữ liệu phải trả phí.

  • Mã (Code): Mã nguồn đầy đủ được sử dụng để đào tạo và chạy hệ thống. Mã đó sẽ thể hiện đầy đủ thông số kỹ thuật về cách thức xử lý và lọc dữ liệu cũng như cách thức đào tạo được thực hiện. Mã đó sẽ được làm cho sẵn sàng theo các giấy phép được Sáng kiến Nguồn Mở - OSI (Open Source Initiative) phê duyệt.

    • Ví dụ, nếu được sử dụng, điều này phải bao gồm mã được sử dụng để xử lý và lọc dữ liệu, mã được sử dụng để đào tạo bao gồm các tham số và các thiết lập được sử dụng, thẩm định và kiểm thử, các thư viện hỗ trợ tương tự như các thẻ token và mã tìm kiếm siêu tham số (hyperparameters), mã suy luận, và kiến trúc của mô hình.

  • Các tham số: Các tham số của mô hình, chẳng hạn như các trọng số hoặc các thiết lập cấu hình khác. Các tham số sẽ được làm cho sẵn sàng theo các điều khoản được OSI phê chuẩn.

    • Ví dụ, điều này có thể bao gồm các điểm kiểm tra từ các giai đoạn trung gian chủ chốt của việc đào tạo cũng như tình trạng của trình tối ưu hóa cuối cùng.

Việc cấp phép hoặc các điều khoản khác được áp dụng cho các yếu tố đó và cho bất kỳ sự kết hợp nào của chúng có thể có các điều kiện yêu cầu bất kỳ phiên bản sửa đổi nào cũng phải được phát hành theo các điều khoản y hệt như của bản gốc.

Các mô hình Nguồn Mở và các trọng số Nguồn Mở

Đối với các hệ thống máy học,

  • Mô hình AI (AI Model) gồm cấu trúc mô hình, các tham số mô hình (bao gồm các trọng số) và mã suy luận để chạy mô hình đó.

  • Các trọng số AI (AI Weights) là tập hợp các tham số học được bao trùm kiến trúc mô hình để tạo ra đầu ra từ đầu vào nhất định.

Hình thức được ưu tiên để thực hiện các sửa đổi cho các hệ thống máy học cũng áp dụng cho các thành phần riêng rẽ đó. “Các mô hình Nguồn Mở” và “các trọng số Nguồn Mở” phải bao gồm thông tin dữ liệu và mã được sử dụng để dẫn xuất các tham số đó.

Định nghĩa AI Nguồn Mở không yêu cầu một cơ chế pháp lý cụ đặc thù để đảm bảo rằng các tham số mô hình là sẵn sàng miễn phí cho tất cả mọi người. Chúng có thể có phí theo bản chất tự nhiên của chúng hoặc một giấy phép hoặc một công cụ pháp lý khác có thể được yêu cầu để đảm bảo quyền tự do của chúng. Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn qua thời gian, một khi hệ thống pháp lý đã có nhiều cơ hội hơn để đề cập tới các hệ thống AI Nguồn Mở.

Các định nghĩa

  • Hệ thống AI2: Hệ thống AI là hệ thống dựa trên máy móc mà, vì các mục đích rõ ràng hoặc ngầm định, suy diễn, từ đầu rào nó nhận được, cách để sinh ra các kết quả đầu ra chẳng hạn như các cảnh báo, nội dung, khuyến nghị, hoặc quyết định có thể ảnh hưởng đến các môi trường vật lý hoặc ảo. Các hệ thống AI khác nhau là khác nhau về các mức độ tự quản và khả tính tùy biến thích nghi của chúng sau khi triển khai.

  • Máy học3: là một tập hợp các kỹ thuật cho phép các máy móc cải thiện hiệu suất của chúng và thường sinh ra các mô hình theo cách được tự động hóa thông qua việc tiếp xúc với dữ liệu đào tạo, có thể giúp xác định các mẫu và quy luật thay vì thông qua các lệnh rõ ràng từ con người. Quá trình cải thiện hiệu năng của hệ thống bằng cách sử dụng các kỹ thuật máy học được gọi là “việc đào tạo”.

  1. Các quyền tự do này bắt nguồn từ Định nghĩa Phần mềm Tự do.

  2. Khuyến nghị của Hội đồng về Trí tuệ Nhân tạo OECD/LEGAL/0449, Tổ chức Phát triển Kinh tế và Hợp tác (OECD), 2024

  3. Biên bản giải trình về định nghĩa hệ thống AI được OECD cập nhật, Tài liệu về Trí tuệ Nhân tạo của OECD, No. 8, OECD Xuất bản, Paris 

Xem các câu Hỏi - Đáp thường gặp

Xem danh sách các bên phê chuẩn

Phê chuẩn Định nghĩa AI Nguồn Mở

Cảm ơn bạn về sự quan tâm của bạn trong việc phê chuẩn Định nghĩa AI Nguồn Mở (OSAID). Là một người phê chuẩn ngụ ý tân và mối liên kết với tổ chức của bạn sẽ được thêm vào danh sách những người ủng hộ Định nghĩa AI Nguồn Mở phiên bản 1.0.

Tên của bạn

Thư điện tử của bạn

Tổ chức của bạn

Vai trò của bạn

Dạng phê chuẩn:

Cá nhân ○; Tổ chức ○; Cả hai ○.

Ý kiến của bạn (tùy chọn)

Gửi đi

Preamble

Why we need Open Source Artificial Intelligence (AI)

Open Source has demonstrated that massive benefits accrue to everyone after removing the barriers to learning, using, sharing and improving software systems. These benefits are the result of using licenses that adhere to the Open Source Definition. For AI, society needs at least the same essential freedoms of Open Source to enable AI developers, deployers and end users to enjoy those same benefits: autonomy, transparency, frictionless reuse and collaborative improvement.

What is Open Source AI

When we refer to a “system,” we are speaking both broadly about a fully functional structure and its discrete structural elements. To be considered Open Source, the requirements are the same, whether applied to a system, a model, weights and parameters, or other structural elements.

An Open Source AI is an AI system made available under terms and in a way that grant the freedoms1 to:

  • Use the system for any purpose and without having to ask for permission.

  • Study how the system works and inspect its components.

  • Modify the system for any purpose, including to change its output.

  • Share the system for others to use with or without modifications, for any purpose.

These freedoms apply both to a fully functional system and to discrete elements of a system. A precondition to exercising these freedoms is to have access to the preferred form to make modifications to the system.

Preferred form to make modifications to machine-learning systems

The preferred form of making modifications to a machine-learning system must include all the elements below:

  • Data Information: Sufficiently detailed information about the data used to train the system so that a skilled person can build a substantially equivalent system. Data Information shall be made available under OSI-approved terms.

    • In particular, this must include: (1) the complete description of all data used for training, including (if used) of unshareable data, disclosing the provenance of the data, its scope and characteristics, how the data was obtained and selected, the labeling procedures, and data processing and filtering methodologies; (2) a listing of all publicly available training data and where to obtain it; and (3) a listing of all training data obtainable from third parties and where to obtain it, including for fee.

  • Code: The complete source code used to train and run the system. The Code shall represent the full specification of how the was processed and filtered, and how the training was done. Code shall be made available under OSI-approved licenses.

    • For example, if used, this must include code used for processing and filtering data, code used for training including arguments and settings used, validation and testing, supporting libraries like tokenizers and hyperparameters search code, inference code, and model architecture.

  • Parameters: The model parameters, such as weights or other configuration settings. Parameters shall be made available under OSI-approved terms.

    • For example, this might include checkpoints from key intermediate stages of training as well as the final optimizer state.

The licensing or other terms applied to these elements and to any combination thereof may contain conditions that require any modified version to be released under the same terms as the original.

Open Source models and Open Source weights

For machine learning systems,

  • An AI model consists of the model architecture, model parameters (including weights) and inference code for running the model.

  • AI weights are the set of learned parameters that overlay the model architecture to produce an output from a given input.

The preferred form to make modifications to machine learning systems also applies to these individual components. “Open Source models” and “Open Source weights” must include the data information and code used to derive those parameters.

The Open Source AI Definition does not require a specific legal mechanism for assuring that the model parameters are freely available to all. They may be free by their nature or a license or other legal instrument may be required to ensure their freedom. We expect this will become clearer over time, once the legal system has had more opportunity to address Open Source AI systems.

Definitions

  • AI system2: An AI system is a machine-based system that, for explicit or implicit objectives, infers, from the input it receives, how to generate outputs such as predictions, content, recommendations, or decisions that can influence physical or virtual environments. Different AI systems vary in their levels of autonomy and adaptiveness after deployment.

  • Machine learning3: is a set of techniques that allows machines to improve their performance and usually generate models in an automated manner through exposure to training data, which can help identify patterns and regularities rather than through explicit instructions from a human. The process of improving a system’s performance using machine learning techniques is known as “training”.

  1. These freedoms are derived from the Free Software Definition

  2. Recommendation of the Council on Artificial Intelligence OECD/LEGAL/0449, Organization for Economic and Co-operation Development (OECD), 2024 

  3. Explanatory memorandum on the updated OECD definition of an AI system, OECD Artificial Intelligence Papers, No. 8, OECD Publishing, Paris 

See FAQs

See list of endorsements

Endorse the Open Source AI Definition

Thank you for your interest in endorsing the OSAID. Being an endorser means your name and organizational affiliation will be appended to list of supporters of Version 1.0 of the Open Source AI Definition.

Your name

Your email

Your institution

Your role

Endorsement type:

Individual Institutional Both

Your message (optional)

Submit

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2025

Webinar ‘Học tập suốt đời trong thời đại AI’ nhân Ngày Giáo dục Quốc tế

International Education Day Webinar ‘Lifelong learning in the age of AI’

Theo: https://www.uil.unesco.org/en/articles/international-education-day-webinar-lifelong-learning-age-ai

Trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence) có tiềm năng giải quyết một số thách thức lớn nhất trong giáo dục và học tập suốt đời ngày nay, các thực hành dạy và học có tính đổi mới, và thúc đẩy tiến bộ hướng tới Mục tiêu Phát triển Bền vững 4. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của công nghệ tất yếu mang lại nhiều rủi ro và thách thức, điều cho tới nay đã vượt xa các cuộc tranh luận về chính sách và khung pháp lý.


Sutthiphong Chandaeng / Shutterstock.com

Ngày 24/01/2025

SỰ KIỆN

Webinar ‘Học tập suốt đời trong thời đại AI’ nhân Ngày Giáo dục Quốc tế

Ngày 24/01/2025 - 1:00 pm - 24/01/2025 - 2:30 pm

Phòng: Trên trực tuyến

Hình thức: Cat VII - Hội thảo và đào tạo

Phương thức: Ảo

Liên hệ: Katja Roemer

Các chính sách hiện hành về AI và học tập suốt đời thường áp dụng cách tiếp cận mang tính công cụ và công nghệ quyết định, ưu tiên hiệu quả hơn sự phát triển và quyền tự quyết của con người. UNESCO cam kết hỗ trợ các quốc gia thành viên khai thác tiềm năng các công nghệ AI nhằm đạt được lời hứa về các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người, cùng lúc đảm bảo rằng việc ứng dụng nó trong các bối cảnh học tập được các nguyên tắc cốt lõi của sự hòa nhập và công bằng dẫn dắt.

Trong bối cảnh này, nhân Ngày Giáo dục Quốc tế UNESCO, Viện Học tập suốt đời UNESCO tổ chức hội thảo trực tuyến 'Học tập suốt đời trong thời đại AI' vào ngày 24 tháng 1 năm 2025, từ 13:00 đến 14:30 giờ CET. Webinar này sẽ tập hợp các nhà hoạch định chính sách, nhà thực hành, và nhà nghiên cứu để xới lại ý tưởng về học tập suốt đời trong thời đại các công nghệ mới nổi lên, với trọng tâm chủ đề về học tập suốt đời như một khái niệm, việc học tập ở nơi làm việc, các năng lực kỹ thuật số của các nhà giáo dục người trưởng thành, và lấp đi phân cách kỹ thuật số xám.

Mục đích

  • Thảo luận về các xu hướng hiện hành, về chính sách, nghiên cứu, và các thực hành đổi mới trong các công nghệ mới nổi lên như AI và mối quan hệ của nó với học tập suốt đời và khái niệm quyền tự quyết.

  • Nêu bật vai trò của việc học tập và giáo dục người trưởng thành, trong việc thúc đẩy các năng lực kỹ thuật số với trọng tâm nhằm vào các nhà giáo dục và việc lấp đi phân cách số xám.

  • Thu hút các nhà giáo dục và những người tham gia vào các thảo luận và các hoạt động tương tác để thúc đẩy việc hiểu sâu hơn về AI và các công nghệ mới nổi lên trong các môi trường giáo dục người trưởng thành.

Đăng ký

Webinar là mở cho tất cả các bên liên quan có quan tâm. Vui lòng đăng ký ở đây: https://unesco-org.zoom.us/meeting/register/tZ0qde-oqzstGdXToGQUZ2S6F-2Ub7y3iyJh

Chương trình: 24/01/2025, 13:00 – 14:30 (CET) 

13:00 – 13:15: Phát biểu khai mạc

13:15 – 13:25 : Hoạt động tương tác

13:25 – 14:20 : Phiên: Học tập suốt đời trong thời đại AI

  • Thiết lập lại việc học tập suốt đời trong thời đại AI: Hiểu sâu từ chính sách và nghiên cứu

  • Học tập ở nơi làm việc trong thời đại AI: Các thách thức và cơ hội

  • Học tập kỹ thuật số cho người cao tuổi: Quan điểm thực tế

  • Xây dựng năng lực: Tăng cường năng lực số và AI của các nhà giáo dục người trưởng thành

Thảo luận và Hỏi & Đáp có điều tiết

14:20 – 14:30 : Phát biểu bế mạc

Ngôn ngữ

Tiếng Anh

Ghi chú khái niệm và chương trình

Tải xuống

Thêm thông tin

Ngày Giáo dục Quốc tế (bản dịch sang tiếng Việt)

Artificial Intelligence (AI) has the potential to address some of the biggest challenges in education and lifelong learning today, innovate teaching and learning practices, and accelerate progress towards Sustainable Development Goal 4. However, rapid technological developments inevitably bring multiple risks and challenges, which have so far outpaced policy debates and regulatory frameworks.

24 January 2025

Event

International Education Day Webinar ‘Lifelong learning in the age of AI’

24 January 2025 - 1:00 pm - 24 January 2025 - 2:30 pm

Rooms: Online

Type: Cat VII – Seminar and training

Arrangement type: Virtual

Contact: Katja Roemer

Current policies on AI and lifelong learning often adopt an instrumental and technologically deterministic approach, prioritising efficiency over human development and agency. UNESCO is committed to supporting Member States to harness the potential of AI technologies for achieving the promise of lifelong learning opportunities for all, while ensuring that its application in the learning contexts is guided by the core principles of inclusion and equity. 

Against this background, on the occasion of the UNESCO International Day of Education, the UNESCO Institute for Lifelong Learning hosts the webinar ‘Lifelong learning in the age of AI’ on 24 January 2025, 13:00 to 14:30h CET. The webinar will bring together policymakers, practitioners, and researchers to revisit the idea of lifelong learning in the age of emerging technologies, with thematic focus on lifelong learning as a concept, workplace learning, digital competencies of adult educators, and bridging the grey digital divide. 

Objectives 

  • Discuss current trends, in policy, research, and innovative practices in emerging technologies such as AI and its relation to lifelong learning and the concept of agency. 

  • Highlight the role of adult learning and education, in fostering digital competencies with a focus on adult educators and bridging the grey digital divide. 

  • Engage educators and participants in interactive discussions and activities to foster a deeper understanding of AI and emerging technologies in adult education settings. 

Registration

The webinar is open to all interested stakeholders. Please register here: https://unesco-org.zoom.us/meeting/register/tZ0qde-oqzstGdXToGQUZ2S6F-2Ub7y3iyJh

Agenda: 24 January 2025, 13:00 – 14:30 (CET) 

13:00 – 13:15: Opening Remarks

13:15 – 13:25 : Interactive activity

13:25 – 14:20 : Session: Lifelong Learning in the Age of AI

  • Reconfiguring Lifelong Learning in the Age of AI: Insights from policy and research

  • Workplace Learning in the Age of AI: Challenges and Opportunities

  • Digital Learning for Older Adults: Practice perspective

  • Capacity building: Strengthening AI and Digital Competencies of Adult Educators

Discussion and moderated Q&A  

14:20 – 14:30 : Closing remarks

Language

English

Concept note and programme

Download

Further information

International Education Day

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2025

Ngày Giáo dục Quốc tế 24/01

© UNESCO/Weiwei KANG; Mohammad Mehedi,Kundra/Shutterstock.com

International Day of Education 24 January

Theo: https://www.unesco.org/en/days/education

Ngày Giáo dục Quốc tế 2025

AI và giáo dục: Giữ gìn quyền tự quyết của con người trong thế giới tự động hóa

Dưới chủ đề “AI và giáo dục: Giữ gìn quyền tự quyết của con người trong thế giới tự động hóa”, Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 truyền cảm hứng cho những suy ngẫm về sức mạnh của giáo dục để trang bị cho các cá nhân và cộng đồng để điều hướng, hiểu và tác động đến sự tiến bộ của công nghệ.

Khi các hệ thống máy tính và AI dẫn dắt trở nên phức tạp hơn, ranh giới giữa ý định của con người và hành động do máy móc điều khiển thường bị nhòa đi, làm phát sinh các câu hỏi quan trọng về cách làm thế nào để gìn giữ, định nghĩa lại, và, lý tưởng, đánh giá quyền tự quyết của con người trong thời đại tăng tốc công nghệ.

International Day of Education 2025

AI and education: Preserving human agency in a world of automation

Under the theme “AI and education: Preserving human agency in a world of automation”, the 2025 International Day of Education inspires reflections on the power of education to equip individuals and communities navigate, understand and influence technological advancement.

As computer and AI-driven systems become more sophisticated, the boundaries between human intention and machine-driven action often blur, raising critical questions about how to preserve, redefine, and, ideally, elevate human agency in an age of technological acceleration. 

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2025

UNESCO dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 cho Trí tuệ nhân tạo

UNESCO dedicates the International Day of Education 2025 to Artificial Intelligence

20 January 2025

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/unesco-dedicates-international-day-education-2025-artificial-intelligence?hub=66580

Bài được đưa lên Internet ngày: 20/01/2025

Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, đã quyết định dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 (Thứ sáu, 24/01) cho các cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence). Bà kêu gọi các quốc gia thành viên UNESCO đầu tư vào việc đào tạo cả các giáo viên và học viên về sử dụng có trách nhiệm công nghệ này trong giáo dục.


wavebreakmedia/Shutterstock.com

“AI cung cấp các cơ hội chính cho giáo dục, miễn là triển khai nó trong các trường học được các nguyên tắc đạo đức rõ ràng dẫn hướng. Để đạt được tiềm năng đầy đủ của nó, công nghệ này phải bổ sung các chiều con người và xã hội của việc học tập, thay vì thay thế chúng. Nó phải trở thành một công cụ trong công việc của giáo viên và học viên, với mục tiêu chính là sự tự chủ và hạnh phúc của họ.”


Audrey Azoulay Tổng Giám đốc UNESCO

 

Bằng việc dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 cho trí tuệ nhân tạo, UNESCO nhằm có việc thảo luận toàn cầu về công nghệ này trong giáo dục. UNESCO đã lên lịch cho các hội nghị ở Paris New York, cũng như một webinar.

Các quốc gia vẫn bị chia rẽ giữa sự cho phép và hạn chế

Trí tuệ nhân tạo ngày càng hiện diện trong giáo dục. Ở các quốc gia thu nhập cao, hơn 2/3 học sinh trung học phổ thông đang sử dụng rồi các công cụ AI tạo sinh để làm bài tập. Các giảng viên đang ngày càng sử dụng AI để chuẩn bị các bài giảng của họ và đánh giá công việc của học sinh. Việc hướng dẫn và tuyển sinh của trường, vốn thường do giáo viên và chuyên gia hướng dẫn, ngày càng được quyết định bởi AI.

Tuy nhiên, các nhà giáo dục chuyên nghiệp vẫn thiếu các hướng dẫn rõ ràng về các thực hành đó. Chỉ 10% các trường phổ thông và trường đại học hiện có khung chính thức để sử dụng AI, theo một khảo sát 450 cơ sở được UNESCO tiến hành vào tháng 5/2023. Đến 2022, chỉ 7 quốc gia đã phát triển các khung hoặc chương trình AI cho các giảng viên của họ, và chỉ có 15 quốc gia đưa mục tiêu đào tạo AI vào chương trình giảng dạy quốc gia của mình. Cùng lúc, ngày càng nhiều quốc gia đặt ra các hạn chế lên việc sử dụng các công nghệ mới trong lớp học. Theo dữ liệu mới từ UNESCO, gần 40% các quốc gia bây giờ có luật hoặc chính sách cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học - tăng từ 24% vào tháng 7/2023.

Công cụ phải giữ lại để phục vụ học sinh và giảng viên

Với chỉ thị xuyên suốt của nó cho giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, UNESCO đã và đang giải quyết các thách thức do trí tuệ nhân tạo đặt ra gần 10 năm qua. Vào tháng 11/2021, các quốc gia thành viên của nó đã thông qua khung thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về đạo đức của AI.

Trong lĩnh vực giáo dục, UNESCO đã xuất bản lần đầu tiên Hướng dẫn về AI Tạo sinh trong Giáo dục và Nghiên cứu vào tháng 9/2023, cũng như hai khung năng lực AI cho sinh viêngiảng viên vào năm 2024, đề cập đến cả tiềm năng và nguy cơ của AI, như một bước hướng đến việc sử dụng nó một cách an toàn, có đạo đức, toàn diện và có trách nhiệm. Các ấn phẩm đó bao gồm gợi ý thiết lập giới hạn tuổi 13 cho việc sử dụng AI trong lớp học.

UNESCO cũng chỉ ra rằng các nguồn lực mà chính phủ phân bổ cho AI phải được bổ sung vào, chứ không phải chuyển hướng khỏi, các nguồn lực tài chính đã cam kết cho giáo dục, trong bối cảnh 1/4 trường tiểu học vẫn chưa có điện và 60% không được kết nối Internet. Các nhu cầu cơ bản vẫn phải giữ là ưu tiên: các trường được quản lý tốt và được trang bị tốt, với các giảng viên được đào tạo tốt và trả lương tốt, những người được thúc đẩy bởi sứ mệnh của mình.

The Director-General of UNESCO, Audrey Azoulay, has decided to dedicate International Education Day 2025 (Friday 24 January) to the opportunities and challenges of artificial intelligence. She is calling on UNESCO's Member States to invest in training both teachers and students on the responsible use of this technology within the field of education.

AI offers major opportunities for education, provided that its deployment in schools is guided by clear ethical principles. To reach its full potential, this technology must complement the human and social dimensions of learning, rather than replace them. It must become a tool at the service of teachers and pupils, with the main objective being their autonomy and well-being.

Audrey Azoulay UNESCO Director-General

By dedicating the International Day of Education 2025 to artificial intelligence, UNESCO is aiming for a global discussion on the place of this technology within education. The Organization has scheduled conferences in Paris and New York, as well as a webinar.

Countries remain split between permission and restriction

Artificial intelligence is increasingly present in education. In high-income countries, more than 2/3 of secondary school pupils are already using generative AI tools to produce schoolwork. Teachers are increasingly using AI to prepare their lessons and assess students' work. School guidance and admissions, traditionally guided by teachers and experts, are also increasingly determined by AI. 

However, education professionals still lack clear guidelines on these practices. Only 10% of schools and universities currently have an official framework for the use of AI, according to a survey of 450 institutions conducted by UNESCO in May 2023. By 2022, only 7 countries had developed AI frameworks or programmes for their teachers, and only 15 included objectives on AI training in their national curricula. At the same time, more and more countries are placing restrictions on the use of new technologies in the classroom. According to new data from UNESCO, almost 40% of countries now have a law or policy banning the use of mobile phones in schools – up from 24% in July 2023.

A tool that must remain at the service of pupils and teachers

With its cross-cutting mandate for education, sciences, culture and information, UNESCO has been addressing the challenges posed by artificial intelligence for nearly ten years. In November 2021, its Member States adopted the first global standard-setting framework on the ethics of AI.

In the field of education, UNESCO published the first-ever Guidance for Generative AI in Education and Research in September 2023, as well as two AI competency frameworks for students and teachers in 2024, addressing both the potential and the risks of AI, as a step towards it’s safe, ethical, inclusive and responsible use. These publications include the suggestion to set an age limit of 13 for the use of AI in the classroom.

UNESCO also points out that the resources allocated by governments towards AI must be in addition to, and not divert from, the financial resources already committed to education, at a time when 1 in 4 primary schools still has no access to electricity and 60% are not connected to the Internet. Essential needs must remain the priority: well-managed and well-equipped schools, with well-trained and well-paid teachers who are motivated by their mission.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2025

Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở Thế giới lần 3: Định hình tương lai việc học tập và quyền truy cập tới tri thức

Third UNESCO World OER Congress: Shaping the future of learning and access to knowledge

24 December 2024

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/third-unesco-world-oer-congress-shaping-future-learning-and-access-knowledge?hub=785

Bài được đưa lên Internet ngày: 24/12/2024

Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) - OER (Open Educational Resources), đã diễn ra tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đã tập hợp hơn 400 nhà lãnh đạo, nhà giáo dục và nhà đổi mới trên toàn cầu để thảo luận cách để các giải pháp mở & trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thúc đẩy quyền truy cập tới tri thức như thế nào.

UNESCO

Sự kiện này với chủ đề “Hàng hóa Công cộng kỹ thuật số - DPG (Digital Public Goods): Các Giải pháp Mở và AI vì Quyền truy cập Toàn diện tới Tri thức”, đã đưa ra Tuyên bố Dubai về TNGDM (bản dịch sang tiếng Việt), tăng cường các nỗ lực để làm cho việc học tập truy cập được nhiều hơn, công bằng và toàn diện hơn. Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO đã xem xét các cơ chế tối ưu hóa nội dung học tập được cấp phép mở để giải quyết các thách thức và cơ hội do các công nghệ mới nổi lên và AI đặt ra.

Cam kết mạnh mẽ về Tài nguyên Giáo dục Mở

Điện hạ Sheikha Latifa bint Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Chủ tịch Cơ quan Văn hóa và Nghệ thuật Dubai, đã khai mạc Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO tại Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai.

Trong bài phát biểu của mình, Điện hạ Sheikha Latifa đã nhấn mạnh vai trò then chốt của Hội nghị trong việc mở khóa tiềm năng của TNGDM để nâng cao quyền truy cập tới kiến thức và thúc đẩy cộng tác trong giáo dục kỹ thuật số. Điện hạ đã nêu bật tầm quan trọng của việc điều chỉnh các nỗ lực toàn cầu để thúc đẩy việc học tập chia sẻ và tận dụng công nghệ để giải quyết các thách thức toàn cầu.

UNESCO

“Khi chúng ta đối mặt với sự tiến bộ công nghệ nhanh, là thiết yếu chúng ta phát triển các chương trình được cấp phép để cung cấp thông tin tin cậy, đảm bảo nền tảng vững chắc cho tương lai giáo dục trên toàn thế giới”.

Điện hạ Sheikha Latifa

Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 đã chứng kiến sự tham gia của các quan chức chính phủ, các nhà giáo dục và các nhà đổi mới công nghệ từ khắp nơi trên thế giới, tất cả đã thống nhất về sứ mệnh nâng cao quyền truy cập tới giáo dục thông qua TNGDM. Trong vòng 2 ngày, sự kiện đã chỉ ra những phát triển mới nhất trong các sáng kiến TNGDM và đã khám phá cách để các giải pháp mở, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), có thể giúp mở rộng quyền truy cập tới giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người.

Hội nghị đã có Phiên nhóm dành cho các Bộ trưởng: Định hình Tương lai Giáo dục, do Bà Louise Haxthausen, Giám đốc UNESCO Nairobi chủ tọa. Những người tham gia đã thảo luận các cách tiếp cận quốc gia có tính đổi mới nhằm thúc đẩy hòa nhập thông qua TNGDM.

Tâm điểm của hội nghị là thảo luận về nhu cầu về một hệ sinh thái TNGDM toàn cầu mạnh mẽ tạo thuận lợi cho sự cộng tác và hỗ trợ cho các mô hình bền vững TNGDM. Chủ đề trọng tâm xuyên suốt hội nghị là vai trò của hàng hóa công cộng kỹ thuật số (DPG) - tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) truy cập được miễn phí và có thể được tùy chỉnh hoặc tái mục đích nhằm đáp ứng các nhu cầu của địa phương - để cải thiện các hệ thống giáo dục trên toàn cầu.

Hội nghị đã tập trung vào cách để trí tuệ nhân tạo (AI) có thể bổ sung cho các nỗ lực TNGDM, đặc biệt về các khía cạnh cá nhân hóa việc học tập và tạo lập nội dung toàn diện. Các thảo luận và bài trình chiếu của phiên này đã nêu bật các ứng dụng AI khác nhau, từ việc tạo lập nội dung được tự động hóa cho đến phân tích dữ liệu có thể giúp cho các nhà giáo dục hiểu các nhu cầu của sinh viên và nâng cao kết quả giáo dục.

UNESCO

“Chúng ta có cơ hội độc nhất vô nhị để định hình lại bối cảnh giáo dục bằng cách thúc đẩy văn hóa của tính mở và cộng tác. TNGDM không chỉ là các công cụ giáo dục - chúng là chìa khóa nhằm đảm bảo giáo dục vẫn là truy cập được, toàn diện và tùy chỉnh được cho các nhu cầu của các cộng đồng khác nhau”.

UNESCO

Tawfik Jelassi

Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin, UNESCO

Khám phá tính hiện đại của TNGDM và AI

Phiên thảo luận đầy suy nghĩ, ‘Khai thác TNGDM và AI Tạo sinh vì sự Hòa nhập Kỹ thuật số’, đã khám phá cách để AI và TNGDM có thể giải quyết các thách thức chính toàn cầu, từ bất bình đẳng giới trong giáo dục cho tới tính hòa nhập trong không gian kỹ thuật số. TS. Colin de la Higuera, Chủ tịch UNESCO về Tài nguyên giáo dục mở tại Đại học Nantes, Pháp, đã chủ trì phiên họp.

Một phiên khác, ‘Đề xuất Giá trị cho nội dung học tập được cấp phép mở, đã nêu bật các thực hành tốt nhất trên toàn cầu và các ứng dụng đổi mới của TNGDM. TS. Tawfik Jelassi đã thảo luận về Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO và tầm nhìn của nó cho tương lai, trong khi Bà Anna Tumadóttir, CEO của Creative Commons, Iceland, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc cấp phép mở trong việc định hình tương lai của giáo dục. Hai phiên thảo luận đã tập trung vào việc triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019, phù hợp với tầm nhìn của UNESCO nhằm tăng cường việc xây dựng năng lực và phát triển chính sách cho TNGDM. Lĩnh vực Hành động 1 đã tập trung vào việc xây dựng năng lực thông qua các kho và đào tạo TNGDM, trong khi Lĩnh vực Hành động 2 đã khám phá sự tạo lập các chính sách để hỗ trợ áp dụng TNGDM, giải quyết các vấn đề quan trọng như bảo vệ và quyền riêng tư của dữ liệu.

Lĩnh vực Hành động 3 và 4 đã tập trung vào việ nâng cao chất lượng, khả năng tiếp cận và tính bền vững của TNGDM. Các thảo luận đã tập trung vào việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các nhu cầu đặc thù của các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như thanh niên, các cộng đồng người bản địa, và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS).

Cộng tác nằm trong tâm của sự thay đổi

Một trong những thành quả nổi bật của hội nghị là sự nhất mạnh vào cộng tác xuyên biên giới. Những người tham gia từ các quốc gia thành viên, xã hội dân sự và khu vực tư nhân đã thảo luận về chiến lược tạo lập và duy trì các hệ sinh thái TNGDM bền vững. Được xây dựng dựa trên Hội nghị TNGDM Thế giới lần 2 đã diễn ra ở Slovenia, TS. Maja Zalaznik, nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Slovenia, đã chia sẻ các kiến thức chuyên sâu có giá trị trong các sáng kiến TNGDM quốc gia của Slovenia, điều rất quan trọng trong việc thúc đẩy áp dụng rộng khắp TNGDM khắp châu Âu.

Hội nghị cũng đã đề cập tới các vấn đề chẳng hạn như phân cách số và nhu cầu về các khung chính sách khuyến khích phát triển và áp dụng TNGDM. Các chuyên gia đã nêu bật tầm quan trọng của việc tạo lập các chính sách TNGDM quốc gia phù hợp với Khuyến nghị 2019, đảm bảo rằng TNGDM được tích hợp vào trong các hệ thống giáo dục chính quy.

Lời kêu gọi hành động của Dubai: Một cột mốc trong ủng hộ TNGDM

Tuyên bố Dubai về TNGDM đã được chính thức thông qua vào ngày 20/11/2024. Tài liệu này sẽ phục vụ như là lộ trình cho các chính phủ, cơ sở và các bên liên quan khác để củng cố cam kết của họ về TNGDM và để đảm bảo rằng các hàng hóa công cộng kỹ thuật số (DPG) là trọng tâm nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trong Chương trình nghị sự 2030.

Tài liệu kết quả này kêu gọi các hành động cụ thể nhằm mở rộng sử dụng TNGDM trong các hệ thống giáo dục, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng AI vì sự hòa nhập, công bằng và tính bền vững nhiều hơn nữa. Nó cũng đưa ra các bước nhằm nâng cao chất lượng nội dung của TNGDM, xây dựng năng lực các bên liên quan, và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong tạo lập và phổ biến TNGDM.

Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO đã kết thúc với một lưu ý hy vọng, tái khẳng định tiềm năng biến đổi của TNGDM và các hàng hóa công cộng kỹ thuật số trong việc định hình tương lai của giáo dục. Khi các nhà lãnh đạo và nhà giáo dục toàn cầu cam kết thực hiện các hành động được nêu trong Tuyên bố Dubai, con đường phía trước có vẻ đầy hứa hẹn, với TNGDM sẵn sàng đóng vai trò trung tâm trong việc đạt được nền giáo dục toàn diện và công bằng cho tất cả mọi người.

UNESCO

UNESCO’s 3rd World Open Educational Resources (OER) Congress, held in Dubai, United Arab Emirates (UAE) brought together more than 400 global leaders, educators and innovators to discuss how open solutions and artificial intelligence (AI) can foster inclusive access to knowledge.

The event, themed “Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge,” produced the Dubai Declaration on OER, accelerating efforts to make learning more accessible, equitable and inclusive. This 3rd UNESCO World OER Congress examined mechanisms for optimizing openly licensed learning content to address the challenges and opportunities posed by emerging technologies and AI. 

A Strong Commitment to Open Educational Resources

Her Highness Sheikha Latifa bint Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Chairperson of Dubai Culture and Arts Authority, inaugurated the 3rd UNESCO World OER Congress at the Dubai World Trade Centre. 

In her opening speech, Her Highness Sheikha Latifa emphasized the pivotal role of the Congress in unlocking the potential of OER to enhance access to knowledge and foster collaboration in digital education. Her Highness highlighted the importance of aligning global efforts to promote shared learning and to leverage technology to address global challenges.

“As we face rapid technological progress, it is essential that we develop licensed programs that provide reliable information, ensuring a solid foundation for the future of education worldwide.”

Her Highness Sheikha Latifa

The 3rd World OER Congress witnessed participation of government officials, educators and technology innovators from across the globe, all united in the mission to enhance access to education through OER. Over two days, the event showcased the latest developments in OER initiatives and explored how digital solutions, including artificial intelligence (AI), can help expand access to quality education for all.

The Congress featured a Ministerial Panel: Shaping the Future of Education, chaired by Ms Louise Haxthausen, Director of UNESCO Nairobi.  The panelists discussed   innovative national approaches to fostering inclusion through OER.

At the heart of the congress was a discussion on the need for a robust global OER ecosystem that facilitates collaboration and supports sustainable models of OER. A central theme throughout the congress was the role of digital public goods—open educational resources that are freely accessible and can be adapted or repurposed to meet local needs—in enhancing education systems worldwide.

The congress focused on how artificial intelligence (AI) can complement OER efforts, particularly in terms of personalizing learning and creating inclusive content. Panel discussions and presentations highlighted various AI applications, from automated content creation to data analytics that can help educators understand student needs and improve educational outcomes.

“We have a unique opportunity to reshape the educational landscape by fostering a culture of openness and collaboration. OER are not just educational tools—they are key to ensuring that education remains accessible, inclusive and adaptive to the needs of diverse communities.”

Tawfik Jelassi

Assistant Director-General for Communication and Information, UNESCO

Exploring the Cutting-Edge of OER and AI

A thought-provoking session, 'Harnessing OER and Generative AI for Digital Inclusion,' explored how AI and OER can address key global challenges, from gender parity in education to inclusivity in digital spaces. Dr Colin de la Higuera, UNESCO Chair in Open Educational Resources at Université of Nantes, France, chaired the session.

Another session, The Value Proposition for Openly Licensed Learning Content,’ highlighted global best practices and innovative applications of OER. Dr. Tawfik Jelassi discussed the 2019 UNESCO Recommendation on OER and its vision for the future, while Ms Anna Tumadóttir, CEO of Creative Commons, Iceland, underscored the critical role of open licensing in shaping the future of education. Two breakout sessions focused on implementing the 2019 Recommendation on OER, aligning with UNESCO’s vision to strengthen capacity building and policy development for OER. Action Area 1 focused on building capacity through OER repositories and training, while Action Area 2 explored the creation of policies to support OER adoption, addressing critical issues like data protection and privacy.

Action Areas 3 and 4 focused on enhancing the quality, accessibility and sustainability of OER. Discussions centered on promoting gender equality and addressing the unique needs of vulnerable groups such as youth, indigenous communities, and small island developing states (SIDS). 

Collaboration at the Heart of Change

One of the standout achievements of the congress was the emphasis on cross-border collaboration. Participants from Member States, civil society and the private sector discussed strategies for creating and maintaining sustainable OER ecosystems. Building on the 2nd World OER Congress held in Slovenia, Dr. Maja Zalaznik, former Minister of Education and Sports, Vice President of the Slovenian National Commission, shared valuable insights into Slovenian national OER initiatives, which have been crucial in promoting the widespread adoption of OER across Europe. 

The congress also addressed critical issues such as the digital divide and the need for policy frameworks that encourage the development and adoption of OER. Experts highlighted the importance of creating national OER policies that align with 2019 Recommendation, ensuring that OER are integrated into formal education systems.

The Dubai Call for Action: A Milestone in OER Advocacy

The Dubai Declaration on OER was formally adopted on 20 November 2024. This document will serve as a roadmap for governments, institutions and other stakeholders to strengthen their commitments to OER and to ensure that digital public goods are central to achieving the 2030 Agenda for Sustainable Development Goals. 

This outcome document calls for concrete actions to expand the use of OER in educational systems, emphasizing the importance of using AI for more inclusivity, equity and sustainability. It also outlines steps for enhancing the quality of OER content, building the capacity of stakeholders, and fostering international cooperation in the creation and dissemination of OER.

The 3rd UNESCO World OER Congress concluded on a hopeful note, reaffirming the transformative potential of OER and digital public goods in shaping the future of education. As global leaders and educators commit to the actions outlined in the Dubai Declaration, the path forward looks promising, with OER poised to play a central role in achieving inclusive and equitable education for all.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com