Third UNESCO World OER Congress: Shaping the future of learning and access to knowledge
24 December 2024
Bài được đưa lên Internet ngày: 24/12/2024
Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) - OER (Open Educational Resources), đã diễn ra tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đã tập hợp hơn 400 nhà lãnh đạo, nhà giáo dục và nhà đổi mới trên toàn cầu để thảo luận cách để các giải pháp mở & trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thúc đẩy quyền truy cập tới tri thức như thế nào.
Sự kiện này với chủ đề “Hàng hóa Công cộng kỹ thuật số - DPG (Digital Public Goods): Các Giải pháp Mở và AI vì Quyền truy cập Toàn diện tới Tri thức”, đã đưa ra Tuyên bố Dubai về TNGDM (bản dịch sang tiếng Việt), tăng cường các nỗ lực để làm cho việc học tập truy cập được nhiều hơn, công bằng và toàn diện hơn. Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO đã xem xét các cơ chế tối ưu hóa nội dung học tập được cấp phép mở để giải quyết các thách thức và cơ hội do các công nghệ mới nổi lên và AI đặt ra.
Cam kết mạnh mẽ về Tài nguyên Giáo dục Mở
Điện hạ Sheikha Latifa bint Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Chủ tịch Cơ quan Văn hóa và Nghệ thuật Dubai, đã khai mạc Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO tại Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai.
Trong bài phát biểu của mình, Điện hạ Sheikha Latifa đã nhấn mạnh vai trò then chốt của Hội nghị trong việc mở khóa tiềm năng của TNGDM để nâng cao quyền truy cập tới kiến thức và thúc đẩy cộng tác trong giáo dục kỹ thuật số. Điện hạ đã nêu bật tầm quan trọng của việc điều chỉnh các nỗ lực toàn cầu để thúc đẩy việc học tập chia sẻ và tận dụng công nghệ để giải quyết các thách thức toàn cầu.
“Khi chúng ta đối mặt với sự tiến bộ công nghệ nhanh, là thiết yếu chúng ta phát triển các chương trình được cấp phép để cung cấp thông tin tin cậy, đảm bảo nền tảng vững chắc cho tương lai giáo dục trên toàn thế giới”.
Điện hạ Sheikha Latifa
Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 đã chứng kiến sự tham gia của các quan chức chính phủ, các nhà giáo dục và các nhà đổi mới công nghệ từ khắp nơi trên thế giới, tất cả đã thống nhất về sứ mệnh nâng cao quyền truy cập tới giáo dục thông qua TNGDM. Trong vòng 2 ngày, sự kiện đã chỉ ra những phát triển mới nhất trong các sáng kiến TNGDM và đã khám phá cách để các giải pháp mở, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), có thể giúp mở rộng quyền truy cập tới giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người.
Hội nghị đã có Phiên nhóm dành cho các Bộ trưởng: Định hình Tương lai Giáo dục, do Bà Louise Haxthausen, Giám đốc UNESCO Nairobi chủ tọa. Những người tham gia đã thảo luận các cách tiếp cận quốc gia có tính đổi mới nhằm thúc đẩy hòa nhập thông qua TNGDM.
Tâm điểm của hội nghị là thảo luận về nhu cầu về một hệ sinh thái TNGDM toàn cầu mạnh mẽ tạo thuận lợi cho sự cộng tác và hỗ trợ cho các mô hình bền vững TNGDM. Chủ đề trọng tâm xuyên suốt hội nghị là vai trò của hàng hóa công cộng kỹ thuật số (DPG) - tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) truy cập được miễn phí và có thể được tùy chỉnh hoặc tái mục đích nhằm đáp ứng các nhu cầu của địa phương - để cải thiện các hệ thống giáo dục trên toàn cầu.
Hội nghị đã tập trung vào cách để trí tuệ nhân tạo (AI) có thể bổ sung cho các nỗ lực TNGDM, đặc biệt về các khía cạnh cá nhân hóa việc học tập và tạo lập nội dung toàn diện. Các thảo luận và bài trình chiếu của phiên này đã nêu bật các ứng dụng AI khác nhau, từ việc tạo lập nội dung được tự động hóa cho đến phân tích dữ liệu có thể giúp cho các nhà giáo dục hiểu các nhu cầu của sinh viên và nâng cao kết quả giáo dục.
“Chúng ta có cơ hội độc nhất vô nhị để định hình lại bối cảnh giáo dục bằng cách thúc đẩy văn hóa của tính mở và cộng tác. TNGDM không chỉ là các công cụ giáo dục - chúng là chìa khóa nhằm đảm bảo giáo dục vẫn là truy cập được, toàn diện và tùy chỉnh được cho các nhu cầu của các cộng đồng khác nhau”.
Tawfik Jelassi
Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin, UNESCO
Khám phá tính hiện đại của TNGDM và AI
Phiên thảo luận đầy suy nghĩ, ‘Khai thác TNGDM và AI Tạo sinh vì sự Hòa nhập Kỹ thuật số’, đã khám phá cách để AI và TNGDM có thể giải quyết các thách thức chính toàn cầu, từ bất bình đẳng giới trong giáo dục cho tới tính hòa nhập trong không gian kỹ thuật số. TS. Colin de la Higuera, Chủ tịch UNESCO về Tài nguyên giáo dục mở tại Đại học Nantes, Pháp, đã chủ trì phiên họp.
Một phiên khác, ‘Đề xuất Giá trị cho nội dung học tập được cấp phép mở’, đã nêu bật các thực hành tốt nhất trên toàn cầu và các ứng dụng đổi mới của TNGDM. TS. Tawfik Jelassi đã thảo luận về Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO và tầm nhìn của nó cho tương lai, trong khi Bà Anna Tumadóttir, CEO của Creative Commons, Iceland, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc cấp phép mở trong việc định hình tương lai của giáo dục. Hai phiên thảo luận đã tập trung vào việc triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019, phù hợp với tầm nhìn của UNESCO nhằm tăng cường việc xây dựng năng lực và phát triển chính sách cho TNGDM. Lĩnh vực Hành động 1 đã tập trung vào việc xây dựng năng lực thông qua các kho và đào tạo TNGDM, trong khi Lĩnh vực Hành động 2 đã khám phá sự tạo lập các chính sách để hỗ trợ áp dụng TNGDM, giải quyết các vấn đề quan trọng như bảo vệ và quyền riêng tư của dữ liệu.
Lĩnh vực Hành động 3 và 4 đã tập trung vào việ nâng cao chất lượng, khả năng tiếp cận và tính bền vững của TNGDM. Các thảo luận đã tập trung vào việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các nhu cầu đặc thù của các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như thanh niên, các cộng đồng người bản địa, và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS).
Cộng tác nằm trong tâm của sự thay đổi
Một trong những thành quả nổi bật của hội nghị là sự nhất mạnh vào cộng tác xuyên biên giới. Những người tham gia từ các quốc gia thành viên, xã hội dân sự và khu vực tư nhân đã thảo luận về chiến lược tạo lập và duy trì các hệ sinh thái TNGDM bền vững. Được xây dựng dựa trên Hội nghị TNGDM Thế giới lần 2 đã diễn ra ở Slovenia, TS. Maja Zalaznik, nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Slovenia, đã chia sẻ các kiến thức chuyên sâu có giá trị trong các sáng kiến TNGDM quốc gia của Slovenia, điều rất quan trọng trong việc thúc đẩy áp dụng rộng khắp TNGDM khắp châu Âu.
Hội nghị cũng đã đề cập tới các vấn đề chẳng hạn như phân cách số và nhu cầu về các khung chính sách khuyến khích phát triển và áp dụng TNGDM. Các chuyên gia đã nêu bật tầm quan trọng của việc tạo lập các chính sách TNGDM quốc gia phù hợp với Khuyến nghị 2019, đảm bảo rằng TNGDM được tích hợp vào trong các hệ thống giáo dục chính quy.
Lời kêu gọi hành động của Dubai: Một cột mốc trong ủng hộ TNGDM
Tuyên bố Dubai về TNGDM đã được chính thức thông qua vào ngày 20/11/2024. Tài liệu này sẽ phục vụ như là lộ trình cho các chính phủ, cơ sở và các bên liên quan khác để củng cố cam kết của họ về TNGDM và để đảm bảo rằng các hàng hóa công cộng kỹ thuật số (DPG) là trọng tâm nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trong Chương trình nghị sự 2030.
Tài liệu kết quả này kêu gọi các hành động cụ thể nhằm mở rộng sử dụng TNGDM trong các hệ thống giáo dục, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng AI vì sự hòa nhập, công bằng và tính bền vững nhiều hơn nữa. Nó cũng đưa ra các bước nhằm nâng cao chất lượng nội dung của TNGDM, xây dựng năng lực các bên liên quan, và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong tạo lập và phổ biến TNGDM.
Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO đã kết thúc với một lưu ý hy vọng, tái khẳng định tiềm năng biến đổi của TNGDM và các hàng hóa công cộng kỹ thuật số trong việc định hình tương lai của giáo dục. Khi các nhà lãnh đạo và nhà giáo dục toàn cầu cam kết thực hiện các hành động được nêu trong Tuyên bố Dubai, con đường phía trước có vẻ đầy hứa hẹn, với TNGDM sẵn sàng đóng vai trò trung tâm trong việc đạt được nền giáo dục toàn diện và công bằng cho tất cả mọi người.
UNESCO’s 3rd World Open Educational Resources (OER) Congress, held in Dubai, United Arab Emirates (UAE) brought together more than 400 global leaders, educators and innovators to discuss how open solutions and artificial intelligence (AI) can foster inclusive access to knowledge.
The event, themed “Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge,” produced the Dubai Declaration on OER, accelerating efforts to make learning more accessible, equitable and inclusive. This 3rd UNESCO World OER Congress examined mechanisms for optimizing openly licensed learning content to address the challenges and opportunities posed by emerging technologies and AI.
A Strong Commitment to Open Educational Resources
Her Highness Sheikha Latifa bint Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Chairperson of Dubai Culture and Arts Authority, inaugurated the 3rd UNESCO World OER Congress at the Dubai World Trade Centre.
In her opening speech, Her Highness Sheikha Latifa emphasized the pivotal role of the Congress in unlocking the potential of OER to enhance access to knowledge and foster collaboration in digital education. Her Highness highlighted the importance of aligning global efforts to promote shared learning and to leverage technology to address global challenges.
“As we face rapid technological progress, it is essential that we develop licensed programs that provide reliable information, ensuring a solid foundation for the future of education worldwide.”
Her Highness Sheikha Latifa
The 3rd World OER Congress witnessed participation of government officials, educators and technology innovators from across the globe, all united in the mission to enhance access to education through OER. Over two days, the event showcased the latest developments in OER initiatives and explored how digital solutions, including artificial intelligence (AI), can help expand access to quality education for all.
The Congress featured a Ministerial Panel: Shaping the Future of Education, chaired by Ms Louise Haxthausen, Director of UNESCO Nairobi. The panelists discussed innovative national approaches to fostering inclusion through OER.
At the heart of the congress was a discussion on the need for a robust global OER ecosystem that facilitates collaboration and supports sustainable models of OER. A central theme throughout the congress was the role of digital public goods—open educational resources that are freely accessible and can be adapted or repurposed to meet local needs—in enhancing education systems worldwide.
The congress focused on how artificial intelligence (AI) can complement OER efforts, particularly in terms of personalizing learning and creating inclusive content. Panel discussions and presentations highlighted various AI applications, from automated content creation to data analytics that can help educators understand student needs and improve educational outcomes.
“We have a unique opportunity to reshape the educational landscape by fostering a culture of openness and collaboration. OER are not just educational tools—they are key to ensuring that education remains accessible, inclusive and adaptive to the needs of diverse communities.”
Tawfik Jelassi
Assistant Director-General for Communication and Information, UNESCO
Exploring the Cutting-Edge of OER and AI
A thought-provoking session, 'Harnessing OER and Generative AI for Digital Inclusion,' explored how AI and OER can address key global challenges, from gender parity in education to inclusivity in digital spaces. Dr Colin de la Higuera, UNESCO Chair in Open Educational Resources at Université of Nantes, France, chaired the session.
Another session, ‘The Value Proposition for Openly Licensed Learning Content,’ highlighted global best practices and innovative applications of OER. Dr. Tawfik Jelassi discussed the 2019 UNESCO Recommendation on OER and its vision for the future, while Ms Anna Tumadóttir, CEO of Creative Commons, Iceland, underscored the critical role of open licensing in shaping the future of education. Two breakout sessions focused on implementing the 2019 Recommendation on OER, aligning with UNESCO’s vision to strengthen capacity building and policy development for OER. Action Area 1 focused on building capacity through OER repositories and training, while Action Area 2 explored the creation of policies to support OER adoption, addressing critical issues like data protection and privacy.
Action Areas 3 and 4 focused on enhancing the quality, accessibility and sustainability of OER. Discussions centered on promoting gender equality and addressing the unique needs of vulnerable groups such as youth, indigenous communities, and small island developing states (SIDS).
Collaboration at the Heart of Change
One of the standout achievements of the congress was the emphasis on cross-border collaboration. Participants from Member States, civil society and the private sector discussed strategies for creating and maintaining sustainable OER ecosystems. Building on the 2nd World OER Congress held in Slovenia, Dr. Maja Zalaznik, former Minister of Education and Sports, Vice President of the Slovenian National Commission, shared valuable insights into Slovenian national OER initiatives, which have been crucial in promoting the widespread adoption of OER across Europe.
The congress also addressed critical issues such as the digital divide and the need for policy frameworks that encourage the development and adoption of OER. Experts highlighted the importance of creating national OER policies that align with 2019 Recommendation, ensuring that OER are integrated into formal education systems.
The Dubai Call for Action: A Milestone in OER Advocacy
The Dubai Declaration on OER was formally adopted on 20 November 2024. This document will serve as a roadmap for governments, institutions and other stakeholders to strengthen their commitments to OER and to ensure that digital public goods are central to achieving the 2030 Agenda for Sustainable Development Goals.
This outcome document calls for concrete actions to expand the use of OER in educational systems, emphasizing the importance of using AI for more inclusivity, equity and sustainability. It also outlines steps for enhancing the quality of OER content, building the capacity of stakeholders, and fostering international cooperation in the creation and dissemination of OER.
The 3rd UNESCO World OER Congress concluded on a hopeful note, reaffirming the transformative potential of OER and digital public goods in shaping the future of education. As global leaders and educators commit to the actions outlined in the Dubai Declaration, the path forward looks promising, with OER poised to play a central role in achieving inclusive and equitable education for all.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.