UNESCO dedicates the International Day of Education 2025 to Artificial Intelligence
20 January 2025
Bài được đưa lên Internet ngày: 20/01/2025
Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, đã quyết định dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 (Thứ sáu, 24/01) cho các cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence). Bà kêu gọi các quốc gia thành viên UNESCO đầu tư vào việc đào tạo cả các giáo viên và học viên về sử dụng có trách nhiệm công nghệ này trong giáo dục.
“AI cung cấp các cơ hội chính cho giáo dục, miễn là triển khai nó trong các trường học được các nguyên tắc đạo đức rõ ràng dẫn hướng. Để đạt được tiềm năng đầy đủ của nó, công nghệ này phải bổ sung các chiều con người và xã hội của việc học tập, thay vì thay thế chúng. Nó phải trở thành một công cụ trong công việc của giáo viên và học viên, với mục tiêu chính là sự tự chủ và hạnh phúc của họ.”
Bằng việc dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 cho trí tuệ nhân tạo, UNESCO nhằm có việc thảo luận toàn cầu về công nghệ này trong giáo dục. UNESCO đã lên lịch cho các hội nghị ở Paris và New York, cũng như một webinar.
Các quốc gia vẫn bị chia rẽ giữa sự cho phép và hạn chế
Trí tuệ nhân tạo ngày càng hiện diện trong giáo dục. Ở các quốc gia thu nhập cao, hơn 2/3 học sinh trung học phổ thông đang sử dụng rồi các công cụ AI tạo sinh để làm bài tập. Các giảng viên đang ngày càng sử dụng AI để chuẩn bị các bài giảng của họ và đánh giá công việc của học sinh. Việc hướng dẫn và tuyển sinh của trường, vốn thường do giáo viên và chuyên gia hướng dẫn, ngày càng được quyết định bởi AI.
Tuy nhiên, các nhà giáo dục chuyên nghiệp vẫn thiếu các hướng dẫn rõ ràng về các thực hành đó. Chỉ 10% các trường phổ thông và trường đại học hiện có khung chính thức để sử dụng AI, theo một khảo sát 450 cơ sở được UNESCO tiến hành vào tháng 5/2023. Đến 2022, chỉ 7 quốc gia đã phát triển các khung hoặc chương trình AI cho các giảng viên của họ, và chỉ có 15 quốc gia đưa mục tiêu đào tạo AI vào chương trình giảng dạy quốc gia của mình. Cùng lúc, ngày càng nhiều quốc gia đặt ra các hạn chế lên việc sử dụng các công nghệ mới trong lớp học. Theo dữ liệu mới từ UNESCO, gần 40% các quốc gia bây giờ có luật hoặc chính sách cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học - tăng từ 24% vào tháng 7/2023.
Công cụ phải giữ lại để phục vụ học sinh và giảng viên
Với chỉ thị xuyên suốt của nó cho giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, UNESCO đã và đang giải quyết các thách thức do trí tuệ nhân tạo đặt ra gần 10 năm qua. Vào tháng 11/2021, các quốc gia thành viên của nó đã thông qua khung thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về đạo đức của AI.
Trong lĩnh vực giáo dục, UNESCO đã xuất bản lần đầu tiên Hướng dẫn về AI Tạo sinh trong Giáo dục và Nghiên cứu vào tháng 9/2023, cũng như hai khung năng lực AI cho sinh viên và giảng viên vào năm 2024, đề cập đến cả tiềm năng và nguy cơ của AI, như một bước hướng đến việc sử dụng nó một cách an toàn, có đạo đức, toàn diện và có trách nhiệm. Các ấn phẩm đó bao gồm gợi ý thiết lập giới hạn tuổi 13 cho việc sử dụng AI trong lớp học.
UNESCO cũng chỉ ra rằng các nguồn lực mà chính phủ phân bổ cho AI phải được bổ sung vào, chứ không phải chuyển hướng khỏi, các nguồn lực tài chính đã cam kết cho giáo dục, trong bối cảnh 1/4 trường tiểu học vẫn chưa có điện và 60% không được kết nối Internet. Các nhu cầu cơ bản vẫn phải giữ là ưu tiên: các trường được quản lý tốt và được trang bị tốt, với các giảng viên được đào tạo tốt và trả lương tốt, những người được thúc đẩy bởi sứ mệnh của mình.
The Director-General of UNESCO, Audrey Azoulay, has decided to dedicate International Education Day 2025 (Friday 24 January) to the opportunities and challenges of artificial intelligence. She is calling on UNESCO's Member States to invest in training both teachers and students on the responsible use of this technology within the field of education.
AI offers major opportunities for education, provided that its deployment in schools is guided by clear ethical principles. To reach its full potential, this technology must complement the human and social dimensions of learning, rather than replace them. It must become a tool at the service of teachers and pupils, with the main objective being their autonomy and well-being.
Audrey Azoulay UNESCO Director-General
By dedicating the International Day of Education 2025 to artificial intelligence, UNESCO is aiming for a global discussion on the place of this technology within education. The Organization has scheduled conferences in Paris and New York, as well as a webinar.
Countries remain split between permission and restriction
Artificial intelligence is increasingly present in education. In high-income countries, more than 2/3 of secondary school pupils are already using generative AI tools to produce schoolwork. Teachers are increasingly using AI to prepare their lessons and assess students' work. School guidance and admissions, traditionally guided by teachers and experts, are also increasingly determined by AI.
However, education professionals still lack clear guidelines on these practices. Only 10% of schools and universities currently have an official framework for the use of AI, according to a survey of 450 institutions conducted by UNESCO in May 2023. By 2022, only 7 countries had developed AI frameworks or programmes for their teachers, and only 15 included objectives on AI training in their national curricula. At the same time, more and more countries are placing restrictions on the use of new technologies in the classroom. According to new data from UNESCO, almost 40% of countries now have a law or policy banning the use of mobile phones in schools – up from 24% in July 2023.
A tool that must remain at the service of pupils and teachers
With its cross-cutting mandate for education, sciences, culture and information, UNESCO has been addressing the challenges posed by artificial intelligence for nearly ten years. In November 2021, its Member States adopted the first global standard-setting framework on the ethics of AI.
In the field of education, UNESCO published the first-ever Guidance for Generative AI in Education and Research in September 2023, as well as two AI competency frameworks for students and teachers in 2024, addressing both the potential and the risks of AI, as a step towards it’s safe, ethical, inclusive and responsible use. These publications include the suggestion to set an age limit of 13 for the use of AI in the classroom.
UNESCO also points out that the resources allocated by governments towards AI must be in addition to, and not divert from, the financial resources already committed to education, at a time when 1 in 4 primary schools still has no access to electricity and 60% are not connected to the Internet. Essential needs must remain the priority: well-managed and well-equipped schools, with well-trained and well-paid teachers who are motivated by their mission.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.