Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Mục tiêu của truyền thông hàn lâm

Nguồn: UNESCO xuất bản năm 2015
Truyền thông hàn lâm là quy trình chia sẻ, phổ biến và xuất bản các phát hiện nghiên cứu của các nhân viên hàn lâm và các nhà nghiên cứu sao cho các nội dung hàn lâm được sinh ra được làm cho sẵn sàng tới các cộng đồng hàn lâm toàn cầu. Tài liệu nghiên cứu là cách thức tiêu chuẩn để trình bày các phát hiện nghiên cứu của nhà nghiên cứu đối với các câu hỏi nghiên cứu nhất định, dựa vào các phương pháp khoa học của các thí nghiệm, các quan sát và phân tích dữ liệu. Vì thế, tác giả, hoặc nhóm các tác giả, chuẩn bị bản thảo để đệ trình tới tạp chí hàn lâm, nơi mà anh/chị ta mạch lạc thuật lại các thí nghiệm khoa học của anh/chị ta, các phương pháp luận, các phát hiện chính và các kết luận để truyền thông cách mà vài đóng góp đáng kể đã được thực hiện trong cơ thể tri thức. Tài liệu được đệ trình trên tạp chí hàn lâm thường đi qua quy trình rà soát lại ngang hàng khắt khe trước khi nó được chấp nhận. Những người rà soát lại ngang hàng tài liệu được rút ra từ các chuyên gia và những người thực hành theo chủ đề theo lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với tài liệu được đệ trình. Việc rà soát lại ngang hàng được coi như là cơ chế kiểm soát chất lượng chính cho tạp chí có uy tín để giữ cho nó là tốt nhất trong lĩnh vực chủ đề của nó. Vì thế, nhiều tạp chí có uy tín có tỷ lệ từ chối rất cao để dành chỗ cho các tài liệu tốt với các ý tưởng sáng láng và mới lạ.


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.