Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Lộ trình thay đổi văn hóa hướng tới Khoa học Mở


A roadmap for cultural change towards Open Science
Updated on 30 May 2018
Bài được đưa lên Internet ngày: 30/05/2018
LERU report Trong báo cáo “Khoa học Mở và vai trò của nó trong các trường đại học: Lộ trình thay đổi văn hóa”, Liên đoàn các trường Đại học Nghiên cứu châu Âu - LERU ( League of European Research Universities) chào tư vấn cho các trường đại học để triển khai và ôm lấy Khoa học Mở.
“Mang sự thay đổi tới các trường đại học đòi hỏi 1) lãnh đạo, tầm nhìn, chiến lược và các tài nguyên đủ để triển khai, 2) Sự pha trộn các biện pháp có chủ đích để đạt được sự thay đổi văn hóa, 3) sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và giám sát, và 4) lòng tin và sự tin cậy vào tầm nhìn được chia sẻ”.
Phần đầu của báo cáo tập trung vào các cơ hội, thách thức và sự thay đổi văn hóa trong các trường Đại học. Đặc biệt, LERU xác định 7 thách thức cần phải vượt qua để Khoa học Mở đạt được tiềm năng đầy đủ của nó:
  1. Sự làn truyền rộng khắp chỉ định bản quyền cho các nhà xuất bản thương mại và năng lực yếu kém về bản quyền giữa các nhà nghiên cứu;
  2. Các chi phí có liên quan tới phát triển các tiếp cận Khoa học Mở và xây dựng hạ tầng cục bộ địa phương.
  3. Thừa nhận không phải mọi điều đều có thể là mở (như, các dữ liệu bệnh nhân);
  4. Tìm kiếm thỏa thuận về các thước đo, và đồng thuận về các mô hình đánh giá mới;
  5. Công nhận không phải tất cả các cộng đồng và các quốc gia đều cam kết như nhau về tính mở, và vì thế, là không thể tránh khỏi sẽ có những người dẫn dắt và những người đi theo trong thời kỳ quá độ;
  6. Để tất cả các bên tham gia đóng góp cộng tác và hợp tác bắt đầu ôm lấy Khoa học Mở;
  7. Thay đổi văn hóa.
Phần 2 của báo cáo thảo luận về 8 trụ cột của Khoa học Mở được Ủy ban châu Âu xác định - tương lai của xuất bản hàn lâm, dữ liệu FAIR, Đám mây Khoa học Mở châu Âu, giáo dục và các kỹ năng, thưởng và ưu đãi, các thước đo thế hệ sau (‘Almetrics’), liêm chính nghiên cứu và khoa học công dân - và sự triển khai từng tiếp cận của khoa học mở ngụ ý gì ở mức cơ sở. Nắm lấy quan điểm của các bên tham gia đóng góp khác nhau trong hệ sinh thái nghiên cứu/giáo dục, báo cáo xác định vài lợi ích của các trường đại học ôm lấy đầy đủ các nguyên tắc và giá trị của khoa học mở, trong khi cũng đề cập tới các thách thức các trường đại học đối mặt khi làm thế và chào tư vấn để vượt qua chúng.
Báo cáo kết thúc bằng việc công nhận sự biến đổi của Khoa học Mở là một quá trình, không phải là một sự kiện duy nhất, và nhấn mạnh nhu cầu thay đổi văn hóa. Để thành công ôm lấy sự thay đổi ở mức cơ sở, LERU khuyến khích các trường đại học:
  • Bổ nhiệm một nhà quản lý cấp cao để lãnh đạo các tiếp cận Khoa học Mở khắp tất cả 8 trụ cột của tranh luận Khoa học Mở được Ủy ban châu Âu xác định
  • Phát triển chương trình thay đổi văn hóa cần thiết để hỗ trợ cho các thay đổi theo nguyên tắc và thực hành mà Khoa học Mở mang lại.
  • Thiết lập các chương trình biện hộ để xác định các lợi ích của các tiếp cận Khoa học Mở, trong khi là thực tế về các thách thức.
  • Thiết kế chiến lược truyền thông để xúc tác cho toàn bộ các đơn vị thuộc trường đại học trở nên quen thuộc với các thực hành Khoa học Mở.
In the report “Open Science and its role in universities: A roadmap for cultural change”, the League of European Research Universities (LERU) offers advice to universities to implement and embrace Open Science.
"Bringing about change at universities requires 1/ leadership, vision, strategy and adequate resources for implementation, 2/ a mix of targeted measures to achieve cultural change, 3/ transparency, accountability and monitoring, and 4/ trust and confidence in a shared vision."
The first part of the report focuses on opportunities, challenges and cultural change in universities. In particular, LERU identifies seven challenges that need to be overcome in order for Open Science to reach its full potential:
  1. The prevalence of copyright assignment to commercial publishers and weak copyright literacy amongst researchers;
  2. The costs involved in developing Open Science approaches and in constructing local infrastructure;
  3. Acknowledging that not everything can be open (e.g., patient data);
  4. Finding agreement on metrics, and agreeing on new models for evaluation;
  5. Recognizing that not all communities or countries are all equally committed to openness, and therefore, it is inevitable that there will be leaders and followers in a time of transition;
  6. Getting all stakeholders to collectively and cooperatively start embracing Open Science;
  7. Culture change.
The second part of the report discusses the eight pillars of Open Science identified by the European Commission - the future of scholarly publishing, FAIR data, the European Open Science Cloud, education and skills, rewards and incentives, next-generation metrics (‘Altmetrics’), research integrity and citizen science - and what the implementation of open science approaches in each of them means at the institutional level. Taking the perspective of different stakeholders in the research/educational ecosystem, the report identifies several benefits of universities fully embracing open science principles and values, while also addressing the challenges universities face in doing so and offering advice to overcome them.
The report finishes by acknowledging that the transition to Open Science is a process, not a single event, and emphasizing the need for culture change. To successfully embed change at the institutional level, LERU encourages universities to:
Appoint a senior manager to lead Open Science approaches across all eight pillars of the Open Science debate identified by the European Commission.
Develop a programme of cultural change, which is necessary to support the changes in principle and practice which Open Science brings.
Establish advocacy programmes, which should identify the benefits of Open Science approaches, whilst being realistic about the challenges.
Draw up a communication strategy, which enables the whole university body to become familiar with Open Science practices.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.