Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

Ôm lấy Sư phạm Mở


Embracing Open Pedagogy

Theo: https://courses.lumenlearning.com/suny-oercommunitycourse-understandingoer/chapter/embracing-open-pedagogy/

Nếu món quà chính mà TNGDM mang lại cho sinh viên là giúp cho việc học đại học trở nên dễ dàng hơn thì một trong những món quà chính mà nó mang lại cho giảng viên chính là quyền tự quyết. TNGDM có thể giúp chúng ta suy nghĩ lại các phương pháp sư phạm của chúng ta theo các cách thức tập trung vào quyền truy cập. Chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi rộng hơn vượt ra khỏi “Tôi có thể giảm chi phí sách giáo khoa trong khóa học này như thế nào?”

Có nhiều cách thức để bắt đầu thảo luận về “Sư phạm Mở”. Mặc dù việc đưa ra định nghĩa đóng khung có thể là nơi hiển nhiên để bắt đầu, nhưng chúng tôi muốn dừng lại ở đó một lát để đặt ra một loạt câu hỏi liên quan:

  • Hy vọng về giáo dục của bạn là gì, đặc biệt cho giáo dục đại học?

  • Tầm nhìn bạn làm việc để hướng đến khi bạn thiết kế các hoạt động nghề nghiệp hàng ngày bên trong và bên ngoài lớp học là gì?

  • Bạn coi vai trò của người học và giảng viên là như thế nào?

  • Những thách thức nào sinh viên của bạn đối mặt trong các môi trường học tập của họ, và phương pháp sư phạm của bạn giải quyết chúng như thế nào?

Video: Giới thiệu Sư phạm Mở - Ngày 20/02/2019

Video này từ tháng 2/2019 từng là sự khởi động của loạt hội thảo trên web về Sư phạm Mở, được Trung tâm Phát triển Nghề và Hội đoàn Giáo dục Mở SUNY đồng tổ chức. Nó có cuộc trò chuyện sôi nổi giữa Robin DeRosa và Rajiv Jhangiani, hai người ủng hộ nổi bật cho TNGDM và Sư phạm mở.

Sửa đổi phương pháp sư phạm của bạn theo hướng lấy người học làm trung tâm

Khi giảng viên sử dụng TNGDM, chúng ta mới chỉ tiết kiệm tiền mua sách giáo khoa cho sinh viên: chúng ta tác động trực tiếp lên khả năng của sinh viên để ghi danh, kiên trì và hoàn thành khóa học một cách thành công. Nói cách khác, chúng ta đang trực tiếp tác động lên khả năng của sinh viên để theo học, thành công và tốt nghiệp đại học.

Khi chúng ta nói về TNGDM, chúng ta có trọng tâm nhằm vào 2 điều: rằng quyền truy cập là rất quan trọng cho các thảo luận về thành công học thuật, và rằng giảng viên và các nhân viên hướng dẫn khác có thể đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm cho việc học tập truy cập được.

Tuy nhiên, việc sử dụng TNGDM tương tự như cách chúng ta đã sử dụng các sách giáo khoa thương mại sẽ không đạt được mục đích. Điều đó giống như việc lái chiếc máy bay hạ cánh xuống đường. Vâng, chiếc máy bay có các bánh xe và có khả năng hạ cánh xuống đường (miễn là con đường đó đủ rộng). Nhưng mục đích của máy bay là bay với tốc độ hàng trăm dặm một giờ – chứ không phải như lái xe. Việc lái máy bay vòng quanh, chỉ vì lái xe là cách chúng ta vẫn di chuyển trong quá khứ, lãng phí tiềm năng to lớn của máy bay.

Vậy điều gì khiến TNGDM khác biệt so với sách giáo khoa thương mại và các tài nguyên thương mại khác? TNGDM là miễn phí để truy cập, miễn phí để sử dụng lại, miễn phí để sửa đổi, miễn phí để phối lại và miễn phí để phân phối.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là mối quan hệ giữa các khả năng bổ sung này và những gì chúng ta biết về việc dạy và học hiệu quả là gì? Làm thế nào chúng ta có thể mở rộng, sửa đổi và phối lại phương pháp sư phạm của mình dựa trên các khả năng bổ sung này?

Bài tập dùng một lần

Khái niệm “bài tập dùng một lần” bắt nguồn từ David Wiley, Giám đốc Học thuật ở Lumen Learning. Wiley gọi đây là những bài tập mà sinh viên phàn nàn khi làm và giảng viên phàn nàn khi chấm điểm. Một sinh viên có thể bỏ ra 3 giờ đồng hồ để tạo ra nó, một giảng viên bỏ ra 30 phút để chấm điểm nó, và ngay khi trả bài xong, sinh viên sẽ vứt nó đi.

Sư phạm Mở xem xét một cách tiếp cận tái tạo lại được nhiều hơn - việc ôm lấy các bài tập và các hoạt động nơi các sinh viên tạo ra tư liệu được chia sẻ với bạn bè của họ và các sinh viên khác học cùng lớp tại trường của bạn hoặc khắp trên thế giới! Nội dung do người học này tạo ra có thể cải thiện sự tham gia của sinh viên, và, như Wiley nêu, “làm cho thế giới trở thành nơi tốt hơn”.

Cách tiếp cận của Sư phạm Mở

Chúng ta có thể coi Sư phạm Mở như một cam kết hướng đến quyền truy cập tới giáo dục do người học thúc đẩy VÀ là quá trình định hình các cách tiếp cận giảng dạy và sử dụng các công cụ cho việc học tập của chúng ta cho phép sinh viên đóng góp bằng việc tạo lập và chia sẻ nội dung học tập.

CÁC VÍ DỤ VỀ SƯ PHẠM MỞ TRONG THỰC TẾ

Sinh viên tạo ra các video hướng dẫn cho một chủ đề hoặc bài tập cụ thể. Các video hướng dẫn đó có thể bao trùm dải rộng lớn các chủ đề như dạy các kỹ năng cụ thể, tóm tắt các khái niệm chính, cung cấp các ví dụ đã làm việc, hoặc tạo ra các kết nối với cuộc sống của sinh viên.

  • Sinh viên tạo ra các bài trình chiếu bằng văn bản hoặc dựa trên video, tóm tắt các khía cạnh chính của cốt truyện, nhân vật, cách diễn giải, biểu tượng, v.v. Các tóm tắt đó có thể vừa được sử dụng vừa được cải tiến bởi các thế hệ những người học tương lai.

  • Sinh viên tạo ra các ví dụ đã làm việc cung cấp cho các sinh viên khác các mẫu template từng bước một về cách để giải quyết các vấn đề, đặc biệt trong các chủ đề đã được chứng minh là gây khó khăn cho sinh viên trong các học kỳ trước đó. Chúng đặc biệt phổ biến trong các khóa học về toán.

  • Sinh viên giải thích cách các nguyên tắc được học trên lớp được minh họa trong các phương tiện truyền thông đại chúng như phim ảnh, truyền hình, âm nhạc hoặc sách.

  • Sinh viên tạo ra các trò chơi được các thế hệ người học tương lai chơi để giúp họ chuẩn bị hoặc đào sâu việc học tập của họ hoặc các chủ đề cụ thể.

  • Sinh viên tạo ra các hướng dẫn để chỉ cho các sinh viên khác qua các bài đọc hoặc bài giảng.

-------------------

Một khía cạnh thú vị của các bài tập tái tạo lại được là, một khi chúng được chia sẻ trên trực tuyến, chúng có thể tiếp cận rộng rãi các đối tượng người dùng có thể hưởng lợi từ chúng. Sinh viên nhận biết đối tượng tiềm năng rộng mở này, và được truyền cảm hứng để làm việc và dự đoán trước các nhu cầu của đối tượng này theo các cách thức mà họ có thể không làm được nếu không có một dự án lớp học thông thường. Họ cũng sẽ tiềm tàng nổi lên từ lớp học đó với một tác phẩm được xuất bản mang tên họ, điều có thể bổ sung thêm vào sơ yếu lý lịch của họ.


Bạn cũng có thể
xây dựng TNGDM với các sinh viên của bạn. Mặc dù các sinh viên có thể là những người bắt đầu với hầu hết nội dung trong khóa học của bạn, nhưng họ thường giỏi hơn bạn trong việc hiểu những gì sinh viên mới cần để hiểu tài liệu. Việc yêu cầu sinh viên giúp định hình lại và trình bày lại nội dung khóa học theo những cách mới và sáng tạo có thể bổ sung thêm các TNGDM có giá trị vào kho dữ liệu chung, đồng thời cho phép công việc mà sinh viên thực hiện trong khóa học tiếp tục có tác động có ý nghĩa sau khi khóa học kết thúc.

Hãy đưa ra các câu hỏi quan trọng về “mở”. Khi bạn phát triển các lộ trình mới dựa trên Sư phạm Mở, hãy đặc biệt chú ý tới các rào cản, thách thức, và vấn đề phát sinh. Hãy rõ ràng về chúng, trung thực về chúng, và chia sẻ chúng rộng rãi với những người khác đang làm việc trong Giáo dục Mở sao cho chúng ta có thể cùng làm việc để cải tiến.

Khám phá thêm

Quan điểm Mở của April: Sư phạm Mở là gì?

Bài đăng này, một phần của Sổ tay Sư phạm Mở, chia sẻ các quan điểm từ các nhà giáo dục khắp trên thế giới về Sư phạm Mở. Sổ tay này được thiết kế để phục vụ như là một nguồn cho các nhà giáo dục có quan tâm trong việc học tập và chia sẻ về Sư phạm Mở.

Sư phạm được TNGDM xúc tác

Các tài nguyên được Nhóm Giáo dục Mở chia sẻ ở đây cung cấp hướng dẫn và các ví dụ về cách để tích hợp Sư phạm Mở vào các bài tập và các hoạt động học tập.

Sư phạm Mở: Ví dụ về các hoạt động trong lớp học

Trong bài đăng trên blog này, Christina Hendricks chia sẻ các ví dụ về Sư phạm Mở, cũng như giá trị cô đã thấy trong việc ôm lấy Sư phạm Mở.

Tài nguyên Giáo dục Mở: Các ví dụ về Sư phạm Mở

Hướng dẫn này từ Cao đẳng Cộng đồng Austin bao gồm các ví dụ về các bài tập sư phạm mở, một thư mục các ví dụ bổ sung, và các công cụ để giảng dạy về thừa nhận ghi công và cấp phép mở.

Nội dung này được tùy chỉnh từ các tác phẩm sau đây:

Sư phạm Mở là gì?” của David Wiley, giấy phép CC BY 4.0

Sư phạm được TNGDM xúc tác, các ví dụ từ thế giới thực của Nhóm Giáo dục Mở, giấy phép CC BY 4.0

Sư phạm Mở và Công bằng xã hội của Rajiv Jhangiani và Robin DeRosa, Phòng thí nghiệm Sư phạm Kỹ thuật số, giấy phép CC BY 4.0

---------------------------------------------------

Giấy phép và thừa nhận ghi công

Nội dung được cấp phép mở, bản gốc

If a central gift that OER brings to students is making college more affordable, one of the central gifts that it brings to faculty is agency. OER can help us rethink our pedagogies in ways that center on access. We can ask broader questions that go beyond “How can I lower the cost of textbooks in this course?”

There are many ways to begin a discussion of “Open Pedagogy.” Although providing a framing definition might be the obvious place to start, we want to resist that for just a moment to ask a set of related questions:

  • What are your hopes for education, particularly for higher education?

  • What vision do you work toward when you design your daily professional practices in and out of the classroom?

  • How do you see the roles of the learner and the teacher?

  • What challenges do your students face in their learning environments, and how does your pedagogy address them?

Video: Introduction to Open Pedagogy - February 20, 2019

This recording from February 2019 was the kick-off of the Open Pedagogy Webinar series, co-hosted by the SUNY Center for Professional Development and the Open Education Consortium. It features a lively conversation between Robin DeRosa and Rajiv Jhangiani, two prominent advocates for OER and Open Pedagogy.

Revising Your Pedagogy as Learner-Centered

When faculty use OER, we aren’t just saving a student money on textbooks: we are directly impacting that student’s ability to enroll in, persist through, and successfully complete a course. In other words, we are directly impacting that student’s ability to attend, succeed in, and graduate from college.

When we talk about OER, we bring two things into focus: that access is critically important to conversations about academic success, and that faculty and other instructional staff can play a critical role in the process of making learning accessible.

Using OER the same way we used commercial textbooks, however, misses the point. It’s like driving an airplane down the road. Yes, the airplane has wheels and is capable of driving down on the road (provided the road is wide enough). But the point of an airplane is to fly at hundreds of miles per hour – not to drive. Driving an airplane around, simply because driving is how we always traveled in the past, squanders the huge potential of the airplane.

So what sets OER apart from commercial textbooks and other commercial resources? OER are free to access, free to reuse, free to revise, free to remix, and free to distribute.

The question becomes, then, what is the relationship between these additional capabilities and what we know about effective teaching and learning? How can we extend, revise, and remix our pedagogy based on these additional capabilities?

The Disposable Assignment

The notion of the “disposable assignment” comes from David Wiley, Chief Academic Officer Lumen Learning. Wiley refers to these as assignments that students complain about doing and faculty complain about grading. A student may spend three hours creating it, a teacher spends 30 minutes grading it, and as soon as the project is handed back, the student throws it away.

Open Pedagogy considers a more renewable approach – embracing assignments and activities where students create materials that are shared with their peers, and other students taking the same class at your institution or around the world! This learner-generated content can enhance student engagement, and, as Wiley puts it, “make the world a better place.”

An Approach of Open Pedagogy

We can think about Open Pedagogy as an access-oriented commitment to learner-driven education AND as a process of shaping our teaching approaches and using tools for learning that enable students to contribute by creating and sharing learning content.

EXAMPLES OF OPEN PEDAGOGY IN PRACTICE

Students create tutorial videos for a particular topic or assignment. These tutorial videos could cover a wide range of topics such as teaching specific skills, summarizing key concepts, providing worked examples, or creating connections to student lives.

  • Students create written or video-based presentations that summarize key aspects of the storyline, character, interpretation, symbolism, etc. These summaries could be both used by and improved upon by future generations of learners.

  • Students create worked examples that provide other students with step-by-step templates of how to do problems, specifically in topics that have proven troublesome to students in past semesters. These are particularly popular in math courses.

  • Students explain how principles studied in class are exemplified in popular media like movies, television, music, or books.

  • Students create games to be played by future generations of learners to help them prepare for, or deepen their learning on, specific topics.

  • Students create guides to direct other students through readings or lectures.

-------------------

The exciting aspect of renewable assignments is that, once they’re shared online, they can reach a wide audience of users who might benefit from them. Students recognize this expansive potential audience, and are inspired to work to anticipate the needs of this audience in ways they might not otherwise for a typical class project. They also will potentially emerge from the class with a published work bearing their name, which can be added to a résumé or portfolio.

You can also build OERs with your students. Though students may be beginners with most of the content in your course, they are often more adept than you at understanding what beginning students need in order to understand the material. Asking students to help reframe and re-present course content in new and inventive ways can add valuable OERs to the commons while also allowing for the work that students do in courses to go on to have meaningful impact once the course ends.

Ask critical questions about “open.” When you develop new pathways based on Open Pedagogy, pay special attention to the barriers, challenges, and problems that emerge. Be explicit about them, honest about them, and share them widely with others working in Open Education so that we can work together to make improvements.

More to Explore

April Open Perspective: What is Open Pedagogy?

This post, part of the Open Pedagogy Notebook, shares perspectives from educators around the world on Open Pedagogy. The Notebook is designed to serve as a resource for educators interested in learning and sharing about Open Pedagogy.

OER-Enabled Pedagogy

The resources shared here by the Open Education Group provide guidance and examples of how to integrate Open Pedagogy into assignments and learning activities.

Open Pedagogy: Examples of Class Activities

In this blog post, Christina Hendricks shares examples of Open Pedagogy, as well as the value she has found in embracing Open Pedagogy.

Open Educational Resources: Open Pedagogy Examples

This guide from Austin Community College includes examples of open pedagogy assessments, a folder of additional examples, and tools for teaching attributions and open licensing.

This content is adapted from the following works:

“What is Open Pedagogy?” by David Wiley, licensed under CC BY 4.0

“OER-Enabled Pedagogy, Examples from the Real World” by the Open Education Group, licensed under CC BY 4.0

“Open Pedagogy and Social Justice” by Rajiv Jhangiani and Robin DeRosa, Digital Pedagogy Lab, licensed under CC BY 4.0

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.