Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Cuộc thi Plugfest về ODF chỉ ra những đổi mới cộng tác về tài liệu


ODF Plugfest showcases innovations on document collaboration
Submitted by Gijs Hillenius on December 29, 2014
Bài được đưa lên Internet ngày: 29/12/2014
Cuộc thi (Plugfest) ODF đã diễn ra ở Luân Đôn các ngày 8-9/12 đã chỉ ra các cách thức đổi mới để làm việc với các tài liệu điện tử. Ý tưởng nổi bật nhất là việc mượn các kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong phát triển phần mềm, hứa hẹn nhiều cách thức mới để tạo và cộng tác về tài liệu.

Tại hội thảo kỹ thuật 2 ngày ở Luân Đôn, chuyên gia về ODF có trụ sở ở Berlin Svante Schubert đã đề xuất mượn các kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong phát triển phần mềm, để quản lý các bản sửa đổi lại từ nhiều nguồn khác nhau. Ông gợi ý trao đổi chỉ những thay đổi được làm trong một văn bản, thay vì sự nặng nề hơn nhiều của việc gửi tới và lui toàn bộ một tài liệu. “Việc sử dụng các tệp cộng tác trong tài liệu là một di tích từ kỷ nguyên các đĩa mềm”, lập trình viên Schubert nói. “Nó ép một người nhận phải đọc toàn bộ tài liệu và cố hiểu những gì đã được những người khác thay đổi”.

Lập trình viên ODF này kỳ vọng rằng việc tạo một tài liệu ngoài những thay đổi được tiêu chuẩn hóa sẽ đổi mới lớn sự cộng tác. Những người sử dụng sẽ được tự do chọn công cụ soạn thảo văn bản nào họ thích, và vẫn có khả năng làm việc cùng nhau. Schubert đang làm việc với Patrick Durusau, đồng chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật ODF ở cơ quan tiêu chuẩn hóa OASIS, về một tài liệu mà họ đã trình bày ở Hội thảo kỹ thuật Quốc tế 2014 về những Thay đổi Tài liệu hồi tháng 9.

Phản kháng
“Hãy tưởng tượng ưu thế kinh doanh của việc có một hồ sơ tất các những thay đổi từng được thực hiện đối với một tài liệu”, Schubert nói, “và hãy tưởng tượng làm việc độc lập trong các phiên bản khác nhau của một văn bản sẽ được trộn sau này vào một phiên bản cuối mà không có xung đột các nhánh. Bạn có thể có một người sử dụng làm việc từ một trình soạn thảo văn bản cơ bản như Vi, và người khác sử dụng một bộ phần mềm văn phòng đầy đủ”.

Tại Luân Đôn, chuyên gia phần mềm này đã gặp phải sự kháng cự từ các giải pháp phần mềm đang tồn tại đối với việc tạo các tài liệu, những người sợ có tổng chi phí mã của họ. “Nếu chúng tôi thuê một người ở mặt trăng còn được, thì làm sao chúng tôi không thể hoãn cách chúng tôi viết các tài liệu chứ?” Michiel Leenaars, một trong những người tổ chức cuộc thi, vặn vẹo. “Nếu chúng tôi không triển khai giải pháp của anh, chúng tôi sẽ bị trói vào các giải pháp văn phòng máy để bàn vĩnh viễn”.

Những đổi mới khác được trình bày ở cuộc thi bao gồm các cách thức mới để kiểm thử việc triển khai ODF của phần mềm. Jos van den Oever, một chuyên gia về XML và ODF làm việc cho chính phủ Hà Lan đã giới thiệu ODFAutoTests, đã giới thiệu bộ công cụ kiểm thử mới của anh ta.

Và TS. Steven Pemberton, của viện nghiên cứu quốc gia về toán học và khoa học máy tính ở Hà Lan, đã khuyến khich sử dụng RDFaXforms. Cái trước giúp liên kết các thông tin và dữ liệu có liên quan, làm dễ dàng cho việc truy xuất thông tin, trong khi cái sau cho phép tính tương tác mạnh với các tài liệu.

Tiêu chuẩn mới
Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn (ODF 1.2) đã được OASIS xuất bản rồi 3 năm qua, nhưng chỉ năm nay được đệ trình lên ISO/IEC. Được kỳ vọng rằng tiêu chuẩn đó sẽ được thông qua nhanh, vì ý kiến phản hồi từ các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hầu hết là tích cực, Andras Timar, một chuyên gia ODF của Hungary có liên quan trong ủy ban tiêu chuẩn hóa, nói. “Đã có khoảng 10 bình luận, hầu hết chúng là dễ để trả lời. Có 2 bình luận liên quan tới việc theo dõi các thay đổi, và chúng tôi kỳ vọng giải quyết điều này trong ít tháng”, ông nói.

Thông tin thêm:
The ODF Plugfest that took place in London on 8 and 9 December showcased innovative ways to work with electronic documents. The most striking idea is the borrowing of techniques commonly used in software development, promising many news ways to create and collaborate on documents.
At the two-day workshop in London, the Berlin-based ODF expert Svante Schubert proposed to borrow techniques commonly used in software development, to manage revisions from many different sources. He suggests to exchange only the changes made in a text, instead of the much more cumbersome sending back and forth of an entire document. “Using files for collaborating on documents is a relic from the era of floppy discs”, developer Schubert says. “It forces a recipient to read the entire document and try to understand what has been changed by others.”
The ODF developer expects that creating a document out of a sequence of standardised changes will innovate collaboration greatly. Users will be free to choose whichever text editing tool they prefer, and still be able to work together. Schubert is working with Patrick Durusau, Co-Chair of the ODF Technical Committee at standardisation organisation OASIS, on a paper that they presented at the 2014 International Workshop on Document Changes last September.
Resistance
“Just imagine the business advantage of having a record of all the changes ever made to a document”, Schubert said, “and imagine working independently on different versions of a text to be merged later into a final version without conflicting the branches. You can have one user working from a basic text editor like Vi, and another using a full-blown office suite.”
In London, the software specialist met with resistance from the existing software solutions for creating documents, who fear having to overhaul their code. “If we can land a man on the moon, how come we can’t redo the way we write documents?” retorted Michiel Leenaars, one of the organisers of the plugfest. “If we don’t implement his solution, we’ll be tied to desktops office solutions for ever.”
Other innovations presented at the plugfest included new ways to test software implementing ODF. Jos van den Oever, an XML and ODF specialist working for the Dutch government introduced ODFAutoTests, introduced his new testing toolkit.
And Dr. Steven Pemberton, of the national research institute for mathematics and computer science in the Netherlands, encouraged the use of RDFa and Xforms. The former helps to link related information and data, easing the retrieval of information, while the latter allows for rich interactivity with documents.
New standard
The current version of the standard (ODF 1.2) was published by OASIS already over three years ago, but has only this year been submitted to ISO/IEC. It is expected that the standard will pass quickly, since the feedback from the national standards bodies is mostly positive, explained Andras Timar, a Hungarian ODF specialist involved in the standardisation committee. “There were about ten comments, most of which are easy to respond to. There are two that concern change tracking, and we expect to resolve this within a few months”, he said.
More information:
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.