France interoperability rules to
boost ODF
Submitted by Gijs Hillenius on May 04, 2015
Bài được đưa lên Internet ngày: 04/05/2015
Lời người dịch: Trích đoạn: “Pháp
sẽ kiểm tra kỹ lưỡng chính sách của mình về tính
tương hợp các hệ thống CNTT chính phủ. Đề xuất hiện
hành có thể là một sự khuyến khích cho Định dạng Tài
liệu Mở (ODF), được lựa chọn như một tiêu chuẩn cho
các tài liệu soạn sửa được. Các tiêu chuẩn tài liệu
khác là TXT, PDF và PDF1/A. Nước này đã xuất bản một
phác thảo chính sách mới; các bình luận có thể được
đệ trình cho tới 15/05. Chính
sách dự thảo mô tả ODF
và PDF như là các định dạng trụ cột, ODF cho các tài
liệu soạn sửa được và PDF cho các tài liệu không soạn
sửa được”. “Nếu
Pháp quyết định tập trung vào việc sử dụng ODF cho các
tài liệu soạn sửa được của nó, thì nó sẽ là Nhà
nước Thành viên châu Âu lớn thứ 2 làm thế. Chính phủ
Anh vào tháng 07 đã công
bố rằng tất cả các tổ chức
chính phủ sẽ chuyển sang sử dụng ODF cho các tài liệu
soạn sửa được của họ.
Quyết định đó cũng đã đi theo một tư vấn công khai,
lôi kéo được vài trăm bình luận”.
Pháp sẽ kiểm tra kỹ lưỡng chính sách của mình về
tính tương hợp các hệ thống CNTT chính phủ. Đề xuất
hiện hành có thể là một sự khuyến khích cho Định
dạng Tài liệu Mở (ODF), được lựa chọn như một tiêu
chuẩn cho các tài liệu soạn sửa được. Các tiêu chuẩn
tài liệu khác là TXT, PDF và PDF1/A. Nước này đã xuất
bản một phác thảo chính sách mới; các bình luận có
thể được đệ trình cho tới 15/05.
Chính
sách dự thảo mô tả ODF và PDF như là các định dạng
trụ cột, ODF cho các tài liệu soạn sửa được và PDF
cho các tài liệu không soạn sửa được.
Bằng việc xuất bản dự thảo, Pháp hy vọng “lôi kéo
được tất cả các bên tham gia đóng góp và thu thập tất
cả các ý tưởng, bình luận, chỉ trích và bổ sung sẽ
làm cho bản chính sách được cập nhật thành một yếu
tố cơ bản để thực sự tạo ra các dịch vụ công
tương hợp được”, Ban Liên Bộ về CNTT-TT (DISIC) giaỉ
thích. DISIC viết rằng thành công của chính sách
(Référentiel Général d'Interopérabilité, RGI) “dựa vào sự
hiểu biết và tôn trọng các nhu cầu về tính tương hợp
của tất cả các tác nhân có liên quan trong định nghĩa,
thiết kế, duy trì và vận hành các hệ thống thông tin
nhà nước, các tổ chức nhà nước và các nhà chức
trách địa phương”.
Việc cập nhật RGI cho phép các cơ quan hành chính nhà
nước Pháp tính tới sự tiến hóa của các công nghệ và
tiêu chuẩn CNTT từ phiên bản đầu tiên, được xuất
bản năm 2009. Nó cũng sẽ đặt các tiêu chuẩn CNTT ở
tâm của tiếp cận chính phủ để làm cho các hệ thống
CNTT tương hợp được.
Kết hợp
Chính sách sắp tới sẽ kết hợp các tiêu chuẩn và các
khuyến cáo. Điều này sẽ giúp các cơ quan hành chính nhà
nước bằng việc tập trung vào vài vấn đề chính, và
bằng việc hạn chế sự lựa chọn các tiêu chuẩn.
ODF là định dạng tài liệu mặc định được sử dụng
trong các bộ phần mềm văn phòng nguồn mở chính. Khắp
châu Âu, các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng các
bộ nguồn mở đó nêu có các vấn đề về tính tương
hợp khi trao đổi các tài liệu sửa đổi được với
các tài liệu sử dụng một bộ phần mềm văn phòng sở
hữu độc quyền phổ biến và sự pha trộn của nó các
định dạng tài liệu sở hữu độc quyền. Vài năm
trước, các cơ quan hành chính nhà nước của Pháp, Thụy
Sĩ và Đức đã cấp vốn để cải thiện cách mà các bộ
phần mềm văn phòng nguồn mở của họ xử trí OOXML,
định dạng tài liệu mới nhất của bộ phần mềm văn
phòng sở hữu độc quyền.
Nếu Pháp quyết định tập trung vào việc sử dụng ODF
cho các tài liệu soạn sửa được của nó, thì nó sẽ
là Nhà nước Thành viên châu Âu lớn thứ 2 làm thế.
Chính phủ Anh vào tháng 07 đã công
bố rằng tất cả các tổ chức chính phủ sẽ chuyển
sang sử dụng ODF cho các tài liệu soạn sửa được của
họ. Quyết định đó cũng đã đi theo một tư vấn công
khai, lôi kéo được vài trăm bình luận.
France is about to overhaul its
policy on the interoperability of government IT systems. The current
proposal would be a boost for the Open Document Format (ODF),
selected as a standard for editable documents. The other document
standards are TXT, PDF and PDF1/A. The country has published a draft
of the new policy; comments can be submitted until 15 May.
The draft
policy describes ODF and PDF as pivotal formats, the former for
editable documents and the latter for non-editable documents.
By publishing the draft, France
hopes “to involve all stakeholders and to collect all ideas,
comments, criticisms and additions that will make the updated policy
an essential element to make truly interoperable public services”,
explains
the Interdepartmental Directorate for ICT. DISIC writes that the
success of the policy (Référentiel Général d'Interopérabilité,
RGI) “is based on understanding and respect for the needs of
interoperability by all actors involved in the definition, design,
maintenance and operation of information systems of the state, public
organisations and local authorities.”
Updating the RGI allows France’s
public administrations to take into account the evolution of IT
technologies and standards since the first version, published in
2009. It will also place IT standards at the heart of the
government’s approach to making its IT systems interoperable.
Aggregate
The upcoming policy will aggregate
standards and recommendations. This will help public administrations
by focussing on some of the key issues, and by limiting the choice of
standards.
ODF is the default document format
used by the main open source office suites. Across Europe, public
administrations that use these open source suites report having
interoperability issues when exchanging editable documents with those
using a common proprietary office suite and its mix of proprietary
document formats. The past few years, French, Swiss and German public
administrations have pooled funds to improve how their open source
office suites handle OOXML, the latest document format of this
proprietary office suite.
If France decides to focus on using
ODF for its editable documents, it will be the second large European
Member State to do so. The UK government in July announced
that all government organisations will switch to using ODF for their
editable documents. That decision also followed a public
consultation, drawing several hundreds of comments.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.