Phần
2 - Hệ thống giấy phép và khía cạnh công nghệ của OER
Mục
lục:
Phần
2 - Hệ thống giấy phép và khía cạnh công nghệ của OER
B. Hệ thống giấy phép tư liệu mở
Hệ
thống giấy phép tư liệu mở có nguồn gốc từ nhu cầu
về các tài liệu đi kèm với phần mềm tự do nguồn mở
(PMTDNM). Người sử dụng không thể khai thác được bất
kỳ chương trình phần mềm nào nếu không có các tài
liệu đi kèm, thường tối thiểu là các tài liệu hướng
dẫn sử dụng, hướng dẫn cài đặt và/hoặc thiết lập
hệ thống. Theo luật về sở hữu trí tuệ của Tây Ban
Nha, chương trình phần mềm có mức độ tự do nào, thì
tài
liệu đi kèm với nó cần có mức độ tự do tương tự.
Từ
nhu cầu này, có nhiều hệ thống giấy phép tự do - mở
đã được thiết kế cho các tư liệu tự do - mở, điển
hình là 2 hệ thống:
- Giấy phép Tài liệu Tự do GNU - GFDL (GNU Free Document License) và
- Creative Commons (CC).
Cũng
có các hệ thống tư liệu tự do - mở khác. Tuy nhiên,
GFDL và CC là 2 hệ thống được sử dụng nhiều, với
GFDL thường được sử dụng cho các tài liệu đi kèm với
các chương trình phần mềm máy tính, còn CC là chung cho
tất cả các loại tư liệu (cả các tệp văn bản, hình
ảnh, âm thanh, nghe nhìn), bao gồm cả các tư liệu đi với
các chương trình phần mềm và là hệ thống giấy phép
tư liệu tự do - mở được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay.
Các
giấy phép CC được xuất bản lần đầu vào năm 2002,
sau hệ thống GFDL 2 năm, và phát triển rất nhanh. Tới
tháng 11/2014 đã có khoảng 880 triệu tư liệu được cấp
phép CC, còn trên trang chuyên dụng để lưu trữ ảnh
tự do Flickr,
cho tới tháng 3/2015 đã có 306 triệu ảnh chụp mang giấy
phép CC.
Vì
sự áp đảo của các giấy phép tư liệu tự do - mở CC
trong thực tế sử dụng các tư liệu, đặc biệt là với
các tài nguyên giáo dục mở - OER, tài liệu này sẽ chỉ
đề cập tới hệ thống này.
Các
hệ thống giấy phép tư liệu tự do - mở đều tuân thủ
các khung pháp lý về sở hữu trí tuệ và có giá trị
pháp lý trên toàn cầu. Chúng đưa ra cách thức thuận
tiện, đặc biệt trong kỷ nguyên số (Digital Age) qua
Internet, để sử dụng các tư liệu được cấp phép tự
do - mở cho cả người sáng tạo và những người sử
dụng.
- Đối với người sáng tạo: Khi sáng tạo ra một tác phẩm, người sáng tạo chủ động giữ lại một số quyền anh/chị ta muốn, cũng như trao một số quyền cho những người sử dụng tùy theo ý muốn của anh/chị ta.
- Đối với người sử dụng: Khi nhìn thấy bất kỳ tác phẩm nào ở dạng tệp số, được gắn các biểu tượng giấy phép tự do - mở CC - thường sẽ có đường liên kết dẫn về trang web của giấy phép CC được tác giả gắn cho tác phẩm đó - thì người sử dụng dễ dàng có khả năng lần theo đường liên kết đó để biết được các quyền của mình được tác giả trao để sử dụng tác phẩm, mà không cần phải xin phép tác giả.
Hình
2. Các yếu tố tùy chọn và các giấy phép CC tiêu chuẩn
- Ghi công (Attribution), ký hiệu là BY: Bạn cho phép những người khác sao chép, phân phối, hiển thị, và thực thi tác phẩm có bản quyền của bạn - và các tác phẩm phái sinh dựa vào nó - nhưng chỉ nếu họ thừa nhận cách mà bạn yêu cầu. Một số tài liệu chỉ rõ cách thức đúng phù hợp để ghi công cho các tác phẩm mang giấy phép CC.
- Phi thương mại (Non-Commercial), ký hiệu là NC: Bạn cho phép những người khác sao chép, phân phối, hiển thị, và thực thi tác phẩm của bạn - và các tác phẩm phái sinh dựa vào nó - nhưng chỉ cho các mục đích phi thương mại.
- Không có phái sinh (No Derivative), ký hiệu là ND: Bạn cho phép những người khác sao chép, phân phối, hiển thị, và thực thi chỉ các bản sao nguyên bản tác phẩm của bạn, không có các tác phẩm phái sinh dựa vào nó.
- Chia sẻ tương tự (ShareAlike), ký hiệu là SA: Bạn cho phép những người khác phân phối các tác phẩm phái sinh chỉ theo một giấy phép y hệt với giấy phép điều chỉnh tác phẩm của bạn.
Từ
4 yếu tố tùy chọn này, CC đưa ra 6 loại giấy phép khác
nhau, cụ thể:
- Ghi công - Attribution - CC BY
Giấy
phép này cho phép những người khác phân phối, pha trộn,
tùy biến, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn, thậm
chí một cách thương mại, miễn là họ ghi công cho bạn
về sự sáng tạo gốc ban đầu. Đây là giấy phép dễ
dãi nhất được chào, với lưu ý về những gì những
người khác có thể làm với các tác phẩm của bạn được
cấp phép theo Ghi công – Attribution.
- Ghi công - Chia sẻ tương tự - Attribution Share Alike - CC BY-SA
Giấy
phép này cho phép những người khác pha trộn, tùy biến,
và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn thậm chí vì
các lý do thương mại, miễn là họ ghi công cho bạn và
cấp phép các sáng tạo mới của họ theo các điều khoản
giống y hệt. Giấy phép này thường được so sánh với
các giấy phép của phần mềm nguồn mở. Tất cả các
tác phẩm mới dựa vào của bạn sẽ mang giấy phép y
hệt, nên bất kỳ dẫn xuất nào cũng sẽ cho phép sử
dụng thương mại.
- Ghi công - Không có phái sinh - Attribution No Derivative - CC BY-ND
Giấy
phép này cho phép phân phối lại, thương mại hoặc phi
thương mại, miễn là nó được truyền đi không có thay
đổi và trong tổng thể, với sự ghi công cho bạn.
- Ghi công - Phi thương mại - Attribution Non-Commercial - CC BY-NC
Giấy
phép này cho phép những người khác pha trộn, tùy biến,
và xây dựng dựa trên tác phẩm của bạn phi thương mại,
và dù các tác phẩm mới của họ cũng phải thừa nhận
bạn và sẽ là phi thương mại, thì họ không phải cấp
phép cho các tác phẩm phái sinh của họ theo các điều
khoản y hệt.
- Ghi công - Phi thương mại - Chia sẻ tương tự - Attribution Non-Commercial Share Alike - CC BY-NC-SA
Giấy
phép này cho phép những người khác pha trộn, tùy biến,
và xây dựng dựa trên tác phẩm của bạn một cách phi
thương mại, miễn là họ ghi công cho bạn và cấp phép
cho các sáng tạo mới của bạn theo các điều khoản y
hệt. Những người khác có thể tải về và phân phối
lại tác phẩm của bạn giống hệt như giấy phép
BY-NC-ND, nhưng họ cũng có thể dịch, tiến hành các pha
trộn, và sản xuất các câu chuyện mới dựa vào tác
phẩm của bạn. Tất cả tác phẩm mới dựa vào của bạn
sẽ mang giấy phép y hệt, nên bất kỳ dẫn xuất nào
cũng sẽ là phi thương mại một cách tự nhiên.
- Ghi công - Phi thương mại - Không có phái sinh - Attribution Non-Commercial No Derivative - CC BY-NC-ND
Giấy
phép này là hạn chế nhất trong 6 giấy phép chính, cho
phép bạn phân phối lại. Giấy phép này thường được
gọi là giấy phép “quảng cáo tự do” vì nó cho phép
những người khác tải về các tác phẩm của bạn và
chia sẻ chúng với những người khác miễn là họ nhắc
tới bạn và liên kết ngược về bạn, nhưng họ không
thể thay đổi chúng theo bất kỳ cách gì hoặc sử dụng
chúng cho các mục đích thương mại.
Việc
có nhiều giấy phép CC khác nhau, đồng nghĩa với việc
mức độ tự do của từng giấy phép là khác nhau, như
Hình 3 bên dưới chỉ ra.
Hình
3. Mức độ tự do của các loại giấy phép khác nhau
- Miền công cộng (Public Domain): là nơi mà (các) tác giả không giữ lại quyền gì cho tác phẩm, thường xảy ra khi tác giả từ bỏ các quyền tác phẩm và hoặc khi tác phẩm hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo luật định.
- Giữ lại tất cả các quyền (All Rights Reserved): khi (các) tác giả giữ lại tất cả các quyền của tác phẩm. Bằng cách này, người sử dụng thường không có quyền như tùy biến thích nghi (để tạo ra các sản phẩm phái sinh), tái sử dụng, tái phân phối và/hoặc thương mại hóa tác phẩm, nếu không có sự cho phép trước bằng văn bản của tác giả. Thường thì sự cho phép này là phải trả tiền (bản quyền và/hoặc bằng sáng chế...).
- Giữ lại một số quyền (Some Rights Reserved): Giữ lại một số quyền của tác giả đối với tác phẩm, nghĩa là không phải dạng không giữ lại quyền gì như trong trường hợp của miền công cộng, cũng không phải dạng giữ lại tất cả các quyền. Đây chính là nơi mà cả 6 giấy phép CC được nêu ở trên hiện diện với các mức độ tự do của từng giấy phép khác nhau như trên Hình 3.
Một
số lưu ý khi sử dụng các giấy phép CC cho các tác phẩm
- Khi làm việc với các quyền và nghĩa vụ của nguồn mở nói chung, OER nói riêng, chúng ta cần nói rất cụ thể để không bị nhầm lẫn các khái niệm cũng như các mức độ tự do của từng OER vì các OER khác nhau có thể mang các giấy phép CC khác nhau.
- Nên sử dụng công cụ chọn giấy phép CC cho tác phẩm sáng tạo của bạn, dù đó là tác phẩm hoàn toàn do bạn sáng tạo ra từ đầu, hay từ 2 hoặc nhiều hơn các tác phẩm được cấp phép mở do những người khác sáng tạo ra trước đó và được bạn kết hợp - tùy biến để tạo thành tác phẩm phái sinh theo các nhu cầu của bạn. Hình 4 chỉ ra các công cụ trợ giúp cấp phép CC cho các tác phẩm như vậy.
Hình
4. Các công cụ trợ giúp cấp phép cho tác phẩm được
cấp giấp phép CC
- Bộ giấy phép CC 4.0 là không tự khả chuyển.
- Tính tới hết tháng 08/2011, hệ thống Creative Commons đã có hơn 100 chi nhánh và hơn 70 quyền tài phán đã hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động của nó, bao gồm cả Việt Nam. CC đã phát triển các giấy phép cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam, dù Chính phủ chưa sử dụng.
Với
khía cạnh công nghệ, tất cả chúng ta đều muốn biết,
làm thế nào để thiết lập một nền tảng công nghệ
để triển khai việc sử dụng và sáng tạo OER, các công
cụ nào giúp sáng tạo và sử dụng OER? OER liên quan tới
các công việc gì mà công nghệ có thể trợ giúp được?
Chúng ta cùng xem sơ
đồ khái niệm OER như Hình
5 bên dưới.
Sơ
đồ trong Hình 5 đưa ra 3 nội dung cần được tiến
hành khi làm việc với OER gồm:
- Các công cụ: là các phần mềm nguồn mở để phát triển và phân phối các tài nguyên:
- Hệ thống quản trị nội dung - CMS, được tùy biến hoặc chuyên dụng cho OER
- Các công cụ phát triển - để sáng tạo và tái tạo ra OER
- Các phần mềm mạng xã hội - có khả năng đáp ứng được các tính năng của OER
- Các hệ thống quản lý học tập - quản lý các khóa học và các nội dung liên quan
- Nội dung: các tư liệu được xuất bản cho việc học tập và tham chiếu
- Các tài nguyên học tập, như các khóa học và các môn học...
- Các tham chiếu - như với các kho OER trên Internet
- Các tài nguyên triển khai
- Các công cụ cấp phép: các hệ thống giấy phép tự do - mở như CC và/hoặc GFDL
- Các tiêu chuẩn mở như IMS, SCORM hay OKI để đảm bảo tính tương hợp giữa các hệ thống OER khác nhau.
Hình
5. Sơ đồ khái niệm OER
Một
số gợi ý khi xây dựng nền tảng công nghệ cho OER:
- Từ sơ đồ trên cho chúng ta thấy, để xây dựng được một nền tảng công nghệ đầy đủ cho OER là không dễ, vì chúng là sự kết hợp của nhiều hệ thống phần mềm khác nhau tạo nên.
- Có rất nhiều bộ các tiêu chí khác nhau khi lựa chọn các công cụ và các nền tảng công nghệ để sử dụng cho OER, tùy thuộc vào nhu cầu của từng cơ sở.
- Chỉ các định dạng và các chương trình mở mới có thể đảm bảo khả năng sử dụng và áp dụng OER không bị hạn chế và độc lập với các nền tảng ở mức kỹ thuật. Phần mềm có ý định là OER hoặc sẽ được phát triển và sử dụng để tạo ra và sử dụng OER phải được cấp phép thích đáng như là phần mềm tự do hoặc phần mềm nguồn mở.
- Trên thực tế, tồn tại hàng loạt các công cụ để sản xuất OER là có sẵn.
- Việt Nam nên học hỏi một số quốc gia để có tổ chức Creative Commons Vietnam.
Không
giống như các tài nguyên giáo dục thông thường theo
truyền thống, việc tạo ra được OER không phải là sự
kết thúc mà chỉ là sự bắt đầu. Nói một cách khác,
vòng đời của tài nguyên giáo dục theo truyền thống là
khác so với vòng đời của OER như Hình 6 bên dưới.
Có
thể nhận thấy sự khác biệt giữa 2 kịch bản trong
hình trên, là sự tuần tự và hầu như có sự kết thúc
khi tài nguyên giáo dục đã được tạo ra và đưa vào sử
dụng, trong khi với OER thì còn có cả sự phát triển
song song (giữa các bước kiểm tra - sửa đổi, và giữa
các bước sử dụng - tái mục đích và/hoặc tích hợp).
Thực
tế sử dụng và sáng tạo OER ở một vài nơi trên thế
giới đã chỉ ra rằng, cần phải có các
kỹ năng chuyên nghiệp để sử dụng và cải thiện tính
hiệu quả của OER như mong muốn.
Hình
6. Kịch
bản điển hình sử dụng tài nguyên giáo dục (hình
trái) và OER (hình phải)
Lưu
ý:
Đảm
bảo chất lượng cho OER là sống còn, có nhiều
công cụ chất lượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục
được thực hiện theo từng bước trong kịch bản sử
dụng OER như hình trên.
Bản
địa hóa
Một
trong những công việc quan trọng đối với các nước mà
tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ là bản địa
hóa. Bản địa hóa các OER chất lượng cao đã có sẵn
rồi trên thế giới có thể là một cách thức tốt và
nhanh chóng để có được các tư liệu học tập cho các
quốc gia đang phát triển. Trong thực tế những năm qua,
có một số chương trình bản địa hóa như vậy được
tiến hành, như chương
trình Giáo dục Giáo viên ở Hạ - Saharan Africa - TESSA
(Teacher
Education in Sub-Saharan Africa)
và chương trình Giáo dục Giáo viên thông qua sự Hỗ trợ
dựa vào Trường học ở Ấn
Độ - TESS-India
(Teacher
Education through School-based Support in India).
Tài
liệu
của các
chương trình
đó cũng đưa ra một bộ công cụ cũng như cách thức
tiến hành bản địa hóa với 2 lớp và 3 mức thang cam
kết OER cho những người phát triển OER nhằm chuyển các
sáng kiến theo tính liên tục để đảm bảo cho sự phát
triển và sử dụng OER công bằng và bền vững hơn. Các
kinh nghiệm rút ra được từ 2 chương trình bản địa
hóa ở trên có thể rất cần cho các cơ sở giáo dục
của Việt Nam nếu một chương trình bản địa hóa OER
tương tự được lựa chọn để triển khai.
Các
dự án như TESS và TESS-India
không phải là các dự án duy nhất có liên quan tới các
ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Tại châu Âu, nhiều dự
án OER với các ngôn ngữ ít được sử dụng hơn - LUL
(Less Used Languages) đã và đang được triển khai, như các
dự án:
Federica của
Ý, Periodica của
Latvi, NDLA của Nauy, Scholaris của Balan, RURA của Pháp và
Wikiwijs của Hà Lan, trong đó nổi bật lên là dự án NDLA
của Nauy (thành công về mặt xây dựng thị trường) và
Scholaris của Balan (ví
dụ nổi bật nhất về nền tảng OER do nhà nước cấp
tiền).
Các
dự án này có thể là những bài học quý cho các dự án
OER ở Việt Nam trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.