Teaching
teachers to teach open source
Posted
08 Apr 2016 by Bryan
Behrenshausen
Bài
được đưa lên Internet ngày: 08/04/2016
Việc
dạy các sinh viên tham gia vào các cộng
đồng nguồn mở có thể là khó khăn. Việc dạy các giáo
viên để dạy cho các sinh viên tham gia vào các cộng đồng
nguồn mở có thể thậm chí còn khó hơn.
Nhưng
nhiều năm qua, các giáo sư Heidi Ellis (Đại học Western
New England) và Greg Hislop (Đại học Drexel) đã và đang làm
chính điều đó. Và với đối tác Gina Likins của Red Hat
hôm thứ năm, 19/05, họ
đã trình bày
ở Hội nghị Nguồn Mở O'Reilly (OSCON) ở Austin, TX, để
nói về các kinh nghiệm của họ. Phiên của họ, “Muốn
các sinh viên sẵn sàng đóng góp ư? Hãy thảo luận những
gì họ nên biết!” bắt đầu lúc 5h10 buổi chiều.
Khi
họ đã chuẩn bị dạy cho khán thính phòng về việc dạy
cho các giáo viên, Heidi và Greg đã chat với chúng tôi về
công việc họ làm - và các thách thức họ đối mặt.
Hỏi
và Đáp
Cuộc
nói chuyện của bạn sẽ giải thích những gì các trường
đại học nên dạy cho các sinh
viên chuẩn bị cho họ tham gia vào các dự án nguồn mở.
Điều gì là động lực cho cuộc nói chuyện?
Nhiều
năm qua, chúng tôi đã và đang quan sát thấy các cộng
đồng nguồn mở hồ hởi tuyển các thành viên mới, vâng
nhiều sinh viên máy tính tốt nghiệp
đại học thiếu các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ thuật
để đóng góp cho các dự án nguồn mở. Dường như có
sự mất kết nối giữa cách mà các sinh viên điện toán
được giáo dục và các nhu cầu của các cộng đồng
nguồn mở.
Chúng
tôi đã muốn nhấn mạnh vài yếu tố đóng góp cho sự
mất kết nối này sao cho cả các cộng đồng nguồn mở
và các nhà nghiên cứu hàn lâm có sự hiểu biết tốt
hơn về những khó khăn các dự án nguồn mở đối mặt
trong việc giành được những người đóng góp mới từ
các chương trình cấp bằng đại học. Việc làm giảm
các khó khăn đó có tiềm năng cải thiện đáng kể việc
học tập của sinh viên thông qua sự
tham gia nguồn mở.
Theo
bạn, đâu là 3 kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ sinh
viên nào cũng muốn đóng góp cho các dự án nguồn mở
nên có?
Điều
này dường như là rõ ràng, nhưng khả năng học độc lập
là rất quan trọng cho sự tham gia thành công của sinh viên
trong các dự án HFOSS. Các sinh viên phải có khả năng học
theo các cách thức khác nhau từ một dải các nguồn khác
nhau, và họ cần có quyền sở hữu việc học tập của
họ để phát triển trong cộng đồng nguồn mở.
Giao
tiếp, làm việc nhóm và khả năng giải quyết vấn đề
cũng là các kỹ năng sống còn. Trong khi việc hiểu các
công nghệ như kiểm soát phiên bản được hầu hết các
cộng đồng nguồn mở nhấn mạnh, thì các sinh viên mà
không hiểu cách lái môi trường chuyên nghiệp bằng việc
giao tiếp rõ ràng hoặc những ai không thể làm việc nhóm
thậm chí sẽ không nắm bắt được cách sử dụng các
công nghệ đó. Các kỹ năng xử lý đó đôi khi có thể
là khó khăn hơn để dạy so với việc dạy một sinh viên
biết Java.
Bạn
luôn cố gắng cải thiện việc học tập bằng việc kết
nối các sinh viên với các dự án và cộng đồng nguồn
mở (thường các cộng đồng với lực đẩy nhân đạo).
Đâu là các rào cản lớn nhất để làm cho điều này
thành công?
Một
rào cản lớn là việc nhận diện cộng đồng là đúng
phù hợp cho sự can dự của sinh viên. Hầu hết các giáo
sư sẽ muốn dự án có các đặc tính nhất định, như
được viết trong ngôn ngữ lập trình đặc biệt hoặc
dự án cần thiết kế giao diện người sử dụng.
Hơn
nữa, chúng tôi tìm kiếm các dự án có cộng đồng tích
cực và hỗ trợ cho việc học. Việc có các sinh viên can
dự vào cộng đồng nơi mà họ có thể tiềm tàng được
cháy hết mình có thể có ảnh hưởng tiêu cực thực sự
lên việc học tập.
Có
nhiều dự án HFOSS, và trong khi một vài có thể bị loại
trừ bởi sự quan sát thoáng qua trên website/wiki, thì các
đặc tính chi tiết hơn có thể là khó để khẳng định
mà không có vài sự điều tra. Một khi chúng tôi đã nhận
diện được một cộng đồng, thì bước tiếp sau là tìm
mối liên hệ trong cộng đồng đó. Lý tưởng mà nói,
chúng tôi muốn một người hướng dẫn (mentor), hoặc ít
nhất ai đó có thiện chí chỉ cho chúng tôi theo đường
hướng đúng. Điều này không cần mất nhiều thời gian,
và chúng tôi thường không tìm kiếm ai đó cung cấp cho
chúng tôi sự chỉ dẫn về bất kỳ khía cạnh nào của
dự án. Nhưng là rất hữu ích để có ai đó trả lời
các câu hỏi và cung cấp phản hồi về những đóng góp
nào có thể là hữu dụng cho cộng đồng.
Rào
cản lớn nhất là tất cả những điều nêu trên đều
mất thời gian. Những gì chúng tôi thực sự nói tới ở
đây là việc tạo ra mối quan hệ với cộng đồng, và
mất thời gian thường qua và vượt qua tải công việc
của người chỉ dẫn thông thường. Cũng có vấn đề
hơi ít hơn về việc dẫn dắt các sinh viên hướng tới
sự tham gia. Các sinh viên sẽ được dạy về văn hóa
nguồn mở và cách tương tác với cộng đồng để cho họ
có được các tương tác thành công.
Điều
gì công việc của bạn với POSSE đã dạy bạn về mối
quan hệ giữa nguồn mở và giáo dục?
Kinh
nghiệm với việc dự 2 cuộc POSSE và tổ chức 6 sự kiện
khác đã nhấn mạnh các khác biệt giữa các văn hóa
nguồn mở và hàn lâm. Chúng thực sự là 2 văn hóa rất
khác nhau.
Nguồn
mở nhấn mạnh tới tính minh bạch, trong khi trong giới
hàn lâm các sinh viên mà chia sẻ có thể bị tố cáo là
gian lận. Nguồn mở nhấn mạnh “phát hành sớm, phát
hành thường xuyên”, trong khi giới hàn lâm không khuyến
khích xuất bản các ý nghĩ cho tới khi chúng hình thành
đầy đủ và được đánh bóng. Nguồn mở là mềm dẻo
và cơ hội (các công nghệ mới có thể được áp dụng
trong vài tuần) và giới hàn lâm dịch chuyển với tốc
độ băng giá (có thể mất cả năm hoặc hơn để phát
triển một khóa học mới về một công nghệ mới).
Chỉ
có ít sự khác biệt, nhưng bạn có thể thấy là có
nhiều cách thức ở đó 2 văn hóa không phù hợp nhau và
thậm chí kỳ dị.
Ở
phía tích cực, sự cộng tác của giáo
dục và nguồn mở thể hiện vài cơ hội học tập có
tính hiện tượng đối với các sinh viên. Thay vì bị
ràng buộc bởi tri thức được ra lệnh trong khóa học,
các sinh viên là tự do học để thỏa mãn sự tò mò của
riêng họ. Thay vì học về vấn đề bị ràng buộc trong
sách giáo khoa, các sinh viên học về các vấn đề của
thế giới thực với tất cả các phức tạp và lộn xộn
của những người có mặt. Thay vì có người chỉ dẫn
đang là nguồn chính của tri thức, trong nguồn mở các
sinh viên có thể học từ toàn bộ cộng đồng chuyên
nghiệp.
Từ
triển vọng của nguồn mở, các sinh viên có thể mang
năng lượng và sự nhiệt tình làm động lực cho cộng
đồng. Heidi đã gửi tới một nhóm có 6 sinh viên tới
Hội nghị thượng đỉnh GNOME 2014 nơi mà Karen Sandler đã
trao cho họ sự chỉ dẫn dài 1 giờ đồng hồ về việc
cấp phép. Heidi đã có cơ hội cảm ơn bà vì làm điều
đó vào tuần trước và câu trả lời của bà là cảm ơn
Heidi vì cung cấp cánh cổng cho những người nhiệt tình
như vậy để vào được cộng đồng GNOME.
Một
trong những điều chúng tôi đã bỏ ra làm trong 5 năm qua
là nhận diện các cách thức để 2 văn hóa đó có thể
làm việc được cùng với nhau vì chúng tôi nghĩ những
lợi ích của làm việc cùng với nhau là khổng lồ.
Bạn
đang làm gì để xúc tác cho các nhà giáo
dục khắp đất nước và khắp thế giới, những người
muốn kết hợp các kỹ năng và giá trị của nguồn mở
vào các lớp học của họ?
Chúng
tôi là một phần của đội của các giáo sư từ Đại
học Western New England, Đại học Drexel, Cao đẳng Cộng
đồng Nassau và Cao đẳng Muhlenberg,
những người tập trung vào việc giáo dục những người
chỉ dẫn mà muốn hỗ trợ cho sự tham gia của sinh viên
trong các dự án HFOSS. Độ foss2serve đã nhận được 2
trợ cấp NSF khác nhau để cấp vốn cho nỗ lực này từ
2011. Chúng tôi đã cộng tác với Red Hat để đặt ra 5
hội thảo chuyên đề POSSE và đang lên kế hoạch cho 2
hội thảo nữa vào tháng 6 và 11 năm nay. Một
chế tác quan trọng trong công việc của chúng tôi là
wiki
có các thông tin về cách mà các sinh viên tham gia trong
nguồn mở và cũng có một
tập hợp hơn 70 hoặc động học tập
để giúp hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên trong
nguồn mở. Các tư liệu này được cấp phép Creative
Commons và sẵn sàng cho bất kỳ ai để sử dụng.
OSCON
2016 sẽ được tổ chức ở Austin, Texas, 16-19/05. Hãy
đọc bộ sưu tập của chúng tôi
về các cuộc phỏng vấn, các bài báo, và các báo cáo về
OSCON 2016. Tiết kiệm 30% khi bạn đăng
ký với mã PCOS
.
Teaching
students to participate in open source communities can be difficult.
Teaching teachers to teach students to participate in open source
communities can be even more challenging.
But for years,
Profs. Heidi Ellis (Western New England University) and Greg Hislop
(Drexel University) have been doing just that. And with partner Gina
Likins of Red Hat on Thursday, May 19, they'll
take the stage at O'Reilly's Open Source Convention (OSCON) in
Austin, TX, to talk about their experiences. Their session, "Want
Students Ready to Contribute? Let’s Discuss What They Should Know!"
begins at 5:10 p.m.
As they prepared
to teach an audience about teaching teachers, Heidi and Greg kindly
chatted with us about the work they do—and the challenges they
face.
Q
& A
Your talk will explain what schools should teach students to prepare them for participation in open source projects. What motivated the talk?
For years now,
we have been observing open source communities that are eager to
recruit new members, yet many computing graduates lack the
professional and technical skills to contribute to open source
projects. There appears to be a disconnect between how computing
students are educated and the needs of open source communities.
We wanted to
highlight some of the factors that contribute to this disconnect so
that both open source communities and academics have a better
understanding of the difficulties faced by open source projects in
gaining new contributors from undergraduate degree programs. Reducing
those difficulties has the potential to significantly enhance student
learning though open source participation.
In your eyes, what are the three most important skills any student wishing to contribute to open source projects should have?
This seems
obvious, but the ability to learn independently is very important to
successful student participation in HFOSS projects. Students have to
be able to learn in a variety of manners from a range of different
sources, and they need to take ownership of their learning in order
to flourish in an open source community.
Communication,
teamwork and the ability to problem solve are also critical skills.
While understanding technologies such as version control is
emphasized by most open source communities, students who don't
understand how to navigate a professional environment by
communicating clearly or who can't work on a team won't even get to
the point of using those technologies. These process skills can
sometimes be more difficult to teach than teaching a student Java.
You're always attempting to enhance learning by connecting students to open source projects and communities (typically ones with a humanitarian impulse). What are the toughest barriers to doing this successfully?
One huge barrier
is identifying a community that is appropriate for student
involvement. Most professors will want a project that has certain
characteristics, such as being written in a particular programming
language or one that needs user interface design.
In addition, we
look for projects that have a community that is active and supportive
of learning. Having students involved in a community where they could
potentially get flamed can have a real negative impact on learning.
There are many
HFOSS projects, and while some can be eliminated by cursory
observation of their web site/wiki, the more detailed characteristics
can be difficult to ascertain without some investigation. Once we
have identified a likely community, the next step is finding a
contact within the community. Ideally, we'd like a mentor, or at
least someone who is willing to point us in the right direction. This
doesn't need to take a lot of time, and we're typically not looking
for someone to provide us with a tutorial on any aspect of the
project. But it is very helpful to have someone to answer questions
and provide feedback on which contributions would be helpful for the
community.
The largest
barrier is that all of the above takes time. What we're really
talking about here is creating a relationship with a community, and
that takes time that is usually over and above the typical
instructor's workload. There is also a somewhat lesser issue of
leading students towards participation. Students have to be taught
open source culture and how to interact with the community in order
for them to have successful interactions.
What has your work with POSSE taught you about the relationship between open source and education?
Experience with
attending two POSSEs and hosting another six have highlighted the
differences between open source and academic cultures. These really
are two very different cultures.
Open source
emphasizes transparency, while in academia students who share can be
accused of cheating. Open source emphasizes "release early,
release often," while academia discourages the publication of
thoughts until they're fully formed and polished. Open source is
flexible and opportunistic (new technologies can be adopted within
weeks) and academia moves at a glacial pace (it can take a year or
more to develop a new course on a new technology).
These are just a
few of the differences, but you can see that there are many ways in
which the two cultures do not align and are even at odds.
On the positive
side, the collaboration of education and open source presents some
phenomenal learning opportunities for students. Rather than being
bounded by the knowledge prescribed in a course, students are free to
learn to satisfy their own curiosity. Rather than learn about a
bounded problem from a text book, students learn about real-world
problems with all of the attendant complexities and messiness. Rather
than having the instructor being the main source of knowledge, in
open source students can learn from the entire professional
community.
From the open
source perspective, students can bring an energy and enthusiasm that
motivates the community. Heidi had sent a group of six students to
the 2014 GNOME Summit where Karen Sandler had given them an hour-long
tutorial in licensing. Heidi had the opportunity to thank her for
doing that last week and her response was to thank Heidi for
providing a gateway for such enthusiastic people to enter the GNOME
community.
One of the
things that we have spent the past five years doing is identifying
ways that these two cultures can work together because we think that
the benefits of working together are huge.
What are you doing to enable educators across the country and across the globe who want to incorporate open source skills and values into their classes?
We are part of a
team of professors from Western New England University, Drexel
University, Nassau Community College and Muhlenberg College who are
focused on educating instructors who want to support student
participation in HFOSS projects. The foss2serve team has received two
different NSF grants to fund this effort since 2011. We have
collaborated with Red Hat to put on five POSSE workshops and are
planning two more this year in June and November. One important
artifact of our work is
a wiki that contains information about how to get students
involved in open source and also includes a
set of more than 70 learning activities to help support student
learning within open source. These materials are Creative Commons
licensed and available for anyone to use.
OSCON
2016 will be held in Austin, Texas, May 16-19. Read
our collection of interviews, articles, and reports on OSCON
2016. Save 30% when you
register
with code PCOS.
Dịch:
Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.