Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Các tài nguyên tham khảo thêm


Một số nghiên cứu mức cao đã được ủy quyền tập trung vào, hoặc xem xét các vấn đề xung quanh tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources). Cũng có vài tài liệu chỉ dẫn thực hành hữu dụng có sẵn như là kết quả của công việc dự án trong các lĩnh vực này và có liên quan.
Phần này nhấn mạnh nhiều tài nguyên có sẵn cho các cơ sở, nhóm và các cá nhân có quan tâm về tài nguyên giáo dục mở.

Triển vọng lịch sử

Tổng quan và chỉ dẫn chung

  • Thực hành mở: tài liệu tóm tắt đã được đội đánh giá và tổng hợp của UKOER tạo ra vào năm 2012 để nhấn mạnh các vấn đề chính xung quanh OER và thực hành giáo dục mở của các tác giả Beetham, H., Falconer, I., McGill, L. và Littlejohn, A. Jisc, 2012.
  • Thực hành mở xuyên khắp các lĩnh vực: tài liệu tóm tắt đã được đội đánh giá và tổng hợp của UKOER tạo ra nhằm nhấn mạnh các khía cạnh thực hành giáo dục mở xuyên khắp các lĩnh vực trong pha thứ 2 của chương trình, các tác giả McGill, L., Falconer, I, Beetham, H. và Littlejohn, A. Jisc, 2012.
  • Báo cáo về các ý định tốt. Các đội về môi trường thông tin và học tập điện tử của JISC đã cùng ủy quyền một báo cáo với tiêu đề 'Các ý định tốt: cải thiện cơ sở bằng chứng trong hỗ trợ việc chia sẻ các tư liệu học tập', xem xét các trường hợp nghiệp vụ khác nhau cho việc chia sẻ các tư liệu. Chúng tôi có thể khuyến cáo mạnh điều này như là điềm báo trước cho việc nhận diện và mô tả trường hợp nghiệp vụ của riêng bạn.
  • Báo cáo của JISC về chia sẻ học tập điện tử là sự tổng hợp của, và bình luận về, các phát hiện qua khắp 30-40 dự án của JISC trong vài chương trình khác nhau trong vòng 3-4 năm qua. Những kết luận nó đưa ra nhằm vào JISC hơn là các cơ sở riêng rẽ, nhưng báo cáo đó là tổng quan hữu dụng của công việc đang có trong lĩnh vực này.
  • OpenLearn là một phần của mạng học tập mở (OLnet) rộng lới hơn được Quỹ William và Flora Hewlett hỗ trợ, nó đặc trưng cho các tài nguyên, nghiên cứu và công cụ. Hơn nữa, Trung tâm Hỗ trợ cho các Tài nguyên Mở trong Giáo dục (SCORE) là dự án được cấp vốn (2009-2012) có trụ sở ở Đại học Mở, nó nhắm vào để “hỗ trợ cho các cá nhân, các dự án, các cơ sở và các chương trình xuyên khắp khu vực giáo dục đại học ở nước Anh khi họ cam kết với việc tạo ra, chia sẻ và sử dụng tài nguyên giáo dục mở”.
  • Dự án chiếc Túi (Pocket Project) đã nghiên cứu khảo sát tiềm năng của việc chuyển các tiếp cận nội dung mở vào trong một dãy các ngành nghề xuyên khắp các cơ sở giáo dục đại học khác nhau. Dự án đó đã được triển khai từ tháng 11/2007 cho tới tháng 02/2009 và đã được trường Đại học Derby dẫn dắt. Các cơ sở đối tác từng là: Đại học Bolton, Đại học Mở và Đại học Exeter.
  • Chương trình RepRODUCE đã đề cập tới việc tái mục đích nội dung đang tồn tại để sử dụng trong các cơ sở và để phát hành mở sau đó. Helen Beetham đã làm việc với đội quản lý chương trình để cung cấp các tài nguyên có liên quan tới đánh giá hoạt động trong lĩnh vực này. Bạn có thể muốn xem các slides cũng như các kế hoạch đánh giá và đảm bảo chất lượng
  • Jorum là kho quốc gia về các tài nguyên học và dạy, và Jorum Community Bay nhằm hỗ trợ trao đổi và thảo luận tri thức trong tất cả các khía cạnh của việc chia sẻ, sử dụng lại và tái mục đích các tư liệu học và dạy. Jorum Community Bay đưa ra các liên kết tới một dãy các thông tin hữu dụng, như các công cụ tạo ra và tái mục đích, các trường hợp điển hình và các diễn đàn thảo luận.
  • Bộ công cụ các thông tin về các Tài nguyên và các Hoạt động Học tập - LRA (Learning Resources and Activities) có các liên kết nhiều hơn tới các tài nguyên được JISC cấp tiền trước đó và hiện hành trong lĩnh vực này.
  • Cơ sở dữ liệu Mở của các Dự án và các Tổ chức Giáo dục - ODEPO (Open Database of Educational Projects and Organizations) là một cơ sở dữ liệu dạng wiki các tổ chức có liên quan trong việc cung cấp nội dung giáo dục trên trực tuyến. ODEPO bao gồm hơn 1.000 site có liên quan với các tổ chức khác nhau, đa số chúng có liên quan tới tạo ra và mở rộng OER.
  • Steven Downes đã phát hành một cuốn sách điện tử (tháng 8/2011) với đầu đề Học tập Tự do gắn kết nhiều tiểu phẩm, các bài trên blog và các cuộc hội thoại của ông về OER và Bản quyền - và đề cập nhiều vấn đề rộng lớn hơn của thực hành mở. Đưa ra vài câu chuyện lịch sử và quy trình ở đó lĩnh vực này tiến nhanh.

Các báo cáo nghiên cứu

Các tài nguyên thực hành
  • Nhóm các Khóa học Mở - OCW (Open CourseWare Consortium) là một tổ chức quốc tế đưa ra chỉ dẫn cho các tổ chức và các cơ sở khắp thế giới nghiên cứu điều tra phát hành mở nội dung học tập. Họ đã cung cấp một bộ công cụ trên trực tuyến để hỗ trợ cho các dự án tiềm năng trong việc khai thác các vấn đề có liên quan tới dạng phát hành này.
  • Dự án OpenLearn của Đại học Mở đã mở ra sự truy cập tới dải rộng lớn các tư liệu học tập từ xa thông qua website của nó. Bổ sung thêm vào các tài nguyên học tập, OpenLearn cũng đã cung cấp tư vấn cho các nhà giáo dục, nó mô tả bản chất tự nhiên của nội dung mở và các cách thức theo đó nó có thể được sử dụng.
  • OpenLearn là một phần của mạng học tập mở (OLnet) rộng lới hơn được Quỹ William và Flora Hewlett hỗ trợ, nó đặc trưng cho các tài nguyên, nghiên cứu và công cụ. Hơn nữa, Trung tâm Hỗ trợ cho các Tài nguyên Mở trong Giáo dục (SCORE) là dự án được cấp vốn (2009-2012) có trụ sở ở Đại học Mở, nó nhắm vào để “hỗ trợ cho các cá nhân, các dự án, các cơ sở và các chương trình xuyên khắp khu vực giáo dục đại học ở nước Anh khi họ cam kết với việc tạo ra, chia sẻ và sử dụng tài nguyên giáo dục mở”.
  • Wiki Chỉ dẫn STEM OER có các tài liệu chỉ dẫn được các đội dự án từ một số dự án được cấp vốn từ JISC/Viện Giáo dục Đại học chuẩn bị, nó được triển khai tù tháng 5/2009 tới tháng 4/2010. Chỉ dẫn đó dựa vào kinh nghiệm công việc của các đội với các nhà nghiên cứu hàn lâm thực hành xung quanh các vấn đề sản xuất và phát hành OER.
  • Bộ các công cụ Đánh giá của chương trình UKOER đã được Đội Đánh giá và Tổng hợp của UKOER tạo ra trong pha 3 của chương trình để giúp các dự án đánh giá các sáng kiến OER.

Các trường hợp điển hình

Các blog
Các blog của chương trình UKOER của JISC/Hàn lâm

Further resources

A number of high-level studies have been commissioned which focus on, or consider issues around, open educational resources (OER). There are also some useful practical guidance documents available as a result of project work in this and related areas.
This section highlights many of the resources available to institutions, consortia and individuals with an interest in open educational resources.

Historical perspectives

Overviews and general guidance

  • The open practices: briefing paper was produced by the UKOER evaluation and synthesis team in 2012 to highlight key issues around OER and open educational practice Beetham, H., Falconer, I., McGill, L. and Littlejohn, A. Jisc, 2012.
  • The Open practice across sectors: briefing paper was produced by the UKOER evaluation and synthesis team to highlight aspects of open educational practice across sectors during the second phase of the programme McGill, L., Falconer, I, Beetham, H. and Littlejohn, A. Jisc, 2012
  • Good intentions report. The Jisc information environment and e-learning teams jointly commissioned a report entitled ‘good Intentions: improving the evidence base in support of sharing learning materials’, examining various business cases for sharing learning materials. We would strongly recommend reading this as a precursor to identifying and describing your own business case.
  • The Jisc sharing e-learning report is a synthesis of, and commentary on, findings across 30-40 Jisc projects in a number of different programmes over the past 3-4 years. The conclusions it draws are aimed at Jisc rather than individual institutions, but the report is a useful overview of existing work in this area.
  • OpenLearn is part of the wider open learning network (OLnet) supported by the William and Flora Hewlett Foundation which features resources, research and tools. In addition, Support Centre for Open Resources in Education (SCORE) is a -funded project (2009-2012) based at the Open University which aims to “support individuals, projects, institutions and programmes across the higher education sector in England as they engage with creating, sharing and using open educational resources.”
  • The Pocket Project investigated the potential of migrating open content approaches in a range of disciplines across a number of different higher education institutions. The project ran from November 2007 until February 2009 and was led by the University of Derby. The partner institutions were: University of Bolton, Open University and the University of Exeter.
  • The RepRODUCE programme addressed the repurposing of existing content for use within institutions and for subsequent open release. Helen Beetham worked with the programme management team to provide resources concerning the evaluation of activity in this area. You may wish to view the slides as well as the evaluation and quality assurance plans.
  • Jorum is a national repository for learning and teaching resources, and the Jorum Community Bay aims to support knowledge exchange and discussion on all aspects of sharing, re-use and repurposing of learning and teaching resources. The Jorum Community Bay provides links to a range of useful information, such as authoring and repurposing tools, case studies and discussion forums.
  • The Learning Resources and Activities (LRA) infoKit contains further links to previous and current Jisc funded resources in this area.
  • Open Database of Educational Projects and Organizations (ODEPO) is a wiki-database of organizations involved in providing educational content online. ODEPO includes over a thousand sites affiliated with various organizations, the majority of which involve the creation and expansion of Open Educational Resources.
  • Steven Downes has released an e-book (August 2011) entitled Free Learning which collates many of his essays, posts and conversations around OER and Copyright – and address much broader issues of open practice. Provides some of the history and discourse in this fast moving field.

Research reports

Practical resources

  • The Open CourseWare Consortium (OCW) is an international organisation offering guidance to institutions and organisations across the world investigating the open release of learning content. They have provided an online toolkit to support potential projects in exploring the issues related to this form of release.
  • The Open University’s OpenLearn project has opened access to a wide range of distance learning material via its website. In addition to these learning resources, OpenLearn has also provided advice for educators, which describes the nature of open content and the ways in which it can be used.
  • OpenLearn is part of the wider Open Learning network (OLnet) supported by the William and Flora Hewlett Foundation which features resources, research and tools. In addition, Support Centre for Open Resources in Education (SCORE)was a -funded project (2009-2012) based at the Open University which aimed to “support individuals, projects, institutions and programmes across the higher education sector in England as they engage with creating, sharing and using open educational resources.”
  • The STEM OER Guidance wiki contains guidance documents prepared by the project teams from a number of Higher Education Academy/Jisc-funded projects, which ran May 2009 to April 2010. The guidance is based on the experience of the teams’ work with practising academics around issues to do with OER production and release.
  • The UKOER Evaluation Toolkit was produced by the UKOER Evaluation and Synthesis Team during phase 3 of the programme to help projects with evaluation of OER initiatives.

Case studies

Blogs
Jisc/ Academy UKOER programme blogs

Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.