3 copyright
tips for students and educators
Posted 31 Aug 2016 by Subhashish
Panigrahi
Bài được đưa lên Internet ngày:
31/08/2016
Bản quyền là một chủ đề thực sự
phức tạp, và khi có liên quan tới sử dụng các tác phẩm
có tính sáng tạo trên trực tuyến, tình cờ đi qua con
đường giữa sử dụng công bằng và vi phạm bản quyền
là dễ dàng. Làm thế nào bạn biết được cái gì có
bản quyền? Gần đây Frederico Morando (Creative Commons, Ý)
và tôi đã trình bày ở một phiên huấn luyện về hiểu
các chính sách bản quyền tại Wikimania
2016, điều ban đầu đã được thành viên của
Wikipedia User:Jim
Carter đề xuất. Chúng tôi đã đề cập tới các chủ
đề như các vấn đề cơ bản về bản quyền, các quyền
độc quyền, công ước Berne, copyleft,
các giấy phép Creative Commons, Phạm vi Công cộng, sử dụng
công bằng, và lừa gạt bản quyền.
Trong bài này, tôi sẽ xem xét 3 gợi ý bản
quyền phải giữ trong đầu khi bạn nghĩ về việc sử
dụng nội dung - thậm chí cho các mục đích hàn lâm - bạn
thấy trên trực tuyến.
1. Hầu hết những gì bạn thấy trên
Internet
là có bản quyền.
Ngoại trừ nội dung rõ ràng chỉ ra tác
phẩm được phát hành theo một giấy phép tự do, hoặc
bản quyền đã hết hạn và tác phẩm nằm trong Phạm
vi Công cộng (Public Domain), bạn có thể giả thiết
nội dung là không được cấp phép tự do/tùy tiện. Vài
giấy
phép mở và tự do phổ biến bao gồm Giấy phép Công
cộng Chung GNU - GPL (GNU General Public License), các giấy phép
BSD, Giấy phép Apache, và Giấy phép SIL Open Font. Nếu tác
phẩm nhắc tới giấy phép, thường giấy phép đó được
giải thích hoặc được liên kết tới các điều khoản
để sử dụng tác phẩm đó. Việc bỏ ra một chút thời
gian để tìm ra giấy phép nào tác phẩm đó mang sẽ tốt
hơn là thời gian và tiền bạc cho vụ kiện vi phạm bản
quyền sau này.
2. Sử dụng công bằng có thể là bạn
của bạn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy
Sử
dụng công bằng (Fair Use) ngụ ý bạn có thể được
cho phép sử dụng có hạn chế tác phẩm có bản quyền
mà không có sự cho phép trước từ người nắm giữ bản
quyền. Chính sách sử dụng công bằng biến đổi từ
nước này qua nước khác. Như được giải thích trên
site
các Thư viện Đại học Stanford, bình luận/trích dẫn
và chỉ trích, và lặp đi lặp lại là các trường hợp
thường nằm ở sử dụng công bằng.
Các hình ảnh bài
báo trên Wikipedia có liên quan tới các bộ sưu tập âm
nhạc gần đây, các bộ phim, và thậm chí những người
đã mất là được sử dụng theo chính sách sử dụng
công bằng. Hãy nháy vào quảng
cáo phim gần đây xuất hiện trong một bài trên
Wikipedia định tính như sử dụng công bằng.
Ví
dụ Wikipedia
giải thích cho sử dụng công bằng của một bức ảnh.
Sử
dụng công bằng (Fair Use) ngụ ý bạn có thể được
cho phép sử dụng có hạn chế tác phẩm có bản quyền
mà không có sự cho phép trước từ người nắm giữ bản
quyền. Chính sách sử dụng công bằng biến đổi từ
nước này qua nước khác. Như được giải thích trên
site
các Thư viện Đại học Stanford, bình luận/trích dẫn
và chỉ trích, và lặp đi lặp lại là các trường hợp
thường nằm ở sử dụng công bằng.
Các hình ảnh bài
báo trên Wikipedia có liên quan tới các bộ sưu tập âm
nhạc gần đây, các bộ phim, và thậm chí những người
đã mất là được sử dụng theo chính sách sử dụng
công bằng. Hãy nháy vào quảng
cáo phim gần đây xuất hiện trong một bài trên
Wikipedia định tính như sử dụng công bằng.
Sử
dụng công bằng (Fair Use) cũng trao vài quyền tự do
cho các học giả để sử dụng tác phẩm có bản quyền
cho nghiên cứu hàn lâm. Sẽ nằm ở phần an toàn nếu bạn
không chắc sử dụng của bạn nằm trong "sử dụng
công bằng" hay không, hãy với tới người nắm giữ
bản quyền và có được sự cho phép chính thức trước
khi sử dụng tác phẩm của họ.
3. search.creativecommons.org giúp hợp lý
hóa nội dung của Creative Commons
Bạn sẽ đi đâu
để tìm các hình ảnh, hình minh họa, và các nội dung
khác với việc cấp phép Creative Commons? Hầu hết các
hình ảnh sẽ nổi lên bằng việc sử dụng máy tìm kiếm
là có bản quyền và không được cấp phép tự do, ví dụ
thế. Cách tốt nhất để tìm là sử dụng
search.creativecommons.org.
Bạn có thể chọn
nội dung được cấp phép Creative Commons từ vài site, như
Flickr, Google Images, Wikimedia Commons, và Europeana. Bạn cũng
có thể chỉ định liệu bạn có muốn sử dụng nội
dung vì các mục đích thương mại hay không, hoặc để
sửa đổi, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác
phẩm đó.
Lưu ý là bạn vẫn sẽ cần kiểm tra giấy
phép Creative Commons nào nội dung đó sử dụng. Như được
giải thích trong bài
viết của Richard Fontana:
Bộ Creative Commons
bao gồm các giấy phép triển khai các chính sách khác
nhau. Một vài giấy phép, như CC BY và CC BY-SA, là nội
dung tiêu chuẩn tương ứng với họ dễ dãi và copyleft
của các giấy phép phần mềm tự do. Tuy nhiên, các giấy
phép khác, đặc biệt là các giấy phép "NC" (sử
dụng phi thương mại) và "ND" (không có tác phẩm
phái sinh) của nó, là xung đột với các nguyên tắc cơ
bản của phần mềm tự do và văn hóa tự do. Tôi không
phải là người duy nhất kêu ca về ứng dụng thương
hiệu của cái ô Creative Commons để đề cập tới các
giấy phép với các chất lượng tuyệt vọng như vậy.
Một hệ quả là sự pha loãng lộn xộn nói chung của ý
nghĩa "tính mở" trong ngữ cảnh của các tác phẩm
văn hóa. Vấn đề đặc thfu hơn là bằng chứng của sự
khuếch tán ở phần nội dung mà các tác giả có quan tâm
trong việc áp dụng các giấy phép Creative Commons cho các
tác phẩm của họ, và gây ra sự lúng túng cho những ai
có quan tâm trong việc sử dụng các tác phẩm như vậy.
Quá thường xuyên một tác phẩm được gắn nhãn như là
đang được cấp phép theo "giấy phép Creative Commons",
không chỉ định chính xác cụ thể, hoặc không chỉ định
hoàn toàn, là chính sách tự do hay không tự do mà tác giả
thấy để áp dụng.
Nếu bạn vẫn không thể tìm ra nội dung
- các hình ảnh, ví dụ thế - với các giấy phép tự do,
nhưng bạn thấy nội dung có bản quyền mà phù hợp với
nhu cầu hàn lâm của bạn, bạn có thể với tới người
tạo ra nội dung đó hoặc người nắm giữ bản quyền để
có được sự cho phép. Thường thì những người nắm
giữ bản quyền cho phép sử dụng tác phẩm của họ cho
các mục đích phi thương mại, như nghiên cứu và xuất
bản hàn lâm.
Bạn có nguồn nào
khác để bạn khuyến cáo tìm nội dung Creative Commons hoặc
Phạm vi Công cộng hay không? Hãy cho chúng tôi biết về
các tài nguyên ưa thích của bạn trong các bình luận.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.