Lê
Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com
Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở,
Bộ
Khoa học và Công nghệ (RDOT)
-------------------------------------------------------------------------------
Ngày
27/05/2016, Ủy ban châu Âu đã ra thông cáo báo chí [8] về
việc “Tất cả các bài báo khoa học sẽ truy cập được
tự do tới năm 2020”. Thông cáo báo chí còn nêu: “Truy
cập mở ngụ ý rằng các xuất bản phẩm khoa học về
các kết quả nghiên cứu được các khoản vốn công - tư
và nhà nước hỗ trợ phải được làm cho truy cập được
tự do cho tất cả mọi người”.
Đi
ngược lại thời gian mấy năm về trước để tìm kiếm
các chính sách có liên quan tới truy
cập mở của một vài tổ chức, quốc gia để từ đó
học hỏi về các khái niệm, các cách thức chuẩn bị và
triển khai truy cập mở,
và có lẽ quan trọng hơn, để trả lời cho câu hỏi, vì
sao lại là truy cập mở,
và từ đó rút ra được những bài học để có khả
năng đưa ra các gợi ý cho Việt Nam, là mục đích chính
của bài viết này.
Chính
sách truy cập mở của Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) [5], đã nêu khái niệm
'truy cập công bằng' như sau:
“Truy
cập công bằng tới khoa học
không chỉ là một yêu cầu có tính xã hội và đạo đức
đối với sự phát triển của loài người, mà còn là cơ
bản cho việc hiện thực hóa tiềm năng đầy đủ của
các cộng đồng khoa học toàn thế giới và cho việc định
hướng sự tiến bộ khoa học hướng tới việc đáp ứng
các nhu cầu của loài người”.
Hội
nghị Khoa học Thế giới, 1999, do UNESCO và ICSU tổ chức
Khái
niệm 'truy cập mở' lần đầu tiên từng được nêu
trong một tài liệu như sau:
Có
nhiều mức và dạng truy cập rộng hơn và dễ dàng hơn
tới tài liệu này. Bằng việc 'truy cập mở' tới tài
liệu này, chúng tôi ngụ ý tính sẵn sàng tự do trên
Internet công khai, cho phép bất kỳ người sử dụng nào
để đọc, tải về, sao chép, phân phối, in ấn, tìm
kiếm, hoặc liên kết tới toàn văn các bài báo, đi sâu
vào chúng để đánh chỉ mục, truyền chúng như là các
dữ liệu tới các phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì
bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác, không có các rào
cản về tài chính, pháp lý, hoặc kỹ thuật khác với
những gì không thể tách rời khỏi việc giành được sự
truy cập tới bản thân Internet. Ràng buộc duy nhất về
tái sản xuất và phân phối, và vai trò duy nhất về bản
quyền trong lĩnh vực này, nên là trao cho các tác giả sự
kiểm soát đối với tính toàn vẹn của tác phẩm và
quyền được hiểu và trích dẫn đúng đắn của họ.
Sáng
kiến Truy cập Mở Budapest, tháng 02/2002
Dù
là theo định nghĩa nào, thì khái niệm truy cập mở cũng
đều có nghĩa là loại bỏ mọi rào cản để bất kỳ
ai cũng truy cập được tự do tới tất cả các kết quả
đầu ra nghiên cứu được nhà nước cấp vốn.
Khái
niệm truy cập mở khẳng định một nguyên tắc bất di
bất dịch như sau:
'Nguyên
tắc theo đó các kết quả nghiên cứu từng được nhà
nước cấp tiền sẽ là truy cập được tự do trong phạm
vi công cộng là nguyên tắc đầy sức thuyết phục, về
cơ bản không cãi lại được'.
Báo
cáo của nhóm Finch về 'Khả năng truy cập, tính bền
vững, sự xuất sắc:
làm
thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm
nghiên cứu' [2, trang 5 và 18]
Ngay
cả trong định nghĩa đầu tiên về truy cập mở của
Sáng kiến Truy cập Mở Budapest, chúng ta đã thấy có gợi
ý rằng đối với một tài liệu, dù là truy cập mở,
cũng có nhiều mức và dạng truy cập mở khác nhau, như
được chi tiết hóa bên dưới đây.
Có
2 cơ chế, còn được gọi là 2 con đường, cho truy cập
mở:
-
Truy cập mở 'Vàng' (Gold OA): ngụ ý việc xuất bản theo cách thức cho phép truy cập tức thì tới bất kỳ ai bằng điện tử và không mất tiền. Các nhà xuất bản có thể bù đắp các chi phí của họ thông qua một số cơ chế, như thông qua các khoản thanh toán từ các tác giả được gọi là các khoản tiền xử lý bài báo - APCs (Article Processing Charges), hoặc thông qua quảng cáo, tài trợ hoặc các khoản bao cấp khác.
-
Truy cập mở 'Xanh' (Green OA): ngụ ý việc ký gửi kết quả nghiên cứu được rà soát lại ngang hàng lần cuối vào lưu trữ điện tử được gọi là một kho. Các kho có thể được cơ sở của nhà nghiên cứu quản lý, nhưng các kho được chia sẻ hoặc theo chủ đề cũng được sử dụng chung. Sự truy cập tới kết quả nghiên cứu có thể được trao hoặc tức thì hoặc sau một khoảng thời gian cấm vận được đồng thuận.
Bên
cạnh các cơ chế - con đường, còn có 2
mức truy cập mở có thể phân biệt được:
-
Truy cập mở không mất tiền (Gratis OA): truy cập không mất tiền trên trực tuyến.
-
Truy cập mở tự do (Libre OA): truy cập không mất tiền trên trực tuyến cộng thêm với các quyền sử dụng bổ sung khác nhau. Các quyền sử dụng bổ sung đó thường được trao qua sử dụng các giấy phép Creative Commons nhất định khác nhau. Truy cập mở tự do là tương đương với định nghĩa về truy cập mở trong Sáng kiến Truy cập Mở Budapest, Tuyên bố Bethesda về Xuất bản Truy cập Mở và Tuyên bố Berlin về Truy cập Mở tới Tri thức trong các Khoa học và Nhân văn.
Hiện
nay chúng ta đang nói nhiều về tài nguyên giáo dục mở -
OER (Open Educational Resources). Vì vậy câu hỏi thường gặp
là truy cập mở (OA) và tài nguyên giáo dục mở (OER) khác
nhau như thế nào? Câu trả lời có trong tài liệu 'Chỉ
dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở (OER)' [10].
Xuất
bản truy cập mở là khái niệm quan trọng, nó rõ ràng có
liên quan tới - nhưng khác biệt với - khái niệm OER.
Wikipedia
lưu ý rằng khái niệm 'truy cập mở' được áp dụng cho
nhiều khái niệm, nhưng thường tham chiếu tới: (1) '(xuất
bản) truy cập mở'; hoặc (2) 'truy cập tới tư liệu (chủ
yếu các xuất bản phẩm hàn lâm) thông qua Internet theo
một cách thức sao cho tư liệu đó là tự do cho tất cả
mọi người để đọc, và sử dụng (hoặc sử dụng lại)
ở các mức độ khác nhau'; hoặc (3) 'tạp
chí truy cập mở, các tạp chí trao sự truy cập mở cho
tất cả mọi người hoặc một phần đáng kể các bài
báo của chúng'.
Xuất
bản truy cập mở thường tham chiếu tới các xuất bản
phẩm nghiên cứu vài dạng được phát hành theo một giấy
phép mở. OER tham chiếu tới các tư liệu dạy và học
được phát hành theo một giấy phép mở. Rõ ràng, đặc
biệt trong giáo dục đại học, có một sự chồng lấn,
khi các xuất bản phẩm nghiên cứu thường tạo thành một
phần quan trọng của toàn bộ tập hợp các tư liệu mà
các sinh viên cần truy cập để hoàn
thành việc học tập nghiên cứu của họ một cách thành
công, đặc biệt ở mức sau tốt nghiệp.
Dù
vậy, sự khác biệt dường như đáng áp dụng vì nó cho
phép thảo luận và lên kế hoạch có nhiều sắc thái hơn
về các dạng giấy phép mở nào có thể là thích hợp
nhất cho các dạng tài nguyên khác nhau.
Bài
viết này xem xét chính sách truy cập mở của một vài tổ
chức, được nêu bên dưới.
E1.
Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới
Ngày
02/04/2012, Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank) đã xuất
bản tài liệu 'Chính
sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất
bản phẩm chính thức' [1].
Ngoài
các nội dung quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các
nhân viên của WB và các bên đối tác khi tạo ra các xuất
bản phẩm của chính sách có hiệu lực từ ngày
01/07/2012, điều đáng lưu ý nhất là chính sách đề cập
tới các giấy phép Creative Commons cụ thể cho các xuất
bản phẩm truy
cập mở được ký gửi vào Kho Tri thức Mở của WB như
sau:
-
Giấy phép CC BY-NC-ND (Creative Commons Attribution Non-Commercial No-Derivative) là giấy phép Creative Commons “ghi công, phi thương mại, không có phái sinh” - phù hợp với truy cập mở không mất tiền (Gratis OA) - cho phép các bên thứ 3 phân phối tác phẩm không cần sự cho phép rõ ràng từ người nắm giữ bản quyền, nhưng không vì các mục đích thương mại và không xây dựng dựa vào tác phẩm đó được, miễn là bên thứ 3 thừa nhận tác phẩm đó theo cách được người cấp phép chỉ định (nhưng không theo bất kỳ cách gì gợi ý rằng người cấp phép thừa nhận cho bên thứ 3 hoặc sử dụng tác phẩm của bên thứ 3).
-
Giấy phép CC BY (Creative Commons Attribution) là giấy phép “ghi công” của Creative Commons - phù hợp với truy cập mở tự do (Libre OA) - nó cho phép các bên thứ 3 phân phối, sử dụng lại, và xây dựng dựa vào tác phẩm đó, bao gồm cả cho các mục đích thương mại, không cần sự cho phép rõ ràng nào từ người nắm giữ bản quyền, miễn là bên thứ 3 đó thừa nhận tác phẩm theo cách được người cấp phép chỉ định (nhưng không theo bất kỳ cách gì gợi ý rằng người cấp phép thừa nhận cho bên thứ 3 hoặc sử dụng tác phẩm của bên thứ 3).
Chi
tiết các khoản mục nội dung của chính sách này, xin xem
tài liệu [1].
E2.
Chính sách truy cập mở của UNESCO
Chính
sách này được xuất bản vào ngày 31/07/2013, chi tiết
xem trong tài liệu [5].
Ngoài
các nội dung quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các
nhân viên của UNESCO và các bên đối tác khi tạo ra các
xuất bản phẩm của chính sách có hiệu lực từ ngày
31/07/2013, một vài điều đáng lưu ý nhất là việc chính
sách đó đề cập tới hệ thống các giấy phép Creative
Commons dành
cho các tổ chức liên chính phủ - IGO (Intergovernmental
Organizations),
hay còn được gọi là Creative
Commons IGO,
đặc biệt nhấn mạnh tới quyền sở hữu tài liệu và
thời hạn cấm vận đối với việc xuất bản truy cập
mở, cụ thể đối với:
-
Bất kỳ nhân viên nào của UNESCO: các tài liệu được Ban lãnh đạo Xuất bản (Publications Board) đã phê chuẩn nó trong hoặc sau ngày 31/07/2013 sẽ được xuất bản theo giấy phép CC BY-SA, với tất cả các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan thuộc về UNESCO.
-
Bất kỳ người ngoài nào đối với UNESCO mà là các đồng tác giả của xuất bản phẩm với một nhân viên của UNESCO sẽ nhượng lại bản quyền cho UNESCO và tác phẩm cũng sẽ được xuất bản với giấy phép CC BY-SA.
-
Bất kỳ xuất bản phẩm nào được một nhân viên của UNESCO sản xuất hoàn toàn và được một nhà xuất bản bên ngoài xuất bản, thì UNESCO giữ lại bản quyền của xuất bản phẩm đó. Nếu được nhà xuất bản cho phép (có thương lượng), thì giấy phép CC BY-SA sẽ được sử dụng.
-
Các tài nguyên được các nhà xuất bản bên ngoài xuất bản mà đã nhận được vốn cấp toàn bộ hoặc một phần từ UNESCO sẽ được làm cho sẵn sàng theo một trong các giấy phép CC IGO, với giai đoạn cấm vận chấp nhận được nếu được nhà xuất bản yêu cầu nhưng không vượt quá 12 tháng. Các đối tác xuất bản bên ngoài sẽ được khuyến khích mạnh mẽ áp dụng giấy phép tự do nhất có thể.
-
Bất kỳ tài nguyên nào khác của UNESCO được các nhà xuất bản bên ngoài xuất bản phải tuân thủ các yêu cầu của nhà xuất bản. Dù vậy, UNESCO sẽ giữ lại quyền tác giả và sự kiểm soát hoàn toàn bản quyền cho nội dung của riêng mình.
-
Bất kỳ nội dung nào được xuất bản trước ngày 31/07/2013 và theo đó UNESCO sở hữu các quyền, được coi là theo Truy cập Mở và được phát hành trên cơ sở từng trường hợp một theo một trong 3 giấy phép sau đây: CC BY-SA, CC BY-NC-SA và CC BY-ND.
-
Chính sách không áp dụng cho các xuất bản phẩm nơi mà UNESCO đã tham gia vào các thỏa thuận đặc biệt với các nhà tài trợ, các cơ quan hoặc các nhà xuất bản bên ngoài trước 31/07/2013.
-
Bất kỳ tư liệu nào (như các hình ảnh, hình minh họa, đồ thị, ...) được sử dụng trong một xuất bản phẩm không được Chính sách này bao trùm, trừ phi (1) UNESCO sở hữu đầy đủ các quyền hoặc (2) sự sử dụng của nó hoàn toàn không bị hạn chế (theo giấy phép CC BY hoặc tương đương).
Có
thể nói, dải các giấy phép Creative Commons được sử
dụng trong chính sách truy cập mở của UNESCO là rộng hơn
so với của WB. Trong khi WB của sử dụng 2 loại giấy
phép là CC BY và CC BY-NC-ND, thì UNESCO đã nhắc tới 4 loại
giấy phép Creative Commons trong chính sách của mình là: CC
BY, CC BY-SA, CC BY-NC-SA, CC BY-ND.
E3.
Chính sách về truy cập mở của RCUK
Tài
liệu 'Chính
sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ',
Hội đồng Nghiên cứu của Vương quốc Anh - RCUK (Research
Councils UK), xuất bản 08/04/2013. Bản thân tiêu đề đã
cho thấy tài liệu không chỉ nói về chính sách truy cập
mở, mà còn về các chỉ dẫn hỗ trợ, đặc biệt khi mà
RCUK là một trong các cơ quan cấp vốn chính cho nghiên cứu
ở Vương quốc Anh. Tóm tắt các phần của tài liệu được
nêu bên dưới. Chi tiết xin xem tài liệu số [4].
Đáng
lưu ý nhất trong chính sách truy cập mở của RCUK có lẽ
nằm ở một vài điều sau:
-
Giai đoạn quá độ: RCUK nhận thức được rằng con đường hướng tới truy cập mở đầy đủ là một quá trình và không phải là một sự kiện duy nhất và vì thế nó kỳ vọng tuân thủ sự phát triển qua một giai đoạn chuyển tiếp được biết trước sẽ là 5 năm.
-
Mục tiêu của chính sách. Các Hội đồng Nghiên cứu làm việc để đảm bảo rằng đầu tư của nhà nước vào nghiên cứu có được sự hoàn vốn tối đa về kinh tế và xã hội. Một trong những cách thức để đạt được điều này là thông qua truy cập mở. Chính sách về truy cập mở của RCUK nhằm đạt được sự truy cập tức thì, không bị hạn chế, trên trực tuyến tới các tài liệu nghiên cứu được rà soát lại ngang hàng và được xuất bản, tự do không mất tiền truy cập.
-
Phạm vi. Chính sách này áp dụng cho các bài báo nghiên cứu được rà soát lại ngang hàng (gồm việc rà soát lại các bài báo không được các nhà xuất bản ủy quyền), thừa nhận Hội đồng Nghiên cứu cấp vốn, được đệ trình để xuất bản từ 01/04/2013, và được xuất bản trong các tạp chí hoặc các kỷ yếu hội nghị.
-
Tất cả các tài liệu nghiên cứu được RCUK cấp vốn phải đưa vào các chi tiết cấp vốn hỗ trợ nghiên cứu và, nếu được, một tuyên bố về cách mà các tư liệu nghiên cứu nằm bên dưới - như các dữ liệu, các mẫu hoặc các mô hình - có thể được truy cập.
-
Khoản tiền Xử lý Bài báo - APC (Article Proccessing Charges) - Từ 01/04/2013, thanh toán các APC và các khoản tiền xuất bản có liên quan tới nghiên cứu được RCUK cấp vốn được hỗ trợ thông qua các trợ cấp trọn gói truy cập mở của RCUK được cung cấp cho các tổ chức nghiên cứu hợp pháp.
-
Giai đoạn cấm vận. RCUK sẽ chấp nhận độ trễ không lớn hơn 6 tháng giữa sự xuất bản trên trực tuyến và bản thảo cuối cùng được chấp nhận trở thành truy cập mở. Trong các tài liệu về các môn khoa học nghệ thuật, xã hội và nhân văn (chúng sẽ chủ yếu được AHRC và ESRC cấp vốn - các cơ quan cấp vốn nghiên cứu khác của Vương quốc Anh), thì giai đoạn cấm vận tối đa sẽ là 12 tháng.
Hình 2. Cây quyết định về truy cập mở và giai đoạn cấm vận của RCUK
-
Trong triển khai và tuân thủ, RCUK sẽ cho phép vài sự mềm dẻo trong triển khai chính sách của mình, bao gồm việc xem xét độ dài các giai đoạn cấm vận, trong giai đoạn quá độ. Một rà soát lại triển khai dựa vào bằng chứng sẽ có vào năm 2014. Các rà soát lại tiếp sau sẽ diễn ra định kỳ (có thể trong 2016 và 2018).
-
Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ hướng tới truy cập mở đầy đủ, RCUK sử dụng cây quyết định như trên Hình 2 cho nghiên cứu được cấp vốn nhà nước, được Hiệp hội các Nhà xuất bản tạo ra. Khi sử dụng cây quyết định, nên được lưu ý rằng dù ưu tiên của RCUK là cho sự truy cập mở tức thì RCUK vẫn cho phép tiếp cận pha trộn về truy cập mở, và quyết định con đường nào đi theo - vàng hay xanh - là tùy vào ý muốn của các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu của họ.
-
Về các giấy phép. Chính sách truy cập mở của RCUK cũng sử dụng hệ thống giấy phép Creavite Commons, dù không nêu cụ thể giấy phép nào, và đặc biệt có quan tâm tới giấy phép CC BY và có ý định phân tích chi tiết giấy phép này ở phiên bản sau của chính sách.
-
Quan điểm của RCUK về các kho. Đặc biệt chú trọng tới dự án về Tính tương hợp của Kho - RIOxx (Repository Interoperability) và các Từ vựng cho Truy cập Mở - V4OA (Vocabularies For Open Access) để phát triển tiêu chuẩn siêu dữ liệu kho của Vương quốc Anh, và kỳ vọng điều này sẽ sẵn sàng để áp dụng cho các kho của Vương quốc Anh từ tháng 7/2013 trở đi.
-
Quan điểm của RCUK về rà soát lại ngang hàng. Rà soát lại ngang hàng là phần sống còn của quy trình đảm bảo chất lượng cho nghiên cứu, và RCUK muốn đảm bảo rằng tất cả những người sử dụng có sự truy cập tới các tài liệu nghiên cứu đã được rà soát lại ngang hàng.
E4.
Chính sách truy cập mở
theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau 2014 của HEFCE
Hội
đồng Cấp vốn cho Giáo dục Đại học cho nước Anh -
HEFCE (Higher Education Funding Council for England) đã xuất bản
tài liệu 'Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc
Nghiên cứu sau năm 2014' vào ngày 03/07/2014 và tài liệu
được cập nhật vào tháng 07/2015. Một vài điểm nổi
bật của chính sách được nêu bên dưới. Xem chi tiết
chính sách trong tài liệu [6].
-
Mục đích của tài liệu. Tài liệu này đưa ra các chi tiết yêu cầu rằng các kết quả đầu ra nghiên cứu nhất định sẽ được làm thành truy cập mở để hợp pháp đệ trình cho Khung Xuất sắc Nghiên cứu - REF (Research Excellence Framework) tiếp theo. Yêu cầu này sẽ áp dụng cho các bài báo trên tạp chí và các kỷ yếu hội nghị được chấp nhận để xuất bản sau ngày 01/04/2016.
-
Tóm tắt các điểm chính.
-
Chính sách nêu rằng, để hợp pháp đệ trình cho REF sau 2014, các kết quả đầu ra của các tác giả phải được ký gửi vào một kho theo chủ đề hoặc của cơ sở. Tư liệu được ký gửi sẽ có khả năng phát hiện được, và tự do để đọc và tải về, cho bất kỳ ai có kết nối Internet. Yêu cầu này chỉ áp dụng cho các bài báo trên tạp chí và các kỷ yếu hội nghị với với Số Seri Tiêu chuẩn Quốc tế - ISSN (International Standard Serial Number). Nó sẽ không áp dụng cho các chuyên khảo, các chương sách, các xuất bản phẩm dạng dài khác, các tài liệu làm việc, các kết quả đầu ra, hoặc các dữ liệu nghiên cứu dựa vào thực hành hoặc có tính sáng tạo. Chính sách áp dụng cho các kết quả đầu ra nghiên cứu được chấp nhận để xuất bản sau ngày 01/04/2016, nhưng HEFCE có thể thúc giục mạnh mẽ các cơ sở triển khai nó ngay bây giờ.
-
Chính sách cho phép các kho tôn trọng các giai đoạn cấm vận được các nhà xuất bản đặt ra. Ở những nơi nhà xuất bản chỉ định giai đoạn cấm vận, các tác giả có thể tuân thủ với chính sách bằng việc tiến hành ký gửi 'đóng' ('closed' deposit). Các ký gửi đóng phải có khả năng phát hiện được đối với bất kỳ ai có kết nối Internet trước khi văn bản toàn văn trở nên sẵn sàng để đọc và tải về (điều sẽ xảy ra sau khi giai đoạn cấm vận hết hạn). Nếu vẫn còn cấm vận trong ngày đệ trình REF tiếp theo, thì các ký gửi đóng sẽ được chấp nhận cho REF đó.
-
Có một số ngoại lệ cho các yêu cầu khác nhau sẽ được chính sách này cho phép. Các ngoại lệ đó bao trùm các trường hợp nơi mà sự ký gửi từng không có khả năng, hoặc những nơi mà truy cập mở tới tư liệu được ký gửi có thể không đạt được theo các yêu cầu của chính sách.
-
-
Hành động được yêu cầu. Các cơ sở giáo dục đại học bây giờ được khuyến cáo triển khai các quy trình và thủ tục tuân thủ với chính sách này, điều có thể bao gồm việc sử dụng sự kết hợp các con đường 'xanh' và 'vàng' cho truy cập mở. Các cơ sở có thể đạt được sự tuân thủ đầy đủ mà không nảy sinh ra bất kỳ chi phí xuất bản bổ sung thêm nào thông qua các khoản chi phí xử lý bài báo (APC).
-
Các tiêu chí cho truy cập mở trong chính sách này gồm 3 loại yêu cầu rất quan trọng và rất hữu ích để học hỏi: các yêu cầu ký gửi, các yêu cầu phát hiện và các yêu cầu truy cập. Xem chi tiết các yêu cầu này trong tài liệu [6, từ trang 6 tới trang 8].
-
Về giấy phép. Chính sách này cũng sử dụng hệ thống giấy phép Creative Commons.
E5.
Chính sách truy cập mở của LSE
Trường
kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn - LSE (London
School of Economics and Political Science) đã ban hành chính sách
truy cập mở, có hiệu lực từ 01/01/2015. Chi tiết xem
trong tài liệu [7].
Chính
sách này, trước hết, là để tuân thủ các chính sách
truy cập mở của các cơ quan cấp vốn nghiên cứu cho LSE
được nêu ở bên trên như HEFCE và RCUK.
Chính
sách này dành cho các nhân viên hàn lâm và nghiên cứu và
các sinh viên của LSE, tối thiểu, phải tuân theo con đường
truy cập mở 'Xanh' đối với các kết quả nghiên cứu
được xuất bản và ký gửi vào kho cơ sở trên trực
tuyến - LSERO (LSE
Research
Online)
và các tác giả nghiên cứu phải thừa nhận nguồn vốn
cấp cho nghiên cứu theo đó các xuất bản
phẩm được dựa vào và một tuyên bố về các tư liệu
nghiên cứu nằm bên dưới, như các ví dụ hoặc các mô
hình dữ liệu, làm thế nào có thể truy cập được.
Hình
3. Tuân thủ từng bước với chính sách OA của HEFCE cho
REF tiếp sau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.