FI: 'Ignorance and lack of distribution barriers for open source'
by Gijs Hillenius — published on Nov 22, 2010
— filed under: [T] General Topic, [GL] Finland
Theo: http://www.osor.eu/news/fi-ignorance-and-lack-of-distribution-barriers-for-open-source
Bài được đưa lên Internet ngày: 22/11/2010
Lời người dịch: Thế giới đã nhận ra những ưu thế của nguồn mở, nhưng hiện nay số người có kỹ năng về nguồn mở là quá ít, ngay cả trên quê hương của Linus Torvalds, Phần Lan.
Những nhận thức sai và sự ngu dốt về nguồn mở, sự thiếu hụt các kỹ năng IT phù hợp và sự thiếu hụt các nhà cung cấp dịch vụ IT chuyên về dạng phần mềm này là những lý do chính vì sao các thành phố thất bại trong việc chuyển sang nguồn mở, theo Tommi Karttaavi, một nhà tư vấn cao cấp tại Hiệp hội các nhà chức trách Vùng và Địa phương của Phần Lan. “Qua thời gian, tất cả những trở ngại này sẽ vượt qua được”.
Karttaavi đã nói về sử dụng nguồn mở của các thành phố Phần Lan tại hội nghị OpenMind đã diễn ra tại Helsinki, hôm 10/11.
Ông nói rằng đối với các thành phố, tính có thể sử dụng lại được là lợi ích lớn nhất của nguồn mở. Các cơ quan hành chính nhà nước có khả năng để sử dụng lại các phần mềm được phát triển cho các cơ quan ngang hàng tương tự, có thể tạo ra sự tiết kiệm đáng kể. “Việc tiết kiệm tiền trong các chi phí giấy phép sở hữu độc quyền thường được trích dẫn như một lý do cơ bản vì sao chính quyền nhà nước phải sử dụng nguồn mở. Tuy nhiên, những sự tiết kiệm này là tầm thường so với những gì có thể giành được bằng việc sử dụng lại một cách thông minh”.
Theo Karttaavi, Trung tâm tài nguyên nguồn mở của Phần Lan (COSS), và các dự án OSOR và Semic của Ủy ban châu Âu đang giúp phân phối các ứng dụng và thông tin. Những câu chuyện hoang đường có thể được xua tan và sự ngu dốt có thể đấu tranh được bằng việc làm cho sẵn sàng nhiều hơn nữa các trường hợp điển hình và các thực tế tốt. “Các thành phố sẽ ngày một gia tăng trong việc tìm kiếm các kỹ năng IT nguồn mở, mà sẽ cho phép họ chia sẻ những tài nguyên hiếm có của họ một cách có hiệu quả”.
Karttaavi nói các thành phố của Phần Lan đang chậm chạp nhận thức được về những ưu điểm của nguồn mở. “Họ thấy nó có thể giúp họ tiết kiệm chi phí cho giấy phép, phát triển ứng dụng hoặc chia sẻ các dữ liệu”. Việc sử dụng nguồn mở cũng cho phép các chính quyền nhà nước đưa ra cho các công dân sự truy cập tới các dịch vụ chính phủ điện tử mà không phải ép họ sử dụng một công nghệ cụ thể nhất định.
Những gì cũng giúp được, Karttaavi nói, là việc trong năm 2008, chính phủ đã xuất bản một khuyến cáo cho các cơ quan nhà nước về sử dụng nguồn mở. “Khuyến cáo đã thúc giục các cơ quan hành chính nhà nước bắt đầu chia sẻ và sử dụng lại các ứng dụng và dữ liệu, và làm cho các ứng dụng sẵn sàng như nguồn mở”.
Misconceptions and ignorance about open source, a lack of relevant IT skills and a shortage of IT service providers specialising in this type of software are the major reasons why municipalities fail turn to open source, according to Tommi Karttaavi, a senior advisor at the Association of Finnish Local and Regional Authorities. "Over time, all of these obstacles will be overcome."
Karttaavi spoke on the use of open source by Finland’s municipalities at the OpenMind conference that took place in Helsinki, on 10 November.
He says that for municipalities, re-usability is open source's biggest benefit. That public administrations are able to re-use software developed for their peers, can generate substantial savings. "Saving money on proprietary license fees is often cited as a principal reason why public administration should use open source. However, those savings are trivial compared to what could be gained by smart re-use."
According Karttaavi, Finland's open source resource centre (COSS), and the European Commission's OSOR and Semic projects are already helping by distributing applications and information. Myths can be dispelled and ignorance can be fought by making available more case studies and good practices. "Municipalities will increasingly be on the look out for open source IT skills, which will allow them to share their scarce resources efficiently."
Karttaavi says Finland s municipalities are slowly becoming aware of the advantages of open source. "They see it can help them save costs, be it for licences, applications development or sharing of data." Using open source also allows the public administrations to offer their citizens access to e-Government services without forcing them to use a certain technology.
What also helps, says Karttaavi, is that in 2008, the government published a recommendation for public organisations on the use of open source. "The recommendation urged public administrations to start sharing and reusing applications and data, and to make applications available as open source."
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.