Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Tài liệu dịch sang tiếng Việt: Chỉ thị của Thủ tướng Pháp về sử dụng Phần mềm Tự do trong hành chính Nhà nước Pháp


Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam đầu tháng 4/2013 của ông Alexander Zapolsky, Chủ tịch của Liên đoàn Phần mềm Tự do (PMTD) Quốc gia Pháp, FNILL, một trong những chủ đề đã được đưa ra tranh luận là chính sách gần đây về sử dụng phần mềm tự do (PMTD) trong các cơ quan Nhà nước Pháp. Bài viết này giới thiệu tài liệu đó. Bạn có thể tải về các bản dịch: (1) bằng tiếng Việt tại địa chỉ: http://ubuntuone.com/5NmdwnqSXoMzwLZwxInwPl và (2) bằng tiếng Anh tại: http://www.april.org/sites/default/files/20130319-ayrault-memorandum-english-translation.pdf. Chỉ thị này có nhiều điều để những người làm chính sách về CNTT Việt Nam tham khảo rất tốt, từ nội dung về định nghĩa, triết lý và pháp lý của PMTD, tới các công việc tổ chức thực hiện chính sách như việc thành lập các đơn vị, tổ chức liên bộ để thực hiện, tới các gợi ý cụ thể khác, như việc tập trung vào PostgreSQL và LibreOffice, thậm chí tới cả việc cấp vốn phát triển PMTD như thế nào...
Chính sách này đã được Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đưa ra vào ngày 19/09/2012. Trong bức thư gửi cho các bộ trưởng của chính phủ Pháp, gắn kèm với Chỉ thị này, ông đã viết: “Sau vài năm, trong khi sử dụng Phần mềm Tự do từng là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận, thì bây giờ có khả năng áp dụng được một loạt các chỉ dẫn và khuyến cáo sử dụng có thể cảm nhận được Phần mềm Tự do. Đây là mục đích của tài liệu gắn kèm này, nó đã được thiết kế trong sự cộng tác với các giám đốc các phòng CNTT các bộ của các bạn, trong ngữ cảnh của một công việc được ban lãnh đạo liên bộ về các hệ thống thông tin và truyền thông dẫn dắt. Tôi yêu cầu các bạn triển khai trong các phòng của các bạn các chỉ dẫn được xác định trong tài liệu đi kèm này”.
Chỉ thị này gồm có 5 chương và phần phụ lục.
  1. Chương 1 nói về mục tiêu của tài liệu, trong đó có nêu tới việc “chỉ định đặc biệt môi trường trong đó sử dụng PMTD là phù hợp, và mô tả các hành động chung đã được khởi xướng và người đứng đầu các nhóm làm việc đã được bổ nhiệm” đối với các bộ trong Chính phủ Pháp hiện nay.
  2. Chương 2 đề cập tới:
    1. Nguồn gốc của PMTD, nhấn mạnh tới việc các cơ quan Chính phủ Pháp phải: “Từ bây giờ trở đi, để đáp ứng được các nhu cầu nghiệp vụ, PMTD phải được xem xét ngang bằng với các giải pháp khác. Sử dụng PMTD trong hành chính của Pháp tuân theo sự tiến hóa này”.
    2. Mô hình của PMTD, nhấn mạnh rằng nó là mô hình SỞ HỮU TRÍ TUỆ ở dạng khác. Mô hình đó đảm bảo 4 quyền tự do cơ bản mà Quỹ Phần mềm Tự do đã đưa ra. Được nhấn mạnh rằng: Như bất kỳ mô hình sở hữu trí tuệ nào, nó có ý định sẽ là tự bền vững; Người sử dụng cần chỉ dẫn tiến hóa của một chương trình PMTD; Mô hình đó đảm bảo rằng cộng đồng có khả năng duy trì sự kiểm soát; Mô hình đó cho phép tạo ra sự khuyến khích cần thiết cho sự sáng tạo.
    3. Ngược lại với lòng tin phổ biến, sử dụng PMTD không có nghĩa theo bất kỳ cách gì rằng những người sử dụng không phải tuân thủ nghĩa vụ nào. Một chương trình PMTD không phải là tự do về các quyền vì nó có một tác giả. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng, thường bị bỏ qua của PMTD: một người nên biết các nghĩa vụ có liên quan tới một chương trình PMTD, đặc biệt khi liên quan tới việc sử dụng nó trong một hệ thống thông tin chuyên nghiệp.
    4. PMTD là một mô hình dịch vụ. Tài liệu đã nhấn mạnh vào những khía cạnh sau:
      • Giống như với bất kỳ chương trình phần mềm nào, cần thiết phải tích hợp nó vào hệ thống thông tin và để đảm bảo nó được giữ trong các điều kiện hoạt động (hỗ trợ, duy trì), cũng như để nâng cấp nó khi cần.
      • Vì là mô hình dịch vu, nên mô hình giấy phép “chi phí cấp phép/chi phí duy trì”, như thường thấy với phần mềm sở hữu độc quyền, vì thế được thay thế bằng một mô hình “chi phí dịch vụ”, nó có thể được áp dụng cho việc sử dụng các nhu cầu thực tế của tổ chức. Ở những nơi mà các hạ tầng sống còn được quan tâm, người ta sẽ có sự hỗ trợ vừa mạnh và vừa tương hỗ nhanh, thường từ bên ngoài; trong các ngữ cảnh khác, sự hỗ trợ của cộng đồng sẽ là đủ.
      • Điều quan trọng trong lưu ý này để nhấn mạnh rằng Hội đồng Nhà nước của Pháp đã kiểm tra nguyên tắc cạnh tranh tự do, theo một mô hình dịch vụ dựa vào các chương trình PMTD đó, trong phán quyết số 350431 của nó, đề ngày 30/09/2011. Chính quyền có thể chọn giải pháp PMTD một cách đơn phương, miễn là nó có khả năng sử dụng cho tất cả các tay chơi và vì thế, tự do đối với những trở ngại bên ngoài, có khả năng cung cấp một lời chào dịch vụ được tùy biến.
  3. Chương 3 nêu PMTD là sự lựa chọn đã được Chính phủ Pháp suy nghĩ cẩn thận, với các động lực chính gồm: (a) Sức ép đang gia tăng về tiền bạc đầu tư và hoặt động của hệ thống thông tin, trong sự kết hợp với sự gia tăng mạnh về nhu cầu; (b) Sự khuyến khích các kỹ năng và sự tinh thông chuyên nghiệp của các đội CNTT, chứ không chỉ là những người mua các giải pháp. Chương này cũng nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của PMTD, và đặc biệt là chi tiết những ngữ cảnh có lợi và không có lợi cho việc sử dụng PMTD trong các cơ quan Chính phủ Pháp.
  4. Chương 4 nêu các hành động liên bộ trong Chính phủ Pháp về PMTD, đưa ra tới những công việc quan trọng như:
    1. Thiết lập khung hội tụ các hệ thống thông tin từ các bộ khác nhau của Chính phủ, nhấn mạnh tới việc: Từng bộ phải tham gia vào việc cập nhật khung công việc này và ép tuân thủ theo sự tiến bộ của nó. Đặc biệt, nó sẽ thường xuyên công bố sử dụng được thực hiện đối với các chương trình PMTD và những sử dụng bên ngoài khung công việc này, để xúc tác cho việc giám sát sử dụng của nó, và quản lý sự tiến bộ của nó.
    2. Xây dựng mạng chuyên gia về PMTD trên cơ sở khung hội tụ nhằm “cho phép tất cả chính quyền (trung ương và địa phương) hưởng lợi từ sự tinh thông đặc biệt theo yêu cầu một cách ngẫu nhiên”. Các hành động cụ thể của phần việc này bao gồm:
      • Thành lập các nhóm làm việc theo chủ đề, với các cuộc gặp mặt thường xuyên về các chủ đề của các bộ phần mềm văn phòng (MimO), nền tảng máy chủ (MimOS), quản lý nền tảng được cài đặt (MimOG) và cơ sở dữ liệu (MimDB).
      • Tổ chức và tham gia “Ngày Phần mềm Tự do”, tạo thuận lợi cho việc mở tới các tác nhân mới, và xúc tác cho việc mở ra các chủ đề mới hoặc sự khuếch tán rộng rãi các ý kiến phản hồi;
      • Tạo các danh sách thư, theo các nhóm chủ đề hoặc xung quanh các chủ đề cụ thể, cho phép chúng ta giúp ích cho bản thân chúng ta ngay lập tức về mạng cho các câu hỏi đặc thù;
      • Xây dựng các site cộng tác của các nhóm chủ đề cho việc chia sẻ các tài nguyên (phân phối các đĩa CD hoặc bộ công cụ cho LibreOffice...),...
    3. Thúc đẩy hỗ trợ PMTD trong ngữ cảnh kinh tế được kiểm soát. Phần này nhấn mạnh rằng: “PMTD cho phép những cam kết hỗ trợ lớn hơn so với phần mềm sở hữu độc quyền làm, vì mã là truy cập được cho những tinh chỉnh nội bộ hoặc cho những tinh chỉnh của một nhà cung cấp được chọn, trong khi các nhà cung cấp phần mềm, mặt khác, đã tiêu chuẩn hóa các qui trình mà được áp dụng một phần cho các nhu cầu của khách hàng”.
    4. Đóng góp có điều phối để chọn chương trình PMTD. Đặc biệt phần này nêu cụ thể rằng:
      • Quy tắc đơn giản sẽ được áp dụng có thể sẽ là sự tái rót vào một cách có hệ thống từ 5-10% các chi phí cấp phép tránh được.
      • Thiết lập một thị trường chuyên gia và sự tiến bộ của PMTD, có thể là cơ sở cho những đóng góp liên bộ được phối hợp và được chia sẻ.
    5. Giám sát các cộng đồng lớn, để có được các thông tin cập nhật nhất về những tiến bộ của các cộng đồng đó, phục vụ cho các mục đích của Chính phủ Pháp, như “Quỹ Mozilla hoặc Quỹ Tài liệu (Document Foundation). Tuy nhiên, vì các quỹ đó không có một tiếp cận thương mại, logic là đảo ngược. Chính quyền phải thường xuyên liên lạc với họ”.
    6. Triển khai lựa chọn thay thế tin cậy. “Một trong những giải pháp là tận dụng những lựa chọn thay thế tin cậy do PMTD cung cấp. Theo tinh thần này, công việc về LibreOffice hoặc PostgreSQL là cơ bản... Nó đặc biệt nhằm tăng cường việc chia sẻ trong tất cả các khía cạnh triển khai của các chương trình đó (công nghệ, hỗ trợ, ý kiến phản hồi, huấn luyện, …)”.
    7. Có phân tích đánh giá thường niên về sử dụng PMTD và các tác động của nó.
    8. Phát triển văn hóa sử dụng các giấy phép PMTD trong phát triển các hệ thống thông tin của Nhà nước. “Một mạng chuyên gia được thiết lập giữa các nhà tham mưu/người mua có liên quan trong việc phác thảo các mệnh đề hành chính. Nói chung, các khóa huấn luyện đặc thù sẽ được thiết lập, các khóa học nhanh cho những người quản lý dự án và các lập trình viên, các khóa học sâu hơn cho các luật sư và những người mua để tạo ra một quyền làm chủ thực sự đối với chủ đề đó trong các bộ và các CIO”.
  5. Chương 5 đề cập tới các cơ quan hỗ trợ cho hành động liên bộ về PMTD.
    1. Các cơ quan liên bộ về PMTD. Chính phủ Pháp đưa ra 2 mức thường trực gồm: (1) Một đội liên bộ hoàn toàn, được gọi là đội “cốt lõi”, tập trung vào các đề xuất quyết định, và các đề xuất kiểm tra tính hợp lệ của các lựa chọn sẽ được đề xuất cho CTSIC/CSIS, và điều hành các hành động xuất phát từ các quyết định điều hành liên bộ (các thị trường, các tiến hóa của các catalog PMTD, các chỉ thị triển khai...); (2) Các nhóm trọng tâm được cam kết tương hỗ và mở đối với các cấu trúc nhà nước, và mang các chuyên gia lại cùng nhau từ một lĩnh vực, có lợi cho sự trao đổi và phát triển các kỹ năng, và đưa ra các chỉ dẫn. 4 nhóm đã được xác định gồm:
      • mimO: tương hỗ liên bộ vì một bộ phần mềm văn phòng mở;
      • mimOG: tương hỗ liên bộ vì sự quản lý các nền tảng được cài đặt (OCS và GLPI);
      • mimDB: tương hỗ liên bộ đối với các cơ sở dữ liệu;
      • mimOS: tương hỗ liên bộ đối với hệ điều hành và các lớp gắn kết bên dưới.
    2. Các hành động bổ sung, có thể là liên bộ hoặc từ từng bộ. Phần này gợi ý chi tiết các công việc mà (các) bộ được khuyến cáo tiến hành.
  6. Phần phụ lục nêu chi tiết các nhiệm vụ, tổ chức và các tài nguyên của các đội được nêu ở phần 5 ở trên.
Đây có lẽ là tài liệu rất bổ ích để những người làm chính sách về CNTT và PMTD tại Việt Nam tham khảo, học tập.
Blogger: Lê Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.