Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Hy Lạp: Nguồn mở và HĐH Linux tự do cho các giáo viên và học sinh các trường tiểu học

GR: Open source and free Linux system for teachers and pupils at elementary schools

by OSOR Editorial Team — published on Feb 01, 2011

— filed under: [T] General Topic, open source, [T] Policies and Announcements, [T] Other Topic, [GL] Greece, Linux

Theo: http://www.osor.eu/news/gr-open-source-and-free-linux-system-for-teachers-and-pupils-at-elementary-schools

Bài được đưa lên Internet ngày: 01/02/2011

Lời người dịch: Tại Hy Lạp, các giáo viên và học sinh các trường tiểu học được trang bị các phòng thí nghiệm máy tính để dạy và học từ các máy tính cũ, được tái chế và được cài các phần mềm tự do nguồn mở mà chúng đòi hỏi ít tài nguyên hơn nhiều so với các phần mềm sở hữu độc quyền.

Sxolinux, hệ điều hành Linux tự do nguồn mở của Hy Lạp cho các học sinh được làm từ những nỗ lực để tạo ra một phòng thí nghiệm tại các trường tiểu học.

Dạng phần mềm này cho phép sử dụng các máy cũ và đã không còn sử dụng nữa mà những chủ nhân của chúng có thể dễ dàng đưa chúng ra để tái sinh. Vì thế, với sự tài trợ về vật liệu và với 5 ngày làm việc tự nguyện, một phòng thí nghiệm máy tính đã được thiết lập. Người tạo ra phát tán được sử dụng cho sxolinux của Hy Lạp là Dimitris Kalamaras.

Các kho của phần mềm được chứng thực cho giáo dục tiểu học đã được thiết lập (http://ts.sch.gr/repo-pages/about-ts-repo). Các ứng dụng cho tất cả các mức giáo dục tiểu học và trung học (từ vườn trẻ cho tới các trường giáo dục hướng nghiệp kỹ thuật, T.E.E. tại Hy Lạp) có thể thấy trong các kho này. Các hệ thống máy tính cũ mà từng có nghĩa cho việc tái chế đã làm ra phòng thí nghiệm máy tính tuyệt vời này – không có bất kỳ sự cập nhật xa hơn nào (tất cả hoạt động với 256MB RAM và các bộ vi xử lý làm việc ở tần số 1.8 GHz) – cho các giáo viên các trường tiểu học và thậm chí cho cả các học sinh lớp 1, những người có thể sử dụng nó và học từ nó mà không cần nhiều hướng dẫn.

Đã từng có nhiều ý định để xây dựng các phòng thí nghiệm máy tính với Linux tại Hy Lạp. Những nỗ lực đầu tiên đã bắt đầu trong các phòng thí nghiệm của các trường Đại học và viện giáo dục công nghệ (T.E.I, tại Hy Lạp) và trong một giai đoạn sau tại các trường trung học thấp hơn và trung học cao hơn. Các phương pháp theo qui ước và các phần mềm sở hữu độc quyền lan truyền rộng có thể đòi hỏi một số lượng lớn tiền cho việc thiết lập một phòng thí nghiệm máy tính; tuy nhiên, sử dụng phần mềm nguồn mở đã cho phép tạo ra các phòng thí nghiệm máy tính của các trường học theo một cách thức có hiệu quả về chi phí.

Sxolinux, the Greek open and free Linux system for pupils constitutes an effort to create a computer laboratory at elementary schools.

This kind of software allows the use of old and disused systems whose owners would easily give them for recycling. Therefore, with donations of material and with five days of volunteer work, a computer lab was set up. The creator of the distribution used for the Greek sxolinux is Dimitris Kalamaras.

Repositories of certified software for primary education were installed (http://ts.sch.gr/repo-pages/about-ts-repo). Applications for all levels of primary and secondary education (from kindergarten to Technical Vocational Educational Schools, T.E.E. in Greek) can be found in these repositories. Old computer systems that were meant for recycling made a perfect computer laboratory - without any further upgrade (all these operate with 256MB of memory and processors working at a frequency as low as 1.8GHz) - for elementary school teachers and even for pupils in the first grade, who can use it and learn from it without much guidance.

There have been many attempts to build computer labs with Linux in Greece. The first efforts started in the laboratories of Universities and Technological Educational Institutes (T.E.I, in Greek) and at a later stage in Lower Secondary and Upper Secondary schools. Conventional methods and the widespread proprietary software would require a large amount of money for the setting up of a computer laboratory; however, the use of open source software allowed the creation of school computer labs in a cost effective way.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.