Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Mỹ và Nga trong số 22 nước ủng hộ nghị quyết quốc tế về không gian mạng

U.S. and Russia among 22 nations supporting international cyber resolution

By Aliya Sternstein 07/05/2011

Theo: http://www.nextgov.com/nextgov/ng_20110705_7349.php

Bài được đưa lên Internet ngày: 05/07/2011

Lời người dịch: An ninh không gian mạng đã trở thành một vấn đề nóng toàn cầu. Các quốc gia đang đi tìm giải pháp để giải quyết vấn đề này. Một trong những địa điểm có thể tốt cho các thảo luận như vậy là Diễn đàn của OSCE về Hợp tác An ninh, nơi mà Nga là một đại diện ở tầm quốc gia. Tuy nhiên, một số quốc gia cho rằng diễn đàn lý tưởng cho thảo luận toàn cầu về các mối đe dọa an ninh không gian mạng là Liên hiệp quốc. Dù còn có những bất đồng, nhưng có lẽ Nga và Mỹ sẽ là những nhân tố quyết định nhất cho một nghị quyết mang tính toàn cầu về an ninh không gian mạng. Để có được một nghị quyết quốc tế về vấn đề này không dễ vì quan điểm của các nước lớn hiện rất khác nhau. Trong khi chờ đợi một nghị quyết như vậy, các vụ tấn công không gian mạng vẫn bùng nổ với tốc độ chóng mặt mà không có luật pháp quốc tế nào để giải quyết.

Nga và Mỹ đang cùng đỡ đầu cho một nghị quyết ngăn chặn các cuộc tấn công không gian mạng mà một cơ quan quyền lực quốc tế được mong đợi phê chuẩn vào tuần này, theo một thành viên nghị viện của Bỉ đã giới thiệu nghị quyết này, nói. Đề xuất này kêu gọi các quốc gia thành viên trao đổi các thông tin về cách thức họ mong đợi triển khai công nghệ không gian mạng trong thời gian diễn ra các xung đột quân sự.

Báo cáo của Nga đáng chú ý vì nước cộng hòa Xô Viết cũ này được cho là vào năm 2007 đã đánh gục sự truy cập Internet tại nước láng giềng Estonia. Cả 2 quốc gia cùng thuộc về Tổ chức có 56 thành viên về An ninh và Hợp tác tại châu Âu (OSCE). Các nghị sỹ của OSCE đang tập hợp vào tuần này tại Serbia để lựa chọn các đề xuất để đưa vào Tuyên bố Belgrade, một tuyên bố thường niên chỉ dẫn cho các quyết định của OSCE. Tổ chức này đại diện cho Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Á, đưa ra một nơi cho những thảo luận về ngăn chặn xung đột và phục hồi sau chiến tranh.

Một ưu thế của OSCE là chúng ta có Nga như một quốc gia”, nghị sỹ quốc hội Bỉ Francois Xavier de Donnea đã nói cho Nextgov trong một cuộc phỏng vấn vào thứ ba. “Đây là một nơi mà các quốc gia châu Âu và Mỹ có thể đối thoại với Liên Xô cũ và những rủi ro có thể được giảm thiểu”.

Alexander Kozlovsky, phó chủ tịch của Ủy ban các công việc quốc tế Quốc hội Nga, ,đã ký đề xuất được đệ trình, theo Donnea.

Tôi nghĩ một nghị quyết như vậy có thể có được sự ủng hộ đồng thuận”, de Donnea nói.

Tháng trước, các bộ trưởng quốc phòng tại NATO không bao gồm Nga, đã phê chuẩn một chính sách mới về phòng vệ không gian mạng để giúp liên minh bảo vệ các hệ thống truyền thông của họ và ngăn chặn các cuộc tấn công không gian mạng.

Thứ trưởng Quốc phòng William J. Lynn III đã nói ngắn gọn sau phê chuẩn, “NATO là đồng thuận trong nhận thức về nhu cầu đưa ra thỏa thuận về an ninh mạng của mình”, bổ sung thêm rằng khái niệm chiến lược mới mà liên minh áp dụng vào tháng 11 năm ngoái “gọi an ninh không gian mạng như là một ưu tiên hàng đầu đối với NATO trong thế kỷ 21”.

Russia and the United States are co-sponsoring a resolution to pre-empt cyberattacks that an influential international body is expected to adopt this week, according to a Belgium parliamentary member who introduced the decree. The proposal calls for member nations to exchange information about the way they intend to deploy cyber technology during military conflicts.

Russian support is notable because the former Soviet republic was blamed in 2007 for knocking out Internet access in neighboring Estonia. Both nations belong to the 56-member Organization for Security and Cooperation in Europe. OSCE parliamentarians are gathering this week in Serbia to select provisions for inclusion in the Belgrade Declaration, an annual statement that guides OSCE decisions. The organization, which represents North America, Europe and Central Asia, provides a venue for negotiations on conflict prevention and post-war rehabilitation.

"One advantage of OSCE is that we have Russia as a state," Belgian Parliamentarian Francois Xavier de Donnea told Nextgov in an interview Tuesday. "It is a place where the American and European countries can dialogue with the former Soviet Union and risks can be reduced."

Alexander Kozlovsky, deputy chairman of the Russian State Duma International Affairs Committee, signed the proposed provision, according to de Donnea.

"I think such a resolution could get unanimous support," de Donnea said.

Last month, defense ministers at NATO, which does not include Russia, approved a new policy on cyber defense to help allies protect their communications systems and deter cyberattacks.

Deputy Secretary of Defense William J. Lynn III said shortly after passage, "NATO is unanimous in acknowledging the need to elevate its treatment of network security," adding that the new strategic concept the alliance adopted last November "names cybersecurity as a leading priority for NATO in the 21st century."

Nhưng De Donnea nói diễn đàn lý tưởng cho thảo luận toàn cầu về các mối đe dọa an ninh không gian mạng là Liên hiệp quốc.

Nếu OSCE thành công trong việc tiến hành các cuộc đối thoại giữa các quốc gia về các tiêu chuẩn trong an ninh không gian mạng... thì điều này có thể là một bước tiến lớn theo một tiếp cận toàn cầu hơn, mà nó có thể được Liên hiệp quốc thúc đẩy”, ông nói. Liên hiệp quốc và OSCE không chia sẻ một ngân sách nhưng đóng góp sát sao trong các hoạt động của lĩnh vực này.

Tuần trước, Bộ trưởng An ninh Nội đại Janet Napolitano nói bà tin tưởng OSCE có thể đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc hình thành các biện pháp quốc tế cho các hành vi nhà nước trong không gian mạng, nhưng bà không nhấn mạnh đặc biệt tới nghị quyết khi đó, các phụ tá đã nói hôm thứ ba.

Chúng tôi chào mừng sự xem xét thiết lập một đơn vị an ninh không gian mạng trong ban thư ký của OSCE với những tài nguyên hiện có và hướng tới việc thảo luận điều này chi tiết hơn với cấc quốc gia và đối tác tham gia khác của OSCE”, bà nói trong khi lưu ý tại một cuộc họp chung của Hội đồng Thường trực OSCE và Diễn đàn của OSCE về Hợp tác An ninh tại Viên.

Trong một diễn biến khác, Nhà Trắng hồi tháng 5 đã đưa ra một chiến lược quốc tế tự nguyện về an ninh không gian mạng mà, giống như đề xuất của OSCE, thúc giục sự hợp tác trong phát triển các tiêu chuẩn đối với việc tiến hành chấp nhận được trên Internet.

But De Donnea said the ideal forum for worldwide discussion of cybersecurity threats is the United Nations.

"If the OSCE succeeds in conducting dialogues between states on norms in cybersecurity. . . it would be a major step toward a more global approach, which would be promoted by the United Nations," he said. The U.N. and OSCE do not share a budget but coordinate closely on field operations.

Last week, Homeland Security Secretary Janet Napolitano said she believes the OSCE can play a meaningful role in forming international measures for state behavior in cyberspace, but she was not specifically addressing the resolution at the time, aides said Tuesday.

"We welcome consideration of the establishment of a cybersecurity unit within the OSCE secretariat with existing resources and look forward to discussing this in more detail with other OSCE participating states and partners," she said during remarks at a joint meeting of the OSCE Permanent Council and OSCE Forum for Security Cooperation in Vienna.

Separately, the White House in May distributed a voluntary international strategy for cybersecurity that, like the OSCE proposal, urges cooperation in developing standards for acceptable conduct on the Internet.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.