Der
Spiegel: NSA Put Merkel on List of 122 Targeted Leaders
By Ryan Gallagher 29 Mar
2014, 10:07 AM EDT
Bài được đưa lên
Internet ngày: 29/03/2014
Thủ tướng Đức
Angela Merkel sử dụng điện thoại di động của bà ở
Berlin năm 2011. (Tệp ảnh của AP/Gero Breloer)
German
Chancellor Angela Merkel uses her mobile phone in Berlin in 2011. (AP
File Photo/Gero Breloer)
Lời
người dịch: Người Mỹ nói, giám sát của NSA chỉ nhằm
vào chống khủng bố. Nhưng nhiều tài liệu do Edward
Snowden tiết lộ lại chứng minh điều khác. Lần này điều
đó là: (a) 122 lãnh đạo các
quốc gia trên thế giới bị giám sát, ví dụ như thủ
tướng Đức Angela Merkel, Bashar al-Assad của Syria, Alexander
Lukashenko của Bạch Nga, Alvaro Uribe của Colombia...;
(b) Cùng hợp tác với cơ quan gián điệp Anh GCHQ giám sát
hàng loạt các công ty viễn
thông Đức như “các nhà cung cấp truyền thông vệ tinh
Đức Stellar
và Cetel,
và nhằm vào cả IABG,
một nhà thầu an ninh và nhà cung cấp thiết bị truyền
thông có mối quan hệ gần gũi với chính phủ Đức”.
Xem
thêm: 'Chương
trình gián điệp PRISM trên không gian mạng'.
Các tài liệu bí mật
mới được tờ báo Đức Der Spiegel tiết
lộ hôm thứ bảy đã chiếu sáng hơn về cách mà Cơ
quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và đối tác Anh đã hung hăng
nhằm vào Đức để giám sát như thế nào.
Một loạt các tệp
bí mật từ hồ sơ lưu trữ đã cung cấp cho các phóng
viên từ người thổi còi Edward Snowden, còn được tờ
The Intercept nhìn thấy, tiết lộ rằng NSA dường
như đã đưa bà Merkel vào một cơ sở dữ liệu giám sát
cùng với hơn 100 lãnh đạo nước ngoài khác. Các tài
liệu cũng khẳng định lần đầu tiên rằng, vào tháng
03/2013, NSA đã có được một lệnh tuyệt mật của tòa
án chống lại Đức như một phần các nỗ lực của Mỹ
để giám sát các giao tiếp truyền thông có liên quan tới
nước này. Trong khi đó, cơ quan gián điệp Anh GCHQ đã
nhằm vào 3 công ty Đức trong một chiến dịch giấu giếm
mà có liên quan tới việc lọc các máy chủ của các công
ty đó và nghe lén các giao tiếp truyền thông của các
nhân viên các công ty đó.
Tờ Der Spiegel
cũng đã đưa ra vài câu chuyện về sự mở rộng to lớn
của Mỹ và Anh nhằm vào các cơ sở và người Đức, làm
bùng
nổ tin tức vào tháng 10 năm ngoái rằng các cuộc gọi
điện thoại di động của bà Merkel đã bị NSA nghe lén -
làm bùng lên phản ứng dữ dội ngoại giao đã gây căng
thẳng cho các mối quan hệ Mỹ - Đức. Bây giờ một tài
liệu mới, đề năm 2009, chỉ ra rằng bà Merkel từng bị
ngắm đích trong một nỗ lực giám sát rộng lớn hơn của
NSA. Bà dường như đã được đặt trong cái gọi là “Kho
Tri thức Đích ngắm” - TKB (Target Knowledge Base) của NSA,
mà tờ Der Spiegel đã mô tả như là cơ sở dữ liệu
trọng tâm các mục tiêu cá nhân của cơ quan. Một mô tả
nội bộ của NSA nêu rằng các nhân viên có thể sử dụng
nó để phân tích “các hồ sơ hoàn chỉnh” những người
bị ngắm đích.
Một tệp bí mật thể
hiện một hệ thống tìm kiếm của NSA có tên là Nymrod
chỉ ra bà Merkel được liệt kê cùng với những người
đứng đầu các quốc gia khác. Chỉ 11 cái tên được
hiện ra trong tài liệu, bao gồm cả Bashar al-Assad của
Syria, Alexander Lukashenko của Bạch Nga, và Alvaro Uribe của
Colombia - danh sách theo trật tự abc theo tên - nhưng nó chỉ
ra rằng danh sách đầy đủ có 122 cái tên. NSA sử dụng
hệ thống Nymrod để “tìm thông tin liên quan tới các
mục tiêu có thể nếu không thì sẽ khó để lần vết”,
theo các tài liệu nội bộ của NSA. Nymrod sàng lọc qua
các báo cáo bí mật dựa vào các giáo tiếp truyền thông
bị chặn cũng như các bản truyền fax đầy đủ, các
cuộc gọi điện thoại, và các giao tiếp được thu thập
từ các hệ thống máy tính. Hơn 300 “trích dẫn” đối
với bà Merkel được liệt kê là sẵn sàng trong các báo
cáo và các bản truyền tin tình báo đối với các nhân
viên của NSA để đọc.
Nhưng sự giám sát
nước Đức của NSA đã mở rộng xa hơn nhiều chỉ đối
với lãnh đạo của nước này. Các phóng viên tờ Der
Spiegel Marcel Rosenbach và Holger Stark - cùng với Laura
Poitras của tờ The Intercept - đã mô tả một tài
liệu riêng rẽ từ đơn vị Tác chiến Nguồn Đặc biệt
của NSA, chỉ ra rằng chính quyền Obama đã có được một
lệnh tòa án tuyệt mật đặc biệt cho phép nó giám sát
các giao tiếp truyền thông có liên quan tới nước Đức.
Các Tác chiến Nguồn Đặc biệt là phòng của NSA mà quản
lý những gì cơ quan này mô tả như là “các đối tác
tập đoàn” với các công ty chính của Mỹ, bao gồm
AT&T, Verizon, Microsoft và Google. Lệnh về Đức đã được
Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài ban hành vào ngày
07/03/2013. Tòa án này ban hành các chứng chỉ hàng năm cho
NSA ủy quyền cho cơ quan này chặn các giao tiếp truyền
thông có liên quan tới các nước hoặc các nhóm được
nêu tên; nó đã cung cấp quyền tương tự, tờ Der
Spiegel đã nêu, cho các biện pháp nhằm vào Trung Quốc,
Mexico, Nhật, Venezuela, Yemen, Brazil, Sudan, Guatemala, Bosnia và
Nga.
NSA hôm thứ sáu đã
từ chối bình luận cho tờ The Intercept về vai trò
của nó trong việc tiến hành giám sát nước Đức và
hoãn lại các câu hỏi cho Ủy ban An ninh Quốc gia và Bộ
Tư pháp (DOJ). DOJ đã không trả lời vào thời điểm xuất
bản. Nữ phát ngôn viên của Ủy ban An ninh Quốc gia
Caitlin Hayden đã nói với tờ The Intercept rằng chính
quyền Obama đã “đang không giám sát và sẽ không giám
sát các giao tiếp truyền thông của thủ tướng Merkel”.
Tuy nhiên, Hayden đã không từ chối rằng giám sát đã xảy
ra trong quá khứ - và từ chối đưa ra việc gián điệp
các quan chức cao cấp khác của Đức trước đó. “Chúng
tôi đã làm rõ rằng nước Mỹ thu thập tình báo nước
ngoài dạng mà tất cả các quốc gia khác cũng thu thập”,
bà nói.
Các tệp bí mật tiết
lộ một số mục tiêu đặc biệt của Đức - không ai
trong số họ dường như từng bị nghi ngờ về bất kỳ
việc làm sai trái nào. Một tài liệu không đề ngày
tháng chỉ cách mà các mật vụ GCHQ của Anh đã đột
nhập vào các máy tính chủ của các nhà cung cấp truyền
thông vệ tinh Đức Stellar
và Cetel, và
nhằm vào cả IABG,
một nhà thầu an ninh và nhà cung cấp thiết bị truyền
thông có mối quan hệ gần gũi với chính phủ Đức. Tài
liệu phác thảo cách mà GCHQ đã nhận viện các nhân viên
và các khách hàng của các công ty đó, làm thành các danh
sách các thư điện tử nhận diện các kỹ sư và các
lãnh đạo mạng. Nó cũng gợi ý rằng các mạng của IABG
có thể đã từng “bị khóa” bởi Trung tâm Phân tích
Mạng của NSA. Mục tiêu của GCHQ từng là để giành lấy
các thông tin có thể giúp các gián điệp thâm nhập các
vệ tinh “teleport” được các công ty đó bán cho mà gửi
và nhận các dữ liệu qua Internet. Tài liệu lưu ý rằng
GCHQ đã hy vọng nhận diện “các điểm kiểm tra truy
cập” như một phần của một nỗ lực lớn hơn cùng
với các cơ quan gián điệp đối tác để “xem xét việc
phát triển các cơ hội truy cập có khả năng” cho cuộc
giám sát.
Nói cách khác, việc
thâm nhập các công ty đó đã được xem như một biện
pháp để kết thúc đối với các điệp vụ Anh. Các mục
tiêu tối thượng của họ có khả năng là các khách
hàng. Các khách hàng của Cetel, ví dụ, bao gồm các chính
phủ sử dụng các hệ thống giao tiếp truyền thông cho
một dải đa dạng các khách hàng mà có thể tiềm tàng
nằm trong sự quan tâm đối với gián điệp - bao gồm các
tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, các trại
tỵ nạn, và các dàn khoan dầu khí.
Giám đốc điều hành
của Cetel và Stellar đều đã nói cho tờ Der Spiegel
họ đã ngạc nhiên rằng các công ty của họ đã từng
là mục tiêu của GCHQ. Christian Steffen, CEO của Stellar, bản
thân ông được nêu tên trong danh sách các mục tiêu của
GCHQ. “Tôi sốc”, ông đã nói cho tờ báo. IABG đã không
trả lời yêu cầu bình luận.
GCHQ đã đưa ra một
câu trả lời tiêu chuẩn khi được liên hệ về việc
ngắm đích của nó đối với các công ty Đức, khăng
khăng rằng công việc của nó “được triển khai tuân
theo với một khung pháp lý và chính sách ngặt nghèo đảm
bảo rằng các hoạt động của chúng tôi được phép,
cần thiết và phù hợp”.
Nhưng các nhà chức
trách Đức có thể có một quan điểm khác về tính hợp
pháp của các vụ thâm nhập trái phép giấu giếm. Đầu
tháng này - trước các tiết lộ mới nhất - Công tố
viên Nhà nước Liên bang Đức Harald Range đã nói cho tờ
Die Tageszeitung
ông đã tiến hành rồi một thăm dò trong “các tội gián
điệp” có khả năng liên quan tới việc ngắm đích của
quốc gia. “Tôi hiện đang rà soát lại liệu sự nghi vấn
hợp lý có tồn tại hay không”, Range nói, “về một
tội phạm hình sự có hành động”.
Secret
documents newly
disclosed by the German newspaper Der
Spiegel on Saturday
shed more light on how aggressively the National Security Agency and
its British counterpart have targeted Germany for surveillance.
A
series of classified files from the archive provided to reporters by
NSA whistleblower Edward Snowden, also seen by The
Intercept, reveal
that the NSA appears to have included Merkel in a surveillance
database alongside more than 100 others foreign leaders. The
documents also confirm for the first time that, in March 2013, the
NSA obtained a top-secret court order against Germany as part of U.S.
government efforts to monitor communications related to the country.
Meanwhile, the British spy agency Government Communications
Headquarters targeted three German companies in a clandestine
operation that involved infiltrating the companies’ computer
servers and eavesdropping on the communications of their staff.
Der
Spiegel, which has
already sketched out over several stories the vast extent of American
and British targeting of German people and institutions, broke
the news last October that Merkel’s cellphone calls were being
tapped by the NSA – sparking a diplomatic backlash that
strained US-Germany relations. Now a new document, dated 2009,
indicates that Merkel was targeted in a broader NSA surveillance
effort. She appears to have been placed in the NSA’s so-called
“Target Knowledge Base“ (TKB), which Der
Spiegel described as
the central agency database of individual targets. An internal NSA
description states that employees can use it to analyze “complete
profiles“ of targeted people.
A
classified file demonstrating an NSA search system named Nymrod shows
Merkel listed alongside other heads of state. Only 11 names are shown
on the document, including Syria’s Bashar al-Assad, Belarus’s
Alexander Lukashenko, and Colombia’s Alvaro Uribe – the list is
in alphabetical order by first name – but it indicates that
the full list contains 122 names. The NSA uses the Nymrod system to
“find information relating to targets that would otherwise be tough
to track down,” according to internal NSA documents. Nymrod
sifts through secret reports based on intercepted communications as
well as full transcripts of faxes, phone calls, and communications
collected from computer systems. More than 300 “cites” for Merkel
are listed as available in intelligence reports and transcripts for
NSA operatives to read.
But
the NSA’s surveillance of Germany has extended far beyond its
leader. Der Spiegel
reporters Marcel Rosenbach and Holger Stark – together with
The Intercept’s
Laura Poitras – described a separate document from the NSA’s
Special Source Operations unit, which shows that the Obama
administration obtained a top-secret court order specifically
permitting it to monitor communications related to Germany. Special
Source Operations is the NSA department that manages what the agency
describes as its “corporate partnerships” with major US
companies, including AT&T, Verizon, Microsoft, and Google. The
order on Germany was issued by the Foreign Intelligence Surveillance
Court on March 7, 2013. The court issues annual certifications to the
NSA that authorize the agency to intercept communications related to
named countries or groups; it has provided similar authorization, Der
Spiegel reported, for
measures targeting China, Mexico, Japan, Venezuela, Yemen, Brazil,
Sudan, Guatemala, Bosnia and Russia.
The
NSA on Friday declined to comment to The
Intercept about its
role in conducting surveillance of Germany and deferred questions to
the National Security Council and the Justice Department. The DOJ had
not responded at the time of publication. National Security Council
spokeswoman Caitlin Hayden told The
Intercept that the
Obama administration was “not monitoring and will not monitor the
communications of Chancellor Merkel.” However, Hayden did not deny
that the surveillance had occurred in the past – and declined to
rule out spying on other senior German officials going forward. “We
have made clear that the United States gathers foreign intelligence
of the type gathered by all nations,” she said.
The
secret files reveal some specific German targets – none of whom
appear to have been suspected of any wrongdoing. One undated document
shows how British GCHQ operatives hacked into the computer servers of
the German satellite communications providers Stellar
and Cetel, and
also targeted IABG,
a security contractor and communications equipment provider with
close ties to the German government. The document outlines how GCHQ
identified these companies’ employees and customers, making lists
of emails that identified network engineers and chief executives. It
also suggests that IABG’s networks may have been “looked at” by
the NSA’s Network Analysis Center.
GCHQ’s
aim was to obtain information that could help the spies infiltrate
“teleport” satellites sold by these companies that send and
receive data over the Internet. The document notes that GCHQ hoped to
identify “access chokepoints” as part of a wider effort alongside
partner spy agencies to “look at developing possible access
opportunities” for surveillance.
In
other words, infiltrating these companies was viewed as a means to an
end for the British agents. Their ultimate targets were likely the
customers. Cetel’s customers, for instance, include governments
that use its communications systems to connect to the Internet in
Africa and the Middle East. Stellar provides its communications
systems to a diverse range of customers that could potentially be of
interest to the spies – including multinational corporations,
international organizations, refugee camps, and oil drilling
platforms.
The
chief executives of Cetel and Stellar both told Der
Spiegel they were
surprised that their companies had been targeted by GCHQ. Christian
Steffen, the Stellar CEO, was himself named on GCHQ’s list of
targets. “I am shocked,” he told the newspaper. IABG did not
respond to a request for comment.
GCHQ
issued a standard response when contacted about its targeting of the
German companies, insisting that its work “is carried out in
accordance with a strict legal and policy framework which ensures
that our activities are authorised, necessary and proportionate.”
But
German authorities may take a different view on the legalities of the
clandestine intrusions. Earlier this month – prior to the latest
revelations – German Federal Public Prosecutor Harald Range told
the newspaper Die
Tageszeitung he was
already conducting a probe into possible “espionage offenses”
related to the targeting of the country. “I am currently reviewing
whether reasonable suspicion exists,” Range said, “for an
actionable criminal offense.”
Dịch: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.