Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Kiểm duyệt của Trung Quốc cố gắng thế nào để làm biến đi các tham chiếu về vụ quảng trường Thiên An môn


How Chinese Censorship Tries To Disappear References To Tiananmen Square
from the it's-not-working dept
by Timothy Geigner, Wed, Jun 4th 2014
Bài được đưa lên Internet ngày: 04/06/2014
Lời người dịch: 1/3 dân số Trung Quốc, trong đó có nhiều thanh niên dưới 25 tuổi, kể cả là sinh viên đại học có tiếng như Đại học Bắc Kinh, không hề hay biết gì về sự kiện năm 1989 tại Quảng trường Thiên An môn, vì sự kiểm duyệt gắt gao của chính phủ Trung Quốc về mọi mặt đối với sự kiện này. Dù thế nào, thì đây cũng là một sự kiện trong lịch sử của Trung Quốc mà không ai xóa đi được.
Tất cả chúng ta đều biết Trung Quốc và “Tường lửa Lớn” kiểm duyệt của họ tồn tại và chúng ta có một ý tưởng chung về sự kiểm duyệt gắt gao thế nào đang diễn ra. Chúng ta cũng nhận thức được về những biện minh rằng chính phủ Trung Quốc sử dụng cho sự kiểm duyệt này, bao gồm cả các dấu hiệu rằng họ chỉ đang bảo vệ các công dân vô tội của họ khỏi tất cả những điều xấu trên Internet, cũng như sự kiểm duyệt được một số đối thủ của họ (bao gồm cả nước Mỹ) thực hiện. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng sự kiểm duyệt đó chủ yếu từng về tranh ảnh khiêu dâm hoặc các sự kiện ngày này, thì bạn đã lầm.
Lấy mẩu tin quyến rũ này về cách mà Trung Quốc định cho biến mất tất cả tham chiếu về sự kiện năm 1989 ở Quảng trường Thiên An Môn, nó diễn ra 25 năm trước vào tuần này. Sự kiện lên tới đỉnh điểm với hàng trăm sinh viên biểu tình phản đối bị giết trên chính mảnh đất của họ vì phạm tội muốn cải cách trong chính phủ cộng sản từng bị quét sạch khỏi sự truy cập mà nhiều sinh viên trẻ tuổi Trung Quốc thậm chí còn chưa biết nó từng bao giờ xảy ra.
Trong một ví dụ về tuyên bố “1984” của George Orwell rằng “ai kiểm soát hiện tại cũng kiểm soát quá khứ”, nó phản ánh cả sức mạnh vô biên của Đảng Cộng sản cầm quyền và sự nhạy cảm kéo dài của nó về các hành động của nó vào các ngày 03-04/06/1989. Một phần ba dân số Trung Quốc hôm nay từng sinh ra sau đó, trong khi nhiều người sống vào lúc đó ngại nói về chủ đề nhạy cảm đó - để lại một dải băng khổng lồ về những người dưới 25 tuổi lãng quên về sự kiện đó.
“Tôi không biết những gì bạn đang nói cả”, một sinh viên 20 tuổi của Đại học Bắc Kinh, một trong những trường có uy tín nhất, đã nói với AFP khi được hỏi về những người phản đối, trông thật lúng túng tội nghiệp.
Chúng ta không chỉ nói về Internet, tất nhiên. Trung Quốc kiểm duyệt gắt gao tin tức, báo chí in ấn, văn học, phim ảnh và âm nhạc của họ. Và, đối với tất cả câu chuyện về việc bảo vệ người dân của họ khỏi những điều xấu của thế giới bên ngoài, thứ tạo ra tất cả việc kiểm duyệt này là các công dân trẻ tuổi, được giáo dục của Trung Quốc thậm chí không biết lịch sử của chính quốc gia của riêng họ. Thật rõ ràng, như nó luôn từng, rằng sự kiểm duyệt ở Trung Quốc có rất nhiều việc phải làm để bảo vệ chính phủ Trung Quốc hơn bao giờ hết so với việc bảo vệ các công dân.
Không phải sự kiểm duyệt 100% có hiệu quả, tất nhiên.
Những người sử dụng Web tìm thấy sự khắc phục như “May 35”, “63 cộng 1” hoặc các từ đồng âm với các từ bị cấm, dù chúng cuối cùng cũng bị đưa vào danh sách đen.
“Chúng về cơ bản là một sự đánh dấu tưởng niệm, giống như thắp lên ngọn nến ở đâu đó thậm chí nếu không ai hiểu tham chiếu đó là gì”, Jason Ng, một bạn nghiên cứu của Đại học Toronto và là tác giả của “Bị khóa trong Weibo”, nói.
Đây là một điều tốt lành, nhưng hầu hết nằm ngoài trọng tâm. Khi sự kiểm duyệt là quá tệ mà các công dân của một dân tộc thậm chí không biết rằng một sự kiện quốc gia chnhs đã xảy ra chỉ mới 25 năm trước, thì bạn thấy sự xấu xa thực sự trong sự kiểm duyệt đó. Liệu điều này có làm cho những người trong chúng ta sống trong một môi trường với sự tự do hơn có cố gắng thúc đẩy vì sự tự do cho các anh các chị của chúng ta ở Trung Quốc hay không? Chắc chắn rồi. Mà thậm chí hơn thế, nó nên làm cho tất cả chúng ta cảnh giác hơn thậm chí chống lại những sự xâm lấn nhỏ nhất trong các quyền ngôn luận tự do của riêng chúng ta, đặc biệt bất kỳ cuộc tấn công nào vào các công cụ giao tiếp mới nhất của chúng ta, như Internet. Nếu không, chúng ta cũng có thể thấy rằng con em của chúng ta sẽ không biết lịch sử của chính chúng.
We all know that China and their "Great Firewall" of censorship exist and we have a general idea of just how deep the censorship goes. We're also aware of the justifications that the Chinese government use for this censorship, including the notions that they're just protecting their innocent citizens from all the evil on the internet, as well as censorship committed by some of their antagonists (including the USA). But if you thought that this censorship was chiefly about pornography or current events, you're quite mistaken.
Take this fascinating piece about how China has attempted to disappear all reference to the 1989 incident in Tiananmen Square, which took place 25 years ago this week. The incident that culminated in hundreds of protesting students murdered on their own soil for the crime of wanting reforms within the communist government has been so thoroughly wiped from access that many young Chinese students aren't even aware it had ever happened.
In an example of George Orwell's "1984" dictum that "who controls the present controls the past", it reflects both the ruling Communist Party's immense power and its enduring sensitivity about its actions on June 3-4, 1989. A third of China's population today was born afterwards, while many of those alive at the time hesitate to broach the sensitive topic -- leaving a huge swathe of those under 25 ignorant of the event.
"I don't know what you are talking about," a 20-year-old student at Peking University, one of China's most prestigious, told AFP when asked about the protests, looking slightly embarrassed.
We're not just talking about the internet, of course. China heavily censors their news, print media, literature, movies and music as well. And, for all the talk about protecting their people from the ills of the outside world, one result of all this censoring is that young, educated Chinese citizens don't even know the history of their own nation. It's quite obvious, as it always has been, that censorship in China has much more to do with protecting the Chinese government than it ever had to do with protecting the citizens.
Not that the censorship is 100% effective, of course.
Web users find workarounds such as "May 35", "63 plus 1" or homonyms of banned words, though they too are eventually blacklisted.
"They are basically a mark of commemoration, like lighting up a candle somewhere even if no one understands what the reference is," said Jason Ng, a University of Toronto research fellow and author of "Blocked on Weibo".
This is a good thing, but almost besides the point. When censorship is so bad that a nation's own citizens don't even know that a major national event occurred merely twenty-five years previously, you see the real evil in censorship. Should this cause those of us that live in a climate with more liberty to try to push for liberty for our brothers and sisters in China? Sure. But even more than that, it should make us all the more vigilant against even the smallest encroachments on our own free speech rights, particularly any attacks on our newest communications tools, such as the internet. Otherwise, we, too, may find that our children won't know their own history.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.