Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Indonesia triệu đại sứ Úc về việc gián điệp


Indonesia Summons Aussie Ambassador Over Spy Claim
SYDNEY October 31, 2013 (AP)
By KRISTEN GELINEAU Associated Press
Bài được đưa lên Internet ngày: 31/10/2013
Lời người dịch: Trích đoạn: “Sứ quán Úc ở Jakarta từng được liệt kê như một trong những sứ quán có liên quan trong một báo cáo từ truyền thông Fairfax của Úc, cùng với các sứ quán của Úc tại Bangkok, Hà Nội, Bắc Kinh và Dili ở Đông Timor; và High Commissions ở Kuala Lumpur và Port Moresby, Papua New Guinea. Des Ball, một chuyên gia tình báo hàng đầu của Úc, đã nói cho Associated Press là cá nhân ông đã thấy các ăng ten giấu giếm ở 5 trong số các sứ quán được nêu tên trong báo cáo đó”. Xem thêm: [01], [02] Xem thêm: 'Chương trình gián điệp PRISM trên không gian mạng'.
Đại sứ Úc đã gặp các quan chức chính phủ Indonesia, những người đã triệu ông hôm thứ sáu sau các báo cáo rằng Sứ quán Úc ở Jakarta là một đầu mối cho chương trình thu thập dữ liệu điện tử bí mật của Washington.
Một tài liệu từ Edward Snowden, người làm rò rỉ thông tin của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), đã xuất bản tuần này trên tạp chí Der Spiegel của Đức, mô tả một chương trình tình báo dấu hiệu gọi là “Stateroom” trong đó các sứ quán Mỹ, Anh, Úc và Canada để các thiết bị giám sát để thu thập các giao tiếp truyền thông điện tử. Các nước đó, cùng với New Zealand, có một thỏa thuận chia sẻ tình báo được biết tới như là “5 con mắt” (Five Eyes).
Sứ quán Úc ở Jakarta từng được liệt kê như một trong những sứ quán có liên quan trong một báo cáo từ truyền thông Fairfax của Úc, cùng với các sứ quán của Úc tại Bangkok, Hà Nội, Bắc Kinh và Dili ở Đông Timor; và High Commissions ở Kuala Lumpur và Port Moresby, Papua New Guinea. Des Ball, một chuyên gia tình báo hàng đầu của Úc, đã nói cho Associated Press là cá nhân ông đã thấy các ăng ten giấu giếm ở 5 trong số các sứ quán được nêu tên trong báo cáo đó.
Chính phủ Indonesia đã gọi các hành động như vậy là “một lỗ hổng nghiêm trọng đối với các chuẩn mực và đạo đức ngoại giao” và đã triệu đại sứ Úc Greg Moriarty tới gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Budi Bowoleksono hôm thứ sáu.
“Từ quan điểm của tôi thì đây là cuộc gặp tốt và bây giờ tôi phải đi và báo cáo trực tiếp cho chính phủ của tôi”, Moriartyh nói sau đó.
Các báo cáo đã làm bùng lên một sự la ó từ các chính phủ khắp châu Á, với các quan chức gọi tới Mỹ và các đồng minh của nó để tự họ giải thích. Những lý lẽ gián điệp sứ quán theo sau các báo cáo khác rằng Mỹ đã gián điệp các giao tiếp truyền thông điện thoại của 35 nhà lãnh đạo nước ngoài.
“Trung Quốc lo ngại sâu sắc về các báo cáo đó, và yêu cầu một sự giải thích và làm sáng tỏ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying đã nói hôm thứ năm.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã nói hôm thứ sáu những lý lẽ từng làm lo ngại sâu sắc và không thể chấp nhận được.
“Các nước có thể có các năng lực, các khả năng kỹ thuật, để can thiệp và triển khai hoạt động từng được báo cáo, và thông tin có thể từng được thu thập”, ông đã nói cho các nhà báo ở Perth, Úc, nơi ông đang dự một hội nghị. “Nhưng chi phí - về vấn đề lòng tin, về sự thiệt hại - mà điều đó có thể gây ra, là thứ gì đó mà chúng ta tất cả phải phản ánh”.
Theo tài liệu của Snowden, các nơi gián điệp là nhỏ về kích cỡ và nhân sự. “Chúng là giấu giếm, và nhiệm vụ thực sự của họ là không được biết đối với đa số các nhân viên ngoại giao ở cơ sở nơi mà họ được chỉ định”, tài liệu nói. Thiết bị giám sát được che đậy, bao gồm các ăng ten mà “đôi khi được ẩn dấu trong các đường bao kiến trúc giả hoặc các lán duy trì trên mái nhà”, tài liệu nêu.
Thủ tướng Úc Tony Abbott chỉ nói rằng chính phủ đã không vi phạm các luật.
Hơn nữa, đã có sự vi phạm được đoán trước tại các quốc gia được nêu tên trong tài liệu.
Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi nói chính phủ của ông đã coi những lý lẽ đó như là một vấn đề nghiêm trọng và có thể điều tra liệu sứ quán Mỹ ở Kuala Lumpur có từng được sử dụng cho việc gián điệp hay không. Đảng đối lập của nước này đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ năm thúc giục chính phủ Malaysia kháng nghị phản đối với cả các sứ quán Mỹ và Úc.
Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan, Trung tướng Paradorn Pattanathabutr, đã nói chính phủ đã nói với Mỹ rằng việc gián điệp là một tội phạm theo các luật của Thái Lan, và rằng Thái Lan có thể không hợp tác nếu được yêu cầu giúp nghe lén.
Được hỏi về những lý lẽ của sứ quán Úc, ông đã nói những người Úc không có khả năng làm công việc giám sát tinh vi phức tạp như vậy.
“Khi nói về công nghệ và cơ khí, Mỹ có nhiều tài nguyên hơn và tiên tiến hơn so với Úc”, ông nói. “Vì thế tôi có thể nói rằng là không đúng rằng sứ quán Úc sẽ được sử dụng như một đầu mối cho việc gián điệp”.
--------------
Các phóng viên của Associated Press Thanyarat Doksone ở Bangkok, Niniek Karmini ở Jakarta, Sean Yoong ở Kuala Lumpur và nhà nghiên cứu Zhao Liang ở Beijing đã đóng góp cho báo cáo này
Australia's ambassador met with Indonesian government officials who summoned him Friday following reports the Australian Embassy in Jakarta is a hub for Washington's secret electronic data collection program.
A document from National Security Agency leaker Edward Snowden, published this week by German magazine Der Spiegel, describes a signals intelligence program called "Stateroom" in which U.S., British, Australian and Canadian embassies house surveillance equipment to collect electronic communications. Those countries, along with New Zealand, have an intelligence-sharing agreement known as "Five Eyes."
The Australian embassy in Jakarta was listed as one of the embassies involved in a report from Australia's Fairfax media, along with Australian embassies in Bangkok, Hanoi, Beijing and Dili in East Timor; and High Commissions in Kuala Lumpur and Port Moresby, Papua New Guinea. Des Ball, a top Australian intelligence expert, told The Associated Press he had personally seen covert antennas in five of the embassies named in the report.
Indonesia's government dubbed such actions "a serious breach of diplomatic norms and ethics" and summoned Australian Ambassador Greg Moriarty to a meeting with the Foreign Ministry's Secretary General Budi Bowoleksono on Friday.
"From my perspective it was a good meeting and now I have to go and report directly to my government," Moriarty said afterward.
The reports sparked an outcry from governments across Asia, with officials calling on the U.S. and its allies to explain themselves. The embassy spying allegations follow other reports that the U.S. has spied on the telephone communications of as many as 35 foreign leaders.
"China is severely concerned about the reports, and demands a clarification and explanation," Chinese Foreign Ministry spokeswoman Hua Chunying said Thursday.
Indonesian Foreign Minister Marty Natalegawa said Friday the allegations were deeply concerning and unacceptable.
"Countries may have capacities, technical capacities, to intercept and to carry out the activity that's been reported, and information may have been gathered," he told reporters in Perth, Australia, where he is attending a conference. "But the cost — in terms of trust, in terms of the damage — that may be resulting, is something that we must all reflect on."
According to the Snowden document, the spying sites are small in size and staff. "They are covert, and their true mission is not known by the majority of the diplomatic staff at the facility where they are assigned," it said. The surveillance equipment is concealed, including antennas that are "sometimes hidden in false architectural features or roof maintenance sheds," the document said.
Australian Prime Minister Tony Abbott said only that the government had not broken any laws.
Still, there was predictable outrage in the countries named in the document.
Malaysian Home Minister Ahmad Zahid Hamidi said his government viewed the allegations as a serious matter and would investigate whether the U.S. Embassy in Kuala Lumpur was being used for spying. The country's opposition party issued a statement Thursday urging the Malaysian government to lodge a protest with both the U.S. and Australian embassies.
Thailand's National Security Council Secretary-General, Lt. Gen. Paradorn Pattanathabutr, said the government told the U.S. that spying was a crime under Thai laws, and that Thailand would not cooperate if asked to help eavesdrop.
Asked about the Australian embassy allegations, he said Australians are not capable of doing such sophisticated surveillance work.
"When it comes to technology and mechanics, the U.S. is more resourceful and more advanced than Australia," he said. "So I can say that it is not true that the Australian embassy will be used as a communications hub for spying."
———
Associated Press writers Thanyarat Doksone in Bangkok, Niniek Karmini in Jakarta, Sean Yoong in Kuala Lumpur and researcher Zhao Liang in Beijing contributed to this report.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.