Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

Khung tương hợp 2 của châu Âu: Bản thảo mới

European Interoperability Framework 2: New Draft

April 09, 2010

Posted by: Glyn Moody

Theo: http://www.computerworlduk.com/toolbox/open-source/blogs/index.cfm?entryid=2894&blogid=14

Bài được đưa lên Internet ngày: 09/04/2010

Lời người dịch: Hiện tại, Liên minh châu Âu đang xây dựng tài liệu Khung Tương hợp Châu Âu phiên bản 2.0. Với tác giả, bản phác thảo hiện tại so với phiên bản 1.0 có 1 bước tiến, 2 bước lùi về tính mở và tính tương hợp, là những vấn đề cơ bản nhất về mặt kỹ thuật cho việc xây dựng các ứng dụng, dịch vụ chính phủ điện tử xuyên châu Âu. Đây là một số trích dẫn từ các khuyến cáo cho 27 quốc gia thành viên của EU: “Khuyến cáo 5. Các cơ quan hành chính nhà nước nên ủng hộ tính mở khi làm việc cùng nhau để thiết lập Dịch vụ Công châu Âu trong khi có tính tới những ưu tiên và sự ép buộc của họ”. “Nó cũng đã được nhấn mạnh theo những giải pháp ủng hộ cho nguồn mở: Phần mềm nguồn mở (OSS) có xu hướng sử dụng và giúp xác định các chuẩn mở và các đặc tả sẵn sàng một cách công khai. Các sản phẩm OSS là, bằng bản chất tự nhiên của chúng, những đặc tả kỹ thuật sẵn sàng một cách công khai, và tính sẵn sàng của mã nguồn của chúng khuyến khích tranh luận mở, dân chủ xung quanh những đặc tả kỹ thuật này, làm cho chúng cả cường tráng hơn và có thể tương hợp được hơn. Vì thế, OSS phù hợp cho những mục đích của Khung công việc này (EIF) và nên được đánh giá và xem xét một cách có thiện ý cùng với những giải pháp thay thế sở hữu độc quyền”. “Điều này ngụ ý rằng các cơ quan hành chính nhà nước phải có thiện ý để chia sẻ với những cơ quan khác những giải pháp, khái niệm, khung công việc, đặc tả kỹ thuật, công cụ và thành phần của họ. Việc chia sẻ như vậy được tạo điều kiện bởi sự sử dụng của các đặc tả kỹ thuật, phần mềm và các phương pháp phát triển phần mềm mà chúng khuyến khích sự cộng tác và những kết quả của chúng có thể được truy cập, được sử dụng lại và được chia sẻ một cách tự do”. “Nếu nguyên tắc về tính mở được áp dụng đầy đủ: (1) Tất cả các bên tham gia có cùng khả năng đóng góp cho sự soạn thảo tỉ mỉ đặc tả kỹ thuật và rà soát lại một cách công khai có tổ chức; (2) Tài liệu đặc tả là sẵn sàng một cách tự do cho bất kỳ ai để sao chép, phân phối và sử dụng; (3) Đặc tả có thể được triển khai và được chia sẻ một cách tự do theo các tiếp cận phát triển phần mềm khác nhau: Vì hiệu ứng tích cực của chúng lên tính tương hợp, sử dụng các đặc tả mở, được đặc trưng bởi 3 tính năng được nêu ở trên, cũng như việc chia sẻ và sử dụng lại, được khuyến khích trong nhiều công bố chính sách và được khuyến khích trong ngữ cảnh của sự phân phối các Dịch vụ Công của châu Âu”. Việt Nam có thể học được gì để xây dựng khung tương hợp cho mình???

Vài tuần trước tôi đã viết về mối đe dọa được đặt lên nguồn mở và chuẩn mở tại châu Âu bởi một chương trình nghị sự số mà nó đang được thiết kế. Một trong những vấn đề chính là tính tương hợp, và những gì chính xác mà nó có nghĩa và ngụ ý. Tôi đã chỉ ra nhữn thay đổi đáng lo ngại được thực hiện đối với phiên bản 2 của Khung Tương hợp châu Âu (EIF), hiện ở dạng phác thảo. Đặc biệt, tôi đã lưu ý đoạn đáng buồn cười nơi mà nó được gợi ý rằng “đóng” từng là một phần của “sự tiếp tục của tính mở”.

Một số người tốt bụng đã gửi cho tôi một phiên bản gần đây hơn của phác thảo đó, và đã có một số thay đổi quan trọng (bao gồm cả sự bổ sung của một phần tiếp theo), đặc biệt trong phần gây tranh cãi về tính mở.

Đây là phiên bản phác thảo cũ của EIF phiên bản 2:

2.10 Nguyên tắc bên trong số 9: Tính mở

Trong ngữ cảnh của EIF, tính mở là thiện chí của mọi người, các tổ chức hoặc những thành viên khác của một cộng đồng lợi ích để chia sẻ tri thức và khuyến khích tranh luận trong cộng đồng lợi ích đó, có mục tiêu cuối cùng là sự tiến bộ của tri thức và sử dụng nó để giải quyết những vấn đề thích hợp. Theo nghĩa này, tính mở dẫn tới sự giành được đáng kể trong tính hiệu quả.

Tính tương hợp liên quan tới việc chia sẻ thông tin và tri thức giữa các tổ chức, vì thế ngụ ý một mức độ nhất định về tính mở. Có một loạt các mức độ của tính mở.

Các đặc tả, phần mềm và các phương pháp phát triển phần mềm mà khuyến khích sự cộng tác và các kết quả của nó có thể tự do truy cập được, sử dụng lại được và chia sẻ được sẽ được coi là mở và nằm ở một đầu của phổ trong khi các phần mềm sở hữu độc quyền, các đặc tả sở hữu độc quyền, không được ghi thành tài liệu và sự miễn cưỡng bất đắc dĩ hoặc sự chống cự để sử dụng lại các giải pháp, nghĩa là hội chứng “không phát minh được ở đây”, nằm ở một đầu cực khác.

A couple of weeks ago I wrote about the threat posed to open source and open standards in Europe by an imminent Digital Agenda that is being drawn up. One of the key issues there is interoperability, and what exactly that means and implies. I pointed to the worrying changes made to version 2 of the European Interoperability Framework, currently in draft form. In particular, I noted the risible paragraph where it was suggested that “closed” was part of the “openness continuum”.

Someone has kindly sent me a more recent version of that draft, and there have been some important changes (including the addition of a further section), particularly in that contentious section about openness.

Here's the old draft version of EIF verson 2:

2.10 Underlying Principle 9: Openness

Within the context of the EIF, openness is the willingness of persons, organisations or other members of a community of interest to share knowledge and to stimulate debate within that community of interest, having as ultimate goal the advancement of knowledge and the use thereof to solve relevant problems. In that sense, openness leads to considerable gains in efficiency.

Interoperability involves the sharing of information and knowledge between organisations, hence implies a certain degree of openness. There are varying degrees of openness.

Specifications, software and software development methods that promote collaboration and the results of which can freely be accessed, reused and shared are considered open and lie at one end of the spectrum while non-documented, proprietary specifications, proprietary software and the reluctance or resistance to reuse solutions, i.e. the "not invented here" syndrome, lie at the other end.

Phổ của các tiếp cận mà nằm giữa 2 cực này có thể được gọi là sự tiếp tục của tính mở.

Các cơ quan hành chính nhà nước châu Âu cần quyết định nơi mà họ mong muốn định vị bản thân họ trong sự tiếp tục này về các vấn đề được thảo luận trong EIF. Vị trí chính xác có thể thay đổi, trên cơ sở của từng trường hợp một, phụ thuộc vào những nhu cầu, mức ưu tiên, tình trạng đã có, ngân sách, tình trạng thị trường và một số các yếu tố khác của họ. Trong khi có một mối tương quan giữa tính mở và tính tương hợp, thì cũng đúng rằng tính tương hợp có thể có được mà không có tính mở, ví dụ thông qua tính thuần nhất của các hệ thống ICT, mà nó ngụ ý rằng tất cả các đối tác sử dụng, hoặc đồng ý sử dụng, cùng giải pháp để triển khai một Dịch vụ Công châu Âu.

Khuyến cáo 5. Các cơ quan hành chính nhà nước nên ủng hộ tính mở khi làm việc cùng nhau để thiết lập Dịch vụ Công châu Âu trong khi tính tới những ưu tiên và những thúc ép của họ.

Còn đây là cái mới (còn chưa có liên kết trực tuyến):

2.10 Nguyên tắc bên trong số 9: Tính mở

Trong ngữ cảnh của EIF, tính mở là thiện chí của mọi người, các tổ chức hoặc những thành viên khác của một cộng đồng lợi ích để chia sẻ tri thức và khuyến khích tranh luận trong cộng đồng lợi ích đó, có mục tiêu cuối cùng là sự tiến bộ của tri thức và sử dụng nó để giải quyết những vấn đề thích hợp.

Tính tương hợp liên quan tới việc chia sẻ các thông tin và tri thức giữa các tổ chức tương tác với nhau, vì thế ngụ ý tính mở.

Những đặc tả, phần mềm và các phương pháp phát triển phần mềm mà khuyến khích sự cộng tác và các kết quả của nó có thể tự do truy cập được, sử dụng lại được và chia sẻ được được coi là mở và có thể dẫn tới giành được tính hiệu quả, trong khi những đặc tả sở hữu độc quyền, không được ghi thành tài liệu, các phần mềm sở hữu độc quyền và sự miễn cưỡng hoặc chống đối lại các giải pháp sử dụng lại được, nghĩa là hội chứng “không phát minh được ở đây”, được coi là đóng.

The spectrum of approaches that lies between these two extremes can be called the openness continuum.

European public administrations need to decide where they wish to position themselves on this continuum with respect to the issues discussed in the EIF. The exact position may vary, on a case-by-case basis, depending on their needs, priorities, legacy, budget, market situation and a number of other factors. While there is a correlation between openness and interoperability, it is also true that interoperability can be obtained without openness, for example via homogeneity of the ICT systems, which implies that all partners use, or agree to use, the same solution to implement a European Public Service.

Recommendation 5. Public administrations should favour openness when working together to establish European Public Service while taking into account their priorities and constraints.

Here's the new one (no online link yet):

2.10 Underlying Principle 9: Openness

Within the context of the EIF, openness is the willingness of persons, organisations or other members of a community of interest to freely share knowledge and to stimulate debate within that community of interest, having as ultimate goal the advancement of knowledge and the use thereof to solve relevant problems.

Interoperability involves the sharing of information and knowledge between interacting organisations, hence implies openness.

Specifications, software and software development methods that promote collaboration and the results of which can freely be accessed, reused and shared are considered open and may lead to gains in efficiency, while non-documented, proprietary specifications, proprietary software and the reluctance or resistance to reuse solutions, i.e. the "not invented here" syndrome, are considered closed.

Vì thế, các cơ quan hành chính nhà nước châu Âu nên đấu tranh hướng tới tính mở có tính tới những nhu cầu, những ưu tiên, di sản, ngân sách, tình trạng thị trường và một số các yếu tốc khác.

Khuyến cáo 5. Các cơ quan hành chính nhà nước nên ủng hộ tính mở khi làm việc cùng nhau để thiết lập Dịch vụ Công châu Âu trong khi có tính tới những ưu tiên và sự ép buộc của họ.

Đây rõ ràng là một tiến bộ so với phiên bản trước. Ví dụ, toàn bộ lưu ý buồn cười về một “sự liên tục của tính mở” đã qua. Và những mệnh đề yếu đuối như “Tính tương hợp liên quan tới việc chia sẻ thông tin và tri thức giữa các tổ chức, vì thế ngụ ý một mức độ nhất định nào đó về tính mở. Có một loạt mức độ về tính mở” đã trở nên mạnh mẽ hơn “Tính tương hợp liên quan tới việc chia sẻ thông tin và tri thức giữa các tổ chức tương tác với nhau, vì thế ngụ ý tính mở”.

Ở chiều đi xuống, điều này vẫn còn mập mờ lo ngại và thiếu chính xác. Cái gì chính xác là “tính mở” này nhỉ? Nó thiết lập một rào cản thấp hơn nhiều sao với tài liệu EIF gốc ban đầu, mà đã đặc biệt cao:

Để đạt tới tính tương hợp trong ngữ cảnh của các dịch vụ chính phủ điện tử liên châu Âu, chỉ dẫn cần thiết phải tập trung vào các chuẩn mở. Sau đây là những đặc tính tối thiểu mà một đặc tả và những tài liệu có mặt của nó phải có để được coi là một chuẩn mở:

Chuẩn này được áp dụng và sẽ được duy trì bởi một tổ chức phi lợi nhuận, và sự phát triển của nó hiên đang diễn ra xảy ra trên cơ sở của một thủ tục ra quyết định mở sẵn sàng cho tất cả các bên liên quan có quan tâm (đồng thuận hoặc quyết định của đa số …).

Chuẩn này đã được xuất bản và tài liệu đặc tả của chuẩn là sẵn sàng hoặc tự do hoặc với một chi phí nhỏ bé không đáng kể. Phải là được phép cho tất cả mọi người sao chép, phân phối và sử dụng nó mà không có chi phí nào hoặc ở một mức phí nhỏ bé không đáng kể.

Sở hữu trí tuệ – nghĩa là các bằng sáng chế có thể hiện diện – của (các phần của) chuẩn này được làm cho sẵn sàng một cách không thể hủy bỏ trên một nền tảng phí bản quyền.

Therefore, European public administrations should strive towards openness taking into account needs,priorities, legacy, budget, market situation and a number of other factors.

Recommendation 5. Public administrations should favour openness when working together to establish European Public Service while taking into account their priorities and constraints.

That's clearly an improvement on the previous version. For example, the whole ridiculous notion of an “openness continuum” has gone. And weak phrases like “Interoperability involves the sharing of information and knowledge between organisations, hence implies a certain degree of openness. There are varying degrees of openness.” have become the stronger “Interoperability involves the sharing of information and knowledge between interacting organisations, hence implies openness.”

On the down side, this remains worryingly vague and woolly. What exactly is this “openness”? It sets a far lower bar than the original EIF document, which was highly specific:

To attain interoperability in the context of pan-European eGovernment services, guidance needs to focus on open standards. The following are the minimal characteristics that a specification and its attendant documents must have in order to be considered an open standard:

The standard is adopted and will be maintained by a not-for-profit organisation, and its ongoing development occurs on the basis of an open decision-making procedure available to all interested parties (consensus or majority decision etc.).

The standard has been published and the standard specification document is available either freely or at a nominal charge. It must be permissible to all to copy, distribute and use it for no fee or at a nominal fee

The intellectual property - i.e. patents possibly present - of (parts of) the standard is made irrevocably available on a royalty-free basis.

Không có sự ép buộc nào về việc sử dụng lại chuẩn.

Nó cũng đã được nhấn mạnh theo những giải pháp ủng hộ cho nguồn mở:

Phần mềm nguồn mở (OSS) có xu hướng sử dụng và giúp xác định các chuẩn mở và các đặc tả sẵn sàng một cách công khai. Các sản phẩm OSS là, bằng bản chất tự nhiên của chúng, những đặc tả kỹ thuật sẵn sàng một cách công khai, và tính sẵn sàng của mã nguồn của chúng khuyến khích tranh luận mở, dân chủ xung quanh những đặc tả kỹ thuật này, làm cho chúng cả cường tráng hơn và có thể tương hợp được hơn. Vì thế, OSS phù hợp cho những mục đích của Khung công việc này (EIF) và nên được đánh giá và xem xét một cách có thiện ý cùng với những giải pháp thay thế sở hữu độc quyền.

Phác thảo mới nhất còn loại bỏ những gì mà một số ít những tham chiếu còn lại tới nguồn mở trong EIF 2.0. Trong khi đó thì nguyên tắc bên trong số 10: Tính có thể sử dụng lại ban đầu đã có đoạn sau:

Đối với trường hợp đặc biệt của OSS, Ủy ban châu Âu đã thiết lập Kho và Giám sát Nguồn mở (OSOR) và đã phát triển Giấy phép Công cộng của Liên minh châu Âu (EUPL) để hỗ trợ, cùng với những thứ khác, các cơ quan hành chính nhà nước để chia sẻ và sử dụng lại các thành phần OSS và/hoặc để cộng tác về sự phát triển và cái tiến của họ.

Gần nhất mà chúng ta bây giờ có là:

Điều này ngụ ý rằng các cơ quan hành chính nhà nước phải có thiện ý để chia sẻ với những cơ quan khác những giải pháp, khái niệm, khung công việc, đặc tả kỹ thuật, công cụ và thành phần của họ. Việc chia sẻ như vậy được tạo điều kiện bởi sự sử dụng của các đặc tả kỹ thuật, phần mềm và các phương pháp phát triển phần mềm mà chúng khuyến khích sự cộng tác và những kết quả của chúng có thể được truy cập, được sử dụng lại và được chia sẻ một cách tự do.

Một lần nữa, điều này là hoàn toàn mơ hồ nơi mà phiên bản gốc từng là chính xác.

Một sự thay đổi tích cực hơn đã được thực hiện trong 5.2.1 Các đặc tả, tính mở và sử dụng lại. Ban đầu văn bản đọc là:

Nếu nguyên tắc của tính mở được áp dụng đầy đủ:

Tất cả các bên tham gia có thể đóng góp cho sự soạn thảo kỹ lưỡng đặc tả và rà soát lại công khai có tổ chức:

Tài liệu đặc tả là sẵn sàng một cách tự do cho bất kỳ ai để nghiên cứu và chia sẻ với những người khác;

Đặc tả có thể được triển khai theo các tiếp cận phát triển phần mềm khác nhau.

Nó phụ thuộc vào những người phát minh của bất kỳ đặc tả cụ thể nào để quyết định họ muốn đặc tả của họ sẽ mở như thế nào.

There are no constraints on the re-use of the standard.

It was also emphatically in favour of open source solutions:

Open Source Software (OSS) tends to use and help define open standards and publicly available specifications. OSS products are, by their nature, publicly available specifications, and the availability of their source code promotes open, democratic debate around the specifications, making them both more robust and interoperable. As such, OSS corresponds to the objectives of this Framework and should be assessed and considered favourably alongside proprietary alternatives.

The latest draft even drops what few references remain to open source in EIF 2.0. Whereas Underlying Principle 10: Reusability originally had the following paragraph:

For the specific case of Open Source Software, the European Commission has set up the Open Source Observatory and Repository (OSOR) 14 and developed the European Union Public Licence (EUPL)15 to assist, among others, public administrations to share and re-use open source software components and/or to collaborate on their development and improvement.

The nearest that we now we have:

This implies that public administrations must be willing to share with others their solutions, concepts, frameworks, specifications, tools and components. Such sharing is facilitated by the use of specifications, software and software development methods that promote collaboration and the results of which can freely be accessed, reused and shared.

Again, this is completely vague where the original version was precise.

A more positive change has been made in 5.2.1 Specifications, openness and re-use. Originally the text read:

If the principle of openness is applied in full:

All stakeholders can contribute to the elaboration of the specification and public review is organised:

The specification document is freely available for everybody to study and to share with others;

The specification can be implemented under the different software development approaches.

It is up to the creators of any particular specification to decide how open they want their specification to be.

Vì hiệu ứng tích cực của chúng lên tính tương hợp, sử dụng các đặc tả mở, được đặc trưng bởi 3 tính năng được nêu ở trên, cũng như việc chia sẻ và sử dụng lại, được khuyến khích trong nhiều tuyên bố chính sách và được khuyến khích trong ngữ cảnh của sự phân phối các Dịch vụ Công của châu Âu.

Tuy nhiên, các cơ quan hành chính nhà nước có thể quyết định sử dụng những đặc tả ít mở hơn, đặc biết trong những trường hợp nơi mà những đặc tả mở không đáp ứng được các nhu cầu của tính tương hợp về chức năng hoặc những đặc tả sẵn sàng không đủ chín và/hoặc được hỗ trợ không đủ bởi thị trường, hoặc nơi mà tất cả các tổ chức hợp tác đã sử dụng hoặc đồng thuận để sử dụng các công nghệ y như nhau.

Đây là phác thảo mới nhất:

Nếu nguyên tắc về tính mở được áp dụng đầy đủ:

Tất cả các bên tham gia có cùng khả năng đóng góp cho sự soạn thảo tỉ mỉ đặc tả kỹ thuật và rà soát lại một cách công khai thứ có tổ chức;

Tài liệu đặc tả là sẵn sàng một cách tự do cho bất kỳ ai để sao chép, phân phối và sử dụng;

Đặc tả có thể được triển khai và được chia sẻ một cách tự do theo các tiếp cận phát triển phần mềm khác nhau.

Vì hiệu ứng tích cực của chúng lên tính tương hợp, sử dụng các đặc tả mở, được đặc trưng bởi 3 tính năng được nêu ở trên, cũng như việc chia sẻ và sử dụng lại, được khuyến khích trong nhiều công bố chính sách và được khuyến khích trong ngữ cảnh của sự phân phối các Dịch vụ Công của châu Âu.

Because of their positive effect on interoperability, the use of open specifications, characterised by the three features mentioned above, as well as sharing and re-use, have been promoted in many policy statements and are encouraged in the context of European Public Services delivery.

However, public administrations may decide to use less open specifications, especially in cases where open specifications do not meet the functional interoperability needs or the ones available are not mature and/or sufficiently supported by the market, or where all cooperating organisations already use or agree to use the same technologies.

Here's the latest draft:

If the principle of openness is applied in full:

All stakeholders have the same possibility of contributing to the elaboration of thespecification and public review thereof is organised;

The specification document is freely available for everybody to copy, distribute and use;

The specification can be freely implemented and shared under different software development approaches.

Because of their positive effect on interoperability, the use of open specifications, characterised by the three features mentioned above, as well as sharing and re-use, have been promoted in many policy statements and are encouraged in the context of European Public Services delivery.

Tuy nhiên, các cơ quan hành chính nhà nước có thể quyết định sử dụng các đặc tả ít mở hơn, trong trường hợp các đặc tả mở không tồn tại hoặc không đáp ứng những nhu cầu về tính tương hợp theo chức năng.

Trong tất cả các trường hợp, các đặc tả kỹ thuật nên là chín và được hỗ trợ đầy đủ bởi thị trường ngoại trừ nếu được sử dụng trong ngữ cảnh của việc tạo ra những giải pháp đổi mới sáng tạo.

Những thay đổi này là nhỏ, nhưng ít nhất theo hướng đúng.

Để tóm tắt, phác thảo mới nhất chắc chắn là tốt hơn so với bản trước đó, mà nó từng là một sự nhạt nhòa trong nhiều khía cạnh. Vì thế, cái này được chào mừng. Nhưng chúng ta nên làm những cải tiến một cách tuyệt đối với tính tương hợp ở giai đoạn này, chứ không phải là một cách tương đối. Phác thảo hiện hành chắc chắn là một bước tiến từ phiên bản trước, nhưng đó đã là 2 bước thụt lùi từ phiên bản gốc ban đầu, nên hiệu ứng tổng thể vẫn là tiêu cực. Thành thực mà nói, điều đó là không thể chấp nhận được, và là bằng chứng rằng Ủy ban châu Âu đang đi ngược trong lĩnh vực quan trọng này. Điều đó không đoán trước tốt được cho Chương trình nghị sự Số sắp xảy ra.

However, public administrations may decide to use less open specifications, in case open specifications do not exist or do not meet the functional interoperability needs.

In all cases, specifications should be mature and sufficiently supported by the market except if used in the context of creating innovative solutions.

The changes are slight, but at least in the right direction.

To summarise, the latest draft is certainly better than the previous one, which was a travesty in many respects. As such, it is to be welcomed. But we should be making absolute advances with interoperability at this stage, not relative ones. The current draft is certainly one step forward from the previous one, but that was two steps back from the original, so the net effect remains negative. Frankly, that's not acceptable, and is evidence that the European Commission is backtracking in this important area. That doesn't augur well for the imminent Digital Agenda.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.