Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ: “Phát triển Công nghệ Mở (OTD) - Những bài học học được và những thực tiễn tốt nhất cho các phần mềm quân sự”


Cộng đồng trước, công nghệ sau (trang 38, bản gốc tiếng Anh). Đó là kim chỉ nam cho sự thành công của Quân đội Mỹ hiện nay và trong tương lai, đặc biệt khi nói về các phần mềm trong quân sự và/hoặc trong chính phủ Mỹ, được phát triển theo công nghệ mở ODT (Open Technology Development). Nó hoàn toàn khác với những gì mà người Việt Nam chúng ta đang nghe thấy hàng ngày mỗi khi nói tới phần mềm máy tính, dạng như: Công ty trước, XYZ sau.
Tài liệu: “Phát triển Công nghệ Mở (OTD) - Những bài học học được và những thực tiễn tốt nhất cho các phần mềm quân sự”, được Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng (Các mạng Tích hợp Thông tin) NII/DoD, Giám đốc Thông tin (CIO) và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần (AT&L) bảo trợ, vừa được xuất bản vào ngày 16/05/2011 vừa qua với mục đích “là để giúp cho cá nhân và các nhà thầu của chính phủ Mỹ triển khai phát triển công nghệ mở OTD (Open Technology Development) cho các phần mềm bên trong các dự án của chính phủ, đặc biệt trong quốc phòng. Bạn có thể tải về bản dịch của tài liệu sang tiếng Việt ở đây, bản gốc tiếng Anh ở đây.
OTD là một tiếp cận đối với sự phát triển phần mềm/hệ thống trong đó những người phát triển trong các tổ chức khác nhau về quân sự, liên bang, thương mại và có khả năng là công chúng có thể cộng tác phát triển và duy trì phần mềm hoặc một hệ thống theo một cách thức phi tập trung. OTD phụ thuộc vào các tiêu chuẩn mở, các giao diện mở, các phần mềm nguồn mở (PMNM) và các thiết kế mở, các công cụ trực tuyến cộng tác và phân tán, và sự lanh lẹ về công nghệ.
Lý do để phát triển các công nghệ mở là: “Nước Mỹ không thể rút lui ra đằng sau một đường Maginot của các tường lửa hoặc nếu không nó sẽ gặp rủi ro bị xéo qua. Chiến tranh không gian mạng giống như là chiến tranh dùng mẹo, trong đó tốc độ và sự linh hoạt là quan trọng nhất”. ― William J. Lynn III, 2010.
Tài liệu này được chia thành 4 chương. Chương đầu ngắn gọn giải thích ngữ cảnh đối với OTD và vì sao nó quan trọng đối với quân đội Mỹ. Chương 2 đưa ra những bước cụ thể cho việc thiết lập, quản lý và phân phối các dự án OTD bên trong chính phủ. Chương 3 xác định các thủ tục chương trình cho OTD, bao gồm các phân tích những lựa chọn thay thế, qui trình Yêu cầu Thông tin/Yêu cầu Đề xuất (RFI/RFP), đánh giá các đề xuất, chọn nguồn, ngôn ngữ làm hợp đồng, và các tiêu chí chấp nhận/phê chuẩn cho việc phân phối. Chương 4 làm việc với quản lý vòng đời: sự chuyển tiếp, các hoạt động và bảo trì, và khuyến khích một cộng đồng những người phát triển cho sự phát triển hiện đang diễn ra.
Hy vọng các cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam có thể học hỏi được rất nhiều từ tài liệu này, cả về chiến lược lẫn chiến thuật, cả về đường lối chung lẫn những bước thực hiện hết sức cụ thể, cho dù đối với Việt Nam, ODT như hiện nay, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, đang ở mức sát 0.
Hà Nội, ngày 01/06/2011
Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.