Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Munich chỉ ra cách nguồn mở tiết kiệm nhiều tiền


Munich Shows How Open Source Saves Big Money
Published 12:40, 26 November 12
Bài được đưa lên Internet ngày: 26/11/2012
Lời người dịch: Cuộc chuyển đổi sang các máy trạm của thành phố Munich, Đức, có tên là dự án LiMux cho tới nay đã tiết kiệm cho thành phố 8 triệu £, tương đương hơn 10 triệu euro. Dự án này là thay cả hệ điều hành cho 14.000 máy trạm sang nguồn mở. Con số thống kê này sẽ là bằng chứng tốt cho bất kỳ dự án chuyển đổi nào để tham khảo.
Gần đây tôi đã viết về vài động thái hướng tới việc bắt buộc tính mở theo các cách thức khác nhau - tại Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tất cả các điều đó là tốt, nhưng những gì mọi người muốn biết là liệu việc chuyển sang các giải pháp mở có mang lại lợi ích hay không - đặc biệt, liệu nó có tiết kiệm được tiền hay không. May thay, chúng tôi có một cuộc thí nghiệm đang diễn ra được thành phố Munich triển khai cho chúng ta một vài dữ liệu cứng cỏi.
Những tính toán gần đây nhất chỉ ra rằng thành phố này đã tiết kiệm được 8 triệu £ cho tới nay. Các chi tiết đầy đủ có trong một báo cáo bằng tiếng Đức, như The H Open đã cung cấp một tổng kết hữu ích bằng tiếng Anh.
Theo tính toán, Windows với Microsoft Office có thể cho tới nay mất tới 9.3 triệu £ trong chi phí có liên quan tới hệ điều hành. Microsoft Office và các bản nâng cấp của nó có thể mất 3.3 triệu £ và hệ thống Windows khoảng 2.1 triệu £. Dự án LiMux đã cho phép hơn 4 triệu £ cho các nâng cấp phần cứng cùng với nâng cấp hệ thống Windows 7. Các chi phí chuyển đổi ứng dụng đã được ước tính khoảng 44.000 £. Nếu hội đồng thành phố này đã chọn Windows và sử dụng OpenOffice, thì chi phí ước tính có thể khoảng là 2/3, hoặc 5.9 triệu £.
So sánh đó với chỉ 218.000 £ đã được chi vào giải pháp dựa vào phần mềm tự do bằng việc sử dụng phát tán LiMux của riêng thành phố này. Cũng là chi phí bằng 0 cho các nâng cấp phần mềm, tiếp cận nguồn mở cũng đã tiết kiệm được vì nó không cần thiết phải nâng cấp phần cứng, không giống như đối với Windows - thứ gì đó mà đáng phải nhớ.
Ngược lại với cơ sở đó, quyết định của thành phố Freiburg chuyển ngược về Microsoft Office, được thảo luận gần đây, dường như đặc biệt là sai lầm. Có lẽ họ nên được yêu cầu các đồng nghiệp của họ tại Munich cố vấn một chút cho ban đầu.
Recently I've written about several moves towards mandating openness in various ways - in the UK, Spain and Portugal. That's all well and good, but what people want to know is whether moving to open solutions brings benefits - in particular, whether it saves money. Fortunately, we have a long-running experiment being carried out by the city of Munich that provides us with some hard data.
The latest calculations indicate that the city has saved over £8 million so far. The full details are contained in a report in German, but The H Open has provided a handy summary in English:
According to the calculation, Windows with Microsoft Office would so far have incurred about €11.6 million (£9.3 million) in operating-system-related costs. Microsoft Office and its upgrades would have cost €4.2 million (£3.3 million), and the Windows system about €2.6 million (£2.1 million). The LiMux project allowed a further €5 million (£4 million) for hardware upgrades in connection with the Windows 7 system upgrade. Application migration costs were estimated to be around €55,000 (£44,000). If the city council had chosen Windows but used OpenOffice, the estimated cost would have been about two thirds, or €7.4 million (£5.9 million).
That compares with just £218,000 that has been spent on the free software-based solution using the city's own LiMux distro. As well as zero costs for software upgrades, the open source approach also saved money because it was not necessary to upgrade hardware, unlike for Windows - something that is worth remembering.
Against that background, the decision of the city of Freiburg to move back to Microsoft Office, discussed recently, seems particularly perverse. Perhaps they should have asked their colleagues in Munich for a little advice first.
Update: thanks to a comment below from Kevin Krammer, I've learned that the German city of Leipzig is also migrating to OpenOffice.org. Here's the entry on the Munich city blog with some details:
Cập nhật: nhờ bình luận bên dưới từ Kevin Krammer, tôi đã biết được rằng thành phố Leipzig của Đức cũng đang chuyển sáng OpenOffice.org. Bài viết này trên blog của thành phố Munich với một số chi tiết:
Thành phố Leipzig đã bắt đầu trong năm nay một cuộc chuyển đổi sang OpenOffice.org và đã thăm Munich để trao đổi các kinh nghiệm. Phần mềm văn phòng tự do nguồn mở bây giờ được cài đặt trên 3900 trong số 4200 máy trạm PC và phục vụ như một chương trình văn phòng tiêu chuẩn trong hành chính. Một nhóm làm việc hiên đang làm việc trong sự tích hợp các ứng dụng nghiệp vụ với OpenOffice.org.
Hannes Kastner, người điều phối CNTT cho thành phố Leipzig nói: “Chuyển sang gói Office là dự án nguồn mở chính đầu tiên tại thành phố Leipzig. Mục tiêu là để giảm sự phụ thuộc vào phần mềm sở hữu độc quyền”.
Đó thực sự là thông tin tốt lành mà đi theo cách cân bằng điều tiết cho động thái thiếu hạnh phúc tại Freiburg, không ít hơn vì nó nghe giống như nó có thể trở thành thứ gì đó lớn hơn với thời gian. Hy vọng thế.
The city of Leipzig has started this year a migration to OpenOffice.org and visited Munich to exchange experiences. The free and open source office software is now installed on 3900 of 4200 PC workstations and serves as a standard office program in the administration. A working group is currently working on the integration of business applications with OpenOffice.org.
Hannes Kastner, the IT coordinator for the city of Leipzig, says: "The move to the Office package is the first major open source project in the municipality of Leipzig. The aim is to reduce the dependency on proprietary software."
That's really good news that goes some way to compensating for the less happy move in Freiburg, not least because it sounds like it could become something bigger with time. Let's hope.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.