Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Mô hình nguồn mở phá vỡ kinh doanh máy bay không người lái thương mại


-->
Open source model disrupts the commercial drone business
July 27, 2012 4:03 PM, Dean Takahashi
Bài được đưa lên Internet ngày: 27/07/2012
Lời người dịch: Một thực tế sáng tạo siêu siêu siêu hạng tại Mỹ, sản xuất đại trà các máy bay không người lái (MBKNL) tử cộng đồng nguồn mở, cả phần cứng lẫn phần mềm, và chỉ “Trong vòng 2 năm, chúng tôi đã bắt đầu phá vỡ một nền công nghiệp nhiều triệu USD với mô hình nguồn mở”, Anderson nói. “Chúng tôi có thể đưa ra 90% hiệu năng của các MBKNL quân sự với 1% giá”. “Mối quan tâm trong MBKNL đã dẫn tới một website gọi là DIY Drones, nó đã bùng nổ thành một cộng đồng 30.000 thành viên đăng ký. Site này có 1.4 triệu người viếng thăm trong một tháng, có 6.000 bài đăng, 8.000 dỏng thảo luận, và 80.000 bình luận một năm”. “Phần cứng có giá khoảng 2.6 lần chi phí vật liệu để xây lên phần cứng, cho phép những người bán lẻ lãi 40% và 40% cho công ty. Nhưng vì phần mềm là tự do, nên sản phẩm cuối cùng có thể hoàn toàn có hiệu lực về chi phí so với các đối thủ cạnh tranh mà phải cố giữ nhịp với một cộng đồng phần mềm tất cả đều là những người tình nguyện, Anderson nói... Ngay bây giờ, công ty chào 150 sản phẩm khác nhau, bao gồm 75 sản phẩm từ cộng đồng”.
Việc tự làm lấy (do-it-yourself [DIY]) , phong trào máy bay không người lái nguồn mở đang biến thành một việc kinh doanh thực sự mà có thể phá vỡ nền công nghiệp máy bay không người lái (MBKNL) thương mại và quân sự. Đây là một trường hợp khác của cách mà việc khai thác trí tò mò của các cao thủ có thể biến thành một cơ hội thương mại.
Đó là quan điểm của Chris Anderson, biên tập viên của tạp chí Wired và là một người yêu thích MBKNL và nhà doanh nghiệp. Ông đã nói về xu hướng DIY này và những nỗ lực của riêng ông để dẫn dắt nó trong một cuộc nói chuyện tại hội nghị các tin tặc Defcon tại Las Vegas ngày hôm nay.
Anderson nói toàn bộ dự án là “mở nguồn cho sự phức tạp công nghiệp quân sự”. Các MBKNL từng là lĩnh vực của quân đội Mỹ, mà đã tạo ra sự nhận thức khổng lồ về MBKNL như Predator và Reaper bằng việc sử dụng chúng chống lại các mục tiêu của những tên khủng bố trong một loạt các khu vực nơi mà binh lính không thể đi lại. Những MBKNL đó có gía hàng triệu USD, mà công việc kinh doanh MBKNL dạng DIY được tập trung vào các MBKNL được tạo ra ở khắp mọi nơi có giá hàng chục USD.
Mối quan tâm của Anderson đã bắt đầu 5 năm trước khi ông tìm thấy các cách thức để làm cho lũ trẻ của ông quan tâm tới khoa học. Ông làm cho chúng tạo ra các người máy với các bộ người máy Lego Mindstorms, mà sự quan tâm của chúng đã không kéo dài. Rồi ông đx cố làm cho chúng bay với một máy may được điều khiển từ xa, nó kết thúc bị kẹt trên một cái cây. Bọn trẻ đánh mất sự quan tâm. Nhưng ý tưởng kết hợp bản chất tự nhiên DIY của người máy và máy bay gửi Anderson tới “thẳng xuống hố thỏ”, ông nói. Rồi ông đã tạo ra bộ Lego phương tiện bay không người lái đầu tiên (UAV - Unmanned Aerial Vehicle), hay MBKNL.
Mối quan tâm trong MBKNL đã dẫn tới một website gọi là DIY Drones, nó đã bùng nổ thành một cộng đồng 30.000 thành viên đăng ký. Site này có 1.4 triệu người viếng thăm trong một tháng, có 6.000 bài đăng, 8.000 dỏng thảo luận, và 80.000 bình luận một năm. Anderson đã sắp dặt cộng đồng đó để tạo ra phần mềm nguồn mở cho tất cả các dạng MBKNL. Và Anderson đã đồng sáng lập ra một công ty làm việc vì lợi nhuận, 3D Robotics, (với một cậu người Mexico mới 19 tuổi) tạo ra phần cứng tính toán cho MBKNL. Bản thân phần cứng đó được xây dựng trong nền tảng điện toán nguồn mở Arduino. Phần mềm DIY giúp những người yêu thích tạo ra một loạt các MBKNL, như một MBKN mà bạn có thể bay với một trình kiểm soát từ bàn điều khiển trò chơi sử dụng Wii.
Phần cứng đó có thể được sử dụng để xây dựng tất cả các dạng MBKNL, như các MBKNL “lên thẳng 4 góc” dựa vào phần cứng của MBKNL Parrot AR. MBKNL Parrot do con người kiểm soát, nhưng phần cứng 3D Robotics chuyển chúng sao cho chúng có thể hoàn toàn là tự hành, làm thỏa mãn định nghĩa của một MBKNL. 3D Robotics bán phần cứng MBKNL khoảng 199 USD, cho phép các thành viên cộng đồng lấy phần mềm của họ và chạy nó trong một nền tảng phần cứng và vì thế đưa ra các MBKNL bay được của riêng họ.
“Mọi thứ được điều khiển từ xa, bạn chỉ đặt điều này vào đó và bỗng nhiên bạn có được một chiếc MBKNL”, Anderson nói.
Có một số vấn đề pháp lý xung quanh các MBKNL và liệu chúng có thể được bay trong không gian thương mại hay không, nhưng Anderson nói ông có một ý kiến pháp lý từ các luật sư rằng công việc đó là hợp pháp, vì các MBKNL dạng DIY cho tới nay được sử dụng cho các mục tiêu phi thương mại.
Các MBKNL rất sáng tạo. Bạn có thể lướt sóng và có một MBKNL bay lên từ bãi biển, bay qua trên đầu bạn, bật máy chụp ảnh của nó và sau đó quay phim bạn từ trên không khi bạn lướt sóng.
Phần cứng có giá khoảng 2.6 lần chi phí vật liệu để xây lên phần cứng, cho phép những người bán lẻ lãi 40% và 40% cho công ty. Nhưng vì phần mềm là tự do, nên sản phẩm cuối cùng có thể hoàn toàn có hiệu lực về chi phí so với các đối thủ cạnh tranh mà phải cố giữ nhịp với một cộng đồng phần mềm tất cả đều là những người tình nguyện, Anderson nói. Điều đó có nghĩa rằng những đối thủ cạnh tranh Trung Quốc bị đánh văng có thể sao chép phần cứng nhưng sẽ có một thời gian khó khăn để đuổi kịp 3D Robotics khi nó tung ra những biến thể hướng phần mềm mới. Ngay bây giờ, công ty chào 150 sản phẩm khác nhau, bao gồm 75 sản phẩm từ cộng đồng.
“Họ không thế nhái theo cộng đồng của chúng tôi”, ông nói.
Công ty có 2 nhà máy và 50 nhân viên hiện nay. Hơn nữa, 3D Robotics thưởng cho những người đóng góp trong cộng đồng của mình các áo T-shirt, các chén cà phê, du lịch tự do, phần cứng tự do, và - nếu họ đóng góp đủ - cổ phần trong công ty. Tất cả các MBKNL đều dưới 1.000 USD. Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các cộng đồng DIY nguồn mở khác nơi mà mô hình là tương tự: lấy tiền từ phần cứng, cho đi phần mềm.
MBKNL vẫn có nhiều chỗ để cải tiến trước khi chúng trở thành các đồ chơi dòng chính thống cho nhiều người tiêu dùng hơn, đặc biệt cho những người không bao giờ muốn nhặt một cục sắt hàn để lắp ráp thành một sản phẩm.
“Trong vòng 2 năm, chúng tôi đã bắt đầu phá vỡ một nền công nghiệp nhiều triệu USD với mô hình nguồn mở”, Anderson nói. “Chúng tôi có thể đưa ra 90% hiệu năng của các MBKNL quân sự với 1% giá”.
Tất nhiên, ít nhất là cho tới nay, các cao thủ còn chưa “vũ khí hóa” các MBKNL.
The do-it-yourself (DIY), open-source drone movement is turning into a real business that could disrupt the commercial and military drone industry. It’s another case of how exploiting the curiosity of hackers can turn into a commercial opportunity.
That’s the view of Chris Anderson (pictured), editor of Wired magazine and a drone hobbyist and businessman on the side. He spoke about this DIY trend and his own efforts to lead it in a talk at the Defcon hacker conference in Las Vegas today.
Anderson said the whole project is “open sourcing the military industrial complex.” Drones have been the domain of the U.S. military, which has created huge awareness about drones such as the Predator and the Reaper by using them against terrorist targets in a variety of areas where troops can’t go. Those drones cost millions of dollars, but the DIY drone business is focused on created ubiquitous drones that cost tens of dollars.
Anderson’s interest started five years ago as he sought ways to get his kids interested in science. He got them to make robots with Lego Mindstorms robot kits, but their interest didn’t last. Then he tried to get them to fly a remote-controlled airplane, which ended up stuck in a tree. The kids lost interest. But the idea of combining the DIY nature of the robot and the airplane sent Anderson “straight down the rabbit hole,” he said. Then he created the first Lego unmanned aerial vehicle (UAV), or drone.
His interest in drones led to a web site called DIY Drones, which has blossomed into a community of 30,000 registered members. The site gets 1.4 million page views a month, has 6,000 blog posts, 8,000 discussion threads, and 80,000 comments a year. Anderson has marshaled that community to create open-source software for all sorts of drones. And Anderson co-founded a for-profit company, 3D Robotics, (with a 19-year-old Mexican teen) that creates computing hardware for drones. That hardware itself is built on the Arduino open-source computing platform. The DIY software helps hobbyists create a wide variety of drones, like a drone you can fly with a Wii game console controller.
That hardware can be used to build all sorts of drones, such as “quad copter” drones based on the hardware of the Parrot AR Drone. The Parrot drones are controlled by humans, but the 3D Robotics hardware converts them so they can be completely autonomous, fulfilling the definition of a drone.
3D Robotics sells the drone hardware for $199 or so, enabling community members to take their software and run it on a hardware platform and thereby field their own flying drones.
“Anything that is remote-controlled, you just put this in there and suddenly you’ve got a drone,” Anderson said.
There are some legal issues around drones and whether they can be flown in commercial airspace, but Anderson said he has a legal opinion from lawyers that the business is legal, since the DIY drones are so far used for non-commercial purposes.
The drones have gotten quite creative. You can go surfing and have a drone take off from the beach, fly over you, turn on its camera and then film you from above as you surf.
The hardware is priced at about 2.6 times the hardware bill-of-material cost, allowing a 40 percent margin for retailers and a 40-percent margin for the company. But since the software is free, the end product can be quite cost efficient compared to competitors who have to try to keep pace with an all-volunteer software community, Anderson said. That means that Chinese knock-off rivals can copy the hardware but will have a tough time keeping up with 3D Robotics as it launches new software-driven varieties. Right now, the company offers 150 different products, including 75 from the community.
“They can’t clone our community,” he said.
The company has two factories and 50 employees now. In addition, 3D Robotics rewards its community contributors with T-shirts, coffee mugs, free travel, free hardware, and — if they contribute enough — equity in the company. All of the drones are under $1,000. Competitors include other open-source DIY communities where the model is similar: charge for hardware, give away the bits.
Drones still have a lot of room to improve before they become mainstream toys for more consumers, especially those who would never pick up a soldering iron to assemble a product.
“In two years, we have begun disrupting a multimillion-dollar industry with the open-source model,” Anderson said. “We can deliver 90 percent of the performance of military drones at 1 percent of the price.”
Of course, at least so far, the hackers aren’t “weaponizing” the drones.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.