Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Mỹ trách trực tiếp quân đội Trung Quốc về các cuộc tấn công không gian mạng


U.S. Blames China’s Military Directly for Cyberattacks
Published: May 6, 2013
Bài được đưa lên Internet ngày: 06/05/2013
Lời người dịch: Thứ hai, ngày 06/05/2013, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hành “Báo cáo thường niên cho quốc hội - Các diễn biến quân sự và an ninh có liên quan tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2013”, lần đầu tiên tố cáo trực tiếp chính phủ và quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công vào các hệ thống máy tính của chính phủ và các nhà thầu quân sự Mỹ, nói một động lực có thể là để lập bản đồ “các khả năng quân sự có thể được khai thác trong một cuộc khủng hoảng”. Lập tức, ngày hôm sau, thứ ba 07/05/2013, người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích báo cáo này: “Trung Quốc lặp lại rằng chúng tôi hoàn toàn phản đối mọi dạng các cuộc tấn công của tin tặc. Chúng tôi đang có thiện chí triển khai một đối thoại điềm đạm và xây dựng với Mỹ về vấn đề an ninh Internet. Nhưng chúng tôi phản đối cực lực đối với bất kỳ sự kết tội và phỏng đoán vô căn cứ nào, vì chúng sẽ chỉ gây hại cho những nỗ lực và bầu không khí cộng tác giữa 2 bên để tăng cường đối thoại và cộng tác”. Bạn có thể tải về bản báo cáo đó đã được dịch sang tiếng Việt ở đây bản gốc tiếng Anh ở đây. Bạn có thể tham khảo thêm bản dịch tiếng Việt của báo cáo thường niên này năm 2011 ở đây.
Washington - Chính quyền Obama hôm thứ hai (06/05/2013) đã tố cáo rõ rãng quân đội Trung Quốc về việc tiến hành các cuộc tấn công vào các hệ thống máy tính của chính phủ và các nhà thầu quân sự Mỹ, nói một động lực có thể là để lập bản đồ “các khả năng quân sự có thể được khai thác trong một cuộc khủng hoảng”.
Trong khi một số người gần đây đánh giá có hơn 90% vụ gián điệp không gian mạng (KGM) tại Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thì sự kết tội kịp thời trong Báo cáo thường niên của Lầu 5 góc cho Quốc hội về các khả năng quân sự của Trung Quốc là đáng chú ý theo đường hướng của chúng. Cho tới bây giờ chính quyền đã tránh trực tiếp lên án cả chính phủ Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) về việc sử dụng các vũ khí KGM chống lại Mỹ trong một chiến lược có chủ ý, được chính phủ phát triển để ăn cắp sở hữu trí tuệ và giành được ưu thế chiến lược.
“Trong năm 2012, nhiều hệ thống máy tính trên thế giới, bao gồm cả những hệ thống chính phủ Mỹ sở hữu, đã tiếp tục bị ngắm đích cho các cuộc thâm nhập trái phép, một số trong số đó dường như được quy trực tiếp cho chính phủ và quân đội Trung Quốc”, báo cáo gần 100 trang đã nói.
Báo cáo này, được phát hành hôm thứ hai, đã mô tả mục tiêu ban đầu của Trung Quốc như việc ăn cắp công nghệ công nghiệp, những đã nói nhiều vụ thâm nhập trái phép cũng dường như ngắm tới việc giành được sự hiểu thấu trong tư duy của những người ra chính sách của Mỹ. Nó đã cảnh báo rằng việc thu thập thông tin y hệt có thể dễ dàng được sử dụng để “xây dựng một bức tranh về các mạng phòng thủ mạng của Mỹ, hậu cần, và các khả năng quân sự có liên quan mà có thể được khai thác trong một cuộc khủng hoảng”.
Còn chưa rõ vì sao chính quyền chọn báo cáo của Lầu 5 góc để thực hiện những xác định rằng nó từ lâu đã từ chối đưa ra Nhà Trắng. Một quan chức Nhà Trắng đã từ chối nói ở mức độ nào báo cáo đã được làm rõ. Một quan chức cao cấp quốc phòng nói “đây là một báo cáo được phối hợp hoàn hảo“, nhưng đã không nói thêm chi tiết.
Hôm thứ ba, một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying, đã chỉ trích báo cáo này.
“Trung Quốc lặp lại rằng chúng tôi hoàn toàn phản đối mọi dạng các cuộc tấn công của tin tặc”, bà nói. “Chúng tôi đang có thiện chí triển khai một đối thoại điềm đạm và xây dựng với Mỹ về vấn đề an ninh Internet. Nhưng chúng tôi phản đối cực lực đối với bất kỳ sự kết tội và phỏng đoán vô căn cứ nào, vì chúng sẽ chỉ gây hại cho những nỗ lực và bầu không khí cộng tác giữa 2 bên để tăng cường đối thoại và cộng tác”.
Thiếu sót từ báo cáo của Lầu 5 góc từng là bất kỳ sự thừa nhận nào về các khả năng tương tự đang được phát triển tại Mỹ, trong khi hàng tỷ USD được chi tiêu từng năm vào phòng thủ KGM và việc xây dựng ngày càng gia tăng các vũ khí KGM tinh vi phức tạp. Gần đây giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, Tướng Keith Alexander, người cũng là chỉ huy của Chỉ huy KGM đang tăng trưởng nhanh chóng của quân đội, đã nói với Quốc hội rằng ông đã tạo ra hơn một tá các đơn vị tấn công, được thiết kế để tiến hành cac cuộc tấn công, khi cần thiết, vào các mạng máy tính nước ngoài.
Khi Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công KGM của nó vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong những ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Ngài Obama đã bày tỏ lo ngại đối với các trợ lý rằng Trung Quốc và các nhà nước khác có thể sử dụng các tác chiến của Mỹ để chứng minh những thâm nhập của riêng họ.
Những báo cáo của Lầu 5 góc mô tả thứ gì đó tinh vi phức tạp hơn nhiều: một Trung Quôc bây giờ nhảy vào hàng đầu của các công nghệ KGM tấn công. Nó đang đầu tư vào các khả năng chiến tranh điện tử trong một nỗ lực để làm mù các vệ tinh và các tài sản vũ trụ khác của Mỹ, và hy vọng sử dụng các hệ thống vũ khí truyền thống và điện tử để dần dần đẩy sự hiện diện quân sự của Mỹ vào giữa Thái Bình Dương gần 2.000 dặm cách bờ biển Trung Quốc.
Báo cáo viện lý rằng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liaoning, được trang bị sẵn sàng vào tháng 09 năm ngoái, là chiếc đầu tiên trong số vài tàu sân bay mà nước này có kế hoạch triển khai trong vòng 15 nawmtowis. Nó nói tàu sân bay đó có thể đạt được “tính hiệu quả tác chiến” trong vòng 3-4 năm, nhưng được thiết lập rồi để vận hành ở các Biển Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam), nơi có các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với vài nước láng giềng, bao gồm Nhật, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Báo cáo lưu ý một căn cứ vận tải mới đang được xây dựng ở Yuchi.
Báo cáo cũng chi tiết hóa sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc phát triển máy bay tàng hình, đầu tiên được kiểm thử vào tháng 01/2011.
3 tháng trước chính quyền Obama có lẽ còn chưa khẳng định chính thức các báo cáo trên tờ New York Times, dựa phần lớn vào một nghiên cứu chi tiết của hãng an ninh máy tính Mandiant, đã xác định Đơn vị 61398 của PLA gần Thượng Hải có khả năng như là nguồn của nhiều vụ ăn cắp lớn các dữ liệu từ các công ty và một số cơ quan chính phủ Mỹ.
Cho tới hôm thứ hai, chỉ trích mạnh nhất của Trung Quốc đã tới từ Thomas E. Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, người đã nói trong một bài phát biểu tại Xã hội châu Á vào tháng 3 rằng các công ty Mỹ từng có lo ngại ngày một gia ăng về “những thâm nhập trái phép KGM bắt nguồn từ Trung Quốc trong một phạm vi chưa từng có” và rằng “cộng đồng quốc tế không thể chịu đựng được hoạt động như vậy từ bất kỳ nước nào”. Ông đã dừng một chút rồi đổ lỗi cho chính phủ Trung Quốc về sự gián điệp đó.
Nhưng các quan chức chính phủ đã nói toàn bộ vấn đề thâm nhập trái phép KGM có thể chuyển tới trung tâm của mối quan hệ Mỹ – Trung, và nó đã làm dấy lên trong các chuyến đi gần đây tới Bắc Kinh của Bộ trưởng Kho bạc Jacob J. Lew và chủ tịch Bộ Tổng tham mưu liên quân, tướng Martin E. Dempsay.
Để nhấn mạnh sự việc của nó, báo cáo viện lý rằng các vũ khí KGM đã trở thành một phần không thể thiếu đối với chiến lược quân sự của Trung Quốc. Nó trích 2 tác phẩm công khai chính về học thuyết quân sự, “Khoa học Chiến lược” và “Khoa học Chiến dịch”, nói họ xác định “chiến tranh thông tin (IW) như là không thể thiếu cho việc đạt được ưu thế về thông tin và là một phương tiện có hiểu quả cho việc đối phó với một kẻ địch mạnh hơn”. Nhưng nó lưu ý rằng không tài liệu nào “xác định các tiêu chí cụ thể về việc sử dụng một cuộc tấn công mạng máy tính chống lại một kẻ địch”, dù họ “bảo vệ việc phát triển các khả năng để cạnh tranh trong các phương tiện này”.
Đây là một sự chỉ trích mà Trung Quốc có thẻ dễ dàng san bằng ở Mỹ, nơi mà Lầu 5 góc đã từ chối để mô tả các điều kiện theo đó nó có thể sử dụng các vũ khí KGM tấn công.
Vụ việc ở Iran đã được xem như một hành động vụng trộm, được các cơ quan tình báo thực hiện, dù nhiều kỹ thuật được sử dụng để điều khiển các bộ kiểm soát máy tính có thể là phổ biến đối với một chương trình quân sự.
Báo cáo của Lầu 5 góc cũng nói rõ rằng rằng những đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ nhằm để trợ giúp cho công nghệ quân sự của riêng nó. “Trung Quốc tiếp tục tận dụng các đầu tư nước ngoài, các liên danh, các trao đổi hàm lâm, kinh nghiệm của các sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung Quốc hồi hương, và gián điệp công nghiệp và kỹ thuật được nhà nước bảo trợ để gia tăng mức các công nghệ và sự tinh thông sẵn sàng để hỗ trợ quân sự về nghiên cứu, phát triển và mua sắm”.
Nhưng báo cáo không đề cập tới làm thế nào chính quyền Obama sẽ làm việc với vấn đề đó trong một thế giới được kết nối về kinh tế nơi mà Mỹ khuyến khích các đầu tư đó, và của bản thân Mỹ tại Trung Quốc, để tạo ra công ăn việc làm và làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa các nền kinh tế số 1 và 2 thế giới. Một số chuyên gia đã viện lý rằng mối đe dọa từ Trung Quốc đã và đang bị phóng đại. Họ chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc - không giống, nói, Iran hoặc Bắc Triều Tiên - có những đầu tư sâu như vậy tại Mỹ nên nó không thể kham được việc tiến hành một cú đánh KGM phá hỏng đất nước này.
Báo cáo ước tính rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 135 tỷ USD tới 215 tỷ USD, một dải lớn được quy kết một phần cho sự mù mờ tối nghĩa của việc lập ngân sách của Trung Quốc. Trong khi số liệu đó là khổng lồ ở châu Á, thì ước tính đỉnh vẫn có thể ít hơn 1/3 những gì Mỹ đã bỏ ra mỗi năm.
Một số yếu tố thú vị nhất của báo cáo xem xét tranh cãi bên trong Trung Quốc về việc liệu đây có là thời điểm cho đất nước này để chờ thời cơ của nó, tập trung vào các thách thức nội bộ, hoặc thách thức trực tiếp Mỹ và các sức mạnh khác ở Thái Bình Dương.
Nhưng nó nói rằng “những người đề xuất một vai trò tích cực và quyết đoán hơn của Trung Quốc trên trường quốc tế” - một nhóm mà các thành viên của nó không được nêu tên - “đã gợi ý rằng Trung Quốc có thể được phục vụ tốt hơn vì một quan điểm vững chắc khi đối mặt với Mỹ hoặc sức ép khác trong khu vực”.
Bài báo này đã được rà soát lại để phản ánh sự sửa lỗi cho đúng sau:
Sửa cho đúng: ngày 10/05/2013
Bài báo trong một số phát hành hôm thứ ba về báo cáo của Lầu 5 góc đã lên án một cách rõ ràng quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công vào các hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ đã viết sai chính tả tên của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Nó là Liaoning, chứ không phải là Lianoning. Bài báo cũng nói không đúng, trong một số phát hành, số của một đơn vị Quân Giản phóng Nhân dân gần Thượng Hải mà được xem có khả năng là nguồn của nhiều ăn cắp lớn nhất các dữ liệu máy tính từ các công ty Mỹ và từ một số cơ quan chính phủ. Nó là Đơn vị PLA số 61398, chứ không phải là 21398.
WASHINGTON — The Obama administration on Monday explicitly accused China’s military of mounting attacks on American government computer systems and defense contractors, saying one motive could be to map “military capabilities that could be exploited during a crisis.”
While some recent estimates have more than 90 percent of cyberespionage in the United States originating in China, the accusations relayed in the Pentagon’s annual report to Congress on Chinese military capabilities were remarkable in their directness. Until now the administration avoided directly accusing both the Chinese government and the People’s Liberation Army of using cyberweapons against the United States in a deliberate, government-developed strategy to steal intellectual property and gain strategic advantage.
“In 2012, numerous computer systems around the world, including those owned by the U.S. government, continued to be targeted for intrusions, some of which appear to be attributable directly to the Chinese government and military,” the nearly 100-page report said.
The report, released Monday, described China’s primary goal as stealing industrial technology, but said many intrusions also seemed aimed at obtaining insights into American policy makers’ thinking. It warned that the same information-gathering could easily be used for “building a picture of U.S. network defense networks, logistics, and related military capabilities that could be exploited during a crisis.”
It was unclear why the administration chose the Pentagon report to make assertions that it has long declined to make at the White House. A White House official declined to say at what level the report was cleared. A senior defense official said “this was a thoroughly coordinated report,” but did not elaborate.
On Tuesday,  a spokeswoman for the Chinese Ministry of Foreign Affairs,  Hua Chunying, criticized the report.
‘‘China has repeatedly said that we resolutely oppose all forms of hacker attacks,’’ she said. ‘‘We’re willing to carry out an even-tempered and constructive dialogue with the U.S. on the issue of Internet security. But we are firmly opposed to any groundless accusations and speculations, since they will only damage the cooperation efforts and atmosphere between the two sides to strengthen dialogue and cooperation.’’
Missing from the Pentagon report was any acknowledgment of the similar abilities being developed in the United States, where billions of dollars are spent each year on cyberdefense and constructing increasingly sophisticated cyberweapons. Recently the director of the National Security Agency, Gen. Keith Alexander, who is also commander of the military’s fast-growing Cyber Command, told Congress that he was creating more than a dozen offensive cyberunits, designed to mount attacks, when necessary, at foreign computer networks.
When the United States mounted its cyberattacks on Iran’s nuclear facilities early in President Obama’s first term, Mr. Obama expressed concern to aides that China and other states might use the American operations to justify their own intrusions.
But the Pentagon report describes something far more sophisticated: a China that has now leapt into the first ranks of offensive cybertechnologies. It is investing in electronic warfare capabilities in an effort to blind American satellites and other space assets, and hopes to use electronic and traditional weapons systems to gradually push the United States military presence into the mid-Pacific nearly 2,000 miles from China’s coast.
The report argues that China’s first aircraft carrier, the Liaoning, commissioned last September, is the first of several carriers the country plans to deploy over the next 15 years. It said the carrier would not reach “operational effectiveness” for three or four years, but is already set to operate in the East and South China Seas, the site of China’s territorial disputes with several neighbors, including Japan, Indonesia, the Philippines and Vietnam. The report notes a new carrier base under construction in Yuchi.
The report also detailed China’s progress in developing its stealth aircraft, first tested in January 2011.
Three months ago the Obama administration would not officially confirm reports in The New York Times, based in large part on a detailed study by the computer security firm Mandiant, that identified P.L.A. Unit 61398 near Shanghai as the likely source of many of the biggest thefts of data from American companies and some government institutions.
Until Monday, the strongest critique of China had come from Thomas E. Donilon, the president’s national security adviser, who said in a speech at the Asia Society in March  that American companies were increasingly concerned about “cyberintrusions emanating from China on an unprecedented scale,” and that “the international community cannot tolerate such activity from any country.” He stopped short of blaming the Chinese government for the espionage.
But government officials said the overall issue of cyberintrusions would move to the center of the United States-China relationship, and it was raised on recent trips to Beijing by Treasury Secretary Jacob J. Lew and the chairman of the Joint Chiefs of Staff, Gen. Martin E. Dempsey.
To bolster its case, the report argues that cyberweapons have become integral to Chinese military strategy. It cites two major public works of military doctrine, “Science of Strategy” and “Science of Campaigns,” saying they identify “information warfare (I.W.) as integral to achieving information superiority and an effective means for countering a stronger foe.” But it notes that neither document “identifies the specific criteria for employing a computer network attack against an adversary,” though they “advocate developing capabilities to compete in this medium.”
It is a critique the Chinese could easily level at the United States, where the Pentagon has declined to describe the conditions under which it would use offensive cyberweapons. The Iran operation was considered a covert action, run by intelligence agencies, though many techniques used to manipulate Iran’s computer controllers would be common to a military program.
The Pentagon report also explicitly states that China’s investments in the United States aim to bolster its own military technology. “China continues to leverage foreign investments, commercial joint ventures, academic exchanges, the experience of repatriated Chinese students and researchers, and state-sponsored industrial and technical espionage to increase the level of technologies and expertise available to support military research, development and acquisition.”
But the report does not address how the Obama administration should deal with that problem in an economically interconnected world where the United States encourages those investments, and its own in China, to create jobs and deepen the relationship between the world’s No. 1 and No. 2 economies. Some experts have argued that the threat from China has been exaggerated. They point out that the Chinese government — unlike, say, Iran or North Korea — has such deep investments in the United States that it cannot afford to mount a crippling cyberstrike on the country.
The report estimates that China’s defense budget is $135 billion to $215 billion, a large range attributable in part to the opaqueness of Chinese budgeting. While the figure is huge in Asia, the top estimate would still be less than a third of what the United States spends every year.
Some of the report’s most interesting elements examine the debate inside China over whether this is a moment for the country to bide its time, focusing on internal challenges, or to directly challenge the United States and other powers in the Pacific.
But it said that “proponents of a more active and assertive Chinese role on the world stage” — a group whose members it did not name — “have suggested that China would be better served by a firm stance in the face of U.S. or other regional pressure.”
This article has been revised to reflect the following correction:
Correction: May 10, 2013
An article in some editions on Tuesday about a Pentagon report that explicitly accused China’s military of mounting attacks on American government computer systems misspelled the name of China’s first aircraft carrier. It is the Liaoning, not the Lianoning. The article also misstated, in some editions, the number of a unit of the People’s Liberation Army near Shanghai that is considered the likely source of many of the biggest thefts of computer data from American companies and from some government institutions. It is P.L.A. Unit 61398, not 21398.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.