Standards
and Open Source
By Stuart Yeates,
Published: 01 October 2004, Reviewed: 15 October 2007
Bài được đưa lên
Internet ngày: 15/10/2007
Lời
người dịch: Trong CNTT-TT, các tiêu chuẩn là rất quan
trọng. Bài viết này cho chúng ta biết những điều cơ
bản về các tiêu chuẩn và các tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế, ví dụ như định nghĩa: “Các tiêu chuẩn
sở hữu độc quyền được một công ty tạo ra và kiểm
soát, và có thể bị các bằng sáng chế thế chấp, chịu
sự thay đổi tùy ý, hoặc không được ghi thành tài liệu
đầy đủ. Tuy nhiên, chúng có thể được sử dụng rộng
rãi”.
Các tiêu chuẩn đóng
một vai trò quan trọng trong việc quản lý các hệ thống
máy tính hiện đại. Chúng cho phép người sử dụng mua
phần cứng và phần mềm mới với sự tin tưởng rằng
nó sẽ làm việc với thiết lập đang tồn tại của
chúng. Chúng cho phép chúng ta, ví dụ, kết nối các máy
tính của chúng ta cùng trong một mạng, và cho phép các
ứng dụng của chúng ta nói chuyện được với nhau. Các
tiêu chuẩn hỗ trợ sự cạnh tranh lành mạnh, vì nếu
một máy tính hoặc chương trình sử dụng tiêu chuẩn, nó
có thể thực hiện cùng các tác vụ như các hệ thống
khác sử dụng các tiêu chuẩn đó bất kể ai đã sản
xuất ra phần cứng và phần mềm đó.
Các dạng tiêu
chuẩn
Các tiêu chuẩn đúng
được các cơ quan quốc gia hoặc quốc tế tạo ra với
các ủy ban gồm các chuyên gia từ khắp nền công nghiệp
một cách phù hợp. Họ tạo nên cơ sở của tất cả đồ
điện tử dân dụng và chống trụ cho các công nghệ điện
toán có khắp mọi nơi như các kết nối USB và Internet.
Một số cơ quan, bao gồm cả Nhóm công nghiệp (Consortium)
Word Wide Web, sử dụng từ Khuyến cáo thay cho tiêu chuẩn
đối với công việc của họ. Trong tài liệu này chúng
tôi sử dụng khái niệm các tiêu chuẩn mở để tham
chiếu tới cả các tiêu chuẩn thông thường, các Khuyến
cáo từ W3C và các RFC từ IETF (xem bên dưới).
Các tiêu chuẩn de
facto được các thực tiễn của những người đứng đầu
thị trường tạo thành trong một lĩnh vực cụ thể. Các
tiêu chuẩn de facto cuối cùng có thể biến thành các tiêu
chuẩn chính thức nếu những người đứng đầu thị
trường quyết định rằng việc gia tăng thị trường là
có lợi hơn so với việc gia tăng thị phần của họ.
Các
tiêu chuẩn sở hữu độc quyền được một công ty tạo
ra và kiểm soát, và có thể bị các bằng sáng chế thế
chấp, chịu sự thay đổi tùy ý, hoặc không được ghi
thành tài liệu đầy đủ. Tuy nhiên, chúng có thể được
sử dụng rộng rãi.
Bất
kỳ tiêu chuẩn mở nào cũng tuân theo việc triển khai như
phần mềm nguồn mở. Các tiêu chuẩn de facto đặt ra
những vấn đề kỹ thuật đáng kể, tuy nhiên, không chỉ
vì người đứng đầu thị trường có thể thay đổi
tiêu chuẩn de facto với từng phát hành phần mềm, mà còn
vì chúng có thể kết hợp các phương pháp được cấp
bằng sáng chế và các thuật toán vào trong tiêu chuẩn
đó. Các tiêu chuẩn sở hữu độc quyền được các bằng
sáng chế bảo vệ là không tuân theo sự triển khai như
nguồn mở, vì các bằng sáng chế thường được sự cài
đặt phần cứng hoặc phần mềm cấp phép, và các giấy
phép nguồn mở không thể cho phép các hạn chế về số
lượng các bản cài đặt.
Các cơ quan tiêu
chuẩn
Các tiêu chuẩn mở
được các cơ quan tiêu chuẩn xuất bản và duy trì, từng
cơ quan với cách thức và phạm vi hoạt động khác biệt.
Các phạm vi khác nhau từ các nhóm công nghiệp có trọng
tâm hẹp tới thẩm quyền giải quyết vạn năng của ISO.
Các thủ tục trải từ rà soát lại và giám sát việc
soạn sửa các tiêu chuẩn được đề nghị đề xuất
cho tới các qui trình dài lâu có liên quan tới việc
nghiên cứu, tư vấn, các cuộc họp quốc tế, nhiều rà
soát lại và dịch thuật tiêu chuẩn sang nhiều ngôn ngữ.
Có một số cơ quan
tiêu chuẩn quan trọng cho PMNM:
Viện các Kỹ sư Điện
và Điện tử - IEEE (Institute of Electrical and Electronics
Engineers)
Đây là một tổ
chức nằm ở Mỹ đã dẫn dắt sự tiêu chuẩn hóa phần
cứng máy tính và các hệ thống truyền thông mức thấp.
- Một tổ chức định hướng rất kỹ thuật.
- Chất lượng kỹ thuật là áp đảo ảnh hưởng trong qui trình tiêu chuẩn hóa.
Lực lượng Đặc
biệt Kỹ thuật Internet - IETF (Internet Engineering Task Force)
Đây là cơ quan tiêu
chuẩn hóa các giao thức mạng mà Internet dựa vào, như
các Yêu cầu Bình luận – RFC (Request For Comments).
- Yêu cầu 2 triển khai riêng rẽ, độc lập của tiêu chuẩn.
- Có một qui trình dài nhưng có thể khá rẻ, vì các cuộc gặp mặt vật lý là không yêu cầu.
- Họ là cơ quan tiêu chuẩn thân thiện nhất với nguồn mở, dẫn đầu cho một số lượng đáng kể các triển khai nguồn mở các giao thức của IETF.
Tổ chức Quốc tế
về Tiêu chuẩn hóa - ISO (International Organisation for
Standardisation)
ISO là một cơ quan
tiêu chuẩn với một thẩm quyền giải quyết vạn năng
và các thành viên từ mỗi quốc gia với một cơ quan tiêu
chuẩn quốc gia.
- Một tổ chức thực sự đa dạng, đa văn hóa.
- Được đồng bộ với Liên hiệp quốc về các vấn đề như việc thay đổi tên quốc gia.
- Được sử dụng như một tiêu chuẩn vàng cho việc giải quyết các vấn đề có trọng tải về chính trị và văn hóa, đặc biệt trong các lĩnh vực các tập hợp có tính chất quốc gia và các ký tự.
- Các tiêu chuẩn quan trọng đủ được ban hành từ các cơ quan khác có thể được đề nghị như là các tiêu chuẩn ISO từ các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
Nhóm công nghiệp
World Wide Web (W3C)
Đây
là cơ quan có cơ chế thành viên ban hành các khuyến cáo
về những gì world wide web dựa vào. Các Khuyến cáo của
nó được phát triển từ các nhóm làm việc được kéo
ra từ các thành viên và các chuyên gia được mời, và
được các thành viên biểu quyết. Dù một số Khuyến
cáo cũ hơn đã được phát triển ở mức lý thuyết, tất
cả công việc hiện hành phải đi qua một kiểm thử khắc
nghiệt của ít nhất 2 triển khai độc lập trước khi
được biểu quyết dựa vào cơ chế thành viên.
- W3C là một tổ chức trẻ với một qui trình khá nhanh.
- Được khen ngợi rộng rãi vì công việc kỹ thuật của nó trong sự bao gồm và khả năng truy cập.
Tổ chức vì sự
Tiến bộ của các Tiêu chuẩn Thông tin có Cấu trúc -
OASIS (Organisation for the Advancement of Structured Information
Standards)
OASIS
là một cơ quan tiêu chuẩn phát triển các tiêu chuẩn web
và XML được chi tiết hóa trong một nền công nghiệp
trên cơ sở công nghiệp, phần lớn tuân theo công việc
của W3C.
- Thúc đẩy tính tương hợp mức lĩnh vực.
- Cho phép các công ty và tổ chức trong một nền công nghiệp hoặc lĩnh vực đề xuất các tiêu chuẩn được phát triển nội bộ, đủ tiên tiến như các tiêu chuẩn mở.
- Một số đề xuất tiêu chuẩn dường như được đề xuất vì các lý do cạnh tranh lớn, được xem như là đáng lo ngại từ một số nhà quan sát.
Đa số những người
tham gia trong các cơ quan tiêu chuẩn tham gia với phí tổn
của riêng họ, hoặc phí tổn của các ông chủ của họ,
những người mà trong trường hợp các tiêu chuẩn phần
mềm thường là các nhà cung cấp phần mềm. Chính các
nhà cung cấp phần mềm đó sử dụng các tiêu chuẩn như
là các công cụ cạnh tranh và marketing trong thị trường
phần mềm, điều có thể làm nảy sinh những quan ngại
về các xung đột lợi ích. Trong một số trường hợp
cũng có những người đóng góp hàn lâm, nguồn mở và
các nhóm phi lợi nhuận tham gia.
Nhiều cơ quan có các
cơ chế tại chỗ để canh gác chống lại những xung đột
lợi ích, bao gồm việc công bố rõ ràng giấy phép bản
quyền trong các tiêu chuẩn và các tài liệu có liên quan
tới tiêu chuẩn và yêu càu những người tham gia mở bất
kỳ bằng sáng chế nào mà có thể ảnh hưởng tới những
triển khai tiêu chuẩn đó. Tuy nhiên, những biện pháp như
vậy là không hồi cố, và một số tiêu chuẩn cao cấp,
như MPEG-4, chỉ sẵn sàng thực tế cho những ai làm việc
với một mô hình kinh doanh thương mại.
Standards
play an important role in the running of modern computer systems.
They allow users to purchase new hardware and software with the
confidence that it will work with their existing setup. They enable
us, for example, to connect our computers together into a network,
and let our applications talk to one another. Standards support
healthy competition, because if a computer or program uses standards,
it can perform the same tasks as other systems using these standards
regardless of who produced the hardware or software.
True
standards are produced by national or international bodies with
committees of experts from across the relevant industry. They form
the basis of all consumer electronics and underpin such ubiquitous
computing technologies as USB connectors and the Internet. Some
bodies, including the World Wide Web Consortium, use the word
Recommendation instead of standard for their work. In this document
we use the term open standards to refer to both normal standards, the
Recommendations from the W3C, and the RFCs from the IETF (see below).
De
facto standards are formed by the practices of the market leaders in
a particular field. De facto standards may eventually be turned into
as formal standards if the market leaders decides that growing the
market is more beneficial than growing their market share.
Proprietary
standards are produced and controlled by one company, and may be
encumbered by patents, subject to arbitrary change, or not fully
documented. They may, however, be in widespread use.
Any
open standard is amenable to implementation as open source software.
De facto standards pose significant technical problems, however, not
only because the market leader can change the de facto standard with
every release of the software, but also because they can incorporate
patented methods and algorithms into the standard. Patent-protected
proprietary standards are not amenable to implementation as open
source, because patents are normally licensed by software or hardware
installation, and open source licences cannot permit restrictions on
the number of installs.
Open
standards are published and maintained by standards bodies, each with
a distinct scope and manner of operation. Scopes vary from
narrowly-focused industry groups to the universal remit of the ISO.
Procedures range from the review and minor editing of submitted
proposed standards to lengthy processes involving scoping studies,
consultations, international meetings, multiple revisions, and
translations of the standard into multiple languages.
There
are a number of important standards bodies for open source software:
Institute
of Electrical and Electronics Engineers (IEEE)
This
is the American-based organisation which has driven the
standardisation of computer hardware and low-level communications
systems.
- A very technically oriented organisation.
- Technical quality is the overriding influence in the standardisation process.
Internet
Engineering Task Force (IETF)
This
is the body that standardises the networking protocols on which the
Internet is based, as RFCs (Request
For Comments).
- Requires two separate, independent implementations of the standard.
- Has a long process but one that can be relatively cheap, since physical meetings are not required.
- They are the most open source friendly of the standards bodies, leading to a significant number of open source implementations of IETF protocols.
International
Organisation for Standardisation (ISO)
The
ISO is a standards body with a universal remit and members from every
country with a national standards body.
- A truly diverse, multi-cultural organisation.
- Synchronised with the United Nations on issues such as the changing of country names.
- Used as a gold-standard for resolving politically and culturally loaded issues, particularly in the fields of nationality and character sets.
- Sufficiently important standards issued by other bodies can be proposed as ISO standards by national standards bodies.
World
Wide Web Consortium (W3C)
This
is the membership body that issues the recommendations on which the
world wide web is based. Its Recommendations are developed by working
groups drawn from members and invited experts, and voted upon by
members. Although some of the older Recommendations were developed at
an abstract level, all current work must pass a rigorous test of at
least two independent implementations before being voted upon by the
membership.
- The W3C is a young organisation with a relatively quick process.
- Widely lauded for its technical work on inclusion and accessibility.
Organisation
for the Advancement of Structured Information Standards (OASIS)
OASIS
is a standards body developing detailed web and XML standards on an
industry by industry basis, largely following the work of the W3C.
- Promotes sector-level interoperability.
- Allows companies and organisations within an industry or sector to propose sufficiently advanced, internally developed standards as open standards.
- Some standards proposals appear to be proposed for largely competitive reasons, which is seen as worrying by some observers.
The
majority of participants in these standards bodies participate at
their own expense, or the expense of their employers, who in the case
of software standards are commonly software vendors. These same
software vendors use standards as competitive and marketing tools in
the software marketplace, which can raise concerns about conflicts of
interest. In some cases there are also academics, open source
contributors, and not-for-profit groups participating.
Many
bodies have mechanisms in place to guard against conflicts of
interest, including explicitly stating the copyright licence on
standards and standards-related documents and requiring participants
to disclose any patents that may affect implementations of the
standard. Such measures are not retrospective, however, and a number
of high-profile standards, such as MPEG-4, are only realistically
available to those working to a commercial business model.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.