Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Hướng dẫn làm thế nào với phần mềm tự do nguồn mở của OSS Watch

Các bạn độc giả thân mến!
Kể từ ngay sau khi nghỉ Tết nguyên đán năm Quý Tỵ 2013 ra, từ ngày làm việc đầu tiên của năm mới, chính xác là vào ngày thứ hai, 18/02/2013 cho tới ngày hôm nay, blog đã đăng tải khoảng hơn 80 bài + tài liệu liên quan được dịch sang tiếng Việt trong tổng số khoảng 100 bài + tài liệu liên quan của OSS Watch, nhà tư vấn về phần mềm tự do nguồn mở cho giáo dục cao đẳng và đại học và cho Văn phòng Nội các của Chính phủ Anh.
Cho dù cho tới nay, có một số vấn đề đã thay đổi với nước Anh, ví dụ như việc Chính phủ Anh đã xuất bản chính sách bắt buộc sử dụng các tiêu chuẩn mở trong mua sắm CNTT của tất cả các cơ quan chính phủ Anh kể từ ngày 01/11/2012, thì những nội dung của khoảng 100 bài + các tài liệu liên quan này vẫn hầu như còn nguyên giá trị để tham khảo rất tốt cho các nhóm người có các mức độ quan tâm khác nhau về phần mềm tự do nguồn mở ở Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, nhận thức về sự cần thiết phải ứng dụng và phát triển phần mềm tự do nguồn mở đã khác đáng kể so với vài năm trước đây. Tuy nhiên, điều mà đại đa số mọi người quan tâm nhất hiện nay là làm như thế nào cho đúng với phần mềm tự do nguồn mở, không phải một cách nói chung chung, mà là cho từng nhóm người cụ thể, từng nhóm vấn đề cụ thể.
Trong tháng 06/2013, hướng tới kỷ niệm 6 năm ngày blog này ra đời, 09/06/2007 – 09/06/2013, blog sẽ đăng tải các bài viết tổng hợp cho từng nhóm người và nhóm vấn đề cụ thể. Đặc biệt, từng bài tổng hợp sẽ có các đường dẫn tới các tài liệu trong loạt bài của OSS Watch đã được dịch sang tiếng Việt, để giúp bạn có tiếp cận được nhanh nhất tới các nội dung liên quan đó. Các bài tổng hợp theo các nhóm người cụ thể, nhóm các vấn đề cụ thể gồm:
  1. Các trường hợp điển hình
  2. Quyền sở hữu trí tuệ, việc cấp phép và các bằng sáng chế
  3. Dành cho lập trình viên
  4. Chiến lược và chính sách
  5. Dành cho các nhà làm chính sách chiến lược về CNTT
  6. Xây dựng các cộng đồng
  7. Dành cho các nhà quản lý CNTT và các nhân viên kỹ thuật
  8. Phát triển phần mềm nguồn mở
  9. Người sử dụng đầu cuối trong giới hàn lâm nghiên cứu
  10. Nguồn mở cho những người mới bắt đầu hoàn toàn
Trong số các bài tổng hợp này, chỉ có các nội dung dành cho 'Quyền sở hữu trí tuệ, việc cấp phép và các bằng sáng chế' là còn chưa được hoàn chỉnh vì còn thiếu hầu như tất cả các nội dung của khoảng 10 giấy phép phần mềm tự do nguồn mở được đề cập tới trong loạt bài này chưa được dịch. Chúng sẽ được tiếp tục dịch sang tiếng Việt và đăng trên blog trong tháng 6 này để phục vụ các bạn độc giả.
Mời các bạn đón xem.
Hà Nội ngày 31/05/2013
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.