What
is open source software?
By OSS Watch, Published:
01 May 2005, Reviewed: 14 May 2012
Bài được đưa lên
Internet ngày: 14/05/2012
Định nghĩa nguồn
mở
Đối
với OSS Watch, phần mềm nguồn mở (PMNM) là phần mềm mà
đã được tung ra theo một giấy phép được tổ chức
Sáng kiến Nguồn Mở - OSI (Open Source Initiative) phê chuẩn.
OSS Watch sử dụng danh sách được OSI phê chuẩn này như
một phương tiện để tránh những tranh luận về giải
nghĩa định nghĩa nguồn mở và các giấy phép nào tuân
thủ hoặc không tuân thủ nó. Bằng việc thừa nhận OSI
như là cơ quan cuối cùng phù hợp trong vấn đề này,
nhiều sự lộn xộn là tránh được.
Mỗi
trong số các giấy phép được OSI phê chuẩn đều đáp
ứng được các điều kiện của Định
nghĩa Nguồn Mở. Định nghĩa đó bao gồm 10 tiêu chí.
Có lẽ quan trọng nhất trong số đó là sự tái phân phối
tự do phần mềm, truy cập tới mã nguồn và sự cho phép
để thực hiện các sửa đổi đối với phần mềm và
các tác phẩm phái sinh mà có thể được phân phối theo
cùng các điều kiện cấp phép.
Các
dạng giấy phép rất khác nhau đáp ứng các tiêu chí đó.
Giấy phép Công cộng Chung GNU (GNU General Public License),
thường được biết tới như là GPL, đáp ứng các tiêu
chí đó. Giấy phép MIT, là rất khác về độ dài và ý
định so với GPL, cũng đáp ứng được các tiêu chí đó.
Quả thực, khoảng 70 giấy phép đã đi qua qui
trình phê chuẩn đó. Để giúp định vị thông qua các
giấy phép đó, OSS Watch đã tạo ra một
loạt các tài liệu mà mô tả một số các giấy phép
chính (bản dịch tiếng Việt) bằng tiếng Anh.
Đối
với cá nhân hoặc dự án tìm cách cấp giấy phép cho mã
của họ, bằng việc sử dụng một giấy phép do OSI phê
chuẩn, có thể đơn giản hóa qui
trình đó (bản
dịch tiếng Việt). Trong thực tế, nhiều người (bao
gồm cả OSS Watch) không coi phần mềm là nguồn mở trừ
phi nó được phát hành theo một giấy phép được OSI phê
chuẩn. Đối với những người đóng góp và người sử
dụng tiềm năng mà muốn làm việc với nguồn mở, nó
đưa ra một cách nhanh chóng để kiểm tra xem mã quả thực
có là mở và được cộng đồng rộng lớn chấp nhận
hay không.
Liệu nguồn mở có
phải 'chỉ' là một giấy phép hay không?
Diễn tả nguồn mở
có sự ứng dụng rộng rãi. Đối với OSI nó cũng tham
chiếu tới phương pháp luận phát triển phần mềm đặc
biệt được nhiều dự án PMNM sử dụng. Trang chủ của
OSI bắt đầu bằng 'Nguồn mở là một phương pháp phát
triển phần mềm khai thác sức mạnh của sự rà soát lại
ngang hàng phân tán và sự minh bạch của qui trình'. Tuy
nhiên, OSI dừng ngay việc định nghĩa phương pháp luận
này trong Định nghĩa Nguồn Mở, bản thân nó liên quan
chỉ tới các yêu cầu của một giấy phép được thiết
kế để bảo vệ cách phát triển phần mềm này.
Phương pháp luận
phát triển mở
dựa vào các nguyên tắc có thể không nằm trong các
nguyên tắc của sự phát triển phần mềm thường được
dạy trong các viện trường nghiên cứu. PMNM, nói nghiêm
ngặt, có thể có hoặc không được phát triển bằng
việc sử dụng một phương pháp luận phát triển mở. Sự
lựa chọn phương pháp luận phát triển đó để tùy biến
thích nghi là phụ thuộc vào một con đường được chọn
của dự án hướng tới tính bền vững.
Nguồn mở có nghĩa
gì nữa không?
Khái niệm 'nguồn mở'
đã xuất phát trong các từ ngữ của giới báo chí và
trí thức, và được tham chiếu tới một nguồn thông tin
sẵn sàng một cách công khai. Sử dụng này trước đây
được biết đối với những người sáng lập ra Sáng
kiến Nguồn Mở (OSI), và được cảm thấy là 'một
tính năng, không phải một lỗi'.
Đôi khi nguồn mở
được đúc kết làm một với nội dung mở hoặc
nội dung tự do. Nội dung mở tham chiếu tới nội
dung có thể được soạn sửa, được thay đổi và được
bổ sung từ bất kỳ người đọc nào. Một ví dụ tốt
là Wikipedia
nổi tiếng, một bộ bách khoa toàn thư nội dung mở trực
tuyến. Nguồn mở được sử dụng ngày nay trong các ngữ
cảnh khác nhau mang nó đi xa hơn nhiều ứng dụng của nó
trong phần mềm. Tuy nhiên, để đặt lại tình trạng, đối
với OSS Watch thì phần mềm nguồn mở luôn tham chiếu tới
phần mềm được phát hành theo một giấy phép được
OSI phê chuẩn.
Liệu phần mềm
nguồn mở có là y hệt như 'phần mềm tự do' hay không?
Phần mềm tự do
là một diễn đạt
được Quỹ Phần mềm Tự do
sử dụng. Khái niệm 'phần mềm tự do' có trước cả
phần mềm nguồn mở, và tập trung vào vài
dạng quyền tự do mà có liên quan tới phần mềm, vì
thế mang một quan điểm đạo đức nhiều hơn về vấn
đề đó. Đối với một số người, đây là khái
niệm được ưu tiên (bản
dịch tiếng Việt) và họ không muốn tự bản thân họ
có liên quan tới khái niệm nguồn mở. Phần mềm tự do
phải không được lẫn lộn với 'phần mềm miễn phí',
nó là phần mềm mà có thể có được không mất chi phí
nhưng mã nguồn có thể sẽ không có sẵn sàng.
Khi
chúng tôi ở OSS Watch sử dụng khái niệm PMNM mà không có
một phẩm chất đặc biệt nào hơn nữa, thì điều này
sẽ thường bao gồm cả phần mềm tự do và nguồn mở.
Một sự viết tắt cho bộ các phần mềm này là FOSS
(Free and Open Source Software).
For
OSS Watch, open source software is software that has been released
under an Open Source Initiative (OSI) certified licence. OSS Watch
uses this OSI-approved list as a means of avoiding debates over
interpretation of the open source definition and which licences do or
do not conform to it. By recognising the OSI as the appropriate final
authority in this issue, much confusion is avoided.
Each
of the licences approved by the OSI meets the conditions of the Open
Source Definition.
That definition includes 10 criteria. Perhaps the most important of
these are the free redistribution of the software, access to the
source code, and the permission to allow modifications to the
software and derived works that may be distributed under the same
licensing conditions.
Very
different styles of licence meet these criteria. The GNU General
Public License, commonly known as the GPL, meets the criteria. The
MIT licence, which is very different in length and intent from the
GPL, also meets the criteria. Indeed, around 70 licences have gone
through the approval
process. To help with navigating through these licences OSS Watch
has produced a series
of documents that describe some of the key licences in plain
English.
For
an individual or project looking to license their code, using an
OSI-approved licence can simplify the
process. In fact, many people (including OSS Watch) do not
consider software to be open source unless it is released under an
OSI approved licence. For potential contributors and users who wish
to work with open source, it provides a quick way to check that the
code is indeed open and accepted by a large community.
The
expression open source
has wide application. For the OSI it also refers to the distinctive
software development methodology employed by many open source
software projects. The OSI home page starts with ‘Open source is a
development method for software that harnesses the power of
distributed peer review and transparency of process.’ However, the
OSI stops short of defining this methodology in the Open Source
Definition, which concerns itself only with the requirements of a
licence designed to protect this way of developing software.
The
open development
methodology is based on principles that may not be among the
principles of software development normally taught in academia. Open
source software, strictly speaking, may or may not be developed using
an open development methodology. The choice of which development
methodology to adopt is dependent upon a project’s chosen route to
sustainability.
The
term ‘open source’ originated in the worlds of journalism and
intelligence, and referred to a publicly available source of
information. This former use was known to the founders of the Open
Source Initiative, and was felt to be ‘a
feature, not a bug.’
Sometimes
open source is conflated with open
content or free
content. Open content
refers to content that can be edited, changed and added to by any
reader. A good example is the famous Wikipedia,
an online open content encyclopaedia. Open source is used today in
various contexts which take it far beyond its application in
software. However, to re-state, for OSS Watch open source software
always refers to software released under an OSI-certified licence.
Free
software is an
expression used by the Free Software
Foundation. The term ‘free software’ pre-dates open source
software, and focuses on several kinds
of freedom that are associated with the software, thereby taking
a more ethical viewpoint on the matter. For some, it is the
preferable
term and they do not wish to associate themselves with the term
open source. Free software must not be confused with ‘freeware’,
which is software that can be acquired at no cost but for which
source code may well not be available.
When
we at OSS Watch use the term open source software without a more
specific qualification, this will usually include both Free and Open
source software. A common abbreviation for this collection of
software is FOSS.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.