Sáng ngày
03/06/2013, tại trường đại học Hoa Sen, thành phố Hồ
Chí Minh đã diễn ra lễ tổng kết giai đoạn 1 và ký hợp
tác triển khai giai đoạn 2 dự án thử nghiệm và tích
hợp cho nền tảng phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM)
OpenRay-OpenRoad.
Hơn
6 tháng trước, ngày 17/12/2012, cũng tại trường Đại học
Hoa Sen, đã diễn ra lễ ký
kết hợp tác triển khai thử nghiệm nền tảng phần mềm
tự do nguồn mở Openray,
một sự chuyển giao công nghệ từ Trung tâm Công nghệ Mở
(OTF) của Úc cho các đối tác phía Việt Nam gồm: (1) Bộ
Khoa học Công nghệ; (2) Công ty tin học Lạc Tiên; (3) Công
ty Netnam và (4) Trường Đại học Hoa Sen.
Ngoài 4 đơn vị
của giai đoạn 1 được nêu ở trên sẽ tiếp tục tham
gia Openray- OpenRoad, còn có thêm 5 đơn vị nữa tham gia
thêm vào trong giai đoạn 2 này gồm (1) Đại học Duy Tân;
(2) Đại học Dân lập Hải Phòng; (3) Đại học Thăng
Long; (4) Công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông (iWay) và
(5) Công ty EcoIT. Tổng cộng trong giai đoạn 2 có 9 đơn vị
tham gia dự án, trong đó có 1 đơn vị nhà nước, 4 công
ty đều là các đơn vị thành viên của Câu lạc bộ
PMTDNM Việt Nam (VFOSSA) và 4 trường đại học ở cả 3
miền Bắc – Trung – Nam.
Trong số các
khách dự lễ ký kết lần này, đặc biệt còn có sự
hiện diện của ông Stephen Schmid, Tổng Giám đốc OTF, đơn
vị chuyển giao công nghệ của phía Úc cho phía Việt Nam
cùng một số đơn vị dự kiến sẽ tham gia vào dự án
trong giai đoạn 3, dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu năm
2014, sau khi kết thúc giai đoạn 2, dự kiến vào tháng
12/2013.
Phát biểu tại
buổi lễ ký kết, đại diện các trường đại học và
các công ty tham gia vào dự án đều bày tỏ sự hài lòng
và vui mừng được tham gia vào dự án và cam kết cùng
cộng tác và tham gia đóng góp nguồn lực của đơn vị
mình cho sự thành công của dự án, xây dựng các cộng
đồng lập trình viên PMTDNM ngày một đông đảo và vững
mạnh trên cơ sở cộng tác 4 bên: (1) nhà nước; (2) doanh
nghiệp; (3) đại học; (4) cộng đồng các lập trình
viên, cùng chia sẻ, cùng thụ hưởng các thành quả cũng
như các cơ hội hợp tác có được từ dự án và đóng
góp trở ngược lại cho cộng đồng PMTDNM trong nước và
thế giới.
Trong
bài phát biểu của mình tại lễ ký kết, ông Stephen
Schmid đã nêu lên mối quan tâm của OTF, Đại học
Carnegie
Mellon – Úc, Văn phòng CIO bang Nam Úc đối với dự án,
về mong muốn của phía Úc cùng với phía các đối tác
của Việt Nam, trong tương lai, sẽ triển khai thành công
công
nghệ mở
chứ không chỉ riêng PMTDNM, sẽ tham gia có hiệu quả vào
các hoạt động của cộng đồng công nghệ mở và PMTDNM
toàn cầu, chứ không chỉ bó hẹp giữa các cộng đồng
của Úc và Việt Nam. Ông cũng bày tỏ khả năng các
trường đại học của Úc, thông qua OTF, sẽ tham gia trực
tiếp và tích cực vào dự án hợp tác OpenRay-OpenRoad với
các đối tác Việt Nam, có khả năng từ giai đoạn 3 của
dự án.
Trong giai đoạn 2
của dự án, sẽ có thêm 2 hệ thống PMTDNM cơ bản được
tích hợp vào nền tảng OpenRay-OpenRoad là: (1) thư điện
tử và (2) quản lý tài liệu.
Ngoài công việc
tích hợp có liên quan tới khía cạnh kỹ thuật công nghệ
ra, giai đoạn 2 của dự án sẽ tiếp tục tập trung vào
việc xây dựng các cộng đồng PMTDNM, vào việc tổ chức
và quản lý của dự án với trọng tâm là việc lựa
chọn một mô hình điều hành quản lý phù hợp cho một
dự án PMTDNM với nhiều thành phần tích hợp như
OpenRay-OpenRoad, hướng tới tính bền vững và mô hình
phát triển mở, phù hợp với triết lý và pháp lý của
PMTDNM thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Chiều cùng ngày,
cũng tại đại học Hoa Sen, các trưởng đoàn đã có cuộc
họp đầu tiên sau lễ ký kết để chia sẻ các kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện dự án từ các bên tham
gia trong giai đoạn 1 cũng như để bàn về các cách thức
khuyến khích một cách thiết thực các sinh viên và giáo
viên của các trường Đại học khi tham gia vào dự án và
một số vấn đề khác có liên quan tới các hoạt động
triển khai dự án.
Dự kiến trong
giai đoạn 3, dự án sẽ ưu tiên việc tiếp tục mở rộng
sự hợp tác của OpenRay-OpenRoad với Joinup của Liên minh
châu Âu, tích hợp thêm một số hệ thống ứng dụng nữa
vào OpenRay-OpenRoad, dự kiến
hướng ưu tiên vào một số ứng dụng PMTDNM ở 2 khía
cạnh là an ninh và giáo dục, với sự tham gia của nhiều
hơn nữa các công ty công nghệ thông tin của Việt Nam,
đặc biệt là các công ty trong VFOSSA và các trường đại
học của Việt Nam, Úc và có thể cả các quốc gia khác
nữa.
Trần Lê
Một phần của
bài viết đăng trên Tạp chí Tin học & Đời sống, số
tháng 06/2013, trang 50.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.