European
Parliament Committee Says No To TAFTA/TTIP Deal Without Respect For
Data Privacy, But Fails To Offer Snowden Asylum
from the talking-tough
dept
by Glyn
Moody
Fri, Feb 14th 2014
Bài được đưa lên
Internet ngày: 14/02/2014
Lời
người dịch: Tại châu Âu có 2 hiệp định đang được
đàm phán giữa EU
và Mỹ.
Vì sự giám sát ồ tại của NSA và sự liên quan tới các
quyền riêng tư của các công dân EU và những bất đồng
giữa EU và Mỹ về các vấn đề đó, cả hiệp
định Đối tác Thương mại & Đầu tư Xuyên Đại tây
dương - TTIP (Transatlantic Trade and Investment Partnership) và
Hiệp định về Chương trình Theo dõi Tài chính Khủng bố
– TFTP (Terrorist Finance Tracking Programme) đều sẽ bị treo
cho tới khi có được những giải thích rõ ràng từ phía
Mỹ cũng như từ một số quốc gia thành viên của EU.
Những
vấn đề như thế này ở EU có thể là những bài học
tốt cho Việt Nam hiện nay, khi mà Việt Nam đang tham gia
đàm phán về TPP.
Xem thêm: TPP,
ACTA, bằng sáng chế phần mềm và hơn thế nữa và
Chương
trình gián điệp PRISM trên không gian mạng.
Đầu tuần này chúng
tôi đã nhắc tới việc rằng Edward Snowden đã
đồng ý về nguyên tắc sẽ đóng góp cho yêu cầu của
Nghị viện châu Âu trong vụ giám sát ồ ạt các công dân
của Liên minh châu Âu (EU). Cơ quan dẫn dắt là ủy ban về
các Quyền tự do Dân sự (Civil Liberties), các công việc
Pháp luật và Nội địa, viết tắt là LIBE, nó đã và
đang phỏng vấn nhiều nhân chứng khác để thành lập
những gì sẽ là câu trả lời của EU. Hôm qua ủy
ban LIBE đã gặp và đồng ý các khuyến cáo cuối cùng
của mình, bao gồm các đòi hỏi khá ấn tượng như
sau:
Sự
tán thành của Nghị viện với hiệp định Đối tác
Thương mại & Đầu tư Xuyên Đại tây dương - TTIP
(Transatlantic Trade and Investment Partnership) với Mỹ “có
thể bị nguy hiểm chừng nào các hoạt động giám sát ồ
ạt bao trùm và sự can thiệp các giao tiếp truyền thông
trong các cơ quan và đại diện ngoại giao của EU còn chưa
được dừng hoàn toàn và một giải pháp phù hợp cho các
quyền riêng tư về dữ liệu của các công dân EU, bao gồm
cả sự sửa lại về hành chính và pháp lý còn chưa được
thấy”, các nghị sỹ quốc hội châu Âu nói.
Nghị
viện vì thế sẽ bảo lưu sự đồng thuận của mình đối
với hiệp định TTIP trừ phi nó tôn trọng đầy đủ các
quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến chương của
Liên minh châu Âu, các văn bản bổ sung, nhấn mạnh rằng
bảo vệ dữ liệu sẽ được đưa ra khỏi các cuộc đàm
phán thương mại.
Nếu Nghị viện châu
Âu đồng ý, thì điều đó có thể là một vấn đề
lớn, vì về phía Mỹ, có một sự nhất quán mạnh mẽ
ngang bằng nhau rằng bảo vệ dữ liệu phải được đưa
vào trong bất kỳ văn bản TAFTA/TTIP nào. Nhưng các nghị
sỹ của LIBE không dừng ở đó; đây là những quả bom
tấn tiềm năng hơn nữa:
Các
nghị sỹ quốc hội châu Âu kêu gọi “treo ngay lập tức”
các nguyên tắc về tính riêng tư Cảng An toàn - Safe
Harbour (các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu tự nguyện cho
các công ty không phải của EU truyền các dữ liệu cá
nhân của các công dân EU cho Mỹ).Các nguyên tắc đó
“không đưa ra được sự bảo vệ phù hợp cho các công
dân EU”, các nghị sỹ nói, những người thúc giục Mỹ
đề xuất các qui tắc truyền dữ liệu cá nhân mới mà
đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ dữ liệu của EU.
Hiệp
định về Chương trình Theo dõi Tài chính Khủng bố –
TFTP (Terrorist Finance Tracking Programme) cũng sẽ bị treo cho
tới khi các lý lẽ mà các nhà chức trách Mỹ có sự
truy cập tới các dữ liệu ngân hàng của các công dân
châu Âu nằm ngoài hiệp định đó được làm sáng tỏ,
các nghị sỹ quốc hội châu Âu nói. Hiệp định khung về
bảo vệ dữ liệu EU-Mỹ sẽ được đưa ra vào mùa xuân
2014 phải đảm bảo có sự sửa đổi pháp lý phù hợp
hơn cho các công dân EU mà các dữ liệu cá nhân của họ
được truyền tới Mỹ, họ bổ sung thêm.
Không có chương
trình Safe Harbor, sẽ là bất hợp pháp theo luật của
châu Âu đối với các công ty như Google và Facebook để
lấy các dữ liệu cá nhân của các công dân EU đưa ra
ngoài EU, nó có thể làm khó để chạy các dịch vụ ở
đó. Giả thiết mối đe dọa này được thiết kế để
khuyến khích các nhà chức trách Mỹ đi tới được thứ
gì đó tốt hơn so với hệ thống Safe Harbor hiện hành,
về cơ bản nó không đưa ra sự bảo vệ cho dữ liệu cá
nhân của các công dân EU khi nó được truyền tới Mỹ.
Một đề xuất thú
vị liên quan tới những người thổi còi:
Nghị
quyết thúc giục Ủy ban châu Âu kiểm tra liệu một luật
của EU trong tương lai có thiết lập được một “chương
trình bảo vệ người thổi còi châu Âu” cũng sẽ đưa
vào các lĩnh vực tình báo khác hay không. Các quốc gia
thành viên eU cũng được yêu cầu cân nhắc việc trao sự
bảo vệ quốc tế cho những người thổi còi khỏi sự
truy tố.
Những một bỏ sót
lớn là thiếu bất kỳ lời gọi chính thức nào để đưa
ra sự tị nạn chính trị cho Edward Snowden, thứ gì đó
nhiều người đã hy vọng. Tuy nhiên, tờ Euronews nêu rằng
người chịu trách nhiệm báo cáo (chuyên gia theo chủ đề)
cho báo cáo này, Claude Moraes, tin tưởng rằng việc đưa
ra sự tị nạn là không thể về cách mà các sức mạnh
chính trị được phân bổ giữa EU và các quốc gia thành
viên của nó:
“EU
không có quyền trao tị nạn với danh nghĩa của EU, nên
điều này là thứ gì đó do các quốc gia thành viên riêng
rẽ”, ông đã nói cho Euronews. “Và vấn đề tị nạn
trong báo cáo này vì thế không trở thành một vấn đề
phù hợp đối với EU”.
Cuối cùng, ủy ban
LIBE đã quở trách một vài cơ quan quốc gia về sự đồng
lõa trong các hoạt động giám sát toàn cầu của NSA:
Anh,
Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan và Balan nên làm rõ các
lý do giám sát ồ ạt - bao gồm các thỏa thuận tiềm
năng giữa các dịch vụ tình báo và các hãng viễn thông
về truy cập tới và trao đổi các dữ liệu cá nhân và
truy cập tới các cáp xuyên đại tây dương - và khả
năng của họ với các luật của EU, nó nói.
Các
nước EU khác, đặc biệt các nước tham gia trong “9 cặp
mắt” (Anh, Đan Mạch, Pháp và Hà Lan) và các thỏa thuận
“14 cặp mắt” (các nước trên cộng với Đức, Bỉ,
Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển) cũng bị thúc giục rà soát
lại các luật quốc gia và các thực tiễn của họ trong
điều hành các hoạt động của các dịch vụ tình báo,
sao cho đảm bảo rằng họ tuân theo sự giám định của
pháp luật và của nghị viện và sự soi xét kỹ lưỡng
của công chúng và rằng họ tuân thủ với các bổn phận
các quyền cơ bản.
Các
nghị sỹ quốc hội châu Âu coi các thỏa thuận song
phương “chống gián điệp” được kết luận hoặc
đang đàm phán giữa một số nước EU (Anh, Pháp và Đức)
và Mỹ như là “phản tác dụng và không phù hợp, vì
nhu cầu về một tiếp cận của châu Âu cho vấn đề
này”.
Đáng
nhấn mạnh rằng tất cả các đề nghị đó chỉ là các
khuyến cáo ở giai đoạn này: biểu quyết cuối cùng ở
Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra vào ngày 12/03, và có thể
thấy các sửa đổi bổ sung cho bất kỳ thứ gì trong số
chúng, cũng như các loại bỏ và bổ sung thêm (ví dụ,
đảng
Xanh của EU đã nói rằng họ sẽ cố gắng làm cho Nghị
việ châu Âu đưa ra sự tị nạn cho Snowden sau đó).
Dù vậy, báo cáo đó gửi đi một tín hiệu rất mạnh mẽ
rằng các nghị sỹ quốc hội châu Âu trong ủy ban LIBE
cực kỳ không hạnh phúc về những tiết lộ giám sát ồ
ạt đang được tiến hành khắp châu Âu. Những gì chính
xác được dịch sang các hành động thực tế cho tới
nay có liên quan, vẫn còn được thấy.
Earlier
this week we mentioned that Edward Snowden has agreed
in principle to contribute to the European Parliament's inquiry into
the mass surveillance of EU citizens. The body leading that is the
Civil Liberties, Justice and Home Affairs (LIBE) committee, which has
been interviewing many other witnesses in order to formulate what the
EU's response should be. Yesterday the
LIBE committee met and agreed its final recommendations, which
include some pretty dramatic demands -- like this one:
Parliament's
consent to the final Transatlantic Trade and Investment Partnership
(TTIP) deal with the US "could be endangered as long as blanket
mass surveillance activities and the interception of communications
in EU institutions and diplomatic representations are not fully
stopped and an adequate solution for data privacy rights of EU
citizens, including administrative and judicial redress is not
found", MEPs say.
Parliament
should therefore withhold its consent to the TTIP agreement unless it
fully respects fundamental rights enshrined in the EU Charter, the
text adds, stressing that data protection should be ruled out of the
trade talks.
If
the European Parliament agrees, that could be a big problem, because
on the US side, there is an equally strong insistence that data
protection must be included in any TAFTA/TTIP text. But the LIBE MEPs
don't stop there; here are more potential bombshells:
MEPs
call for the "immediate suspension" of the Safe Harbour
privacy principles (voluntary data protection standards for non-EU
companies transferring EU citizens' personal data to the US). These
principles "do not provide adequate protection for EU citizens"
say MEPs, who urge the US to propose new personal data transfer rules
that meet EU data protection requirements.
The
Terrorist Finance Tracking Programme (TFTP) deal should also be
suspended until allegations that US authorities have access to EU
citizens' bank data outside the agreement are clarified, say MEPs.
The EU-US data protection framework agreement to be struck in spring
2014 must ensure proper judicial redress for EU citizens whose
personal data are transferred to the US, they add.
Without
the Safe Harbor program,
it will be illegal under European law for companies like Google and
Facebook to take EU citizens' personal data outside the EU, which
would make it hard to run those services there. Presumably this
threat is designed to encourage the US authorities to come up with
something better than the current Safe Harbor system, which
essentially offers no protection for the personal data of EU citizens
when it is transferred to the US.
One
interesting proposal concerns whistleblowers:
The
resolution urges the European Commission to examine whether a future
EU law establishing a "European whistleblower protection
programme" should also include other fields of EU competence
"with particular attention to the complexity of whistleblowing
in the field of intelligence". EU member states are also asked
to consider granting whistleblowers international protection from
prosecution.
But
a big omission is the lack of any formal call to offer political
asylum to Edward Snowden, something many people had hoped for.
However, Euronews reports that the Rapporteur (subject expert) for
this report, Claude Moraes, believes that offering
asylum is not possible because of the way that political powers
are apportioned between the European Union and its member states:
"The
European Union does not have the power to grant asylum as the
European Union, so this is something for individual member states,"
he told euronews. "And the issue of asylum within this report
therefore does not become a relevant issue for the European Union."
Finally,
the LIBE committee rapped a few national knuckles for complicity in
the NSA's global surveillance activities:
The
UK, France, Germany, Sweden, the Netherlands and Poland should
clarify the allegations of mass surveillance -- including potential
agreements between intelligence services and telecoms firms on access
to and exchange of personal data and access to transatlantic cables
-- and their compatibility with EU laws, it says.
Other
EU countries, in particular those participating in the "9-eyes"
(UK, Denmark, France and the Netherlands) and "14-eyes"
arrangements (those countries plus Germany, Belgium, Italy, Spain and
Sweden) are also urged to review their national laws and practices
governing the activities of intelligence services, so as to ensure
that they are subject to parliamentary and judicial oversight and
public scrutiny and that they comply with fundamental rights
obligations.
MEPs
deem bilateral "anti-spying" arrangements concluded or
under negotiation between some EU countries (the UK, France and
Germany) and the US as "counterproductive and irrelevant, due to
the need for a European approach to this problem".
It's
worth emphasizing that all these demands are only recommendations at
this stage: the final vote in the European Parliament will take place
on 12 March, and could see amendments to any of them, as well as
deletions and additions (for example, the EU Greens have said that
they
will try to get the European Parliament to offer asylum to Snowden
then.) Nonetheless, the report sends a very strong signal that MEPs
on the LIBE committee are extremely unhappy about the revelations of
mass surveillance being conducted across Europe. What exactly that
translates into as far as real-world actions are concerned, remains
to be seen.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.