-->
Bạn
luôn có khả năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng vô số
các tư liệu, bất kể chúng là ở dạng văn bản, hình
ảnh, âm thanh hay đa phương tiện, theo một cách thức mở
và hoàn toàn tuân thủ luật sở hữu trí tuệ, bằng việc
sử dụng các kho tư liệu mở khổng lồ sẵn có trên thế
giới với các tư liệu được cấp giấy phép mở
Creative Commons (CC).
Có
nhiều cách thức tìm kiếm khác nhau, bằng các máy tìm
kiếm khác nhau. Bài viết này đề cập tới cách tìm kiếm
phổ biến nhất các tư liệu mở mang giấy phép CC trên
cổng tìm kiếm CC.
A.
Qui trình 4 bước để tìm kiếm các tư liệu mở mang giấy
phép CC trên cổng tìm kiếm CC
Bước
1: Khởi tạo tìm kiếm CC
Hãy
vào site của Creative Commons tại địa chỉ
http://creativecommons.org/ rồi nhấn vào núm “Find CC
licensed works” (Tìm kiếm các tác phẩm có giấy phép CC)
để tới được trang tìm kiếm trên site Creative Commons
tại địa chỉ: http://search.creativecommons.org/. Để nhanh
chóng, từ lần sau, bạn có thể tới thẳng địa chỉ
của trang tìm kiếm này. Trang tìm kiếm trông giống hình
sau:
Bước
2: Chọn đúng giấy phép cho những gì bạn muốn
Chúng
ta đều đã biết rằng có 6 loại giấy phép CC khác nhau,
trong đó có những loại giấy phép không được phép sử
dụng cho các mục đích thương mại hoặc không được
phép sửa đổi, tùy biến đối với các tác phẩm (tư
liệu) gốc ban đầu. Chính vì vậy, trong bước này, chúng
ta cần lựa chọn đúng giấy phép theo đúng mục đích mà
chúng ta muốn khi sử dụng tư liệu.
Để
lọc tư liệu dựa vào dạng sử dụng bạn muốn có, ta
sẽ sử dụng 2 ô chọn hình ô vuông ở ngay bên dưới
của trường tìm kiếm trong trang tìm kiếm của CC, nơi có
dòng chữ “Tôi muốn thứ gì đó mà
tôi có thể” (I want something
that I can...). Điều này sẽ cho bạn 2 lựa chọn 'sử
dụng cho các mục đích thương mại' (use
for commercial purposes) và 'sửa,
thích nghi hoặc xây dựng trên nó' (modify,
adapt or build upon). Hãy chọn lựa chọn phù hợp cho
việc sử dụng của bạn. Bạn có thể chọn 1 ô, 2 ô
hoặc không chọn ô nào cả.
Ví
dụ, nếu bạn chọn 'sử dụng cho
các mục đích thương mại', thì máy tìm kiếm
sẽ loại trừ các nội dung theo một giấy phép cấm sử
dụng thương mại (nghĩa là điều đó bao gồm điều
khoản phi thương mại Non – commercial). Tương tự, việc
chọn 'sửa đổi, thích nghi, hoặc
xây dựng trên nó' sẽ loại trừ các kết quả
mà bạn không thể thay đổi (như theo một giấy phép
Không có Tác phẩm Phái sinh - No Derivative Works).
Nếu
bạn chọn cả 2 lựa chọn, thì chỉ những kết quả theo
các giấy phép CC rộng rãi nhất, Ghi công (Attribution)
và Ghi công - Chia sẻ Như nhau (Attribution - Share Alike), sẽ
được tìm ra, nếu có. Nếu bạn không chọn hộp nào thì
bạn sẽ có được tư liệu theo tất cả các giấy phép
CC.
Bảng
bên dưới chỉ cách mỗi lựa chọn sẽ lọc tư liệu
theo giấy phép.
Các
lựa chọn lọc tư liệu
|
|||||
Không
chọn gì cả
|
Sử
dụng cho các mục đích thương mại
|
Tác
phẩm mà tôi có thể sửa, thích nghi hoặc xây dựng
trên nó
|
Cả
2
|
||
Các
kết quả theo giấy phép
|
BY
|
√
|
√
|
√
|
√
|
BY-NC
|
√
|
-
|
√
|
-
|
|
BY-ND
|
√
|
√
|
-
|
-
|
|
BY-SA
|
√
|
√
|
√
|
√
|
Bước
3: Chọn đúng dạng tài liệu
Tiếp
sau bạn cần chọn dạng nội dung mà bạn muốn tìm kiếm.
Cổng Tìm kiếm Creative Commons trao cho bạn sự truy cập
tới một số máy tìm kiếm khác nhau, chúng cho phép bạn
tìm kiếm các dạng tư liệu khác nhau. Mỗi máy tìm kiếm
có các thẻ (tab) của riêng mình trên trang của máy tìm
kiếm CC như Europeana, Flickr, Fotopedia, Google, Google Images,
Jamendo, Open Clipart Library, SpinXpress, Wikimedia Commons và
Youtube.
Nếu
bạn muốn tìm nội dung của tất cả các dạng thì bạn
có thể sử dụng các thẻ tìm kiếm chung trên Web của
Google. Hoặc bạn có thể giới hạn tìm kiếm của bạn
chỉ trong các site chỉ cung cấp một dạng nội dung. Bảng
bên dưới đưa ra một tóm tắt dạng nội dung mỗi thẻ
tab ở trên cung cấp.
Thẻ
tìm kiếm
|
|||||||||
Europeana
|
Flickr
|
Fotopedia
|
Google
|
Google
Images
|
Jamendo
|
Open
Clipart Library
|
SpinXpress
|
Wikimedia
Commons
|
Youtube
|
Đa
phương tiện
|
Ảnh
|
Ảnh
|
Web
|
Ảnh
|
Âm
nhạc
|
Ảnh
|
Đa
phương tiện
|
Đa
phương tiện
|
Video
|
Bước 4: Thực hiện tìm kiếm
Hãy
gõ các từ khóa cần tìm kiếm vào trường tìm kiếm, nơi
có dòng chữ mờ “Enter your search query” (Hãy gõ vào yêu
cầu tìm kiếm của bạn) rồi nháy chuột vào thẻ tìm
kiếm (tương ứng với các máy tìm kiếm được nêu ở
bảng trên) để tìm kiếm tư liệu mang giấy phép CC mà
bạn muốn có.
B.
Ví dụ
Bạn
đang quản lý một dự án của lớp về các hệ thống
sông ngòi. Các học sinh được yêu cầu tạo ra một video
về một hệ thống sông ngòi theo họ chọn. Để hỗ trợ
các học sinh thực hiện nhiệm vụ này, bạn đang chuẩn
bị một bài giảng và muốn đưa vào các ảnh ví dụ cho
để các học sinh sử dụng.
Bạn
muốn tiến hành tìm kiếm các ảnh được cấp phép CC để
đưa vào trong bài giảng. Để làm điều này, bạn cần
phải:
Bước 1
|
Đi tới Cổng Tìm
kiếm Creative Commons tại http://search.creativecommons.org/
|
Bước 2
|
Vì dự án được
thiết kế để sử dụng cho lớp học, sẽ không cần
loại trừ các nội dung phi thương mại. Tuy nhiên, có
khả năng là các học sinh sẽ muốn tùy biến các ảnh
đó nên bạn cần giới hạn tìm kiếm chỉ với các
tác phẩm có thể được tùy biến hoặc sửa đổi.
Bạn chọn ô: 'sửa,
thích nghi hoặc xây dựng trên nó'
(modify, adapt or build
upon).
|
Bước 3
|
Gõ từ 'các con
sông' (rivers) vào trường tìm kiếm của Cổng Tìm kiếm
CC.
|
Bước 4
|
Chọn thẻ 'Flickr'
để tìm chỉ các ảnh về các con sông có các giấy
phép CC như bạn muốn.
|
Việc
tìm kiếm của bạn sẽ cho kết quả là một số ảnh
chính xác là dạng ảnh bạn đang tìm. Bạn chèn chúng vào
bài giảng, cùng với các chi tiết ghi công phù hợp. Để
có thông tin về cách ghi công cho tư liệu CC, hãy xem bài:
“Ghi
công” khi sử dụng tư liệu có các giấy phép Creative
Commons,
đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng
08/2012. Để hiểu rõ hơn về các giấy phép CC, hãy xem
bài: “Các
giấy phép Creative Commons cho các tư liệu mở”,
đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng
07/2012.
Phần
A và B của bài viết này là một phái sinh của tài
liệu “Làm thế nào để tìm kiếm các tư liệu bằng
việc sử dụng Cổng tìm kiếm Creative Commons dành cho
giáo viên và học sinh” (How
to find Creative Commons materials using the Creative Commons
Search Portal for Teachers and Students)
của
Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng
tạo và Đổi mới, Đơn vị Bản quyền Quốc gia và
Creative Commons Úc. Tài liệu gốc ở địa chỉ:
Bản
sao giấy phép tài liệu này có tại:
http://creativecommons.org/licenses/by/2.5/au
|
C.
Một số nguồn tư liệu mở có sẵn
Có
vô số các nguồn tư liệu mở có sẵn trên thế giới.
Dưới đây chỉ liệt kê một vài trong số đó:
Tên gọi
|
Mô tả
|
URL
|
Wiki Commons
|
Hơn 13 triệu tệp hình ảnh, âm thanh, đa
phương tiện. Có đường dẫn tới nhiều dự án khác
như: Meta-Wiki,
Wikibooks,
Wikispecies,
Wikisource,
Wiktionary,
Wikiversity, ...
|
|
Tài nguyên giáo dục mở
|
Gần 40.000 tài nguyên các khóa học từ
phổ thông 12 lớp tới cao đẳng, có giấy phép mở, sử
dụng tự do.
|
|
Thư viện mở
|
Hơn 1 triệu đầu sách các loại.
|
|
Sách giáo khoa mở
|
Nơi đăng ký và tập hợp các đường
dẫn tới các dự án, các kho sách giáo khoa mở.
|
|
Máy tìm kiếm các tạp chí mở
|
Cổng truy cập các tạp chí điện tử mở
của Đại học Mở Krishna Kanta Handiqui. Điểm khởi đầu
để tìm kiếm vô số các tạp chí mở khác trên thế
giới.
|
D.
Gợi mở cho việc xây dựng các tư liệu mở tiếng Việt
Với
những nội dung và chỉ dẫn tìm kiếm trong bài này, chúng
ta có khả năng tìm kiếm và sử dụng các kho tư liệu mở
khổng lồ trên thế giới cho các nhu cầu của chúng ta.
Tuy
nhiên, một mặt, trong thế giới của nguồn mở, chúng ta
không nên và có lẽ là không thể cứ mãi chăm chăm vào
việc sử dụng những tác phẩm và thành quả lao động
sẵn có mà những người khác đã làm ra sẵn cho chúng ta
sử dụng, mà chúng ta cần phải và có bổn phận đóng
góp trở ngược lại cho cộng đồng nguồn mở đó. Mặt
khác, hầu như tất cả các kho tư liệu mở khổng lồ
đang tồn tại sẵn đó, đều là các kho tư liệu bằng
tiếng nước ngoài, không có hoặc
hầu như không có bằng tiếng Việt.
Trong
kỷ nguyên tri thức như hiện nay, các kho tri thức mở
tiếng Việt là điều tiên quyết không thể thiếu mà
trách nhiệm để xây dựng nó đặt lên vai của mọi
người dân Việt Nam, đặc biệt là những người làm
việc trong khu vực giáo dục. Hy vọng từ bài sau, Tin học
và Đời sống sẽ giới thiệu với các bạn đọc một
chủ đề mới với mục đích nhằm xây
dựng các tư liệu giáo dục mở tiếng Việt cho mọi
người dân Việt Nam.
Trần
Lê
Bài
đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng
09/2012, trang 64-65
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.