Các
tỉnh - bộ - ngành trong chính phủ đều có những dự án
xây dựng các hệ thống thông tin với các ứng dụng đặc
thù với các qui trình nghiệp vụ cụ thể nào đó của
chúng, trong số đó có nhiều ứng dụng và/hoặc các phần
của ứng dụng có thể gần giống nhau hoặc giống nhau
hoàn toàn cả về tổ chức, kỹ thuật và ngữ nghĩa đối
với các qui trình và/hoặc dữ liệu của chúng. Điều
này làm phát sinh nhu cầu về tính tương hợp, việc mô
hình hóa và tiêu chuẩn hóa cả qui trình cũng như dữ
liệu mà chúng ta sẽ đề cập tới một cách khái quát
trong bài viết này, đặc biệt khi xây dựng các ứng dụng
- dịch vụ cho chính phủ điện tử (CPĐT).
A.
TÍNH TƯƠNG HỢP
Dù
là xây dựng tài liệu khung tương hợp hay tài liệu về
chuẩn và kiến trúc thì một trong những mục tiêu hàng
đầu của các tài liệu dạng đó là phải đảm bảo
tính tương hợp.
Định
nghĩa tính tương hợp
Tính
tương hợp, từ quan điểm nghiệp vụ của kiến trúc của
các ứng dụng CPĐT,
được hiểu như việc đảm bảo cho sự hợp tác giữa
một loạt các ứng dụng CPĐT với nhau để trao đổi
thông tin có hiệu quả giữa các các cơ quan chính phủ
với các công dân, doanh nghiệp và giữa các cơ quan chính
phủ với nhau. Còn từ quan điểm ứng dụng, tính tương
hợp được hiểu như là khả năng của 2 hoặc nhiều hơn
các thành phần, phần mềm hoặc hệ thống công nghệ
thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trao đổi được với
nhau một cách trong suốt và có ý nghĩa các thông tin - dữ
liệu và sử dụng được các thông tin - dữ liệu được
trao đổi với nhau đó một cách có an ninh và hiệu quả.
Phân
loại tính tương hợp: Tính tương hợp tổ chức, kỹ
thuật và ngữ nghĩa
Khi
nói về tính tương hợp, thông thường những cán bộ kỹ
thuật, các nhân viên lập trình phần mềm thường nghĩ
ngay tới việc sử dụng một loạt các tiêu chuẩn kỹ
thuật, ví dụ như ngôn ngữ siêu văn bản mở rộng XML
(Extensible Markup Language) để trao đổi các dữ liệu và
qui trình của các ứng dụng nghiệp vụ. Điều này là
đúng nhưng không đủ. Đúng, vì XML, cùng với một số
tiêu chuẩn kỹ thuật khác, sẽ giúp giải quyết được
vấn đề tương hợp về kỹ thuật. Không đủ, vì XML,
không thể giải quyết được vấn đề tương hợp về
tổ chức và ngữ nghĩa.
- Tính tương hợp về tổ chức
Tính tương hợp về tổ chức trước
hết xác định khi nào và vì sao các dữ liệu nhất định
nào đó được trao đổi. Rõ ràng, từ quan điểm kỹ
thuật – công nghệ, chúng ta sẽ không thể có câu trả
lời nào làm thỏa mãn được câu hỏi này. Điều này có
nghĩa là trong phạm vi của tính tương hợp về tổ chức,
những qui trình trao đổi các dữ liệu sẽ được phối
hợp với các thông số pháp lý, theo các qui định của
pháp luật.
Một ví dụ thường thấy, là tại
nhiều quốc gia, các dữ liệu về tính riêng tư được
pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt, và chúng thường chỉ
được phép trao đổi trong những trường hợp cụ thể
nào đó, trong những cơ quan nhất định có thẩm quyền
nào đó. Việc tiết lộ các thông tin về tính riêng tư
được coi là một hành vi vi phạm pháp luật.
- Tính tương hợp về kỹ thuật
Tính
tương hợp về kỹ thuật tham chiếu thuần túy tới khả
năng để trao đổi thông tin. Tính tương hợp về kỹ
thuật bao gồm định nghĩa các cách thức trao đổi và
các giao thức truyền tải dữ liệu. Với việc trao đổi
dữ liệu, thì tiêu chuẩn XML là bắt buộc phải sử
dụng. Còn đối với sự truyền tải các dữ liệu, các
giao thức thường được sử dụng như SOAP, HTTP, FTP, IP,
SMTP... mà trong phạm vi của bài viết này, chúng ta sẽ
không đề cập tới chúng xa hơn.
- Tính tương hợp về ngữ nghĩa
Tính
tương hợp về ngữ nghĩa được đưa ra khi 2 hệ thống
trao đổi các dữ liệu sao cho các dữ liệu được hiểu
theo một cách thức cùng y hệt như nhau đối với cả 2
đối tác giao tiếp và sự hiểu lầm được loại trừ.
Điều này được áp dụng cho các mẫu biểu và các nội
dung của dữ liệu được truyền.
Một
ví dụ cụ thể tính tương hợp về ngữ nghĩa mà chúng
ta có thể thường gặp khi xây dựng các cơ sở dữ liệu
có liên quan tới họ và tên của người sử dụng, ví dụ
là Lê Việt Nam, như được nêu trong bảng bên dưới.
STT
|
Trường
trong bảng của cơ sở dữ liệu
|
Cách
lưu trữ 1
|
Cách
lưu trữ 2
|
Cách
lữu trữ 3
|
Cách
lưu trữ 4
|
1
|
Trường
thứ 1
|
Lê
Việt Nam
|
Lê
Việt
|
Lê
|
Lê
|
2
|
Trường
thứ 2
|
-
|
Nam
|
Việt
Nam
|
Việt
|
3
|
Trường
thứ 3
|
-
|
-
|
-
|
Nam
|
Bảng
1: Ví dụ về các khả năng lưu trữ họ và tên người
trong các trường của cơ sở dữ liệu
Giả thiết chúng ta sẽ phải trao đổi
các dữ liệu về họ và tên của cùng một người sử
dụng nằm trong 2 cơ sở dữ liệu khác nhau của cùng một
cơ quan, ví dụ như, cơ sở dữ liệu quản lý nhân sự
và cơ sở dữ liệu quản lý tiền lương của cùng một
bộ trong Chính phủ. Giả thiết cơ sở dữ liệu quản lý
nhân sự làm theo cách lưu trữ 1, còn cơ sở dữ liệu
quản lý tiền lương làm theo một trong các cách lưu trữ
từ 2-4. Dễ nhận thấy rằng, nếu không có những qui
định và/hoặc xử lý bổ sung, thì việc trao đổi dữ
liệu giữa các trường lưu trữ họ và tên của 2 cơ sở
dữ liệu trên là không thể thực hiện được đối với
các cán bộ dù là trong cùng một Bộ đó. Lý do không
trao đổi được nằm chính ở ngữ nghĩa của dữ liệu,
chúng không đồng nhất với nhau và vì thế không thể
trao đổi qua lại giữa từng trường của 2 cơ sở dữ
liệu cần được trao đổi với nhau đó.
Điều không tương hợp về ngữ nghĩa
đối với cùng một cá nhân rất có thể sẽ xảy ra trầm
trọng hơn, nếu một cá nhân đó nằm trong nhiều cơ sở
dữ liệu của các cơ quan khác nhau. Hãy tưởng tượng về
dữ liệu của cùng một cá nhân được lưu trữ trong các
cơ sở dữ liệu quốc gia khác nhau theo tinh thần của
Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 về việc Quyết
định Phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước
giai đoạn 2011-2015 như giữa (1) Cơ sở dữ liệu quốc
gia về cán bộ, công chức, viên chức và (2) Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư, và chúng không thể trao đổi
được cho nhau. Khả năng không thể trao đổi được các
dữ liệu cho nhau về một cán bộ cũng có thể được
thấy giữa các hệ thống khác nhau, như các hệ thống
của Chính phủ và của Đảng, ví dụ như các dữ liệu
cá nhân của các cán bộ ở 2 cơ sở dữ liệu cá nhân
nêu trên với cơ sở dữ liệu quản lý Đảng viên.
Điều tương tự này cũng hoàn toàn có
thể xảy ra đối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
nhau trong Chính phủ như giữa (3) Cơ sở dữ liệu quốc
gia kinh tế công nghiệp và thương mại với (4) Cơ sở dữ
liệu quốc gia về doanh nghiệp; Giữa (4) Cơ sở dữ liệu
quốc gia về doanh nghiệp với (5) Cơ sở dữ liệu quốc
gia về tài nguyên và môi trường và/hoặc với (6) Cơ sở
dữ liệu quốc gia về các dự án đầu tư khi chúng sẽ
có liên quan tới dữ liệu của cùng một doanh nghiệp
nhưng nằm ở các cơ sở dữ liệu quốc gia khác nhau, với
các cách thức sử dụng mã định danh và biểu diễn các
tên doanh nghiệp và họ và tên các chủ doanh nghiệp là
khác nhau và, về mặt ngữ nghĩa, các dữ liệu của các
cơ sở dữ liệu đó, rất có thể, sẽ không thể trao
đổi được các dữ liệu đó cho nhau. Chắc chắn, khi đi
sâu hơn, sẽ còn có nhiều vấn đề hơn nữa về sự
trùng lặp, chồng lấn các dữ liệu, không thể trao đổi
được với nhau từ sự không tương hợp về ngữ nghĩa
này.
B.
MÔ HÌNH HÓA VÀ TIÊU CHUẨN HÓA QUI TRÌNH
Kiến
trúc CPĐT thường có cấu tạo từ nhiều lớp hoặc quan
điểm, trong đó quan điểm nghiệp vụ là điểm khởi
phát, là động lực để thúc đẩy tất cả những quan
điểm còn lại trong mô hình kiến trúc tổng thể. Bên
cạnh những công việc khác, quan điểm nghiệp vụ có
liên quan trực tiếp tới công việc quản lý hành chính,
tới cải cách hành chính. Tới lượt mình, một trong
những hoạt động quan trọng trong cải cách hành chính,
có liên quan tới sử dụng CNTT-TT làm công cụ để trợ
giúp, là mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa các qui trình
nghiệp vụ bằng việc sử dụng các công cụ mô hình hóa
phù hợp.
Không
có việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa các qui trình
nghiệp vụ thì việc sử dụng các công cụ CNTT-TT để
xây dựng các ứng dụng CPĐT sẽ gặp vô vàn khó khăn và
trong nhiều trường hợp là không thể thực hiện được
vì mỗi người có thể sẽ hiểu và diễn giải một qui
trình nghiệp vụ cụ thể nào đó theo các cách thức khác
nhau hoàn toàn. Lý tưởng mà nói, với một qui trình
nghiệp vụ của một ngành cụ thể nào đó được mô
hình hóa và tiêu chuẩn hóa bằng các công cụ tiêu chuẩn
thì dù bạn có là người ngoài ngành đó, thậm chí là
người của một quốc gia khác, cũng sẽ hiểu được qui
trình nghiệp vụ đó y hệt như bất kỳ ai khác hiểu
biết tường tận về qui trình nghiệp vụ của ngành đó.
Nói ngắn gọn, việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa một
qui trình nghiệp vụ làm cho qui trình nghiệp vụ trở nên
rõ ràng, minh bạch và được hiểu y hệt như nhau. Những
qui trình nghiệp vụ như vậy sẽ là cơ sở nhất quán
cho việc xây dựng các ứng dụng nghiệp vụ đặc thù sử
dụng trong CPĐT. Ví dụ được nêu trong phần “Ví dụ
về một ứng dụng – dịch vụ trực tuyến với vài
thành phần cơ bản” của bài “Giới
thiệu kiến trúc phần mềm tham chiếu trong CPĐT”
đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống số tháng
04/2012 là được xây dựng trên cơ sở của một qui trình
nghiệp vụ đã được mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa tới
từng bước, dựa vào tổng cộng 20 bước đó các lập
trình viên phần mềm đã tạo ra một ứng dụng – dịch
vụ đặc thù sử dụng trong môi trường CPĐT triển khai
tốt được trong thực tế.
Công
việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa qui trình nghiệp vụ
là một lĩnh vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều vấn
đề về quản lý trong hành chính, và về bản chất, là
do những người có chuyên môn về hành chính thực hiện
chứ không phải là công việc của những người có
chuyên môn về CNTT-TT. Tuy nhiên, CNTT-TT có thể cung cấp
những công cụ và các thông tin liên quan để những người
có chuyên môn về hành chính có khả năng tiêu chuẩn hóa
các qui trình nghiệp vụ sao cho những người có chuyên
môn về CNTT-TT sau đó có thể dựa vào những qui trình đã
được mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa đó để xây dựng
các ứng dụng - dịch vụ CPĐT một cách có an ninh và
hiệu quả. Việc trao đổi và phổ biến các thông tin trợ
giúp này có thể được thực hiện bằng nhiều cách
thức, trong đó phổ biến nhất hiện nay là thông qua các
website và diễn đàn chuyên môn.
Cần
thiết và cấp bách phải có một bộ phận chuyên làm
công việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa các qui trình
nghiệp vụ bằng việc sử dụng các công cụ chuyên dụng,
được tiêu chuẩn hóa cho công việc mô hình hóa qui trình
nghiệp vụ như ngôn ngữ Mô hình
hóa Thống nhất UML (Unified
Modeling Language) để
trợ giúp đặc lực trong quá trình xây dựng các ứng
dụng – dịch vụ CPĐT.
Càng
muốn sử dụng mô hình hướng dịch vụ (SOA) có hiệu
quả bao nhiêu, thì càng phải mất nhiều công sức hơn
cho việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa qui trình (và dữ
liệu, mà sẽ được đề cập sau trong bài viết này) bấy
nhiêu, vì bản thân việc mô hình hóa và tiêu
chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ đồng nghĩa với việc
để các hoạt động nghiệp vụ được thực hiện một
cách lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ được xây dựng
thành các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng có hiệu
quả nhất.
Ngày
nay, để triển khai có hiệu quả mô hình hướng dịch vụ
SOA hay sau này là mô hình điện toán đám mây, các quốc
gia tiên tiến trước hết hướng tới việc quản
lý các qui trình CNTT có hiệu quả và tin cậy, dựa vào
“Thư viện Hạ tầng CNTT”, gọi tắt là ITIL (Information
Technology Infrastructure Library),
như một thư viện các qui trình đưa ra những thực tiễn
tốt nhất, bây giờ đã trở thành như những tiêu chuẩn
defacto được chấp nhận toàn cầu. Hy vọng các nội dung
của ITIL sẽ được đề cập tới trong một bài khác của
loạt bài này.
C.
MÔ HÌNH HÓA VÀ TIÊU CHUẨN HÓA DỮ LIỆU
Trong
kiến trúc CPĐT, bên cạnh quan điểm nghiệp vụ luôn có
quan điểm thông tin. Cũng tương tự như với quan điểm
nghiệp vụ, tính tương hợp giữa các ứng dụng – dịch
vụ và/hoặc hệ thống CPĐT được cải thiện bằng việc
mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa các dữ liệu thông qua
việc sử dụng các công cụ được tiêu chuẩn hóa và
các tiêu chuẩn được các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc
tế thừa nhận.
Ở
trên, chúng ta vừa nhắc tới tính cấp thiết phải có
một bộ phận chuyên làm công tác mô hình hóa và tiêu
chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ trợ giúp cho việc xây
dựng các ứng dụng – dịch vụ CPĐT. Chúng ta cũng cần
có bộ phận có trách nhiệm trong việc tiến hành công
việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa các dữ liệu. Đây
là nơi có trách nhiệm đưa ra các thông tin về cách thức
chuẩn bị và thực hiện việc mô hình hóa và tiêu chuẩn
hóa dữ liệu, về việc phân tích và tối ưu hóa các mô
hình dữ liệu hiện đang tồn tại và quan trọng hơn, đưa
ra các chỉ dẫn và được minh họa bằng các ví dụ cụ
thể để các lập trình viên, các công ty, giới CNTT có
thể biến các dữ liệu (và các qui trình) được mô hình
hóa và tiêu chuẩn hóa thành các ứng dụng – dịch vụ
CPĐT sử dụng được có hiệu quả và an ninh vào thực
tế cuộc sống.
Một
câu hỏi được đặt ra khi chúng ta mong muốn đưa ra các
dự án mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa dữ liệu là sẽ
tập trung vào cái gì? Trong thực tiễn triển khai các ứng
dụng – dịch vụ CPĐT, chúng ta có thể thấy có các mô
hình dữ liệu đặc thù và các
mô hình dữ liệu chung:
- Mô hình dữ liệu đặc thù
Mô hình dữ liệu đặc thù được hiểu
là mô hình dữ liệu thường chỉ được sử dụng trong
một lĩnh vực ứng dụng thậm chí khi vài cơ quan nhà
nước có thể có liên quan trong việc trao đổi các dữ
liệu đặc thù đó. Một ví dụ về mô hình dữ liệu
như vậy là lĩnh vực các dịch vụ đăng ký của công
dân như đăng ký chứng sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký
bằng lái xe máy và ô tô, đăng ký kinh doanh...
- Mô hình dữ liệu chung.
Ngược
với mô hình dữ liệu đặc thù, mô hình dữ liệu chung
là các mô hình dữ liệu được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Ví dụ của các mô hình dữ
liệu như vậy như các dữ liệu có liên quan tới từng
cá nhân, như “Họ và Tên” và “Địa chỉ”...
D.
MỘT SỐ GỢI Ý
Với
mục đích để hỗ trợ và phối hợp sự phát triển và
cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật cho trao đổi dữ liệu
điện tử, sao cho các qui trình hành chính điện tử có
thể được triển khai có hiệu quả và theo một cách
thức thống nhất, gợi ý thiết lập một số dự án mô
hình hóa và tiêu chuẩn hóa dữ liệu ban đầu cho các ứng
dụng – dịch vụ CPĐT như:
- Quản lý các qui trình nghiệp vụ và thủ tục hành chính
- Các dịch vụ đăng ký của công dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước
- Các giao tiếp pháp lý điện tử
- Nhà đất – Xây dựng – Công trình
- Các dịch vụ tài chính
- Đăng ký các phương tiện giao thông
Để
thực hiện được các dự án mô hình hóa và tiêu chuẩn
hóa như gợi ý ở trên, cần thiết phải xây dựng các
nhóm làm việc với các chuyên gia đại diện cho các
chuyên ngành và các dự án tiêu chuẩn hóa được nêu
như:
- Nhóm xác định và định nghĩa các mô hình dữ liệu chung để đưa ra được các mô hình và tiêu chuẩn cho các mô hình dữ liệu chung đó sẽ được đưa vào triển khai trong thực tế trong các dự án tiêu chuẩn hóa khác nhau được nêu ở trên.
- Nhóm phổ biến và triển khai các tiêu chuẩn để đưa các kết quả được mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa trong các dự án nêu trên vào được trong thực tế thông qua các qui định chung, kể cả việc thay đổi các phiên bản các kết quả khi cần.
Các
kết quả của việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa dữ
liệu cần phải được công bố rộng rãi trên các site
phục vụ cho việc xây dựng CPĐT để các đơn vị, cả
các đơn vị thụ hưởng là các cơ quan hành chính nhà
nước và các công ty tham gia xây dựng các ứng dụng và
dịch vụ CPĐT luôn có khả năng truy cập để tham khảo
bất kỳ lúc nào họ muốn, giúp cho các đơn vị đó
những thông tin chính thống và chính xác khi xây dựng các
ứng dụng – dịch vụ CPĐT.
Các
kết quả không chỉ giới hạn ở các tài liệu mô hình
hóa và các tiêu chuẩn, mà còn có thể là cả các tài
liệu chỉ dẫn thực hiện, các công cụ cho việc tự
động hóa cho việc tạo các mô hình – sơ đồ, các yêu
cầu đặc thù cho từng dự án và các kho chứa được
phân loại một cách khoa học và rõ ràng... Tất cả những
kết quả này sẽ giúp rất nhiều cho các lập trình viên
các công ty CNTT khi xây dựng các ứng dụng, dịch vụ
CPĐT.
E.
LỜI KẾT
Xây
dựng thành công các ứng dụng – dịch vụ CPĐT là một
công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự kết hợp
làm việc cả từ phía những người có chuyên môn về
hành chính và CNTT.
Những
người làm việc chuyên môn về CNTT không thể làm thay
các công việc của những người có chuyên môn về hành
chính, nhưng có thể giúp một cách đắc lực cho những
người có chuyên môn về hành chính trong việc mô hình
hóa và tiêu chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ và thủ
tục hành chính bằng các công cụ và các tiêu chuẩn
CNTT.
Bên
cạnh việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa các qui trình
nghiệp vụ và thủ tục hành chính, điều quan trọng khác
phải tiến hành là mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa dữ
liệu, cả các dữ liệu chung và các dữ liệu đặc thù.
Để
tiến hành việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa các qui
trình nghiệp vụ, các thủ tục hành chính và các dữ
liệu, cần có bộ máy những người chuyên nghiệp để
thực hiện, là các chuyên gia từ các dự án mô hình hóa
và tiêu chuẩn hóa phục vụ cho CPĐT.
Kết
quả của việc mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa cần phải
được đưa lên công khai trên Internet để bất kỳ ai
tham gia trong quá trình xây dựng các ứng dụng - dịch vụ
cho CPĐT cũng có thể truy cập được tới chúng bất kỳ
lúc nào, kể cả các phiên bản cập nhật – nâng cấp
của các kết quả đó.
Trần
Lê
Bài
đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng
09/2012, trang 66-69.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.