Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Khía cạnh pháp lý của OER


Tiếp theo bài kỳ trước, giới thiệu “Những khái niệm cơ bản liên quan tới tài nguyên giáo dục mở” (OER) trên Tin học & Đời sống số tháng 10/2012, bài kỳ này tiếp tục mạch các câu hỏi liên quan tới khía cạnh pháp lý của bản thân OER và những quan tâm có khả năng của những người tham gia sáng tạo OER.
1. LIỆU TÔI CÓ NÊN LO LẮNG VỀ VIỆC 'VỨT BỎ' SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA TÔI?
[Chưa chắc lý do nằm ở sự lo mất các quyền sở hữu trí tuệ, mà có thể nằm ở sự yếu kém về tri thức chuyên môn và chất lượng của các tư liệu giáo dục và sự sợ hãi của các tác giả khi các tư liệu đó được đưa ra ánh sáng của sự soi xét ngang hàng giữa các đồng nghiệp và học viên của họ một cách rộng rãi].
Một lo lắng chính đối với các nhà giáo dục và các nhà quản lý cao cấp của các viện trường trong giáo dục về khái niệm OER có liên quan tới việc 'vứt bỏ' sở hữu trí tuệ, với sự mất mát tiềm tàng lợi lộc thương mại có thể tới từ đó. Điều này thường được kết hợp với sự băn khoăn có liên quan tới việc những người khác sẽ lợi dụng ưu thế một cách không công bằng về sở hữu trí tuệ, hưởng lợi bằng việc bán nó, ăn cắp nó (như, truyền nó đi như là tác phẩm của riêng họ), hoặc khai thác nó. Những lo lắng đó là hoàn toàn có thể hiểu được.
Trong một số trường hợp, tất nhiên, khi các nhà giáo dục đưa ra mối lo lắng này, thì thực sự nó đánh dấu một mối lo khác - đó là, việc chia sẻ các tư liệu giáo dục của họ sẽ mở tác phẩm của họ ra cho sự soi xét kỹ lưỡng của những người đồng cấp của họ (và những người đồng cấp của họ có thể xem tác phẩm của họ là có chất lượng kém). Liệu có hay không mối lo đó được chứng minh, điều quan trọng phải xác định được động lực thực sự của các mối lo đó của các nhà giáo dục là gì. Khi mối lo đó là sự mất mát cơ hội thương mại, thì điều này đòi hỏi một câu trả lời đặc biệt (liên quan tới những động lực cho việc chia sẻ). Nhưng khi điều này đang ngụy trang cho một mối lo về sự soi xét kỹ lưỡng của các đồng nghiệp và học viên, thì nó cần phải được làm theo cách khác (thường sẽ có liên quan tới một số chính sách hoặc động lực quản lý để vượt qua được sự kháng cự để thay đổi).
Khi ngày càng có nhiều viện trường hơn trên thế giới, ở các mức độ khác nhau, đang đòi hỏi các nhà giáo dục của họ chia sẻ các tư liệu nhiều hơn theo các giấy phép mở, thì các kinh nghiệm rõ ràng thể hiện rằng việc mở sở hữu trí tuệ ra cho soi xét kỹ lưỡng ngang hàng đang có tác động cải thiện chất lượng các tư liệu dạy và học. Điều này xảy ra cả vì các nhà giáo dục có xu hướng đầu tư thời gian vào việc cải thiện các tư liệu của họ trước khi chia sẻ chúng cởi mở và cả vì những ý kiến phản hồi họ nhận được từ sự soi xét kỹ lưỡng của các đồng nghiệp và học viên sẽ giúp cho họ thực hiện những cải tiến tiếp theo.
Trong khi một tỷ lệ phần trăm nhỏ các tư liệu dạy và học có thể - và sẽ tiếp tục - tạo ra doanh số thông qua bán hàng trực tiếp, thì thực tế từng luôn là tỷ lệ phần trăm các tư liệu dạy và học có giá trị thương mại bán lại là tối thiểu; cũng có sự suy giảm tiếp khi ngày càng nhiều hơn tư liệu giáo dục được làm cho tự do truy cập được trên Internet. Nhiều nội dung mà trước đó có khả năng bán được sẽ đánh mất giá trị kinh tế của nó trong khi nơi để bán các nội dung giáo dục chung chung có lẽ sẽ trở thành được chuyên biệt hóa hơn.
Tuy nhiên, nếu tài nguyên thực sự có tiềm năng sẽ được khai thác cho lợi lộc thương mại thông qua bán tài nguyên đó, thì nó sẽ vẫn có khả năng - và được khuyến khích - đối với một nhà giáo dục (hoặc một viện trường) để giữ lại bản quyền dạng tất cả các quyền được lưu giữ đối với tài nguyên đó. Các chính sách về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và bản quyền cho giáo dục cần phải là đủ mềm dẻo để cho phép nhà giáo dục và/hoặc viện trường giữ lại bản quyền dạng tất cả các quyền được giữ lại cho những tài nguyên có giá trị thương mại tiềm tàng đó.
Ngày càng trở nên hiển nhiên rằng, ở phía dạy và học, các viện trường giáo dục từng đã thành công chắc đúng là chủ yếu làm như vậy bằng việc hiểu rằng giá trị giáo dục tiềm tàng thực sự của họ nằm không phải trong bản thân nội dung (mà ngày càng có sẵn với số lượng lớn trên trực tuyến), mà trong khả năng của họ để chỉ dẫn cho các học viên một cách có hiệu quả thông qua các tài nguyên giáo dục với các đường hướng dạy và học được thiết kế tốt, đưa ra được sự hỗ trợ có hiệu quả cho các học viên (bất kể đó là trong các khóa thực hành, các sách hướng dẫn, các buổi phụ đạo cá nhân hay trên trực tuyến), và đưa ra đánh giá tri thức và ý kiến phản hồi có giá trị cho các học viên trong trình bày của họ (cuối cùng dẫn tới một số hình thức công nhận). Dù điều này dường như là phản trực giác, vì thế, khi các mô hình kinh doanh được thay đổi bằng sự hiện diện của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), ngày càng nhiều viện trường khác sử dụng các tư liệu của họ, thì điều này sẽ càng phục vụ nhiều hơn để xây dựng uy tín của viện trường và vì thế lôi cuốn được các học viên mới.
Đưa ra điều này, điều quan trọng cho những người nắm giữ bản quyền các tư liệu giáo dục xem xét thận trọng những lợi ích thương mại mà họ có thể thấy được trong việc chia sẻ các tư liệu của họ một cách cởi mở. Tất nhiên, những lợi ích ban đầu của việc khai thác OER nên là giáo dục, nhưng vấn đề chia sẻ nội dung cởi mở cũng có thể được xem như một chiến lược để bảo vệ bản thân theo một cách thức thương mại.
Những lợi ích sau có thể sinh ra từ việc chia sẻ nội dung theo một giấy phép mở:
  • Khi các nội dung được số hóa có thể thật dễ dàng được chia sẻ giữa các học viên và viện trường, thì việc chia sẻ nó một cách công khai theo một giấy phép mở là cách an toàn nhất để bảo vệ IPR và bản quyền của tác giả; giấy phép có thể đảm bảo rằng, khi nội dung được chia sẻ, thì nó giữ lại được sự ghi nhận công cho tác giả gốc ban đầu. Việc chia sẻ cởi mở nội dung có thể phát hiện ra sự ăn cắp nhanh chóng hơn, bằng việc làm cho các tư liệu gốc ban đầu đó dễ dàng truy cập hơn. Hơn nữa, việc phát hành các tư liệu theo một giấy phép mở cũng làm giảm động lực đối với những người khác nói dối về nguồn của các tư liệu vì họ có phép để sử dụng chúng.
  • Việc chia sẻ các tư liệu cung cấp các cơ hội cho viện trường đưa ra thị trường các dịch vụ của họ. Các viện trường giáo dục mà thành công về kinh tế trong một môi trường nơi mà nội dung đã và đang được số hóa nhiều và ngày càng dễ dàng để truy cập trên trực tuyến có lẽ đúng đã làm như vậy vì họ hiểu được rằng giá trị giáo dục tiềm tàng thực sự của họ nằm không phải trong bản thân nội dung, mà trong việc đưa ra các dịch vụ có liên quan được các học viên của họ đánh giá. Những thứ đó có thể bao gồm: việc chỉ dẫn có hiệu quả cho các học viên thông qua các tài nguyên giáo dục (thông qua các đường hướng dạy và học được thiết kế tốt); đưa ra sự hỗ trợ có hiệu quả cho các học viên (như các khóa thực hành, các sách hướng dẫn, các buổi phụ đạo cá nhân hoặc trên trực tuyến); và đưa ra sự đánh giá tri thức và ý kiến phản hồi có giá trị cho các học viên về sự trình bày của họ (cuối cùng dẫn tới một số hình thức công nhận). Trong môi trường đó, càng nhiều viện trường khác sử dụng các tư liệu của họ, thì điều này sẽ càng phục vụ nhiều hơn để xây dựng uy tín của viện trường và vì thế lôi cuốn được các học viên mới.
  • Đối với cá nhân các nhà giáo dục, những động lực thương mại phù hợp hơn cho việc chia sẻ nội dung cởi mở có lẽ đúng nhất sẽ tuôn chảy khi các viện trường có các chính sách tưởng thưởng cho các hoạt động như vậy một cách phù hợp. Cho tới nay, nhiều chính sách quốc gia và viện trường và khung ngân sách đã có xu hướng, tệ nhất, là cá nhân hóa sự cộng tác và chia sẻ cởi mở tri thức (bằng việc loại bỏ những luồng doanh thu có khả năng khi tri thức được chia sẻ cởi mở) hoặc, tốt nhất, là phớt lờ nó (như nhiều trường đại học làm bằng việc tưởng thưởng cho xuất bản phẩm nghiên cứu hơn là những theo cách thức khác). Vì thế, đối với hầu hết các nhà giáo dục, động lực nằm trong việc thay đổi các chính sách và các khung ngân sách của viện trường và quốc gia sao cho chúng tưởng thưởng cho sự cộng tác và chia sẻ cởi mở tri thức.
  • Thậm chí nếu các chính sách và các khung ngân sách của các viện trường và quốc gia không tưởng thưởng cho sự cộng tác và chia sẻ cởi mở tri thức, thì vẫn còn có những động lực cho những nhà giáo chia sẻ cởi mở các tài nguyên của họ. Các giấy phép mở tối đa hóa khả năng chia sẻ nội dung đang diễn ra theo một cách thức minh bạch bảo vệ cho các quyền đạo đức của các tác giả của các nội dung. Hơn nữa, những người mà đang tìm cách rung hàng rào, bảo vệ, và ẩn dấu các nội dung và nghiên cứu giáo dục của họ có lẽ đúng là sẽ đặt ra những hạn chế trong chính sự nghiệp giáo dục của chính họ. Họ cũng sẽ ngày càng bị loại trừ khỏi các cơ hội để cải thiện thực tiễn dạy học và tri thức đặc thù theo lĩnh vực của họ qua việc chia sẻ và cộng tác với các mạng của các nhà giáo dục đang gia tăng trên khắp thế giới. Những người chia sẻ các tư liệu cởi mở đã có được rồi các cơ hội đáng kể để xây dựng uy tín của riêng họ thông qua các phương tiện trực tuyến (dù, tất nhiên, với mức độ mà ở đó họ quản lý điều này sẽ vẫn phụ thuộc vào chất lượng của những gì họ đang chia sẻ).
2. OER CÓ THỰC SỰ LÀ TỰ DO?
Vấn đề về quyền tự do và định nghĩa của nó từng được tranh luận rộng rãi khi nói về các giấy phép mở, có khả năng đáng kể nhất trong môi trường phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM). Những định nghĩa của PMTDNM chỉ ra 4 quyền tự do (http://www.gnu.org/philosophy/free-sw.html):
  • Tự do chạy chương trình, vì bất kỳ mục đích gì (tự do 0).
  • Tự do nghiên cứu cách mà chương trình làm việc, và áp dụng nó cho các nhu cầu của bạn (tự do 1).
  • Tự do phân phối lại các bản sao sao cho bạn có thể giúp được người hàng xóm của bạn (tự do 2).
  • Tự do cải tiến chương trình, và phát hành các cải tiến của bạn cho công chúng, sao cho toàn bộ cộng đồng hưởng lợi (tự do 3).
Những cân nhắc tương tự áp dụng khi xem xét các giấy phép cho OER. Tuy nhiên, có chiều đặc thù khác của 'tự do' OER mà đảm bảo cho thảo luận rõ ràng, và đó là lưu ý về chi phí. Nhiều người khởi xướng OER viện lý rằng lợi ích chủ chốt của nội dung mở là vì nó là 'tự do' (như, nó không lấy bất kỳ chi phí nào để tải về - đặt sang bên các chi phí băng thông, tất nhiên - và sử dụng). Điều này là đúng theo nghĩa đen: theo định nghĩa, nội dung mở có thể được chia sẻ với những người khác mà không phải hỏi xin phép và không phải trả các phí giấy phép. Tuy nhiên, những khẳng định đơn giản hóa rằng OER là tự do - và mở rộng ra rằng sử dụng OER sẽ cắt giảm các chi phí phân phối giáo dục - là che đi một số cân nhắc quan trọng về chi phí.
Các viện trường giáo dục mà nghiêm túc về dạy và học sẽ cần đảm bảo rằng việc họ tiêu tốn nhân lực và những chi phí khác có liên quan phản ánh một nỗ lực bền vững để đầu tư trong việc tạo ra các môi trường dạy và học có hiệu quả hơn cho các học viên của họ. Điều này sẽ đòi hỏi sự đầu tư, trong số những điều khác, những thứ sau đây:
  • Phát triển và cải tiến chương trình giảng dạy.
  • Thiết kế khóa học và chương trình liên tục.
  • Lên kế hoạch cho các phiên liên lạc với các học viên.
  • Phát triển và mua sắm các tư liệu dạy và học có chất lượng.
  • Thiết kế các hoạt động đánh giá có hiệu quả.
Nhiều viện trường giáo dục còn chưa tiến hành các đầu tư như vậy theo một cách thức có kế hoạch và có chủ tâm, mà điều đó là một phần cơ bản của chức năng cốt lõi của họ.
Như vậy, cách mà điều này có liên quan tới OER là thế nào? Khi các viện trường giáo dục ra các quyết định chiến lược để gia tăng các mức đầu tư của họ, thì cách có hiệu quả nhất về chi phí để làm điều này là ôm lấy các môi trường cấp phép mở và khai thác OER đang tồn tại.
Vì thế, cam kết với OER ngụ ý đầu tư gia tăng trong việc dạy và học, mà những hứa hẹn để gia tăng hiệu quả và năng suất của các đầu tư đó bằng việc cung cấp các cách thức mới để phát triển các chương trình, các khóa học và tư liệu tốt hơn. Điều quan trọng, điều này ngụ ý một tiếp cận hướng nhu cầu đối với OER, nơi mà lý do cơ bản ban đầu cho việc ôm lấy các môi trường cấp phép mở không phải là để đưa ra một vốn trí tuệ của riêng một viện trường, mà là để lôi cuốn sự giàu có đang gia tăng của OER cởi mở có sẵn để cải thiện chất lượng dạy và học của riêng viện trường đó.
Việc nắm lấy một tiếp cận theo nhu cầu có thể được chứng minh cho những cải tiến chất lượng có thể tuôn chảy từ đó. Hơn nữa, tiếp cận này đối với sự phát triển các tư liệu là có hiệu quả về chi phí. Ưu thế xa hơn là, như một sự rõ ràng của sản phẩm, nó sẽ thường dẫn tới những chỉ dẫn bắt đầu để chia sẻ tỷ lệ phần trăm đang gia tăng các tư liệu giáo dục của riêng họ trên trực tuyến, được phát hành theo một giấy phép mở. Hầu hết các viện trường và các nhà giáo dục theo bản năng đang bồn chồn lo lắng về điều này, nhưng bằng chứng là hiện giờ đang bắt đầu nổi lên những viện trường mà chia sẻ các tư liệu của họ trên trực tuyến đang lôi cuốn được sự quan tâm gia tăng từ các học viên trong việc ghi danh vào các chương trình của họ. Điều này tới lượt nó mang lại những lợi ích thương mại tiềm tàng, vì việc chia sẻ các tư liệu trên trực tuyến làm gia tăng 'tính trực quan' của một viện trường trên Internet, trong khi cũng cung cấp cho các học viên nhiều cơ hội hơn để đầu tư cho chất lượng kinh nghiệm giáo dục mà họ sẽ nhận được ở đó. Khi những học viên tại cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển đang dựa ngày một nhiều vào việc sử dụng Internet để nghiên cứu các lựa chọn giáo dục của họ, thì việc chia sẻ OER có thể tốt khi trở thành công cụ marketing ngày càng quan trọng cho các viện trường.
Quan trọng nhất, việc khai thác OER đòi hỏi các viện trường phải đầu tư – vào sự phát triển chương trình, khóa học và các tư liệu. Các chi phí sẽ bao gồm thời gian của mọi người trong việc phát triển chương trình giảng dạy và các tư liệu, việc tùy biến thích nghi các OER hiện đang có, làm việc với việc cấp phép bản quyền và .v.v. Các chi phí bao gồm các chi phí có liên quan, như hạ tầng CNTT-TT (cho các mục đích chia sẻ nội dung và ghi công các tác giả), băng thông, tổ chức các hội thảo và các cuộc họp về phát triển nội dung, .v.v.
Tuy nhiên, những chi phí đó là một chức năng của việc đầu tư vào các môi trường dạy và học tốt hơn, chứ không phải là một chức năng của việc đầu tư vào OER. Tất cả các chính phủ và các viện trường giáo dục trong tất cả các khu vực giáo dục, bất chấp chế độ phân phối ban đầu của họ, cần phải tiến hành thực hiện các đầu tư đó trên cơ sở liên tục nếu họ là nghiêm túc về việc cải thiện chất lượng dạy và học. Bên trong khung về việc đầu tư vào thiết kế và phát triển các tư liệu, dù, hầu hết tiếp cận có hiệu quả về chi phí là để khai thác OER. Điều này là vì:
  • Nó hạn chế sự cần thiết của nỗ lực đúp bản bằng việc xây dựng trên những gì đã tồn tại ở đâu đó rồi.
  • Nó loại bỏ các chi phí thương thảo và làm sáng tỏ về bản quyền; và
  • Qua thời gian, nó có thể lôi kéo các cộng đồng thực tế mở trong việc cải thiện và đảm bảo chất lượng liên tục.
3. SỬ DỤNG OER CÓ LOẠI TRỪ SỬ DỤNG CÁC NỘI DUNG THƯƠNG MẠI?
Trong khi có khả năng là một điều xứng đáng, nếu khát vọng hơi một chút duy tâm để làm cho tất cả các nội dung giáo dục sẵn sàng miễn phí, thì những quyết định theo nguyên tắc để loại trừ các nội dung thương mại khỏi sự cân nhắc trong các môi trường dạy và học có lẽ là không phù hợp. Một quan điểm như vậy bỏ qua thực tế rằng có nhiều tư liệu giáo dục chất lượng cao có sẵn để mua và rằng, trong những hoàn cảnh nhất định, việc sử dụng chúng có thể có khả năng kham được hơn so với những ý định sản xuất nội dung đó một cách cởi mở. Vì thế, cách có hiệu quả nhất về chi phí để phát triển và mua sắm các tài nguyên để sử dụng trong việc dạy và học là để khai thác tất cả các lựa chọn có sẵn, hơn là việc loại trừ một số về nguyên tắc.
Các nội dung OER và thương mại có thể vì thế được sử dụng cùng nhau trong các khóa học và các chương trình, dù những người phát triển khóa học cần phải thận trọng không tạo ra những xung đột về cấp phép bằng việc tích hợp các tư liệu với các điều kiện cấp phép khác nhau khi thiết kế các tư liệu dạy và học. Điều này vì thế dường như là một thực tiễn đáng giá, tuy nhiên, trong quá trình thiết kế và phát triển các khóa học và chương trình giáo dục, hãy cân nhắc tất cả các khả năng khi phát triển và mua sắm các nội dung. Tất yếu, vì hậu quả của việc số hóa các nội dung và sự tăng trưởng của các nội dung có sẵn cởi mở trên trực tuyến, các mô hình kinh doanh xuất bản giáo dục sẽ dịch chuyển và pha trộn các nội dung mở và các nội dung thương mại sẽ tiếp tục thay đổi.
4. TÔI CÓ THỂ THAY ĐỔI OER BAO NHIÊU CHO CÁC MỤC ĐÍCH CỦA TÔI?
Trong hầu hết các trường hợp, một người sử dụng có phạm vi rộng khổng lồ để áp dụng OER cho phù hợp các nhu cầu theo ngữ cảnh ở những nơi mà giấy phép cho phép sự tùy biến thích nghi đó. Tuy nhiên, nếu giấy phép hạn chế sự tùy biến thích nghi (ví dụ giấy phép Creative Commons với hạn chế 'Không phái sinh'), thì những người khác có thể không sửa đổi được tài nguyên đó theo bất kỳ cách gì. Nó sẽ phải được sử dụng 'như nó có'. Quyền này không thường được giữ lại trong OER.
Đa số lớn OER được xuất bản chào đón những người sử dụng tùy biến thích nghi tài nguyên gốc ban đầu. Những cách thức chung theo đó OER có thể được thay đổi bao gồm những thứ sau:
  • Pha trộn: Một số OER được pha trộn cùng nhau và nội dung bổ sung thêm được đưa vào để cùng tạo ra một tài nguyên mới. Điều này là phổ biến khi những người thiết kế khóa học cần phát triển các tư liệu và tài nguyên để khớp với chương trình giảng dạy hoặc chương trình bản địa địa phương. Một mối quan tâm chung là hiếm khi tìm được OER đang tồn tại mà phù hợp tuyệt vời được 'như nó có'.
  • Tùy biến thích nghi: Điều này xảy ra khi một OER được sử dụng và nhiều sự tùy biến thích nghi được phát triển để phù hợp cho nhiều ngữ cảnh. Có thể sẽ là ngôn ngữ được dịch sang các ngôn ngữ khác mà sự tùy biến thích nghi thường đòi hỏi các trường hợp điển hình / các ví dụ bản địa sẽ được bổ sung thêm vào để làm cho các tư liệu phù hợp cho các học viên trong một ngữ cảnh đặc thù.
  • Trích xuất tài sản: Cũng có khả năng trích xuất chỉ một số tài sản của một tài nguyên hoặc qui trình và sử dụng chúng trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác. Điều này là đặc biệt đúng đối với các yếu tố phương tiện như các ảnh chụp, các hình minh họa, và các đồ thị, khi mà những người phát triển thường thiếu các kỹ năng hoặc các tài nguyên để phát triển các phiên bản của riêng họ đối với những công cụ trực quan được sử dụng phổ biến.
TÓM LƯỢC
Bài viết đề cập tới những khía cạnh pháp lý mà các tác giả của các OER thường gặp phải, phân tích những lợi thế và thách thức của OER đối với các tác giả và các cơ sở giáo dục, khẳng định OER vừa không đồng nghĩa với việc loại bỏ các tư liệu giáo dục có tiềm năng thương mại, vừa không đồng nghĩa với việc chỉ nhằm mục đích cắt giảm chi phí đầu tư cho giáo dục, mà là một nỗ lực bền vững để đầu tư vào việc tạo ra các môi trường dạy và học có hiệu quả hơn cho các học viên thông qua việc đầu tư liên tục và có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng các tư liệu giáo dục, vì thế cũng nâng cao được uy tín của việc dạy và học để thu hút được ngày càng nhiều các học viên hơn nữa.
Bài kỳ sau: Cách thức để khai thác OER có chất lượng
Lê Trung Nghĩa
Dựa theo: Chỉ dẫn cơ bản về các Tài nguyên Giáo dục Mở (OER)
Bài đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng 11/2012, trang 60-63.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.