Richard
Stallman: Snowden & Assange besieged by empire but not defeated
Bài được đưa lên
Internet ngày: 15/07/2013
Lời
người dịch: Đây là cuộc phỏng vấn của chương trình
Sophie & Co giữa phóng viên Sophie
Shevardnadze của đài truyền hình RT
ở Moscow của Nga và Richard
Stallman, người sáng lập phong trào
Phần mềm Tự do và là người đứng đầu của Quỹ Phần
mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation) về các
vấn đề có liên quan tới vụ gián điệp PRISM của Cơ
quan An ninh Quốc gia - NSA của Mỹ.
Nội dung dưới đây chỉ là một vài trích đoạn, không
phải tất cả cuộc phỏng vấn, được giới thiệu ở
đây với các độc giả của blog. Để thuận tiện cho
việc theo dõi video clip, các phần được dịch bên dưới
có kèm theo thời gian đầu và cuối của đoạn nội dung
theo video clip. Đường dẫn tới video clip:
https://www.youtube.com/watch?v=SUJtMlEwd6Q.
Trích đoạn: “Hơn nữa, việc
họ [các công ty] kiểm soát chương trình rồi sau đó
chương trình lại kiểm soát người sử dụng, rồi sau đó
họ đã bắt đầu đưa vào các chức năng độc hại làm
gián điệp một cách cố tình đối với những người sử
dụng, hạn chế những người sử dụng và thậm chí cả
những cửa hậu trong phần mềm đó. Vì thế nói theo
nghĩa đen, các phần mềm của Apple và Microsoft là các
phần mềm độc hại và Windows 8.1 có thể gọi là Windows
phiên bản PRISM vì nó được thiết kế để yêu cầu mọi
người gửi các dữ liệu tới các máy chủ của Microsoft
và tất nhiên Microsoft sẽ chuyển bất kỳ thứ gì từ
những dữ liệu đó cho chính phủ Mỹ theo yêu cầu. Vì
thế nó đặt những người sử dụng vào trong PRISM. Đây
là điều bẩn thỉu và là kết quả tự nhiên của việc
dẫn dắt một công ty có được sự kiểm soát đối với
phần mềm mà những người sử dụng đang chạy thay vì
bản thân những người sử dụng kiểm soát chúng [các
phần mềm]”. Xem thêm: 'Chương
trình gián điệp PRISM trên không gian mạng'.
-------------
Khi được hỏi về
mối quan hệ giữa việc sử dụng điện thoại di động
và tính riêng tư. Stall man nói:
1:33
Richard
Stallman: Tôi cũng có một điện thoại nhưng không phải
là điện thoại di động. Lý do là các điện thoại di
động là các thiết bị giám sát và theo dõi. Hệ thống
điện thoại thường xuyên tìm ra điện thoại đang ở
đâu và họ thường giữ một bản ghi nhiều tháng hoặc
năm và các thông tin đó là sẵn sàng cho các Ông Lớn rất
dễ dàng và tôi coi điều đó là ngột ngạt, nhưng
điều tồi tệ nhất là chúng có thể được biến đổi
thành các thiết bị nghe vì các phần mềm trong điện
thoại và thậm chí nếu đó không phải là một điện
thoại thông minh thì nó là một chiếc máy tính với các
phần mềm mà có thể bị thay đổi từ xa thông qua những
gì được gọi là một cửa hậu, có nghĩa là nó nhận
các lệnh từ ai đó khác để thực hiện điều gì đó
và điều mà cái cửa hậu đó có thể làm là cài đặt
các thay đổi của phần mềm mà không hỏi tới người
chủ điện thoại và điều này đã được sử dụng từ
xa để biến đổi chúng thành các thiết bị nghe. Cuốn
sách “Kẻ giết người và chú Sam” của Craig Murray mô
tả một ví dụ về điều này. Là rất cơ bản một
khi nó được biến đổi thì nó nghe mọi lúc và nó
truyền đi tất cả mọi lúc và nếu bạn cố gắng tắt
nó đi, nó thực sự không bị tắt, nó chỉ giả vờ bị
tắt và tiếp tục nghe và truyền tin.
3:01
-------------
Khi nói về sự giám
sát của nhà nước, Stallman nói:
3:38
Richard
Stallman: Tôi không chống lại khả năng của nhà nước để
điều tra mọi người khi có một số cơ sở nghi vấn
rằng họ có thể bị đưa ra tòa và nói xin hãy chứng
minh các dạng tìm kiếm khác nhau nếu điều này cần phải
được thực hiện vì chúng ta cần một nhà nước để
làm nhiều điều, bao gồm cả việc bắt những tên tội
phạm và truy tố chúng. Không may các nhà nước tài phiệt
ngày nay chỉ là nhà nước đi bắt những tên tội phạm
nhỏ, còn những tên tội phạm khổng lồ thì quá to,
không thể tống vào tù.
4:17
-------------
Nói về sự giám sát
ở nước Mỹ. Stallman nói:
10:58
Richard
Stallman: Không có câu trả lời đơn giản, nhưng họ làm
việc tay trong tay ở nước Mỹ nhờ vào Luật Yêu nước
(Patriot Act). Tất cả các dữ liệu mà các công ty thu thập
về mọi người, chúng được yêu cầu để chuyển cho
FBI mà thậm chí không cần lệnh của tòa án. FBI chỉ
phải nói, chúng tôi muốn các dữ liệu này, chúng tôi
nói điều này là thích đáng hoặc thứ gì đó rồi sau
đó công ty phải biến nó thành bí mật sao cho, bất kỳ
lúc nào một công ty đang thu thập các dữ liệu về bạn
thì nó cũng đang thu thập các dữ liệu cho các mục đích
của riêng công ty, nhưng cũng cả cho nhà nước nữa. Vì
thế chúng ta phải coi sự giám sát có tổ chức đó đối
với chúng ta là một phần của sự giám sát của nhà
nước vì chúng đều là tồi tệ. Tôi cũng không muốn
các công ty có thông tin khổng lồ và ồ ạt về tôi và
tôi thường không sử dụng các dịch vụ mà có thể trao
cho họ các thông tin đó.
12:03
-------------
Khi so sánh với các
công nghệ sở hữu độc quyền như của Microsoft và
Apple, Stallman nói:
14:31
Richard
Stallman: Công nghệ độc hại là không thể tha thứ
dù nó có một số hiệu ứng tốt. Bây giờ chúng ta đã
nhận thức được trước hết rằng tất cả các phần
mềm của Microsoft và Apple là sở hữu độc quyền. Điều
đó có nghĩa là những người sử dụng không kiểm soát
chương trình mà chương trình kiểm soát những người sử
dụng. Điều đó là sự bất công và sự tồn tại
của một phần mềm sở hữu độc quyền dù là của
Microsoft hay là của Apple giải thích vì sao tôi đã bắt
đầu phong trào phần mềm tự do. Hơn nữa, việc họ
[các công ty] kiểm soát chương trình rồi sau đó chương
trình lại kiểm soát người sử dụng, rồi sau đó họ
đã bắt đầu đưa vào các chức năng độc hại làm gián
điệp một cách cố tình đối với những người sử
dụng, hạn chế những người sử dụng và thậm chí cả
những cửa hậu trong phần mềm đó. Vì thế nói theo
nghĩa đen, các phần mềm của Apple và Microsoft là các
phần mềm độc hại và Windows 8.1 có thể gọi là Windows
phiên bản PRISM vì nó được thiết kế để yêu cầu mọi
người gửi các dữ liệu tới các máy chủ của Microsoft
và tất nhiên Microsoft sẽ chuyển bất kỳ thứ gì từ
những dữ liệu đó cho chính phủ Mỹ theo yêu cầu. Vì
thế nó đặt những người sử dụng vào trong PRISM. Đây
là điều bẩn thỉu và là kết quả tự nhiên của việc
dẫn dắt một công ty có được sự kiểm soát đối với
phần mềm mà những người sử dụng đang chạy thay vì
bản thân những người sử dụng kiểm soát chúng [các
phần mềm].
16:00
-------------
Khi so sánh sự cần
thiết giữa đổi mới và tự do, Stallman nói:
16:17
Richard
Stallman: Tôi nghĩ tự do quan trọng hơn đổi mới và khi
bạn nhìn vào nhiều đổi mới mà phần mềm sở hữu độc
quyền tạo ra, chúng là có hại như việc Xbox có một máy
quay được thiết kế để xác định ai có trong phòng, có
bao nhiêu người ít nhất ở đó và liệu họ có đang
nhìn vào Xbox hay không, đó là sự đổi mới mà chúng ta
không nên ủng hộ vì xự xấu xa của Xbox theo nhiều cách
thức nói ở trên, mà đây là một ví dụ về việc
thật sai lầm khi đưa sự đổi mới thành mục tiêu của
chúng ta.
16:51
-------------
17:40
Richard
Stallman: Điều quan trọng là
chúng ta cần sự kiểm soát nhiều hơn đối với công
nghệ của chúng ta.
17:47
-------------
Khi được hỏi về
sự ưu việt giữa phần mềm tự do và phần mềm sở hữu
độc quyền, Stallman nói:
18:40
Richard
Stallman: Tôi không biết, về cơ bản nó phụ thuộc vào
bạn. Khi bạn đưa ra một quyết định thực tiễn. Hoặc
là bạn nói: tôi sử dụng chương trình sở hữu độc
quyền này vì nó làm thứ gì đó cho tôi mà tôi muốn làm
ngày hôm nay; hoặc bạn sẽ nói: không,
tôi không sử dụng nó vì cái giá mà tôi phải trả cho
sự tự do của tôi là quá lớn.
19:04
-------------
Khi được hỏi lý do
vì sao các phần mềm sở hữu độc quyền của Microsoft
được sử dụng nhiều hơn, Stallman nói:
19:11
Richard
Stallman: Một phần vì sức ý của xã hội mà bạn lưu ý
thấy rằng hầu hết các máy tính cá nhân được bán với
Windows đã được cài đặt sẵn, rằng thực tế đang
chạy vào Windows và hầu hết mọi người tự để cho họ
bị thực tế đó mang đi. Các trường học đang dạy mọi
người phần mềm sở hữu độc quyền dù là từ
Microsoft hay Apple, không thành vấn đề, vì chúng cả 2 đều
là tồi tệ. Điểm mấu chốt rằng quá nhiều điều
thực tế được tạo ra một cách nhân tạo. Mọi
người phải bơi để chống lại nó nếu họ muốn có
được tự do, nên không phải từng người đều xác định
được đầy đủ, nên chúng tôi trong phong trào phần mềm
tự do cố gắng làm cho dễ dàng hơn đối với mọi
người, chúng tôi cố gắng thay đổi thực tế, liệu
chúng tôi sẽ thắng? Ai mà biết được. Điểm mấu chốt
là hãy làm tốt nhất điều chúng tôi có thể.
20:00
-------------
Khi được hỏi, liệu
phần mềm tự do mà Stallman đi theo, có thành công hay
không. Stallman nói:
20:15
Richard
Stallman: Một phần, nhiều người sử dụng hệ điều
hành GNU vì GNU là một hệ điều hành và máy tính của
bạn, không một máy tính nào làm được bất kỳ thứ gì
nếu không có một hệ điều hành trong máy tính. Trên
thực tế mọi người đang sử dụng hệ điều hành GNU
nhưng hầu hết họ không biết nó vì họ nghĩ đó là
Linux. Linux thực tế là một thành phần cơ bản được
sử dụng trong hệ điều hành đó ngày nay, nên thực sự
thì GNU cộng Linux, nên chúng tôi đã đạt được mục
tiêu ban đầu của chúng tôi và chúng tôi đã có được
thành công đáng kể. Chúng tôi còn chưa giải phóng được
từng con người.
20:51
-------------
Khi được hỏi, có
phần mềm sở hữu độc có khả năng mã hóa thư điện
tử. Liệu có phần mềm tự do nào làm được điều đó
không. Stallman nói:
21:02
Richard
Stallman: Chúng tôi có phần mềm tự do cho việc mã hóa
thư điện tử và các tệp khác và bạn
không nên tin tưởng vào bất kỳ chương trình mật mã
nào, trừ phi đó là phần mềm tự do,
và sự mã hóa cần được thực
hiện bằng chính bản sao của bạn trên chính máy tính
của bạn. Mã
hóa trên một máy chủ là không đáng tin cậy.
Bạn làm sao mà biết được việc họ không lưu lại một
bản sao trước khi họ mã hóa nó và trao nó cho NSA, nên
bạn phải mã hóa nó trên máy tính của bạn. Chương
trình của chúng tôi để làm điều này gọi là canh gác
cho tính riêng tư GNU (GNU Privacy Guard) hay GNU
PG.
21:39
-------------
Khi nói về hệ thống
thanh toán và sự nặc danh, Stallman nói:
22:10
Richard
Stallman: Tôi nghĩ chúng ta cần một hệ thống thanh toán
với những người trả tiền là nặc danh, còn người
được trả tiền thì không là nặc danh, mà nó sẽ
được thiết lập sao cho bạn có thể thanh toán khi truy
cập một trang web và làm điều đó một cách nặc danh.
22:25
-------------
Khi được hỏi, liệu
có cần sự nặc danh hoàn toàn hay không, Stallman nói:
22:28
Richard
Stallman: Tôi không nói chúng ta cần sự nặc danh hoàn
toàn. Chúng ta cần sự nặc danh cho người đi thay toán để
truy cập vào website. Tuy nhiên là OK nếu những người vận
hành website không là nặc danh và nhận số tiền đó sau
khi tất cả điều mà chúng ta muốn là họ phải thanh
toán các khoản thuế của họ.
22:47
-------------
Khi được hỏi, liệu
có phải sự riêng tư thực sự đã chết, thực sự chỉ
là ảo tưởng, Stallman nói:
22:59
Richard
Stallman: Cũng đã có những người theo chủ nghĩa thất
bại, có thể họ cảm thấy sốc dẫn họ tới sự thất
vọng. Nhưng thực tế là tính riêng tư có một cơ hội
tốt nhất ngay bây giờ, mà nó chưa từng có ở thập kỷ
trước hoặc tương tự, vì bây giờ chúng ta có nhiều
người hiểu được rằng có một vấn đề và vấn đề
đó thật là lớn. Chúng ta cần phải thiết lập sự
riêng tư đủ phù hợp trong những giao tiếp truyền thông
của chúng ta sao cho một quan chức chính phủ có thể nói
cho một nhà báo mà không phải có tòa án rằng lượng
của tính riêng tư mà xã hội tuyệt đối cần nếu chúng
ta muốn giữ được sự kiểm soát đối với những gì
chính phủ đang làm.
23:44
-------------
Blogger: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.