(Bài
đăng trên tạp chí Tia Sáng, xuất bản ngày 20/12/2021.
Phiên bản điện tử có tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nen-khoa-hoc-co-the-mo-hon-nua-Khuyen-nghi-Khoa-hoc-Mo-cua-UNESCO-28731 và
https://drive.google.com/file/d/1R-g9jayZTtzG9gmQOtv-imjIWnuTuCRO/view)
Khuyến
nghị Khoa học Mở của UNESCO
Ngày 23/11/2021,
Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO đã được 193
quốc gia thành viên UNESCO nhất trí thông qua nhân phiên
họp toàn thể lần thứ 41 của UNESCO diễn ra trong các
ngày 9-24/11/2021. Đây là công cụ thiết lập tiêu chuẩn
cho Khoa học Mở ở mức toàn cầu và khẳng định Khoa
học Mở là xu thế không thể đảo ngược của thế
giới.
Bối cảnh ra
đời của Khuyến nghị Khoa học Mở
Trong bối cảnh
các thách thức cấp bách của hành tinh về kinh tế xã
hội, các giải pháp đổi mới sáng tạo và bền vững
đòi hỏi các nỗ lực khoa học hiệu quả, minh bạch và
mạnh mẽ, không chỉ bắt nguồn từ cộng đồng khoa học,
mà còn từ toàn bộ xã hội.
Khuyến nghị Khoa
học mở của UNESCO ra đời dựa trên mong muốn của 193
quốc gia thành viên. Vào năm 2019, trong phiên họp toàn thể
lần thứ 40
của UNESCO, họ đã giao nhiệm vụ cho tổ chức này
phát triển một công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế
về Khoa học mở.[1]
Hình
1. Lộ
trình hướng tới
việc thông qua Khuyến
nghị Khoa học Mở của UNESCO
Để xây dựng
khuyến nghị này, trong suốt 2 năm 2020-2021, UNESCO đã tổ
chức hàng loạt các cuộc tham vấn tại nhiều khu vực
với nhiều chủ đề để thúc đẩy các thảo luận mở
về nhận thức, hiểu biết và phát triển chính sách Khoa
học Mở. Bản thân Việt Nam (do Bộ KH&CN chủ trì,
phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam) cũng tham
gia góp ý đối với Dự thảo Khuyến nghị Khoa học mở
của UNESCO và cũng đã cử đại
diện tham gia thảo luận liên chính phủ về vấn đề này
vào tháng 5/2021”[2].
Khuyến nghị này
đưa ra một định nghĩa chung cùng với những giá trị,
nguyên tắc và tiêu chuẩn của khoa học mở được quốc
tế công nhận. Nó cũng đề xuất một loạt hành động
chủ chốt đối với việc vận hành khoa học mở một
cách công bằng và bình đẳng đối với tất cả các cá
nhân, tổ chức, quốc gia, khu vực và quốc tế. Khuyến
nghị này cũng góp phần thu hẹp khoảng cách số, khoảng
cách về công nghệ và tri thức đang tồn tại giữa các
quốc gia.
Định nghĩa phổ
quát về Khoa học mở
Trước khi Khuyến
nghị Khoa học Mở được thông qua, định nghĩa khoa học
mở và các tiêu chuẩn của nó chỉ tồn tại ở mức khu
vực, quốc gia hoặc cơ sở. Với Khuyến nghị Khoa học
Mở của UNESCO[4] đã được 193 quốc gia thành viên thông
qua, lần đầu tiên thế giới có được định nghĩa phổ
quát về Khoa học Mở, được nêu như sau:
Khoa học mở
là một cấu trúc toàn diện (an inclusive construct) kết hợp
các phong trào và thực hành khác nhau nhằm làm cho kiến
thức khoa học đa ngôn ngữ luôn mở, bất kì ai cũng có
thể truy cập được và sử dụng lại, giúp thúc đẩy
cộng tác khoa học và chia sẻ thông tin vì lợi ích của
khoa học và xã hội. Nó cũng mở ra các quy trình
tạo lập,
đánh giá và truyền thông kiến thức khoa học vươn
tới cả những đối tượng nằm ngoài cộng đồng khoa
học truyền thống. Khoa học mở gồm tất cả các lĩnh
vực khoa học và mọi hoạt động học thuật, bao gồm cả
khoa học cơ bản và ứng dụng, cả khoa học tự nhiên
lẫn khoa học xã hội và nhân văn, và nó xây dựng dựa
vào các trụ cột chính sau: kiến thức khoa học mở, các
hạ tầng khoa học mở, truyền thông khoa học, sự tham
gia mở của các tác nhân xã hội và đối thoại mở với
các hệ thống kiến thức khác.
Dưới đây là bốn
trụ cột của khoa học mở:
Hình
2. Các
trụ cột và thành phần của từng
trụ cột của
Khoa học Mở
Kiến thức
khoa học mở gồm truy cập mở của các xuất bản
phẩm khoa học, dữ liệu nghiên cứu,
siêu dữ liệu (metadata), tài
nguyên giáo dục mở, phần mềm và mã nguồn và phần
cứng mà chúng sẵn có trong phạm vi công cộng hoặc có
bản quyền và được cấp phép theo một giấy phép mở.
Người dùng nào cũng được phép truy cập, sử dụng lại,
tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối theo các điều
kiện nhất định một cách miễn phí và nhanh nhất
có thể. Kiến thức khoa học mở cũng gồm cả khả
năng mở các phương pháp luận nghiên cứu và các quy
trình đánh giá. Người sử dụng vì thế giành được sự
truy cập tự do không mất tiền tới: (1) Xuất bản phẩm
khoa học; (2) Dữ liệu nghiên cứu mở; (3) Tài nguyên Giáo
dục Mở [5]; (4) Phần mềm nguồn mở và mã nguồn mở;
(5) Phần cứng mở.
Các hạ tầng
khoa học mở là các hạ tầng nghiên cứu
chung vốn cần thiết để hỗ trợ cho khoa học mở và
phục vụ cho các nhu cầu của các cộng đồng khác nhau.
Các phòng thí
nghiệm mở, các nền tảng khoa học mở và các kho cho các
xuất bản phẩm, dữ liệu và mã nguồn của nghiên cứu,
các phần mềm cho phép hợp tác khoa học và các môi
trường nghiên cứu ảo, và các dịch vụ nghiên cứu số,
đặc biệt là các tiện ích cho phép nhận diện các đối
tượng khoa học một cách rõ ràng bằng các mã nhận diện
độc nhất, nằm trong số các thành phần quan trọng của
các hạ tầng khoa học mở. Những thành phần này giúp
nhà khoa học truy cập, phân tích, liên kết dữ liệu khoa
học và kêu gọi cộng đồng tham gia nghiên cứu.
Các cơ sở thử
nghiệm đổi mới sáng tạo mở bao gồm vườn ươm, các
tiện ích nghiên cứu, cơ quan quản lý giấy phép mở,
cũng như thư viện khoa học cộng đồng, các viện bảo
tàng khoa học, công viên khoa học, là những ví dụ bổ
sung về các hạ tầng khoa học mở cung cấp sự truy cập
chung tới các cơ sở vật chất, các khả năng và dịch
vụ. Các hạ tầng khoa học mở thường là kết quả của
các nỗ lực xây dựng của cộng đồng. Chính sự tham
gia của cộng đồng là yếu tố quyết định đến tính
bền vững dài hạn của các cơ sở này. Bởi vậy, chúng
càng cần phải là không vì lợi nhuận và đảm bảo được
truy cập thường xuyên và không có hạn chế cho tất cả
công chúng ở mức độ lớn nhất có thể.
Sự tham gia
mở của các tác nhân xã hội là sự cộng tác mở
rộng giữa các nhà khoa học và các đối tượng bên
ngoài cộng đồng khoa học. Điều này có thể thực hiện
được bằng việc mở các thực hành, công cụ nghiên cứu
và quá trình nghiên cứu được thiết kế để bao gồm
nhiều đối tượng hơn trong xã hội có thể tham dự. Một
số ví dụ về sự cộng tác này có thể kể đến như
gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), huy động nguồn lực
cộng đồng (crowdsourcing) hay tình
nguyện khoa học (scientific
volunteering).
Dưới góc độ
phát triển trí tuệ tập thể trong việc giải quyết vấn
đề, khoa học mở là nền tảng cho sự tham gia của người
dân và cộng đồng vào việc tạo ra tri thức và tăng
cường đối thoại giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách và các nhà thực hành, các nhà khởi
nghiệp và các thành viên khác cộng đồng. Nó cũng trao
tiếng nói cho tất cả các bên liên quan trong việc phát
triển nghiên cứu phù
hợp với mối quan tâm, nhu
cầu và nguyện vọng của họ.
Tuy nhiên, ngoài
việc khuyến khích sự cộng tác trong nghiên cứu, cần
phải đảm bảo rằng, kết quả đầu ra của nghiên cứu
cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm bảo
đảm tất cả mọi người được hưởng lợi tối đa từ
đó.
Đối thoại
mở với các hệ thống kiến thức khác là đối
thoại giữa những người nắm giữ kiến thức khác nhau,
thừa nhận sự phong phú của các hệ thống và nhận thức
luận kiến thức đa dạng và sự đa dạng các nhà sản
xuất kiến thức phù hợp với Tuyên ngôn Vạn năng của
UNESCO năm 2001 về Đa dạng Văn hóa. Đối thoải mở là
một bước tiến sâu hơn của sự tham gia mở.
Đối thoại mở
nhằm thúc đẩy sự trao đổi tri thức đến từ các học
giả vốn bị lề hóa và thúc đẩy sự thấu hiểu, bổ
khuyết lẫn nhau giữa các nhận thức luận
khác nhau.
Ngoài ra, nó cũng tăng cường sự tôn trọng chủ
quyền và quyền quản trị tri thức, và thừa nhận các
quyền của những người nắm giữ kiến thức để trao
cho họ những lợi ích phát sinh từ việc sử dụng kiến
thức của họ một cách công bằng và bình đẳng.
Đặc biệt, cần
chú ý khi liên kết với hệ thống kiến thức của người
dân tộc thiểu số hay người bản địa. Điều này cần
tuân thủ với Tuyên bố của Liên hiệp quốc năm 2007 về
Người Bản địa và các nguyên tắc Quản lý Dữ liệu
Bản địa. Những nỗ lực như vậy thừa nhận các quyền
của người bản địa và các cộng đồng địa phương
để quản lý và đưa ra các quyết định về việc giám
sát, sở hữu và quản lý dữ liệu về kiến thức truyền
thống và về đất đai và tài nguyên của họ.
Làm thế nào để
khoa học mở thực sự mở?
Khoa học mở có
bốn giá trị cốt
lõi. Trong đó là chất lượng
nghiên cứu cao hơn do các nghiên cứu theo hướng này phải
“chịu” sự đánh giá và phân tích sâu rộng của cộng
đồng. Khoa học mở cũng đem lại lợi ích cho nhiều
người hơn bởi ai cũng có thể tiếp cận và sử dụng
miễn phí kiến
thức của nó. Tuy nhiên,
điều quan trọng là khoa học mở thúc đẩy sự công
bằng, bình đẳng, sự đa dạng và hòa
nhập (inclusiveness) trong
nghiên cứu. Khoa học mở khiến cho tất cả mọi người,
bất kể đến từ quốc gia giàu hay nghèo, ở nấc thang
nghề nghiệp nào hay ngành nghề nào đều có thể chia sẻ
và tiếp cận nguồn dữ liệu đầu vào
và đầu ra của các nghiên cứu khoa học một cách
miễn phí và nhanh nhất. Khoa học mở khuyến khích sự
chấp nhận đa dạng trong tri thức, trong cách làm việc,
trong ngôn ngữ, trong đề tài nghiên cứu, giúp ích cho nhu
cầu và sự đa nguyên của nhận thức trong cộng đồng
khoa học.
Tuy nhiên, các
giá trị này chỉ được đảm bảo khi người ta tuân
thủ đúng các nguyên tắc của khoa học mở. Đó là các
nghiên cứu phải được công khai rộng rãi sẵn sàng cho
quá trình bình duyệt, phân tích, đánh giá minh bạch. Nhà
nghiên cứu nào cũng có quyền bình đẳng trong việc truy
cập, đóng góp và hưởng lợi từ khoa học
mở. Tính
mở đi kèm với trách nhiệm giải trình đối với
tất cả các bên liên quan của khoa học mở,
như trách
nhiệm giải
trình các
hệ quả của nghiên cứu đến môi trường sinh thái, các
nguyên tắc đạo đức nghiên cứu mà nhà khoa học phải
tuân thủ. Hợp tác trong khoa học mở nên
là chuẩn mực (norm) và ngày càng
phải mở rộng đường biên giữa các quốc gia, ngôn ngữ,
lĩnh vực nghiên cứu, tuổi tác,
nguồn lực. Dĩ nhiên, mỗi tổ chức, cá nhân có thể vận
dụng khoa học mở khác nhau tùy điều kiện của mình
nhưng về cơ bản, tổ chức vận hành và
đảm bảo tài chính của
các hạ tầng khoa học mở cần phải theo hướng “không
vì lợi nhuận” và có một tầm nhìn dài hạn.
Hình
3. Các
giá trị cốt lõi và các nguyên tắc hướng
dẫn của Khoa học Mở[6]
Các quốc gia thành
viên được khuyến nghị thực hiện hành động đồng
thời trong 7 lĩnh vực, phù hợp với luật quốc tế và
tính tới các khuôn khổ chính trị, hành chính và pháp lý
của riêng họ, như sau:
Thúc đẩy sự
hiểu biết chung về khoa học mở, các lợi ích và thách
thức có liên quan, cũng như các con đường đa dạng tới
khoa học mở;
Phát triển
môi trường chính sách tạo thuận lợi cho khoa học mở;
Đầu tư vào
các hạ tầng và dịch vụ khoa học mở;
Đầu tư vào
nhân lực, giáo dục, đào tạo, sáng số (digital literacy)
và xây dựng năng lực cho khoa học mở;
Thúc đẩy văn
hóa khoa học mở và điều chỉnh các ưu đãi cho khoa học
mở;
Thúc đẩy các
tiếp cận đổi mới sáng tạo cho khoa học mở ở các
giai đoạn khác nhau của quá trình khoa học;
Thúc đẩy hợp
tác quốc tế và nhiều bên liên quan trong bối cảnh khoa
học mở và với quan điểm nhằm làm giảm các phân cách
số, công nghệ và kiến thức.
Hình
4. Các lĩnh vực hành
động của Khoa học Mở
Việt Nam với
Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO
Như ở đầu bài
viết có nêu, chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Khoa học
và Công nghệ cũng đã cử đại diện tham gia trong quá
trình diễn ra các cuộc tham vấn và xây dựng nội dung
Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO. Bản thân Bộ
và các cơ quan trực thuộc cũng đã tổ chức nhiều cuộc
hội thảo và tọa đàm liên quan đến vấn đề này[7], [9].
Ngoài ra, trước khi khuyến nghị
được thông qua, lãnh đạo Hiệp hội các trường đại
học và cao
đẳng Việt Nam cũng đã có
một thảo luận nội bộ để xem xét khả năng triển
khai các hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh
khoa học mở tại các cơ sở thành
viên[10].
Một trong những
sự kiện đáng chủ ý là Hội thảo Quốc tế: ‘Khoa học
Mở - Khuyến nghị của UNESCO: Cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam’, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức
ngày 20/10/2021[8]. Trong hội thảo, Thứ trưởng Bùi Thế
Duy nhấn mạnh, khoa học mở sẽ trở thành một cách thức
tiếp cận mới để tiếp tục đẩy mạnh việc triển
khai các đề án quốc gia quan trọng như Đề án Hệ tri
thức Việt số hóa… thông qua việc hình thành cơ sở dữ
liệu dùng chung trong cả nước.” Thứ trưởng cũng nói
thêm, hội thảo này là “mở đầu cho các hoạt động
về khoa học mở trong các lĩnh vực chuyên sâu như sở
hữu trí tuệ, dữ liệu mở, truy cập mở,... tạo nền
tảng quan trọng để thúc đẩy khoa học mở tại Việt
Nam trong thời gian tới.”
Khuyến nghị Khoa
học Mở của UNESCO đã được 193 quốc gia thành viên của
nó thông qua đã khẳng định xu thế không thể đảo
ngược của Khoa học Mở trên thế giới. Khuyến nghị đã
lần đầu tiên đưa ra định nghĩa phổ quát về khoa học
mở ở mức toàn cầu cùng với một tập hợp các giá
trị cốt lõi và các nguyên tắc hướng dẫn, và một lộ
trình chung nhằm đóng góp vào việc lấp đi các phân cách
về kiến thức và công nghệ giữa và trong các quốc gia.
Thông cáo báo chí
của UNESCO nhân sự kiện Khuyến nghị Khoa học Mở của
UNESCO được thông qua đã nêu [3]:
Với Khuyến
nghị này, các quốc gia thành viên đã chấp nhận văn
hóa và thực hành khoa học mở và nhất trí sẽ báo cáo
ngược lại mỗi 4 năm một lần về sự tiến bộ của
họ.
Khuyến nghị
này kêu gọi các quốc gia thành viên thiết lập các cơ
chế cấp vốn khu vực và quốc tế cho khoa học mở và
đảm bảo rằng tất cả các nghiên cứu được nhà nước
cấp vốn tôn trọng các nguyên tắc và các giá trị cốt
lõi của khoa học mở.
Khuyến nghị
này kêu gọi các quốc gia thành viên đầu tư vào hạ
tầng cho khoa học mở và phát triển khung các kỹ năng
và năng lực cần thiết cho những ai mong muốn tham gia
vào khoa học mở. Các bên liên quan bao gồm các nhà
nghiên cứu từ các ngành khác nhau và các giai đoạn sự
nghiệp khác nhau.
Các quốc gia
thành viên được khuyến khích triển
khai các hành động đồng thời trong
7 lĩnh vực của
Khuyến nghị
phù hợp với luật pháp của họ
và quốc tế.
Với Việt Nam,
cùng với các khuyến nghị của UNESCO nêu ở trên, để
có thể bắt đầu triển khai thực hành khoa học mở, một
trong các công việc cấp bách là xây dựng chính sách
cấp phép mở quốc gia, để “kiến thức khoa học
từ nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, bao gồm các
xuất bản phẩm khoa học, dữ liệu nghiên cứu mở, phần
mềm nguồn mở, mã nguồn và phần cứng mở, là được
cấp phép mở hoặc được hiến tặng vào phạm vi công
cộng”, ngoại trừ những gì cần thiết phải được
bảo mật, ví dụ như các dữ liệu nghiên cứu thuộc về
an ninh quốc gia hay quyền riêng tư của công dân.
Các
chú giải
[1] UNESCO: Towards
a UNESCO Recommendation on Open Science - Building a Global Consensus
on Open Science:
https://en.unesco.org/sites/default/files/open_science_brochure_en.pdf,
p. 4. Bản dịch sang tiếng Việt:
https://www.dropbox.com/s/yyv5vhd54m2mp0i/open_science_brochure_en_Vi-15082020.pdf?dl=0
[2] Bộ Khoa học và Công
nghệ: Khoa học
mở - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam:
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20867/khoa-hoc-mo---co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.aspx
[3] UNESCO, Press Release,
26/11/2021: UNESCO
sets ambitious international standards for open science:
https://www.unesco.org/en/articles/unesco-sets-ambitious-international-standards-open-science.
Bản dịch sang tiếng Việt:
https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/unesco-thiet-lap-cac-tieu-chuan-quoc-te-day-tham-vong-cho-khoa-hoc-mo-555.html
[4] UNESCO: UNESCO
Recommendation on Open Science:
https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379949.
Bản dịch sang tiếng Việt:
https://www.dropbox.com/s/l3q04t99nil5mgo/379949eng_Vi-25112021.pdf?dl=0
[5] UNESCO, 2019: UNESCO
Recommendation on Open Educational Resources:
https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000373755/PDF/373755eng.pdf.multi.page=3.
Bản dịch sang tiếng Việt:
https://www.dropbox.com/s/o6lml26uw88ear2/DCPMS_U1911920_Vi-04122019.pdf?dl=0
[6] Hình ảnh được tùy
chỉnh từ các hình ảnh có trong tài liệu của UNESCO:
UNESCO
Recommendation on Open Science:
https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379949
[7] Bộ Khoa học và Công
nghệ: Tọa đàm
trực tuyến “Khoa học mở - cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam”:
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20586/toa-dam-truc-tuyen-khoa-hoc-mo---co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.aspx
[8] Bộ Khoa học và Công
nghệ: Khoa học
mở - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam:
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20867/khoa-hoc-mo---co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.aspx
[9] Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, 03/12/2021: Khoa học và công nghệ mở
tại Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp:
https://vjst.vn/vn/tin-tuc/5657/khoa-hoc-va-cong-nghe-mo-tai-viet-nam--thuc-trang-va-giai-phap.aspx
[10] Trang Giáo dục Mở -
Tài nguyên Giáo dục Mở của Hiệp hội các trường đại
học, cao đẳng Việt Nam: Tọa
đàm ‘Giới thiệu Khoa học Mở’:
https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/toa-dam-gioi-thieu-khoa-hoc-mo-502.html
Giấy phép nội
dung: CC
BY-SA 4.0 Quốc tế
Lê Trung Nghĩa
Xem thêm:
Các bài
toàn văn